Chương XIX Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Quyết định việc truy tố bị can
Số hiệu: | 36/2018/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 30/03/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/06/2018 |
Ngày công báo: | 20/06/2018 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức năm 2018
Ngày 30/3/2018, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức là học viên tham gia các lớp bồi dưỡng trong nước sẽ được hưởng các khoản chi bồi dưỡng sau:
- Chi khen thưởng cho học viên đạt loại giỏi, loại xuất sắc: tối đa không quá 200.000 đồng/học viên;
- Chi hỗ trợ:
+ Một phần tiền ăn cho học viên trong thời gian đi học tập trung;
+ Chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết);
+ Thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ cho học viên trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở bồi dưỡng và đơn vị tổ chức bồi dưỡng xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ).
Ngoài ra, Thông tư còn đưa ra mức chi bồi dưỡng cho giảng viên, báo cáo viên đào tạo và các khoản chi phí liên quan được sử dụng trong bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Thông tư 36/2018/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/6/2018 và bãi bỏ Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.
Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.
Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.
Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.
1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
2. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
3. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.
Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.
Trường hợp Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án yêu cầu điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát phải xem xét căn cứ của việc yêu cầu điều tra bổ sung và giải quyết như sau:
1. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung có căn cứ mà xét thấy không cần phải trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra để bổ sung tài liệu, chứng cứ; trường hợp Viện kiểm sát không thể tự điều tra bổ sung được thì Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và chuyển ngay hồ sơ cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án. Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn đến đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và thông báo cho Tòa án biết;
2. Nếu quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung không có căn cứ thì Viện kiểm sát có văn bản nêu rõ lý do, giữ nguyên quyết định truy tố và chuyển lại hồ sơ cho Tòa án.
1. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong các trường hợp:
a) Khi có kết luận giám định tư pháp xác định bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo thì có thể tạm đình chỉ vụ án trước khi hết thời hạn quyết định việc truy tố;
b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can trước khi tạm đình chỉ vụ án. Việc truy nã bị can được thực hiện theo quy định tại Điều 231 của Bộ luật này;
c) Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp mà chưa có kết quả nhưng đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. Trong trường hợp này, việc giám định, định giá tài sản, tương trợ tư pháp tiếp tục tiến hành cho đến khi có kết quả.
2. Quyết định tạm đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do, căn cứ tạm đình chỉ vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả bị can thì tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
1. Viện kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 155 và Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự.
2. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ đình chỉ vụ án, việc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, xử lý vật chứng, tài liệu, đồ vật đã tạm giữ (nếu có), các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can thì quyết định đình chỉ vụ án đối với từng bị can.
1. Khi có lý do để hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu vụ án bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 157 của Bộ luật này mà bị can không đồng ý và yêu cầu phục hồi vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án. Có thể phục hồi đối với toàn bộ vụ án hoặc phục hồi vụ án đối với từng bị can.
2. Quyết định phục hồi vụ án phải ghi rõ lý do và căn cứ phục hồi vụ án, các vấn đề khác có liên quan và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định, Viện kiểm sát phải giao quyết định phục hồi vụ án hoặc quyết định phục hồi vụ án đối với bị can cho bị can hoặc người đại diện của bị can; gửi cho cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Việc giao, nhận quyết định phục hồi vụ án, quyết định phục hồi vụ án đối với bị can được lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
4. Thời hạn quyết định việc truy tố khi phục hồi vụ án được tính theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định phục hồi vụ án.
5. Khi phục hồi vụ án, Viện kiểm sát có quyền áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp có căn cứ theo quy định của Bộ luật này cần phải tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục hồi vụ án không được quá thời hạn quyết định việc truy tố.
DECISION TO PROSECUTE SUSPECTS
Article 243. Decision to prosecute suspects
The procuracy shall decide to prosecute a suspect in a Court through charging documents.
Charging documents shall detail the progress and acts of crime; evidences clarifying suspects’ crimes, their artifices, motives, purposes, nature and degree of damage caused by the crimes; preventive and coercive measures enforced, altered or terminated; factors aggravating and mitigating criminal liabilities, traits and personal record of suspects; seizure and impoundment of documents and items, handling of evidences; reasons and circumstances leading to the crimes and other facts significant to the case.
The conclusion of the charging documents shall specify offence titles and articles, sections and points quoted from the Criminal Code.
Charging documents shall specify their date of issuance, full name and position of the person releasing such documents and bear his signature.
Article 244. Transfer of case files and charging documents to the Court
The procuracy, in 03 days upon issuing charging documents, must submit case files and charging documents to the Court. The time limit for filing papers and charging documents of a complex case in the Court may be extended for 10 more days at most.
If suspects are in detention, the Procuracy shall, in 07 days prior to the end of the detention, inform the Court to consider and decide the detention of such suspects before obtaining case files.
