Chương III Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững: Trình tự, thủ tục xây dựng, phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững
Số hiệu: | 28/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/03/2019 | Số công báo: | Từ số 257 đến số 258 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 nguyên tắc trong Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững
Đây là điểm nổi bật quy định tại Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT về Quản lý rừng bền vững.
Theo đó, Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc sau đây:
- Chủ rừng tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
- Chủ rừng tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương;
- Chủ rừng đảm bảo quyền và điều kiện làm việc của người lao động;
- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững;
- Quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động lâm nghiệp
- Duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học;
- Rừng được theo dõi, giám sát, đánh giá theo phương án quản lý rừng bền vững.
Mỗi nguyên tắc nêu trên sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ số tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư.
Kể từ ngày ngày 01/01/2019, Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT bắt đầu có hiệu lực và Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT hết hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ rừng xây dựng kế hoạch, đề cương, dự toán xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
2. Rà soát, đánh giá thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ hiện có.
3. Điều tra, thu thập thông tin hồ sơ, tài liệu, bản đồ bổ sung.
4. Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững:
a) Tờ trình của chủ rừng đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục VI kèm theo Thông tư này;
b) Phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
c) Các loại bản đồ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này.
3. Cách thức nộp hồ sơ: chủ rừng nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
4. Trình tự thực hiện:
a) Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp xem xét, lấy ý kiến các Cục, Vụ, đơn vị liên quan về nội dung phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu, Tổng cục Lâm nghiệp thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và trả kết quả cho chủ rừng. Trường hợp không phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Chủ rừng là tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư; chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.Bổ sung
1. Cơ quan có thẩm phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Thông tư này.
3. Cách thức nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.
4. Trình tự thực hiện:
a) Chủ rừng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho chủ rừng biết để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, lấy ý kiến các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương về nội dung phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án.
Trường hợp nội dung phương án quản lý rừng bền vững chưa đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ rừng biết để bổ sung, hoàn thiện phương án trong thời hạn 05 ngày làm việc trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án;
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và trả kết quả cho chủ rừng. Trường hợp không phê duyệt phương án phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
PROCEDURES FOR PREPARING AND APPROVING SFMPs
Article 10. Procedures for preparing an SFMP
1. The forest owner shall make an outline and estimate to serve preparation of an SFMP.
2. Review and assess current documents and maps.
3. Conduct an investigation and collect additional documents and maps.
4. Prepare an SFMP.
Article 11. Approving an SFMP of the forest owner that is a special-use forest management organization affiliated to the Ministry of Agriculture and Rural Development
1. The authority that has the power to approve the SFMP is the Ministry of Agriculture and Rural Development.
2. An application for approval for an SFMP includes:
a) An application form, which is made using the Appendix VI hereof;
b) The SFMP, which is made using the Appendix II hereof;
c) Maps specified in Clause 3 Article 4 hereof.
3. The forest owner shall submit the application in person or by post or through public postal services or online.
4. Procedures:
a) The forest owner shall submit 01 application as specified in Clauses 2 and 3 of this Article to the Vietnam Administration of Forestry. If the application is unsatisfactory, within 01 working day from the receipt of the application, the Vietnam Administration of Forestry shall instruct the forest owner in person or in writing to complete the application;
b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Vietnam Administration of Forestry shall consider it and collect comments from relevant Departments and units about contents of the SFMP.
If the contents are satisfactory, the Vietnam Administration of Forestry shall submit the SFMP to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval.
If the contents are unsatisfactory, the Vietnam Administration of Forestry shall provide a written explanation to the forest owner that will complete the plan within 05 working days before submitting it to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval;
c) Within 03 working days from the receipt of the application, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall approve the SFMP and return final result to the forest owner. In case of rejection, a written explanation shall be provided.
Article 12. Approving the SFMP of a forest owner that is a business entity and forest owner that is a household, individual or residential community
1. The forest owner that is a business entity self-investing in planting of production forests on the land leased out by the State; the forest owner that is a foreign-invested enterprise leased out land by the State to plant production forests shall approve and implement the SFMP itself.
2. The forest owner that is a household, individual or residential community or households and individuals consolidated into a smallholder group shall approve and implement the SFMP themselves.
Article 13. Approving the SFMP of an owner other than that specified in Article 11 and Clause 1 Article 12 of this Circular
1. The authority that has the power to approve the SFMP is the People’s Committee of a province.
2. An application for approval for an SFMP is provided in Clause 2 Article 11 hereof.
3. The application shall be submitted using the methods specified in Clause 3 Article 11 hereof.
4. Procedures:
a) The forest owner shall submit 01 application as specified in Clauses 2 and 3 of this Article to the Department of Agriculture and Rural Development. If the application is unsatisfactory, within 01 working day from the receipt of the application, the Department of Agriculture and Rural Development shall instruct the forest owner in person or in writing to complete the application;
b) Within 20 working days from the receipt of the satisfactory application, the Department of Agriculture and Rural Development shall consider it and collect comments from the Department of Natural Resources and Development, Department of Finance, Department of Planning and Investment, Department of Industry and Trade about contents of the SFMP.
If the contents are satisfactory, the Department of Agriculture and Rural Development shall request the People’s Committee of the province for approval.
If the contents are unsatisfactory, the Department of Agriculture and Rural Development shall provide a written explanation to the forest owner that will complete the plan within 05 working days before submitting it to the People’s Committee of the province for approval.
c) Within 03 working days from the receipt of the application, the People’s Committee of the province shall approve the SFMP and return final result to the forest owner. In case of rejection, a written explanation shall be provided.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
Điều 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
Điều 6. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ
Điều 7. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
Điều 3. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
Điều 4. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
Điều 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
Điều 6. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ
Điều 7. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất
Điều 8. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ
Điều 9. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên
Điều 14. Tiêu chí quản lý rừng bền vững
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp
Điều 19. Trách nhiệm của chủ rừng
Điều 20. Trách nhiệm của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững