Chương V Thông tư 32/2024/TT-NHNN về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành: Chấm dứt hoạt động, giải thể các đơn vị thuộc mạng lưới của ngân hàng thương mại
Số hiệu: | 32/2024/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 30/06/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2024 |
Ngày công báo: | 23/07/2024 | Số công báo: | Từ số 847 đến số 848 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập của ngân hàng thương mại
Ngày 30/6/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 32/2024/TT-NHNN quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại.
Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch được thành lập của ngân hàng thương mại
Theo đó, công thức xác định tổng số lượng chi nhánh, phòng giao dịch của một ngân hàng thương mại được thành lập phải đảm bảo:
300 tỷ đồng x N1 + 100 tỷ đồng x M1 + 50 tỷ đồng x N2 + 20 tỷ đồng x M2 < C
Trong đó:
- C là giá trị thực của vốn điều lệ của ngân hàng thương mại theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 hoặc điểm a khoản 2 Điều 6 Thông tư 32/2024/TT-NHNN
- N1 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- N2 là số lượng chi nhánh đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
- M1 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội và khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- M2 là số lượng phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập tại khu vực ngoại thành thành phố Hà Nội, khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh; và các tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương.
- Việc xác định địa điểm của chi nhánh, phòng giao dịch đã thành lập và đang đề nghị thành lập thuộc các khu vực quy định tại các điểm N1, N2, M1, M2 được căn cứ vào khu vực địa giới hành chính tại thời điểm đề nghị và tại thời điểm chấp thuận.
Ngoài đáp ứng yêu cầu về tổng số lượng chi nhánh, ngân hàng thương mại phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
- Ngân hàng thương mại được thành lập tối đa 10 chi nhánh tại mỗi khu vực nội thành thành phố Hà Nội hoặc nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
- Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động dưới 12 tháng tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá 03 chi nhánh và các chi nhánh này không được thành lập trên cùng một địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong một năm tài chính.
- Ngân hàng thương mại có thời gian hoạt động từ 12 tháng trở lên tính từ ngày khai trương hoạt động đến thời điểm đề nghị được thành lập không quá năm (05) chi nhánh và số chi nhánh tại vùng nông thôn chiếm ít nhất 50% tổng số chi nhánh được thành lập trong một năm tài chính.
- Ngoài số lượng quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 32/2024/TT-NHNN , ngân hàng thương mại đã hoàn tất thủ tục tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh tại khu vực nội thành thành phố Hà Nội, khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh thì được thành lập tại các địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác số chi nhánh tương ứng với số chi nhánh đã chấm dứt hoạt động.
Xem chi tiết Thông tư 32/2024/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước chấm dứt hoạt động, giải thể trong các trường hợp sau:
a) Đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Tự nguyện chấm dứt hoạt động, giải thể;
c) Bắt buộc chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài của ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động, giải thể theo quy định pháp luật của nước sở tại nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài.
3. Ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm:
a) Giải quyết tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể;
b) Lưu trữ chứng từ, tài liệu liên quan việc chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài;
c) Thực hiện các thủ tục pháp lý chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
1. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể trong trường hợp ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Thủ tục đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về chấm dứt hoạt động, giải thể ngân hàng thương mại.
1. Hồ sơ tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch ở trong nước:
a) Văn bản của ngân hàng thương mại đề nghị chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch trong đó nêu rõ lý do chấm dứt hoạt động;
b) Nghị quyết hoặc quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của ngân hàng thương mại về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch;
c) Phương án giải quyết các tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.
2. Trình tự tự nguyện chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước:
a) Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh;
b) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh có văn bản (bao gồm cả văn bản dạng điện tử) chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
3. Trình tự tự nguyện chấm dứt hoạt động phòng giao dịch:
a) Ngân hàng thương mại lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi Ngân hàng nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch;
b) Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở phòng giao dịch có văn bản (bao gồm cả văn bản dạng điện tử) chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị của ngân hàng thương mại; trường hợp không chấp thuận, văn bản gửi ngân hàng thương mại nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này, ngân hàng thương mại phải tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật để chấm dứt hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch; có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch về ngày chấm dứt hoạt động.
5. Đối với việc tự nguyện chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, ngân hàng thương mại phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, trong đó nêu rõ lý do, ngày chấm dứt hoạt động.
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại.
3. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại bị xem xét chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp có thông tin sai sự thật dẫn đến việc đánh giá sai lệch việc đáp ứng điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại;
b) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động được phép theo quy định của pháp luật
4. Chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp chi nhánh có chênh lệch thu chi trong 03 năm liên tiếp âm, trừ các trường hợp sau:
a) Trụ sở chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại thành lập tại vùng nông thôn;
b) Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong 03 năm đầu.
5. Chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.
6. Căn cứ các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại có văn bản nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đề nghị chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại.
7. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại khoản 6 Điều này hoặc trong quá trình thanh tra, giám sát phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản hoặc trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng thương mại chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp.
8. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản theo quy định tại khoản 7 Điều này, ngân hàng thương mại phải hoàn tất việc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp; có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ngày chấm dứt hoạt động.
1. Ngân hàng thương mại thực hiện chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước sở tại và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam.
2. Tối thiểu 14 ngày làm việc trước ngày chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài, ngân hàng thương mại phải có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó nêu rõ lý do và thời điểm chấm dứt hoạt động, giải thể.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động, giải thể chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con ở nước ngoài (trừ trường hợp đương nhiên chấm dứt hoạt động, giải thể theo Điều 28 Thông tư này) ngân hàng thương mại phải thực hiện công bố và niêm yết công khai việc chấm dứt hoạt động giải thể trên trang thông tin điện tử, tại trụ sở chính, trụ sở chi nhánh quản lý phòng giao dịch (đối với việc chấm dứt phòng giao dịch) của ngân hàng thương mại, đăng báo Trung ương và địa phương tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp đặt trụ sở. Nội dung công bố, niêm yết công khai tối thiểu bao gồm:
1. Tên, địa chỉ của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể.
2. Thời điểm chấm dứt hoạt động, giải thể.
3.Trách nhiệm của ngân hàng thương mại về tài sản, quyền, nghĩa vụ và các lợi ích liên quan của chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước; chi nhánh, văn phòng đại diện, ngân hàng con nước ngoài chấm dứt hoạt động, giải thể.
TERMINATION AND DISSOLUTION OF UNITS OF NETWORK OF COMMERCIAL BANKS
Article 27. Termination and dissolution of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches, representative offices, and subsidiary banks of commercial banks
1. Domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers of the commercial bank shall be terminated or dissolved in the following cases:
a) Automatic termination or dissolution;
b) Voluntary termination or dissolution;
c) Compulsory termination or dissolution.
2. Overseas branches, representative offices, and subsidiary banks of the commercial bank shall be terminated and dissolved under the law of the host country where they are located.
3. The commercial bank shall:
a) Handle assets, rights, obligations, and relevant benefits of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches, representative offices, and subsidiary banks subject to termination or dissolution;
b) Store records and documents relevant to the termination and dissolution of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches, representative offices, and subsidiary banks;
c) Carry out legal procedures for the termination or dissolution of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches, representative offices, and subsidiary banks according to the law.
Article 28. Automatic termination and dissolution of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches and representative offices
1. Domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches and representative offices shall be automatically terminated or dissolved when the commercial bank is terminated or dissolved.
2. Procedures for automatic termination and dissolution of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers; overseas branches and representative offices shall comply with the law on termination and dissolution of commercial banks.
Article 29. Voluntary termination of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers
1. An application for voluntary termination of domestic branches or transaction offices includes:
a) Commercial bank’s written request for the termination of branches or transaction offices, specifying the reasons;
b) Resolution or decision of the Board of Directors of the Board of Members of the commercial bank on the termination of branches or transaction offices;
a) Scheme to handle assets, rights, obligations, and relevant benefits of domestic branches and transaction offices subject to the termination.
2. Procedure for voluntary termination of a domestic branch:
a) The commercial bank shall prepare an application according to Clause 1 of this Article and submit it to the SBV branch where the branch is located;
b) Within 45 days after receiving the adequate application according to this Circular, the mentioned SBV branch shall issue a written document (including an e-document) approving or disapproving the request of the commercial bank. In case of disapproval, the SBV branch shall answer and explain in writing.