Article 245. Return of case files for further investigation
1. The procuracy shall decide to return case files and request investigation authorities to conduct further investigative activities in one of the following events:
a) Evidences do not suffice to evince one of the matters as stated in Article 85 of this Law; however, the Procuracy fails to supplement evidences by itself;
b) There are justifications to press charges against the suspect for one or many crimes;
c) Accomplices or other offenders related to the case have not been charged;
d) Serious violations of legal procedure occur.
2. A decision to return documents and request further investigation must detail additional issues to be investigated according to Point 1 of this Article and Point 2, Article 132 of this Law.
3. Investigation authorities shall be responsible for fulfilling requests that are stated in the Procuracy’s decision to return documents for further investigation. If they fail to accomplish the requests due to force majeure or objective obstacles, reasons of such failure must be clearly reported in writing.
Investigation authorities, when closing additional investigation, shall conclude such investigation in writing. The written conclusion of the additional investigation shall specify additional findings and standpoints for the settlement of the case. If the additional findings basically conflict with previous ones, investigation authorities shall issue a new conclusion of investigation to replace the old one.
The transfer of case files and additional conclusion of investigation to The procuracy and the delivery of notices of additional findings shall be governed by Article 232 and Article 238 of this Law
Article 246. Handling of the Court’s request for further investigation
If the Court decides to return case files and request further investigation, the Procuracy shall consider justifications for further investigation and handle such request in the following manner:
1. The Court reach a justified decision to return documents to investigation authorities, which The procuracy deems unnecessary, for further investigation; therefore, the Procuracy is entitled to directly carry out certain activities of investigation to supplement documents and evidences. However, the Procuracy, if unable to conduct further investigation, shall forward documents to investigation authorities for additional investigative activities.
If additional findings alter the fundamentals of existing charging documents, the Procuracy shall redress such documents and convey documents to the Court. If additional findings lead to the dismissal of the case, the Procuracy shall decide to have the case dismissed and send a notice to the Court;
2. The procuracy, if finding no justifications for the return of documents for further investigation, shall state its reasons, maintain the decision to prosecute and send documents back to the Court.
Article 247. Suspension of cases
1. The procuracy shall decide to suspend a case in the following events:
b) If judicial expert examination finds that the suspect suffer from mental illness or fatal diseases, the case may be suspended prior to the expiration of the time limit for the issuance of a decision to prosecute;
b) Though the time limit for issuing a decision to prosecute expires, the suspect absconds to an unknown location. In this event, investigation authorities shall be requested to release a wanted notice against the suspect prior to the suspension of the case. The search for the suspect shall abide by Article 231 of this Law;
c) Time limit for issuing a decision to prosecute expires while expert examination, valuation process or judicial assistance, though requested, does not progress. In such event, expert examination, valuation process and judicial assistance shall continue until results are achieved.
2. A decision to suspend a case must specify reasons and justifications for suspension, relevant details and other matters as stated in Section 2, Article 132 of this Law.
If there are several suspects in one case but the reason for case suspension does not apply to all of them, the lawsuit against each suspect shall be suspended separately.
Article 248. Dismissal of cases
1. The procuracy shall decide not to prosecute and to dismiss the case when possessing one of the justifications as defined in Section 2, Article 155 and Article 157 of this Law or as stated in Article 16 or Article 19 or Section 2, Article 91 of the Criminal Code.
2. A decision to dismiss a case must specify reasons and justifications for the dismissal of the case, termination of preventive and coercive measures, handling of evidences, documents and items impounded (if any), other relevant matters and other details as stated in Section 2, Article 132 of this Law. If there are many suspects in one case but the justifications for case dismissal do not apply to all of them, the case shall be dismissed separately for each suspect.
Article 249. Resumption of cases
1. The procuracy, when having justifications to annul the decision to suspend or dismiss a case, shall decide to resume the case if the prescriptive period for criminal prosecution remains effective. If the case is dismissed according to Section 5 and Section 6, Article 157 of this Law without the consent of the suspect who petitions for case resumption, the Procuracy shall decide to resume the case. The case can be resumed fully or partly against each suspect.
2. A decision to resume a case must specify reasons and justifications for case resumption, relevant matters and details as stated in Section 2, Article 132 of this Law.
3. The procuracy, in 03 days upon making the decision, shall send the decision to resume case or lawsuit against a suspect to the suspect, his defense counsel or representative, authorities closing the investigation; and send a notice to the crime victims, litigants and protectors of their legitimate rights and benefits.
The delivery of the decision to resume the case or lawsuit against the suspect shall be executed in writing and inputted into the case file.
4. The time limit for issuing a decision to prosecute upon the resumption of the case shall be subject to universal stipulations in this Law and commence upon the Procuracy’s issuance of the decision to resume the case.
5. The procuracy, when resuming a case, shall be entitled to enforce, alter or terminate preventive and coercive measures as per this Law.
If there are justifications for detention as per this Law, the duration of detention for the resumption of the case shall not exceed the time limit for the issuance of a decision to prosecute.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn