Chương II Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý rừng bền vững: Nội dung phương án quản lý rừng bền vững
Số hiệu: | 28/2018/TT-BNNPTNT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 16/11/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2019 |
Ngày công báo: | 05/03/2019 | Số công báo: | Từ số 257 đến số 258 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
07 nguyên tắc trong Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững
Đây là điểm nổi bật quy định tại Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT về Quản lý rừng bền vững.
Theo đó, Bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững gồm 07 nguyên tắc sau đây:
- Chủ rừng tuân thủ các quy định của pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;
- Chủ rừng tôn trọng quyền của cộng đồng dân cư và người dân địa phương;
- Chủ rừng đảm bảo quyền và điều kiện làm việc của người lao động;
- Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng bền vững;
- Quản lý và bảo vệ môi trường trong các hoạt động lâm nghiệp
- Duy trì, bảo tồn và nâng cao đa dạng sinh học;
- Rừng được theo dõi, giám sát, đánh giá theo phương án quản lý rừng bền vững.
Mỗi nguyên tắc nêu trên sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí, chỉ số tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư.
Kể từ ngày ngày 01/01/2019, Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT bắt đầu có hiệu lực và Thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT hết hiệu lực.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan:
a) Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, rừng, hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng; đánh giá điều kiện tự nhiên về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, thổ nhưỡng và kinh tế - xã hội theo số liệu thống kê;
b) Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm theo Mẫu số 01 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông theo Mẫu số 02 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
d) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất với năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 03 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
đ) Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng theo Mẫu số 04 và Mẫu số 05 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
e) Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần được bảo vệ và tổng hợp danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng theo các Mẫu số 06, 07, 08 và 09 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng, diện tích rừng suy thoái cần được phục hồi; hệ sinh thái, đa dạng sinh học, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu được bảo vệ; phát triển và bảo tồn các loài cây bản địa; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân sống trong vùng đệm; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng, phí, lệ phí; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
3. Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái cần phục hồi và bảo tồn:
a) Diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn gồm diện tích rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt và diện tích rừng chưa có trữ lượng;
b) Phân chia các trạng thái rừng theo trữ lượng để xác định diện tích rừng bị suy thoái cần được phục hồi và bảo tồn trên cơ sở kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.
4. Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng từ kế hoạch sử dụng đất cấp xã theo Mẫu số 10 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng theo quy định tại Điều 37 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp kế hoạch bảo vệ rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu theo quy định tại Điều 38 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và xác định khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
d) Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định tại Điều 39 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
đ) Xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại Điều 40 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng; áp dụng quy trình sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật an toàn và bảo vệ môi trường;
e) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 45 và Điều 46 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
g) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
h) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
i) Xác định vùng đệm và kế hoạch ổn định đời sống dân cư sống trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 54 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
k) Kế hoạch xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại Điều 51 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và tổng hợp theo Mẫu số 13 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
l) Xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ cho cộng đồng dân cư và người dân địa phươmg về giống, kỹ thuật, đào tạo, tập huấn bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững và hạ tầng;
m) Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, quản lý rừng bền vững;
n) Xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng;
o) Xây dựng kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định hiện hành của Nhà nước;
p) Theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại Điều 35 của Luật Lâm nghiệp và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về theo dõi diễn biến rừng.
5. Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;
b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;
c) Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;
d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;
đ) Các giải pháp khác.
6. Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:
a) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án;
b) Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.
7. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng đặc dụng theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:
a) Về môi trường: xác định tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng; đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, phòng chống sạt lở, xói mòn đất, chắn sóng lấn biển, bảo vệ đê biển, chắn cát, chắn gió, bảo vệ nguồn nước, an toàn hồ đập, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ổn định sinh kế người dân trong khu vực; nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng;
c) Về kinh tế: xác định nguồn tài chính bền vững từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng; sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng, gỗ khai thác từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ, trữ lượng các-bon rừng.
3. Xác định chức năng phòng hộ của rừng theo tiêu chi rừng phòng hộ quy định tại Quy chế quản lý rừng, phù hợp với diện tích rừng được giao.
4. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
b) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định diện tích, địa điểm, lựa chọn loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 45 và Điều 47 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 55 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
d) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
đ) Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 56 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
e) Kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại Điều 57 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; khoán bảo vệ và phát triển rừng; theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n, o và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này.
5. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Thông tư này.
6. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng phòng hộ theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học theo quy định tại khoản 1 Điều 5 của Thông tư này;
b) Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Mẫu số 14 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
c) Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.
2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:
a) Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;
b) Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;
c) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.
3. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản:
a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định tại các điểm a, b, c, d và điểm đ khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
b) Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
c) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng sản xuất theo quy định tại Điều 45 và Điều 48 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng theo Mẫu số 11 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
d) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng theo quy định tại Phụ lục V và tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản theo Mẫu số 12 Phụ lục VII kèm theo Thông tư này;
đ) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
e) Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;
g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại các điểm k, l, m, n và điểm p khoản 4 Điều 5 của Thông tư này;
h) Xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng;
i) Xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản: xác định vị trí, quy mô nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu, loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ, các nguồn lực đầu tư.
4. Giải pháp và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững theo quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 của Thông tư này.
5. Mẫu Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức quản lý rừng sản xuất theo Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
1. Chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên xây dựng chung một phương án quản lý rừng bền vững cho các loại rừng.
2. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững thực hiện theo quy định tại Thông tư này. Mẫu phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức theo Phụ lục II và chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ theo Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
Article 5. Contents of an SFMP tailored for special-use forests
1. Assessing natural and socio-economic conditions, national defense and security; current status of forest ecosystems, biodiversity, historical and cultural sites/monuments, landscapes:
a) Assessing current use of land, status of forests, forest ecosystems, biodiversity, historical and cultural sites/monuments and landscapes within forests; assessing natural conditions in terms of geography, terrain, weather, hydrography, soil, society and economy according to the provided statistics;
b) Consolidation of population characteristics, workers, ethnic groups, per capital income (Form No. 01 in the Appendix VII hereof);
c) Assessing current status of traffic infrastructures (Form No. 02 in the Appendix VII hereof);
d) Assessing current use of land by forest owners according to the statistics provided by the commune authorities in the year preceding the year in which the SFMP is prepared (Form No. 03 in the Appendix VII hereof);
dd) Consolidating and assessing forest status and forest reserves according to the results of surveys, inventories and monitoring of forest transitions (Forms No. 04 and No. 05 in the Appendix VII hereof);
e) Assessing main forest plant and animal species diversity; determining whether forest plant and animal species are endangered, precious or rare, endemic species and their habitat; determining degraded forest ecosystems that need to be protected, landscape areas that need to be protected and consolidation of list of forest plants and animals (Forms No. 06, 07, 08 and 09 in the Appendix VII hereof).
2. Determining objectives and scope of SFM during the period when the plan is implemented:
a) Regarding environment: determining total area of forests under protection, forest cover, area of degraded forests that need to be rehabilitated; ecosystems, biodiversity, endangered, precious and rare forest plant and animal species and endemic species under protection; developing and conserving indigenous tree species; reducing the number of forest fires and violations against the law on forestry;
b) Regarding society: providing employment and raising income of workers; stabilizing livelihoods of people living in buffer zones; raising awareness of SFM; gradually improving infrastructure system;
c) Regarding economy: determining sustainable finance obtained from payments for forest environmental services, ecotourism, leisure activities, recreation, forest environment lease, fees and charges; production of wood from planted forests serving scientific research or experiment purposes, non-wood forest products and forest carbon stocks.
3. Determining areas of degraded forests that need to be rehabilitated and conserved in dedicated areas:
a) Area of degraded forests that need to be rehabilitated and conserved, including poor natural forests, extremely poor natural forests and non-stock forests;
b) Classifying forest conditions by stock or volume to determine area of degraded forests that need to be rehabilitated and conserved according to the results of surveys, inventories and monitoring of forest transitions.
4. Management, protection, conservation, development and use of forests:
a) Consolidating land use plans of forest owners from land use plans of communes (Form No. 10 in the Appendix VII hereof);
b) Preparing plans for forest and forest ecosystem management and protection according to Article 37 of the Law on Forestry and Forest management regulation and consolidating forest protection plans (Form No. 11 in the Appendix VII hereof);
c) Preparing plans for biodiversity conservation and protection of endangered, precious and rare forest plant and animal species and endemic species according to Article 38 of the Law on Forestry and Forest management regulation and determining high conservation value forests according to the Appendix IV hereof;
d) Preparing a forest fire prevention and control plan according to Article 39 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
dd) Preparing a plan for prevention and elimination of organisms harmful to forests according to Article 40 of the Law on Forestry and Forest management regulation; adopting a procedure for using chemicals and agrochemicals and determining high conservation value forests in a manner that ensures environmental safety;
e) Preparing a forest development plan: determining locations, area and species of plants; determining silvicultural measures and special-use forest development measures according to Articles 45 and 46 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures; consolidating forest development plans using the Form No. 11 in the Appendix VII hereof;
g) Preparing a scientific research, training and practice plan according to Clause 1 Article 53 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
h) Preparing an ecotourism, leisure and recreation development plan that unlocks potential of a forest according to Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 53 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
i) Determining buffer zones and plan to improve life of people living in special-use forests according to Article 54 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
k) Preparing plans to build and maintain infrastructures serving forest protection and development according to Article 51 of the Law on Forestry and Forest management regulation and consolidate them according to the Form No. 13 in the Appendix VII hereof;
l) Preparing plans to assist residential communities and locals in cultivars, techniques and training in forest protection and development, SFM and infrastructure management;
m) Preparing a plan to disseminate laws on forest protection and development and SFM;
n) Preparing a plan for payment for forest environmental services and forest environment lease;
o) Preparing a plan to assign local households, individuals and residential communities to protect and develop forests under a contract in accordance with the State’s applicable regulations;
e) Monitoring forest transitions according to Article 35 of the Law on Forestry and regulations laid down by the Ministry of Agriculture and Rural on monitoring of forest transitions.
5. Solutions for implementing the SFMP:
a) Organization and personnel solution;
b) Solution for cooperating with related parties;
c) Solution for application of science and technology in association with conservation and development;
d) Solution for raising capital investment;
dd) Other solutions.
6. Organizing implementation of the SFMP:
a) Assigning tasks;
b) Carrying out inspection and supervision.
7. Form of the SFMP of a forest owner that is a forest management organization is provided in the Appendix II hereof.
Article 6. Contents of an SFMP tailored for protection forests
1. Assessing natural and socio-economic conditions, national defense and security; current status of forest resources and biodiversity according to Clause 1 Article 5 hereof.
2. Determining objectives and scope of SFM during the period when the plan is implemented:
a) Regarding environment: determining total area of forests under protection, forest cover; ensuring protective functions of forests such as preventing landslides and soil erosion, wave sheltering, sea reclamation, sea dyke protection, sand sheltering, wind sheltering, water source protection, dam and reservoir safety and protection of ecological environment and landscapes; reducing the number of forest fires and violations against the law on forestry;
b) Regarding society: providing employment and raising income of workers; stabilizing livelihoods of people living in buffer zones; raising awareness of SFM; gradually improving infrastructure system;
c) Regarding economy: determining sustainable finance obtained from payments for forest environmental services, ecotourism, leisure activities, recreation, forest environment lease, fees and charges; production of wood from sanitation harvesting and salvage collection, wood from planted forests, non-wood forest products and forest carbon stocks.
3. Determining protective functions of forests according to the criteria for determining protection forests set forth in the Forest management regulation in a manner appropriate to the allocated forest area.
4. Determining plans for management, protection, development and use of forests:
a) Consolidating land use plans of forest owners; preparing a plan for forest and ecosystem protection; for biodiversity conservation and forest plant and animal species protection; for forest fire prevention and control; for prevention and elimination of organisms harmful to forests according to Points a, b, c, d and dd Clause 4 Article 5 hereof;
b) Preparing a forest development plan: determining locations and area, and selecting plant species; determining silvicultural measures and special-use forest development measures according to Articles 45 and 47 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures; consolidating forest development plans using the Form No. 11 in the Appendix VII hereof;
c) Preparing a forest product harvesting plan: determining area, types, production and locations of forest products according to Articles 55 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on harvesting of forest products. Production of wood from forests shall be calculated as prescribed in the Appendix V and forest product harvesting plans shall be consolidated using the Form No. 12 in the Appendix VII hereof;
d) Preparing a scientific research, training and practice plan according to Clause 1 Article 56 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
dd) Preparing an ecotourism, leisure and recreation development plan that unlocks potential of a forest according to Clauses 2, 3, 4 and 5 Article 56 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
e) Preparing a combined forestry-agriculture-fishery production plan according to Article 57 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
g) Prepare a plan to build and maintain infrastructures; to provide services to residential communities; to pay for forest environmental services and forest environment lease; to disseminate laws; to assign local households, individuals and residential communities to protect and develop forests under a contract; to monitor forest transitions according to Points k, l, m, n, o and p Clause 4 Article 5 hereof.
5. Solutions for implementing the plan and implementary organization shall comply with Clauses 5 and 6 Article 5 hereof.
6. Form of the SFMP of a forest owner that is a protection forest management organization is provided in the Appendix II hereof.