3. Procedure for voluntary termination of a transaction office:
a) The commercial bank shall prepare an application according to Clause 1 of this Article and submit it to the SBV branch where the transaction office is located;
b) Within 14 working days after receiving the adequate application according to this Circular, the mentioned SBV branch shall issue a written document (including an e-document) approving or disapproving the request of the commercial bank. In case of disapproval, the SBV branch shall answer and explain in writing.
4. Within 45 days from the date the SBV branch issues the written approval prescribed in Point b Clause 2 and Point b Clause 3 of this Article, the commercial bank shall carry out legal procedures as prescribed by the laws to terminate the branch or transaction office and submit written reports on the termination date to SBV (through the Banking Inspection and Supervision Agency) and the SBV branch where the branch or transaction office is located.
5. Regarding the voluntary termination of representative offices and public service providers, within 5 working days from the termination of representative offices or public service providers, the commercial bank shall submit written reports to SBV (through the Banking Inspection and Supervision Agency) and the SBV branch where the representative offices or public service providers are located, specifying the reasons and the termination date.
Article 30. Compulsory termination of domestic branches, transaction offices, representative offices, and public service providers
1. The Governor of SBV has the authority to impose compulsory termination on any domestic branch of commercial banks.
2. The Chief Inspector of the Banking Inspection and Supervision Agency has the authority to impose compulsory termination on any domestic transaction office, representative office, or public service provider of commercial banks.
3. A domestic branch, transaction office, representative office, or public service provider of a commercial bank shall be considered for termination when it is subject to one of the following cases:
a) There is evidence that the application for the establishment of the branch, transaction office, representative office, or public service provider has false information, leading to an incorrect assessment of compliance with conditions for the establishment of branches, transaction offices, representative offices, and public service providers of commercial banks;
b) Its operation is different from the permitted operational contents according to the law.
4. A domestic branch of a commercial bank shall be subject to compulsory termination in case the difference in revenues and expenses in 3 consecutive years is negative, excluding the following cases:
a) The domestic branch of the commercial bank is established in a rural area;
b) The new branch is in its first 3 years of operation.
5. A domestic branch or transaction office of a commercial bank shall be subject to compulsory termination in case of relocating the domestic branch or transaction office without the written approval of an SBV branch.
6. The SBV branch where the branch, transaction office, representative office of the commercial bank shall, based on Clauses 3, 4, and 5 of this Article, send a written explanation to SBV (through the Banking Inspection and Supervision Agency) to request the termination of such branch transaction office, representative office of the commercial bank.
7. b) Within 14 working days from after receiving the written document from the SBV branch according to Clause 6 of this Article or during the inspection or supervision procedure, the cases prescribed in Clauses 3, 4, and 5 of this Article are discovered, the Banking Inspection and Supervision Agency shall issue a written document or request the Governor of SBV to issue a written document requesting the commercial bank to terminate the branch, transaction office, representative office, or public service provider.
8. Within 90 days from the date SBV issues the written document prescribed in Clause 7 of this Article, the commercial bank shall complete the termination of the branch, transaction office, representative office, or service provider and submit reports on the termination date to SBV and the SBV branch.
Article 31. Termination and dissolution of overseas branches, representative offices, and subsidiary banks
1. A commercial bank shall terminate or dissolve an overseas representative office or subsidiary bank under the law of the host country and relevant Vietnamese laws.
2. Within 14 working days before the termination date of the overseas branch, representative office, or subsidiary bank, the commercial bank shall submit reports on the reason and the termination or dissolution time to SBV (through the Banking Inspection and Supervision Agency).
Article 32. Information disclosure
Within 7 working days after the termination or dissolution date of a domestic branch, transaction office, representative office, or public service provider; overseas branch, representative office, or subsidiary bank (excluding cases of automatic termination or dissolution according to Article 28 of this Circular) the commercial bank shall disclose and post the termination or dissolution on its website, at its headquarters, and its supervisory branch (regarding the termination of a transaction office) and on the central or local newspaper of the province or centrally affiliated city where the branch, transaction office, representative office, or public service provider is located. Mandatory contents include:
1. Name and address of the domestic branch, transaction office, representative office, or public service provider; overseas branch, representative office, or subsidiary bank subject to the termination or dissolution.
2. Termination or dissolution time.
3. Responsibilities of the commercial bank regarding assets, rights, obligations, and relevant benefits of the domestic branch, transaction office, representative office, or public service provider; overseas branch, representative office, or subsidiary bank subject to the termination or dissolution.