Thông tư 22/2013/TT-BYT hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 22/2013/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 09/08/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 |
Ngày công báo: | 13/10/2013 | Số công báo: | Từ số 655 đến số 656 |
Lĩnh vực: | Giáo dục, Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Giảm thời gian đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế
Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.
Cán bộ y tế không thuộc trường hợp trên phải tham gia tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.
Truớc đây, tất cả các cán bộ y tế đều phải tham gia tối thiểu 120 giờ đào tạo thuộc lĩnh vực chuyên môn trong 5 năm, trong đó mỗi năm tối thiểu 24 giờ thực học.
Cán bộ y tế đang tham gia các khóa đào tạo dài hạn trong và ngoài nước liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận không phải thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục theo Thông tư này.
Đó là nội dung được quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BYT, có hiệu lực từ ngày 01/10/2013 và bãi bỏ Thông tư số 07/2008/TT-BYT.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này hướng dẫn:
1. Trách nhiệm, thời gian, hình thức, chương trình, tài liệu, giảng viên đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
2. Tổ chức, quản lý đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
1. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Thầy thuốc, nhân viên y tế (sau đây viết tắt là cán bộ y tế) đang làm việc tại các cơ sở y tế trong toàn quốc;
b) Các cơ sở đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
2. Thông tư này không áp dụng cho các khóa đào tạo để nhận văn bằng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các loại hình đào tạo đặc thù của ngành y tế: chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sỹ nội trú.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đào tạo liên tục là các khóa đào tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục (Continuing Medical Education - CME); phát triển nghề nghiệp liên tục (Continuing Professional Development - CPD); đào tạo chuyển giao kỹ thuật; đào tạo theo nhiệm vụ chỉ đạo tuyến và các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế mà không thuộc hệ thống văn bằng giáo dục quốc dân.
2. Cơ sở đào tạo liên tục là các bệnh viện, viện có giường bệnh; viện nghiên cứu; các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe; các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế.
3. Cán bộ y tế là công chức, viên chức, người đang làm chuyên môn nghiệp vụ trong các cơ sở y tế.
4. Mã cơ sở đào tạo liên tục là hệ thống ký hiệu để phân loại và quản lý các cơ sở đào tạo liên tục được Bộ Y tế công nhận.
1. Cán bộ y tế làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóa đào tạo liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm.
2. Việc thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục là một trong những tiêu chí để thủ trưởng đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ và quá trình phát triển nghề nghiệp của cán bộ y tế.
3. Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại Thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Cán bộ y tế đang tham gia các khóa đào tạo dài hạn trong và ngoài nước liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận không phải thực hiện nghĩa vụ đào tạo liên tục theo Thông tư này.
5. Người đứng đầu cơ sở y tế có trách nhiệm tạo điều kiện để cán bộ y tế được tham gia các khóa đào tạo liên tục.
1. Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp.
2. Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học.
3. Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào tạo liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục.
1. Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E-learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo.
2. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm.
3. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo quy định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt).
4. Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế.
5. Hình thức đào tạo liên tục quy định tại Khoản 1 Điều này phải có chương trình và tài liệu đào tạo được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
1. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do cơ sở đào tạo xây dựng phải được thẩm định, ban hành theo quy định tại Điều 8 Thông tư này trước khi triển khai đào tạo.
2. Nội dung chương trình và tài liệu đào tạo liên tục phải được cập nhật liên tục để bảo đảm tính khoa học, phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
3. Chương trình đào tạo liên tục có các mục sau:
a) Tên khóa học và giới thiệu chung về khóa học;
b) Mục tiêu khóa học (về kiến thức, thái độ, kỹ năng);
c) Đối tượng, yêu cầu đầu vào đối với học viên;
d) Chương trình chi tiết (cụ thể đến tên bài, tiết học);
đ) Tên tài liệu dạy - học chính thức và tài liệu tham khảo;
e) Phương pháp dạy - học;
g) Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng;
h) Thiết bị, học liệu cho khóa học (kể cả thực hành lâm sàng);
i) Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình;
k) Đánh giá và cấp giấy chứng nhận đào tạo liên tục.
4. Tài liệu dạy - học:
a) Căn cứ vào chương trình đào tạo đã được phê duyệt, cơ sở đào tạo xây dựng (hoặc lựa chọn) tài liệu dạy - học cho phù hợp;
b) Tài liệu dạy - học được cấu trúc theo từng bài. Trong mỗi bài cần có các phần: mục tiêu, nội dung, lượng giá. Các bài thực hành cần nêu rõ kỹ thuật, thủ thuật cần thực hiện và yêu cầu cần đạt được;
c) Tài liệu cho các khóa đào tạo giảng viên: ngoài các tài liệu cho học viên, khuyến khích có thêm tài liệu hướng dẫn giảng viên;
d) Khi sử dụng tài liệu đã xuất bản của các cơ sở đào tạo có uy tín ở trong và ngoài nước, Thủ trưởng cơ sở đào tạo liên tục cần xem xét và quyết định.
5. Cơ sở đào tạo liên tục xây dựng chương trình đào tạo theo hướng sau:
a) Các chương trình đào tạo liên tục có thời gian từ 3 tháng trở lên và nội dung chuyên môn sâu nên thiết kế để có thể liên thông với các chương trình đào tạo sau đại học như chuyên khoa I, chuyên khoa II;
b) Xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến (E-learning) đối với những nội dung đào tạo phù hợp.
Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục phải được cấp có thẩm quyền thẩm định, ban hành trước khi tổ chức đào tạo, cụ thể như sau:
1. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quyết định thành lập Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu đào tạo liên tục của tỉnh; chỉ định chủ tịch Hội đồng; hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp y tế của tỉnh là phó chủ tịch, cán bộ phụ trách đào tạo liên tục của Sở Y tế là thư ký.
Giám đốc Sở Y tế phê duyệt chương trình và tài liệu dạy - học của các cơ sở đào tạo liên tục thuộc thẩm quyền quản lý trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thẩm định chương trình và tài liệu. Thời gian thẩm định không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ của đơn vị.
2. Người đứng đầu các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế; các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe và các bệnh viện, viện có giường bệnh, viện nghiên cứu có trung tâm đào tạo hoặc được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học phê duyệt chương trình và tài liệu đào tạo liên tục tương ứng với mã đào tạo đã được giao trên cơ sở thẩm định của Hội đồng do đơn vị thành lập.
3. Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo phê duyệt chương trình, tài liệu của các cơ sở đào tạo liên tục không thuộc Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, các chương trình mục tiêu quốc gia; dự án y tế trong, ngoài nước; các hội nghề nghiệp và theo đề nghị của đơn vị trên cơ sở thẩm định của Hội đồng chuyên môn cấp Bộ hoặc có thể phân cấp cho đơn vị tổ chức thẩm định, phê duyệt trong trường hợp cần thiết. Thời gian hoàn thành việc thẩm định không quá 30 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ.
1. Các khóa đào tạo liên tục phải bố trí đủ giảng viên, trợ giảng đạt tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm, chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế để bảo đảm chất lượng đào tạo.
2. Giảng viên đào tạo liên tục phải được đào tạo về phương pháp dạy - học y học.
3. Giảng viên dạy lâm sàng phải là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và được đào tạo về phương pháp giảng dạy lâm sàng.
1. Mã A gồm các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp/dạy nghề y tế và các cơ sở giáo dục khác có đào tạo mã ngành thuộc khối ngành khoa học sức khỏe.
2. Mã B gồm các bệnh viện; viện có giường bệnh; viện nghiên cứu ở cấp Trung ương; các hội nghề nghiệp có phạm vi hoạt động cả nước và các trung tâm có đào tạo nhân lực y tế có đủ điều kiện làm công tác đào tạo liên tục.
3. Mã C gồm Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc Sở Y tế; y tế các Bộ, Ngành.
Bộ Y tế xem xét, quyết định cấp mã đào tạo liên tục cho các cơ sở đào tạo đủ điều kiện, cụ thể như sau:
1. Cơ sở đào tạo liên tục gửi hồ sơ đề nghị cấp mã về Bộ Y tế. Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo dấu công văn đến của Bộ Y tế, cơ sở đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế được cấp mã đào tạo liên tục tương ứng. Trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp, Bộ Y tế phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Hồ sơ đề nghị cấp mã số đào tạo liên tục gồm:
a) Thuyết minh về năng lực chuyên môn;
b) Chương trình đào tạo;
c) Tài liệu dạy - học tương ứng với chương trình đào tạo;
d) Danh sách trích ngang giảng viên, phù hợp về cơ cấu và trình độ;
đ) Phương án tổ chức và quản lý về đào tạo liên tục, trong đó chỉ rõ tên của lãnh đạo phụ trách, cán bộ chuyên trách và các hội đồng;
e) Thuyết minh cơ sở vật chất, cơ sở thực hành, trang thiết bị phục vụ đào tạo liên tục.
1. Các cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm của Bộ Y tế và của các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Bộ Y tế;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Y tế phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục 5 năm của tỉnh và các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc Sở Y tế;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, Ngành phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục
5 năm của các đơn vị đào tạo liên tục thuộc Bộ, Ngành;
d) Thủ trưởng các cơ sở đào tạo liên tục tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm của đơn vị trên cơ sở kế hoạch 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
1. Sau khi kế hoạch đào tạo liên tục hàng năm của đơn vị đã được phê duyệt, cơ sở đào tạo liên tục thông báo công khai, rộng rãi các khóa học do đơn vị tổ chức để người học chủ động lựa chọn, bố trí kế hoạch tham dự.
2. Cơ sở đào tạo liên tục báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch tổ chức, tên khóa học, dự kiến số học viên, chương trình và tài liệu đào tạo.
3. Các khóa đào tạo liên tục chỉ được triển khai khi có đủ chương trình, tài liệu đã phê duyệt; đủ giảng viên; cán bộ quản lý; thiết bị dạy - học đáp ứng yêu cầu của chương trình và báo cáo kế hoạch cho cơ quan có thẩm quyền.
1. Việc xác nhận đã tham gia đào tạo liên tục được thực hiện bằng một trong hai hình thức sau:
a) Chứng chỉ đào tạo liên tục được cơ sở đào tạo liên tục cấp cho học viên đáp ứng được các yêu cầu của khóa học, tại những cơ sở đào tạo liên tục được Bộ Y tế công nhận;
b) Giấy chứng nhận đã tham gia đào tạo liên tục theo các hình thức quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 6 Thông tư này.
2. Ban hành kèm theo Thông tư này mẫu chứng chỉ (giấy chứng nhận) đào tạo liên tục. Chứng chỉ này có giá trị chứng nhận thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
3. Bộ Y tế, Sở Y tế xem xét công nhận giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo liên tục do cơ sở nước ngoài cấp cho các cán bộ y tế thuộc quyền quản lý trên cơ sở quy định tại Thông tư này.
1. Bộ Y tế thống nhất quản lý công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế trên toàn quốc.
2. Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo có trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm định phê duyệt, lưu trữ chương trình và tài liệu đào tạo của các cơ sở đào tạo liên tục quy định tại Khoản 3 Điều 8;
b) Quản lý mã số đào tạo, triển khai công tác bảo đảm chất lượng, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục cho cán bộ y tế;
c) Quản lý công tác đào tạo liên tục, cấp chứng chỉ đào tạo liên tục do cơ quan Bộ Y tế tổ chức đào tạo.
3. Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Giao phòng chức năng chịu trách nhiệm quản lý đào tạo liên tục của địa phương do lãnh đạo sở phụ trách và có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm;
b) Quản lý chương trình và tài liệu đào tạo liên tục do sở y tế thẩm định và phê duyệt; chương trình tài liệu dạy - học của các cơ sở đào tạo liên tục trực thuộc;
c) Quản lý mã số chứng chỉ do sở y tế cấp cho các cơ sở đào tạo;
d) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu đào tạo liên tục của tỉnh và tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đào tạo liên tục của ngành y tế;
đ) Quản lý hồ sơ khóa học và cấp giấy chứng chỉ cho các khóa đào tạo do sở y tế tổ chức.
4. Cơ sở đào tạo liên tục có trách nhiệm:
a) Cử cán bộ làm công tác tổ chức và quản lý đào tạo liên tục của đơn vị do Lãnh đạo đơn vị phụ trách và các nhân viên giúp việc;
b) Tổ chức công tác đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tư này;
c) Quản lý và lưu trữ chương trình và tài liệu các khóa đào tạo liên tục của đơn vị;
d) Quản lý hồ sơ khóa học (bao gồm cả danh sách học viên, giảng viên);
đ) Quản lý phôi và việc cấp chứng chỉ đào tạo liên tục theo đúng quy định của Thông tư này.
1. Giám đốc Sở Y tế tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục của sở y tế và các đơn vị trực thuộc.
2. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo liên tục tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo liên tục do cơ sở thực hiện.
3. Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo tổ chức quản lý chất lượng cơ sở đào tạo liên tục cho cán bộ y tế.
1. Hoạt động đào tạo liên tục quy định tại Khoản 1 Điều 6 thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án của ngành y tế được triển khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện theo đúng quy định của Thông tư này.
2. Các khóa đào tạo liên tục áp dụng cho 2 tỉnh/thành phố trở lên phải báo cáo Bộ Y tế để được phê duyệt chương trình, tài liệu trước khi tổ chức.
3. Các chương trình mục tiêu quốc gia và dự án do cơ quan trung ương quản lý báo cáo với Bộ Y tế, dự án do tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương quản lý báo cáo với sở y tế về kế hoạch đào tạo liên tục để phối hợp thực hiện.
1. Kinh phí cho đào tạo liên tục được lấy từ các nguồn sau đây:
a) Đóng góp của người học;
b) Ngân sách Nhà nước;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
2. Kinh phí đào tạo được tính toán dựa trên các chi phí thực tế của khóa học theo nguyên tắc thu đủ chi, không vì lợi nhuận và theo các quy định của pháp luật.
Cơ sở đào tạo phải công khai kinh phí của khóa học trước khi triển khai để người học lựa chọn.
1. Mỗi năm, cơ sở đào tạo liên tục định kỳ báo cáo 2 lần: 6 tháng đầu năm (trước ngày 15 tháng 7) và cả năm (trước ngày 15 tháng 01 năm sau).
2. Cơ sở đào tạo liên tục thuộc tỉnh báo cáo sở y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ Y tế.
3. Y tế các Bộ, Ngành, cơ quan trực thuộc Bộ Y tế báo cáo Bộ Y tế.
4. Nội dung báo cáo: kết quả khóa học, số học viên, số chứng chỉ đã cấp, công tác tổ chức, quản lý, bảo đảm chất lượng đào tạo liên tục.
1. Bộ Y tế giao Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Thông tư này. Các Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế có trách nhiệm phối hợp thực hiện công tác đào tạo liên tục thuộc lĩnh vực phụ trách.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Bộ, Ngành chỉ đạo các cơ quan y tế trực thuộc tổ chức triển khai công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế.
3. Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi phụ trách.
4. Thủ trưởng các cơ sở y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí, tạo điều kiện cho cán bộ được tham gia các khóa đào tạo liên tục theo quy định của Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế để xem xét giải quyết./.
Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Y tế để xem xét giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
…………(*) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:……/Mã CSĐTLT(**) |
|
CHỨNG CHỈ (HOẶC GIẤY CHỨNG NHẬN) ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Chứng nhận: ông/bà
Sinh ngày:
Đơn vị công tác:
Đã hoàn thành khóa học theo chương trình đào tạo liên tục (***):
...............................................................................................................................
Tổng số:............ tiết học (bằng chữ......................................................................)
Từ ngày..... tháng...... năm 20......, đến ngày...... tháng....... năm 20........
|
Nơi cấp, ngày......... tháng....... năm 201... |
Ghi chú:
Kích thước chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận: 19 x 27cm - khổ ngang
(*) Ghi theo đơn vị chủ quản
(**) Ghi mã do Bộ Y tế cấp
(***) Ghi tên khóa học
THE MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 22/2013/TT-BYT |
Hanoi, August 09, 2013 |
GUIDING ON CONTINUOUS TRAINING IN HEALTH SECTOR
Pursuant to the Law on medical examination and treatment dated November 23, 2009, and the Government’s Decree No. 87/2011/ND-CP dated September 27, 2011, detailing and guiding implementation of a number of Articles of Law on medical examination and treatment;
Pursuant to the Law on Education dated June 14, 2005; the Government’s Decree No. 75/2006/ND-CP dated August 02, 2006, detailing and guiding implementation of a number of Articles of the Law on Education and the Government’s Decree No. 31/2011/ND-CP dated May 11, 2011, amending and supplementing a number of Articles of the Decree No. 75/2006/ND-CP;
Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of Director of the Science, Technology and Training Department;
The Minister of Health promulgates the Circular guiding on continuous training in health sector.
Article 1. Scope of regulation
This Circular guides on continuous training, organization and management of continuous training in health sector.
Article 2. Subjects of application
1. This Circular applies to:
a) Health officers working at the health establishments in nationwide.
b) Facilities of continuous training in health sector.
2. This Circular does not apply to training courses for possess of diplomas under the national education system and specialized training types of Health sector: Specialized medicine at level I, Specialized medicine at level II, inpatient physician
Article 3. Interpretation of terms
In this Circular, the following terms are construed as follows:
1. Continuous training means short-term training courses including: Training, improving to update knowledge, skills, attitude of specialized fields which the trained persons are undertaking; re-training, training according to task of directions at various levels, training to transfer techniques and other courses of training professional operations of health sector not in system of national education diplomas.
2. Continuous training facilities include hospitals, institutes with hospital beds; research institutions; medical professional and vocational educational facilities; other educational facilities included branch code of health science branch group; centers of training medical human resource, which are appraised and recognized by the Ministry of Health as prescribed in this Circular.
3. Medical officers include civil servants, public employees, and persons in charge of professional operations in health facilities.
4. Code of the continuous training facility means a system of signs to classify and manage the continuous training facilities which are recognized by the Ministry of Health.
Article 4. Obligations of continuous training
1. Medical officers working in health facilities must have obligations to take part in the continuous training with the aim to meet requirements on professional operations which they are undertaking.
2. Implementation of the continuous training obligation is one of criterion for head of unit to assess the level of finishing tasks and course of occupational development of medical officers.
3. Medical officers, who practice in medical examination and treatment, fail to implement fully the training obligation in 2 consecutive years as prescribed in this Circular, are withdrawn certificate of practicing in accordance with law on medical examination and treatment.
4. Medical officers, who are participating in domestic and overseas long-term training courses related to their assigned professional operations, are not required to implement the continuous training obligation in accordance with this Circular.
5. Heads of medical establishments shall be responsible for facilitating for medical officers to participate in the continuous training courses.
Article 5. Duration of continuous training
1. The medical officers, who have been issued certificate of practice and are practicing in medical examination and treatment, have obligation to participate in continuous training courses of 48 periods of learning in 2 consecutive years minimally.
2. The medical officers, other than cases specified in Clause 1 of this Article, have obligation to participate in continuous training course of 120 periods of learning in 5 consecutive years minimally, in which it is 12 periods of learning for every year minimally.
3. Medical officers participating in various continuous training forms may accumulate periods to calculate duration for continuous training.
Article 6. Forms of continuous training and principles of converting
1. Participating in training, practicing courses, transferring techniques, re-training courses of professional operations for a short term domestically or abroad under form of concentrated or e-learning, and being granted certificates: Duration of participating in continuous training is calculated under reality of the training program.
2. Participating in domestic and overseas science seminars, conferences, or discussions in health sector and being certified by unit presiding over organization, basing on program of seminars, conferences, or discussions: Duration of participating in training calculated for the presiding or presenting person will be 8 periods of learning maximally, and for the participants, it will be 4 periods of learning maximally, for each seminar/conference/discussion.
3. Performing science researches; guiding dissertation, thesis; writing the science articles which are announced in accordance with regulations: The persons guiding thesis, presiding over/acting as secretary for themes at state level or ministerial level will be calculated 12 periods of learning maximally; persons guiding dissertation, or presiding over/acting as secretary for themes at grassroots will be calculated 8 periods of learning maximally (calculated from time of protecting successfully dissertation or when the themes are passed after examining and receiving).
4. Composing the professional curriculum will be calculated 08 periods maximally for 1 curriculum, depended on consideration of heads of units (calculated at time of publication); medical officers, who are not lecturers of educational facilities, are calculated under the actual teaching duration when participated in teaching related to their professional operations.
5. Form of continuous training specified in Clause 1 of this Article must have program and documents for training which are appraised and approved by the competent authorities.
Article 7. Programs and documents for continuous training
1. Programs and documents for continuous training formulated by training facilities must be appraised and promulgated in accordance with Article 8 of this Circular before carrying out the training.
2. Content of programs and documents for training must be updated continuously to ensure the science, conformity with the practice demand; within 5 years maximally, the content must be considered, revised and supplemented.
3. Programs of continuous training have the following items:
a) Name of course and general introduction about course;
b) Objective of course (about knowledge, attitude and skills);
c) Objects and input requirements applicable to learners;
d) Detailed programs (specified about name of lessons, periods);
dd) Name of documents for official teaching and learning, and reference documents;
e) Method of teaching – learning;
g) Standards of lecturers and assistant-lecturers;
h) Equipment, materials for course (including the clinical practice);
i) Guides, organization, and implementation of the program;
k) Assessment and grant of certificate of continuous training.
4. Documents for teaching and learning:
a) Based on the training programs which have been approved, the training facilities will formulate (or select) the suitable documents for teaching and learning.
b) Documents for teaching and learning are structured according to each lesson. Each lesson needs to have parts: Objective, content, evaluation. The practices need to clarify techniques, skills which are necessary to perform and requirements which are necessary to attain.
c) Documents for courses training lecturers: Apart from documents for learners, it is encouraged to add guides for lecturers.
d) When use documents published by the foreign and domestic prestige training facilities, heads of the continuous training facilities should consider and decide.
5. The continuous training facilities may formulate the training programs according to the following direction:
a) The continuous training programs with term of 3 months or more and intensive specialized content should be designed to be able to connect with post-graduation training programs such as specialized medicine I, II.
b) Formulating the e-training programs for the suitable training contents.
Article 8. Appraisal and promulgation of programs and documents for continuous training
Programs and documents for continuous training must be appraised and promulgated by the competent authorities before organizing the training, specified as follows:
1. Directors of Health Departments in provinces and central-affiliated cities shall promulgate decision on establishment of the provincial Appraisal Councils of continuous training programs and documents; and direct the chairpersons of Council, Councils' deputy chairpersons will be principals of universities, colleges, and medical secondary schools of provinces, Councils' secretaries will be officers in charge of continuous training of the provincial Health Departments.
Directors of the provincial Health Departments shall approve programs and documents of teaching and learning of the continuous training facilities under their management on the basis of requests of the Appraisal Council of programs and documents. Duration for appraisal does not exceed 30 days after receiving valid dossiers of units.
2. Heads of professional educational facilities/ medical vocational facilities; other educational facilities training branch code of health science branch group; and hospitals, institutes with hospital beds; research institutions with training center or assigned task of post-graduation training shall approve programs and documents of continuous training respectively with the training code already been assigned on the basis of appraisal conducted by a Council established by unit.
3. The Ministry of Health shall assign the Science, Technology and Training Department to approve programs and documents of continuous training facilities not stated in Clause 1 and Clause 2 of this Article, national target programs, domestic and foreign medical projects, professional associations and at the request of units on the basis of appraisal conducted by a specialized council at ministerial level or it may conduct decentralization to units to organize the appraisal and approval in necessary cases. Duration for finishing the appraisal does not exceed 30 days after receiving a valid dossier.
Article 9. Lecturers for continuous training
1. The continuous training courses must arrange full lecturers, assistant-lecturers to meet standards so as to ensure quality of training.
2. Lecturers for continuous training are persons with suitable qualification, experiences and professional knowledge, and being trained about method of teaching and learning in medicine.
3. Lecturers teaching in clinical field must be persons who have actual experience in medical examination and treatment, and have been trained the method to teach in clinical field.
ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF CONTINUOUS TRAINING
Article 10. Code of continuous training facilities
1. Code A includes professional educational facilities/ medical vocational facilities and other educational facilities training in branch code of health science branch group.
2. Code B includes hospitals, institutes with hospital beds; research institutions at Central level; professional associations operating nationwide and centers of training medical human resource, which are eligible to do mission of continuous training.
3. Code C includes the Health Departments of provinces and central-affiliated cities, and units under Health Departments; medical units of Ministries and sectors.
Article 11. Procedures for granting codes of continuous training facilities
The Ministry of Health shall appraise conditions for ensuring quality of training before issuing a decision on grant of the continuous training code to the training facilities, specified as follows:
1. The continuous training facilities send a dossier requesting for grant of code to the Ministry of Health. Duration for appraisal and grant of code does not exceed 30 days after receiving valid dossiers according to seal of the receipt dispatch of the Ministry of Health. In case where dossier fails to be eligible for grant, the Ministry of Health must have notice in writing in which clearly state reason thereof.
2. Dossier requesting for grant of continuous training code includes:
a) Description of professional capability;
b) Program on training;
c) Documents for teaching and learning respective with the training program;
d) Brief list of teachers, in conformity with structure and qualification;
dd) Plan on organization and management of continuous training, in which clearly specify name of responsible leaders, specialized officers and councils;
e) Description of material facilities, practice facilities, equipment for the continuous training.
Article 12. Formulating and approving the plan on continuous training
1. The continuous training facilities shall be liable for formulating plans to submit them to the competent authorities for approval.
2. Competence for approving the plan on continuous training:
a) Minister of Health shall approve or authorize for approving the plan on 5-year continuous training of the Ministry of Health and the continuous training facilities under the Ministry of Health.
b) People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall approve or authorize for the provincial Health Departments for approving the plan on 5-year continuous training of provinces and the continuous training facilities under the provincial Health Departments.
c) Ministers, heads of Ministries and sectors shall approve the plan on 5-year continuous training of the continuous training units under Ministries and sectors.
d) Heads of continuous training facilities shall organize formulation of and, approve the annual plan of continuous training of units on the basis of 5-year plans which have been approved by the competent authorities.
Article 13. Carrying out the continuous training
1. After the annual plan on continuous training of units have been approved, the continuous training facilities shall notify publicly, widely about courses organized by units so that learners may take initiative in selecting and arranging plan for participation.
2. The continuous training facilities shall report to the competent authorities about the organization plan, name of courses, tentative number of learners, programs and documents for training.
3. The continuous training course may be carried out only when there were full the approved programs and documents; full lecturers; managers; equipment for teaching and learning which meet requirements of programs and after reporting the plan to the competent agencies.
Article 14. Certifying participation in continuous training
1. Certifying participation in continuous training will be performed by one of two following forms:
a) The continuous training facilities will issue certificate of continuous training to learners meeting requirements of course at continuous training facilities recognized by the Ministry of Health.
b) Certificate of participation in continuous training under forms specified in Clauses 2, 3, 4 Article 6 of this Circular.
2. To promulgate together this Circular the form of certificate of continuous training. This certificate has value to certificate continuous duration of updating medical knowledge as prescribed in the Law on medical examination and treatment.
3. The Ministry of Health, the provincial Health Departments shall consider and recognize certificate of continuous training issued by foreign facilities to medical officers under their management on the basis of this Circular.
Article 15. Responsibilities in managing the continuous training mission
1. The Ministry of Health shall conduct unified management of the continuous training in health sector nationwide.
2. The Science, Technology and Training Department shall:
a) Appraise for the approval, store the training programs and documents of the continuous training facilities specified in Clause 3 of Article 8;
b) Manage the training codes, carry out work of quality assurance, and formulate the national the database on continuous training in medical sector.
c) Manage the continuous training activities, grant of certificates of continuous training, for case where the training courses are organized by agencies of the Ministry of Health.
3. The provincial Health Department shall:
a) Assign functional divisions to be responsible for managing the continuous training of localities, in which leaders of the provincial Health Department shall take main responsibilities, and included officers who act as specialized or part-time work;
b) Manage programs and documents of continuous training which are appraised and approved by the provincial Health Departments; programs and documents for teaching and learning of their affiliated continuous training facilities;
c) Manage codes of certificates issued to the training facilities by the provincial Health Departments.
d) Formulate, update the provincial continuous training database and put into the national the database on continuous training of the health sector.
dd) Manage dossiers of courses and issue certificates for training courses which are organized by the provincial Health Department.
4. The continuous training facilities shall:
a) To appoint officers in charge of continuous training organization and management of units in which leaders of units shall take main responsibility and included the staff as assistants.
b) Organize the continuous training as prescribed in this Circular.
c) Manage and store programs and documents of continuous training courses of units.
d) Manage dossiers of courses (included list of learners and lecturers).
dd) Manage blank prints and issue certificates of continuous training in accordance with this Circular.
Article 16. Quality management of continuous training facilities
1. The Ministry of Health shall promulgate regulations on standard to ensure quality of the continuous training facilities in health sector.
2. Directors of the provincial Health Department shall organize implementation of regulations on ensuring quality and take responsibility for the continuous training quality of the provincial Health Departments and their affiliated units.
3. Heads of the continuous training facilities shall organize implementation of regulations on ensuring quality and take responsibility for quality of the continuous training conducted by their facilities.
4. The Ministry of Health shall recognize, re-recognize quality of the continuous training facilities on a cycle of 5 years once and assign the Science, Technology and Training Department to preside over, organize appraisal of quality of continuous training facilities, and submit to the Minister of Health for promulgating decisions on recognition.
Article 17. For the national target programs, domestic and foreign projects in medical sector
1. The continuous training activities specified in Clause 1 Article 6 of the national target programs, projects of medical sector shall be carried out under the plans approved by the competent authorities and comply with this Circular.
2. The continuous training courses applied to 2 or more provinces/cities must report to the Ministry of Health for approving the programs and documents before organization.
3. The national target programs and projects managed by central agencies must report to the Ministry of Health, projects managed by provinces/ centrally-run cities must report to the provincial Health Department about the continuous training plans for coordination in implementation.
Article 18. Expenditure for continuous training
1. Expenditure for continuous training is covered from the following sources:
a) Contribution of learners;
b) State budget;
c) Other legal revenues.
2. Expenditure for training is calculated on the practice costs of courses in the principle which revenues are sufficient for expenditures, not for profit purpose and comply with current regulations of State. The training facilities must publicize expenditure of courses before implementation for learners to select.
Article 19. The reporting regime
1. Every year, the continuous training facilities shall report periodically on a basis of twice: 6 first months of year (before July 15) and entire year (before January 15 of the next year).
2. The continuous training facilities under provinces shall report to the provincial Health Departments for summing up and reporting to the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, and the Ministry of Health.
3. Health units of Ministries, sectors and agencies under the Ministry of Health shall report to the Ministry of Health.
4. Content of report: Results of courses, number of learners, number of the issued certificates, organization, management and quality assurance of continuous training.
1. This Circular takes effect on October 01, 2013.
2. To annul the Circular No. 07/2008/TT-BYT dated May 28, 2008, of the Ministry of Health, guiding the continuous training for medical officers from the effective date of this Circular.
Article 21. Organization of implementation
1. The Ministry of Health assigns the Science, Technology and Training Department to direct, guide, examine, supervise, urge implementation of this Circular. Departments, Office of Ministry, Inspectorate of Ministry, Agencies, and Directorates under the Ministry of Health shall coordinate in implementing the continuous training under their management fields.
2. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities, Ministries and sectors shall direct their affiliated medical agencies to carry out the continuous training in health sector to increase quality of medical human resource.
3. Directors of the provincial Health Departments, Heads of medical agencies of Ministries and sectors shall carry out implementation of this Circular within their management.
4. Heads of medical establishments shall formulate plans, allocate expenditure, facilitate for officers to be participated in the continuous training courses as prescribed in this Circular.
In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Health for consideration and settlement.
|
THE MINISTER OF HEALTH |
(Promulgated together with the Circular No.22/2013/TT-BYT dated August 09, 2013, of the Ministry of Health)
……….. (*) |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.:............/Code of Certificate (**) |
|
CERTIFICATE OF CONTINUOUS TRAINING
To certify that: Mr./Mrs.
Date of birth:
Working unit:
Having finished course according to the program of continuous training (***):
.................................................................................................................................
Total: Periods of learning (in words……………………………………………….)
From date…….month …….. year ……… to date…….month …….. year ……….
Place of issue, date………month……..year…..
THE RESPONSIBLE PERSON OF COURSE (Signature and full name) |
HEAD OF TRAINING FACILITY (Signature, seal and full name) |
Note:
Size of certificate: 19x27 cm - landscape
(*) stating the superior unit
(**). Code issued by the Ministry of Health
(***) Name of the course
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 6. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi
Điều 7. Chương trình và tài liệu đào tạo liên tục
Điều 8. Thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu đào tạo liên
Điều 9. Giảng viên đào tạo liên tục
Điều 10. Mã cơ sở đào tạo liên tục
Điều 11. Cấp mã cơ sở đào tạo liên tục
Điều 12. Xây dựng và phê duyệt kế hoạch đào tạo liên tục
Điều 13. Triển khai đào tạo liên tục
Điều 14. Xác nhận đã tham gia đào tạo liên tục
Điều 17. Đối với chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án trong và ngoài nước về y tế.