Article 7. Contents of an SFMP tailored for production forests
1. Assessing natural and socio-economic conditions; current status of forest resources; business performance; assessing markets affecting activities of forest owners;
a) Assessing natural and socio-economic conditions; current status of forest resources and biodiversity according to Clause 1 Article 5 hereof;
b) Assessing business performance of a forest owner in 03 consecutive years preceding the year in which the SFMP is prepared using the Form No. 14 in the Appendix VII hereof;
c) Assessing domestic wood and wood product consumption markets that affect activities of forest owners; forecasting market impacts on business performance, forest products processing and trade; capability to promote cooperation in production.
2. Determining objectives and scope of SFM during the period when the plan is implemented:
a) Regarding economy: intensive afforestation, improving productivity and quality of planted forests; improving quality of natural forests; area and production of wood from planted forests, production of wood from sanitation harvesting and salvage collection; value obtained from payments for forest environmental services, forest carbon stocks and other services;
b) Regarding environment: determining total area of forests under protection, forest cover; conserving biodiversity, protecting endangered, precious and rare forest plant and animal species; reducing the number of forest fires and violations against the law on forestry; area of forests issued with SFM certificates;
c) Regarding society: providing employment and raising income of workers; providing training and raising awareness of protection, development and use of forests and SFM; gradually improving infrastructure system.
3. Determining plans for management, protection, development and use of forests and forest products trade:
a) Consolidating land use plans of forest owners; preparing a plan for forest and ecosystem protection plan; for biodiversity conservation and forest plant and animal species protection; for forest fire prevention and control plan; for prevention and elimination of organisms harmful to forests according to Points a, b, c, d and dd Clause 4 Article 5 hereof;
b) Classifying forest functions by high conservation value forests according to the Appendix IV hereof;
c) Preparing a forest development plan: determining locations, area and plant species; determining silvicultural measures and production forest development measures according to Articles 45 and 48 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on silvicultural measures; consolidating forest development plans using the Form No. 11 in the Appendix VII hereof;
d) Preparing a forest product harvesting plan: determining area, types, production and locations of forest products according to Articles 58 and 59 of the Law on Forestry and Forest management regulation of the Ministry of Agriculture and Rural Development on harvesting of forest products. Production of wood harvested from forests shall be calculated as prescribed in the Appendix V and forest product harvesting plans shall be consolidated using the Form No. 12 in the Appendix VII hereof;
dd) Preparing a scientific research, training and practice; an ecotourism, leisure and recreation development plan that unlocks potential of a forest according to Clauses 3, 4 and 5 Article 60 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
e) Preparing a combined forestry-agriculture-fishery production plan according to Clauses 1 and 2 Article 60 of the Law on Forestry and Forest management regulation;
g) Preparing a plan to build and maintain infrastructures; to provide services to residential communities; to pay for forest environmental services and forest environment lease; to disseminate laws; to monitor forest transitions according to Points k, l, m, n and p Clause 4 Article 5 hereof;
h) Preparing a plan to issue SFM certificates appropriate to intended purposes of forests;
i) Preparing a forest products processing and trade plan: determining locations, scale of factories, technologies, machinery, equipment, raw material sources, types of products, markets and sources of investment.
4. Solutions for implementing the plan and implementary organization shall comply with Clauses 5 and 6 Article 5 hereof.
5. Form of the SFMP of a forest owner that is a production forest management organization is provided in the Appendix II hereof.
Article 8. Contents of an SFMP tailored for households, individuals, residential communities and smallholder groups
Households, individuals and residential communities or households and individuals consolidated into a smallholder group shall voluntarily prepare and organize the implementation of SFMPs as prescribed in the Appendix III hereof.
Article 9. Contents of an SFMP tailored for forest owners managing more than two forest types
1. Every owner managing more than two forest types shall tailor one SFMP for forest types.
2. Contents of the SFMP are specified in this Circular. Form of the SFMP of a forest owner is provided in the Appendix II hereof if the owner is an organization and in the Appendix III hereof if the owner is a household, individual or residential community or households and individuals consolidated into a smallholder group.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 3. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
Điều 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
Điều 6. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ
Điều 7. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất
Điều 125. Giao dịch dân sự có điều kiện
Điều 3. Xây dựng, thực hiện và điều chỉnh phương án quản lý rừng bền vững
Điều 4. Hồ sơ, tài liệu, bản đồ phục vụ xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
Điều 5. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng
Điều 6. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ
Điều 7. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng sản xuất
Điều 8. Nội dung phương án quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, nhóm hộ
Điều 9. Phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng quản lý từ hai loại rừng trở lên
Điều 14. Tiêu chí quản lý rừng bền vững
Điều 18. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp
Điều 19. Trách nhiệm của chủ rừng
Điều 20. Trách nhiệm của Tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững