Chương III Thông tư 146/2014/TT-BTC: An toàn tài chính
Số hiệu: | 146/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 06/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 21/11/2014 |
Ngày công báo: | 27/10/2014 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách trích lập dự phòng mới của công ty chứng khoán
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 146/2014/TT-BTC về chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Theo Thông tư, mức lập dự phòng sẽ được tính theo công thức mới như sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán |
= |
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán |
- |
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
Trong công thức này, “giá chứng khoán thực tế trên thị trường” được xác định như sau:
- Chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch: giá đóng cửa tại ngày có giao dịch gần nhất.
- Chứng khoán chưa niêm yết: giá trung bình của các mức giá giao dịch theo báo giá của 3 công ty chứng khoán tại thời điểm gần nhất
- Chứng khoán niêm yết bị hủy hay bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch từ ngày giao dịch thứ 6 trở đi: giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
Thông tư có hiệu lực từ 21/11/2014, thay thế Thông tư 11/2000/TT-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải duy trì các tỷ lệ an toàn tài chính, bảo đảm khả năng thanh khoản và tuân thủ quy định có liên quan tại Luật Chứng khoán, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
2. Việc đảm bảo an toàn tài chính được thực hiện thông qua các hình thức:
a) Mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư/ Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
c) Trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
d) Trích lập quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;
đ) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định đối với doanh nghiệp.
1. Điều kiện để trích lập dự phòng
a) Các loại chứng khoán được công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ ghi nhận theo giá gốc theo quy định của pháp luật về kế toán.
b) Các loại chứng khoán được tự do mua, bán trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thực tế trên thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ sách kế toán.
c) Chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và cổ phiếu quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá.
2. Phương pháp trích lập dự phòng:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán được tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán |
= |
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
|
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán |
- |
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
|
3. Xác định giá chứng khoán thực tế trên thị trường để trích lập dự phòng:
a) Đối với chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch giá chứng khoán để trích lập dự phòng là giá chứng khoán thực tế tại Sở Giao dịch chứng khoán của ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập, cụ thể:
- Đối với chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng.
- Đối với chứng khoán đăng ký giao dịch (cổ phiếu đăng ký giao dịch tại UPCOM), giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng.
b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch:
- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường làm cơ sở để trích lập dự phòng là giá trung bình của các mức giá giao dịch thực tế theo báo giá của 3 công ty chứng khoán có giao dịch tại thời điểm gần nhất với thời điểm trích lập dự phòng nhưng không quá một tháng tính đến ngày trích lập dự phòng. Trường hợp chứng khoán không có giao dịch thực tế phát sinh trong khoảng thời gian trên thì không thực hiện trích lập dự phòng.
- Người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán được lựa chọn báo giá và người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ nhận báo giá không phải là người có liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán.
- Công ty chứng khoán báo giá được quyền thu phí đối với công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đề nghị báo giá và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp. Mức thu phí do hai bên tự thỏa thuận.
c) Đối với chứng khoán niêm yết bị hủy hoặc bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi, giá chứng khoán thực tế là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
4. Nguyên tắc trích lập dự phòng:
a) Từng loại chứng khoán đầu tư có biến động giảm giá so với giá trị sổ sách tại thời điểm lập báo cáo tài chính được lập dự phòng và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
b) Thời điểm trích lập dự phòng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính quý, năm;
c) Trường hợp không thể xác định giá trị thực tế của chứng khoán thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
5. Xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán:
a) Việc xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện vào cuối quý, năm tại ngày lập báo cáo tài chính quý, năm;
b) Nếu số dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng đã trích lập kỳ trước thì không phải trích lập dự phòng giảm giá;
c) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp trích lập phần chênh lệch vào chi phí và hạch toán vào chi phí tài chính;
d) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng kỳ trước chưa sử dụng hết thì phải hoàn nhập phần chênh lệch được hạch toán và hạch toán giảm chi phí tài chính.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
2. Thời điểm trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính năm.
Article 6. Principles of financial prudential
1. Securities companies, asset management companies shall maintain the financial prudential ratios, ensure liquidity and compliance with the relevant provisions of the Securities Law, Law Amending and Supplementing a number articles of the Securities Law and the guidelines.
2. The financial prudence shall be ensured through :
a) Purchase of professional liability insurance or setting up the investor protecting funds, provision funds for loss and compensating for damages under the provisions of Article 11 of this Circular;
b) Making provisions for devaluation of securities as prescribed in Article 7 of this Circular.
b) Making provisions for losses on securities investment as prescribed in Article 8 of this Circular.
b) Making provisions for operational risk and financial reserve funds as prescribed in Article 14 of this Circular.
dd) Making provisions for bad debts in compliance with regulations for businesses.
Article 7. Provision for devaluation of securities
1. Conditions for making provisions
a) The securities are recorded at cost prices by securities companies, asset management companies in accordance with the law on accounting.
b) The actual prices of securities freely traded on the market at the time of making the financial statement are lower than their prices on the accounting book.
c) Securities are restricted from transfer under the provisions of law and provisions for devaluation of treasury stock are not allowed.
2. The method of provision:
The level of securities devaluation provision shall be calculated by the following formula:
The level of securities devaluation provision |
= |
Number of devaluated securities at the time of making the financial statement |
x |
|
Price of securities on the accounting book |
- |
The actual securities price on the market |
|
3. Determination of the actual securities price on the market for provision:
a) For listed securities, traded registered securities, traded securities price for provision shall be the actual securities price at the Stock Exchange of the latest trading date before the date of setting up the provision, specifically :
- For securities listed on the Stock Exchange, the actual price on the market shall be the closing price on the latest trading date before the date of setting up the provision
- For traded registered securities (traded registered stocks in UPCOM), the actual price on the market shall be the closing price on the latest trading date before the date of setting up the provision.
b) For unlisted and unregistered securities:
- Securities actual price on the market which is a basis for provision shall be the average price of the actual transactions according to the quoting of 3 companies trading securities at the latest time of setting up provision but not more than one month before the date of setting up the provision.
If securities do not have arising actual transactions during such period, provision shall not be set up.
-The manager or administrator of securities companies selected to quote shall not have relationship with the manager and administrator of the securities companies/asset management company quoted as prescribed in the Law on Securities.
-Securities companies quoting are entitled to charge for securities companies / asset management companies requesting to quote the quotation and shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the information provided. Charge rates shall be mutually agreed
c) For delisted or suspended securities from the 6th trading date onwards, the actual securities price shall be the book value on the latest date of making the balance sheet.
4. Rules for provisions:
a) Provisions for every kind of investment securities that devaluate compared to their book values when the financial statement is made shall be set up and included in the list of security devaluation provisions, which is the basis for inclusion in financial expenses of the securities company or asset management company;
b) Every securities company and asset management company shall set up the provision at the end of accounting periods when the quarterly or annual financial statement is made;
c) If the actual value of the securities can not be determined, the securities companies, asset management companies must not set up the securities devaluation provision.
5. Handling of securities devaluation provision :
a) The handling of securities devaluation provision shall be at the end of the quarter, year on the date of the quarterly, annual financial statements are made ;
b) If the securities devaluation provision set up in a period is equal to the balance of the provision set up in the previous period, it shall not be set up;
c) If the provision set up in a period is higher than the balance of the unused provision in the previous period, the difference shall be included in financial expense;
d) If the provision set up in a period is lower than the balance of the unused provision in the previous period, the company shall reverse the inclusion of the difference in expense and reduce the financial expense/record a decrease in financial expense.
Article 8. Provision for losses on long-term financial investments
1. Securities companies, asset management companies shall set up a provision for losses on long-term financial investments as prescribed in the law for businesses.
2. The provision for losses on long-term financial investments shall be set up at the end of the accounting period when the annual financial statement is made
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực