Chương VI Thông tư 146/2014/TT-BTC: Chế độ kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính và kiểm tra tài chính
Số hiệu: | 146/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 06/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 21/11/2014 |
Ngày công báo: | 27/10/2014 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách trích lập dự phòng mới của công ty chứng khoán
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 146/2014/TT-BTC về chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Theo Thông tư, mức lập dự phòng sẽ được tính theo công thức mới như sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán |
= |
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán |
- |
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
Trong công thức này, “giá chứng khoán thực tế trên thị trường” được xác định như sau:
- Chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch: giá đóng cửa tại ngày có giao dịch gần nhất.
- Chứng khoán chưa niêm yết: giá trung bình của các mức giá giao dịch theo báo giá của 3 công ty chứng khoán tại thời điểm gần nhất
- Chứng khoán niêm yết bị hủy hay bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch từ ngày giao dịch thứ 6 trở đi: giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
Thông tư có hiệu lực từ 21/11/2014, thay thế Thông tư 11/2000/TT-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Năm tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bắt đầu từ ngày thành lập và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp năm tài chính đầu tiên ít hơn 4 (bốn) tháng, báo cáo tài chính năm đó được kiểm toán gộp với báo cáo tài chính năm tiếp theo.
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
3. Báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi trình Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu xem xét và thông qua theo Điều lệ của công ty. Việc kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính.
1. Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ gồm:
a) Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính quý theo quy định tại Chế độ kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
b) Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
2. Báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán gồm:
a) Báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán, tình hình trích lập và xử lý dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này). Trong đó, thuyết minh chi tiết về số, loại chứng khoán công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện đang nắm giữ, giá trị theo sổ sách, giá trị thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính quý, năm; nguồn tham chiếu giá làm cơ sở trích lập dự phòng; tình hình hoàn nhập dự phòng;
b) Báo cáo về tình hình đầu tư tài chính dài hạn; tình hình trích lập và xử lý dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn (theo Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này). Trong đó, thuyết minh chi tiết về tình hình góp vốn, tình hình đầu tư ra bên ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính;
c) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng đầu quý tiếp theo;
d) Thời hạn nộp báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều này chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
4. Nơi nhận báo cáo:
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ lập và gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Việc công bố thông tin về báo cáo tài chính năm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán, quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
1. Hình thức kiểm tra tài chính
a) Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất;
b) Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
2. Cơ quan thực hiện kiểm tra tài chính
a) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm cả hoạt động tài chính.
- Báo cáo Bộ Tài chính những vi phạm, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát để Bộ Tài chính hoàn thiện chế độ, chính sách.
b) Bộ Tài chính:
Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra công tác quản lý tài chính, chấp hành chế độ tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm hoàn thiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
ACCOUNTING, FINANCIAL AUDIT AND FINANCIAL INSPECTION REGULATIONS
Article 16. Accounting Audit regulations
1. The fiscal year of securities companies, asset management companies shall begin on January 1 and ends on December 31 of the calendar year. The first fiscal year of securities companies, asset management companies shall begin from the date of establishment and end on December 31 of the year. If the first fiscal year is shorter than 4 (four) months, that year’s financial statements shall be audited along with the financial statements for the following year.
2. Securities companies, asset management companies shall implement the accounting regulations as prescribed by the Ministry of Finance, and fully record the original documents, update the accounting books and account fully, promptly, truly, accurately, objectively the economic and finance activities.
3. The annual financial statements and interim financial statements of the securities company, the asset management company must be audited by an audit organization approved by the State Securities Commission before they are submitted to the shareholder meeting / member board / owners for review and approval in accordance with the regulations of the company. Auditing the financial statements shall comply with the law guiding the establishment and operation of securities companies, asset management companies.
4. President of the Board of Directors/ President of the Board of Members/ President of the company or General Director (Director) of securities companies, asset management companies shall be responsible for accuracy, truthfulness of the financial statements
Article 17. Report on the financial situation and securities.
1. Financial statement of securities companies, asset management companies shall include:
a) Annual financial statements, interim financial statements , quarterly financial statements in accordance with accounting regulations applied to securities companies, asset management companies;
b) Annual financial statements, interim financial statements of securities companies, asset management companies shall comply with the provisions of paragraph 3 of Article 16 of this Circular.
2. Report on the securities investment shall include:
a) Report on the securities investment , setting up and processing for securities investment devaluation provision (Appendix 1 enclosed with this Circular) which shall include detailed explanation about the number and type of securities that securities companies, asset management companies currently hold, value according to books and actual value at the time quarterly and annually financial statements are made; source of reference prices as a basis for setting up the provision; reverting the provision;
b) Report on long-term financial investments; setting up and processing for loss provision in long-term financial investments (Appendix 2 this Circular) which shall include detailed explanations about the contribution of capital, outside investment of securities companies, asset management companies.
3. Deadline for submission of financial statements:
a) The deadline for submission of annual financial statements audited by an auditing organization approved by the State Securities Commission shall be within 90 days after the end of the fiscal year;
b) The deadline for submission of the interim financial statements audited by the audit organization approved by the State Securities Commission shall be within 45 days after the end of the first 6 months of the fiscal year
c) The deadline for submission of quarterly financial statements shall be at the latest on the 20th day of the first month of the following quarter;
d) The deadline for submission of reports on securities investment as prescribed in paragraph 2 of this Article shall be within 30 days after the end of the fiscal year.
4. Recipients
Securities companies, asset management companies shall make and submit the reports specified in Clauses 1 and 2 of this Article to the State Securities Commission. .
5. The information disclosure on annual financial statements of securities companies, the asset management company shall comply with the provisions in the Securities Law, the provisions on information disclosure on the securities market and the amended ,supplemented or replaced documents (if any).
Article 18. Inspection and actions against financial violations
1. Form of finance inspection
a) Periodical or irregular financial inspection;
b) Inspection according to the special subject at the request of finance management.
2. Inspecting agencies .
a) State Securities Commission shall:
- Comprehensively inspect and monitor the operations of securities companies, asset management companies, including the financial activities.
- Report to the Ministry of Finance on the violations, the problems related to the implementation of the financial regulations of the securities companies, asset management companies detected during the inspection and supervision for improvements in regulations and policies.
b) Ministry of Finance:
The Ministry of Finance shall inspect the finance management and comply with financial regulations of securities companies, asset management companies to improve financial management regulations as prescribed by law on inspection.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực