Chương I Luật Quốc tịch Việt Nam 1998: Những quy định chung
Số hiệu: | 19/2016/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Đỗ Đức Duy |
Ngày ban hành: | 30/06/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2016 |
Ngày công báo: | 03/08/2016 | Số công báo: | Từ số 813 đến số 814 |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung về phát triển nhà ở, quản lý, sử dụng nhà ở, giao dịch về nhà ở, sở hữu nhà ở, quản lý nhà nước về nhà ở quy định tại Luật Nhà ở và Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.
1. Phát triển nhà ở
2. Quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước
3. Sở hữu nhà ở tại Việt Nam của cá nhân, tổ chức nước ngoài
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không ai bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 25 của Luật này.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Quốc tịch nước ngoài" là quốc tịch của một nước khác không phải là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. "Người không quốc tịch" là người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài.
3. "Người Việt Nam ở nước ngoài" là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
4. "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài" là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
5. "Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
6. "Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam" là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam.
7. "Dẫn độ" là việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó.
8. "Tước quốc tịch" là việc công dân bị mất quốc tịch theo quyết định có tính chất chế tài của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là công dân Việt Nam).
2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không dẫn độ công dân Việt Nam cho nước khác.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam ở nước ngoài.
Các cơ quan nhà nước ở trong nước, Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế để thực hiện sự bảo hộ đó.
1. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
2. Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để công dân Việt Nam ở nước ngoài có điều kiện hưởng các quyền công dân và làm các nghĩa vụ công dân của mình phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam đều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Việc kết hôn, ly hôn và huỷ việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của đương sự, cũng như của con chưa thành niên của họ.
Việc vợ hoặc chồng nhập hoặc mất quốc tịch Việt Nam không làm thay đổi quốc tịch của người kia.
Các giấy tờ sau đây là căn cứ để chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
1. Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam; Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam;
2. Giấy khai sinh của đương sự kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ, nếu không có các giấy tờ quy định tại điểm 1 Điều này;
3. Các giấy tờ khác do Chính phủ quy định.
Nội dung quản lý nhà nước về quốc tịch Việt Nam bao gồm:
1. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quốc tịch Việt Nam; xây dựng chính sách về quốc tịch Việt Nam;
2. Quyết định việc cho nhập, cho trở lại, cho thôi và tước quốc tịch Việt Nam;
3. Cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận mất quốc tịch Việt Nam;
4. Thống kê nhà nước về quốc tịch Việt Nam;
5. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quốc tịch Việt Nam;
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quốc tịch Việt Nam;
7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quốc tịch.
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Luật này, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Article 1.- The right to nationality
1.In the Socialist Republic of Vietnam, each individual is entitled to have a nationality. Not any Vietnamese citizen is deprived of his/her Vietnamese nationality, except for the cases prescribed in Article 25 of this Law.
2.The State of the Socialist Republic of Vietnam is a unified State of all ethnic groups living on the Vietnamese territory; all members of all ethnic groups are equal in their right to have the Vietnamese nationality.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Law, the following terms shall be construed as follows;
1.”Foreign nationality“ is the nationality of a country other than the Socialist Republic of Vietnam.
2.”Stateless persons“ are those who have neither Vietnamese nationality nor foreign nationality.
3.”Vietnamese living abroad“ are Vietnamese citizens and people of Vietnamese origin who permanently or temporarily reside in foreign countries.
4.”Vietnamese residing abroad“ are Vietnamese citizens and people of Vietnamese origin, who permanently reside and earn their living in foreign countries.
5.”Foreigners residing in Vietnam“ are foreign nationals and stateless persons who permanently or temporarily reside in Vietnam.
6.”Foreigners permanently residing in Vietnam“ are foreign nationals and stateless persons who permanently reside and earn their living in Vietnam.
7.”Extradition“ is the hand-over by one country to another country of a person committing a criminal act or convicted of criminal offense for which the sentence has already taken legal effect, who is present on the former's territory, so that the latter shall examine such individual for penal liability or impose penalty against him/her.
8.”Deprivation of nationality“ is a citizen’s loss of nationality under a coercive decision by the competent State agency.
Article 3.- The principle of single nationality
The State of the Socialist Republic of Vietnam recognizes that the Vietnamese citizens have only one nationality; the Vietnamese nationality.
Article 4.- The relationship between the State and its citizens
1. Persons who hold Vietnamese nationality are citizens of the Socialist Republic of Vietnam (hereafter referred to as Vietnamese citizens).
2. Vietnamese citizens shall have their citizen rights guaranteed by the State of the Socialist Republic of Vietnam and shall have to fulfill their citizen obligations toward the State and society as provided for by law.
The State of the Socialist Republic of Vietnam shall not extradite Vietnamese citizens to other countries.
Article 5.- The protection of Vietnamese living abroad
The State of the Socialist Republic of Vietnam shall protect the legitimate rights of Vietnamese living abroad.
The State agencies in the country, the diplomatic missions and consular offices of Vietnam in foreign countries shall have to take all necessary measures in accordance with the laws of such countries, the international law and practice to effect such protection.
Article 6.- The policies toward people of Vietnamese origin in foreign countries
1. The State of the Socialist Republic of Vietnam shall adopt policies to encourage and create favorable conditions for people of Vietnamese origin in foreign countries to maintain close relation with their families and native land, and contribute to the building of their native land and the country.
2. The State shall adopt policies to create favorable to create favorable conditions for persons who have lost their Vietnamese nationality to have it restored.
Article 7.- The policies toward Vietnamese citizens living in foreign countries
The State of the Socialist Republic of Vietnam shall adopt policies to enable Vietnamese citizens living in foreign countries to enjoy their citizen rights and perform their citizen obligations in a way suitable to their circumstance of living away from the homeland.
Article 8.- Limiting the non-nationality status
The State of the Socialist Republic of Vietnam creates conditions for all children born on the Vietnamese territory to have nationality and for stateless persons permanently residing in Vietnam to be granted the Vietnamese nationality under the provisions of this Law.
Article 9.- Retention of nationality in cases of marriage, divorce or annulment of unlawful marriage.
The marriage, divorce or annulment of unlawful marriage between a Vietnamese citizen and a foreigner shall not alter the Vietnamese nationality of the involved party as well as their minor children.
Article 10.- Retention of nationality in cases of change to the nationality of a husband or a wife.
That a husband or a wife is granted or loses his or her Vietnamese nationality shall not alter the nationality of his/her spouse.
Article 11.- Papers proving Vietnamese nationality
The following papers shall serve as grounds to prove one’s Vietnamese nationality:
1. A certificate of Vietnamese nationality; a decision on naturalization in Vietnam, a decision on Vietnamese nationality restoration, a Vietnamese identity card or passport;
2. His/her birth certificate enclosed with papers proving the Vietnamese nationality of his/her parents, in case of the absence of the papers defined in Point 1 of this Article;
3. Other papers prescribed by the Government.
Article 12.- The State management over nationality
The contents of State management over Vietnamese nationality shall include:
1. Promulgating, guiding and organizing the implementation of legal documents on Vietnamese nationality; formulating policies on Vietnamese nationality;
2. Deciding the naturalization in Vietnam, restoration, relinquishment and deprivation of Vietnamese nationality;
3. Granting Vietnamese nationality certificates, and certificates of loss of Vietnamese nationality;
4. Making State statistics on Vietnamese nationality;
5. Supervising and inspecting the observance of the legislation on Vietnamese nationality;
6. Settling complaints and denunciations about Vietnamese nationality;
7. Establishing international cooperation in the field of nationality.
Article 13.- The application of international treaties
In cases where an international treaty which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contains provisions contrary to this Law, the provisions of such international treaty shall apply.