Chương IV Thông tư 146/2014/TT-BTC: Quản lý doanh thu, chi phí
Số hiệu: | 146/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 06/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 21/11/2014 |
Ngày công báo: | 27/10/2014 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách trích lập dự phòng mới của công ty chứng khoán
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 146/2014/TT-BTC về chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Theo Thông tư, mức lập dự phòng sẽ được tính theo công thức mới như sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán |
= |
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán |
- |
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
Trong công thức này, “giá chứng khoán thực tế trên thị trường” được xác định như sau:
- Chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch: giá đóng cửa tại ngày có giao dịch gần nhất.
- Chứng khoán chưa niêm yết: giá trung bình của các mức giá giao dịch theo báo giá của 3 công ty chứng khoán tại thời điểm gần nhất
- Chứng khoán niêm yết bị hủy hay bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch từ ngày giao dịch thứ 6 trở đi: giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
Thông tư có hiệu lực từ 21/11/2014, thay thế Thông tư 11/2000/TT-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh thu và thu nhập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh
a) Đối với công ty chứng khoán, gồm:
- Thu từ hoạt động môi giới chứng khoán và các sản phẩm của nghiệp vụ môi giới chứng khoán (tài khoản ủy thác);
- Thu từ hoạt động tự doanh chứng khoán.
- Thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán;
- Thu từ hoạt động tư vấn tài chính;
- Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Thu từ hoạt động nhận ủy thác, đấu giá;
- Thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Thu khác từ hoạt động kinh doanh;
b) Đối với công ty quản lý quỹ, gồm:
- Thu từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán;
- Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư;
- Thu phí thưởng hoạt động khi kết quả đầu tư của Quỹ, danh mục vượt quá tỷ lệ tham chiếu dựa trên hợp đồng với khách hàng;
- Thu phí phát hành chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán;
- Thu phí từ hoạt động đầu tư theo chỉ định cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Thu phí mua lại, chuyển đổi chứng chỉ quỹ;
- Thu khác từ hoạt động kinh doanh.
2. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm thu từ các hoạt động:
a) Góp vốn;
b) Lãi tiền gửi;
c) Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
d) Thu từ cổ tức, lãi trái phiếu của hoạt động tự doanh và cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán của các khoản đầu tư tài chính; thu từ cho vay, ký quỹ;
đ) Khoản dự thu lãi trái phiếu, cổ phiếu;
e) Thu khác từ hoạt động tài chính và đầu tư tài chính.
3. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc cho thuê, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không dùng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán; các khoản thu phạt; thu tiền bảo hiểm được bồi thường đền bù tổn thất tài sản; các khoản thu nhập hợp pháp khác.
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện ghi nhận doanh thu và thu nhập khác phù hợp với các chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, cụ thể như sau:
1. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong kỳ kế toán.
2. Các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ.
3. Đối với các khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật hiện hành.
Chi phí hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh:
a) Đối với công ty chứng khoán, chi phí hoạt động kinh doanh gồm:
- Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán;
- Chi phí hoạt động tự doanh chứng khoán;
- Chi phí hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán;
- Chi phí hoạt động tư vấn;
- Chi phí hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Chi phí hoạt động đấu giá, ủy thác;
- Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty chứng khoán hoặc chi trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong quá trình tác nghiệp theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán. Việc trích lập và sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Chi phí khác của hoạt động kinh doanh
b) Đối với Công ty quản lý quỹ, chi phí hoạt động kinh doanh gồm:
- Chi phí hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi phí quản lý công ty đầu tư chứng khoán;
- Chi phí huy động thành lập quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
- Chi phí hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, chi phí hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho người hành nghề tại công ty quản lý quỹ hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ đầu tư và công ty đầu tư chứng khoán do sự cố kỹ thuật và sơ suất của người hành nghề quản lý quỹ trong quá trình tác nghiệp; đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư và Quỹ mở trong trường hợp Quỹ mở bị định giá sai theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán. Việc trích lập và sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Chi phí khác của hoạt động kinh doanh.
2. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi liên quan đến hoạt động đầu tư ra bên ngoài, như: chi trả lãi tiền vay đối với công ty chứng khoán, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động đầu tư; chênh lệch tỷ giá hối đoái; dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi; chi phí tài chính khác.
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Nhà nước, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định;
b) Chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí nguyên, nhiên, vật liệu;
c) Chi công tác phí;
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, chi thuê sửa chữa tài sản cố định; kiểm toán, dịch vụ pháp lý, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn, chi phí văn phòng phẩm, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy; chi phí sử dụng hệ thống thiết bị của Sở Giao dịch Chứng khoán; phí trả cho tổ chức giám sát theo quy định của pháp luật; chi phí thuê chuyên gia và chi phí dịch vụ mua ngoài khác;
đ) Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, lễ tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, hội họp, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, các khoản chi phí khác theo quy định;
e) Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chế độ hiện hành do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty quy định theo Điều lệ của Công ty;
g) Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Chi nộp các khoản thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản chi hợp lệ khác như:
a) Chi phí thanh lý, cho thuê, nhượng bán tài sản;
b) Chi đóng phí cho các Hiệp hội, tổ chức mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tham gia;
c) Các khoản chi phí khác.
1. Chi phí của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
2. Các chi phí được ghi nhận phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
a) Các khoản chi phí do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
b) Các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ;
c) Các khoản đã hạch toán chi phí nhưng thực tế không chi trả;
d) Các khoản do vi phạm hành chính, phạt vi phạm chế độ tài chính;
đ) Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
MANAGEMENT OF REVENUES, EXPENSES
Revenue and income from securities companies, asset management companies shall include:
1. Revenues from business operation
a) Revenues from business operation of a securities company include:
- Revenue from securities brokerage and products of securities brokerage (deputed account);
- Revenue from proprietary trading
- Revenue from issue guarantee, issue broker
- Revenue from finance consultation
- Revenue from securities investment consultation
- Revenue from mandate, bidding
- Revenue from securities depository ;
- Revenue from operations
b) Revenues from business operation of an asset management company include :
- Revenue from securities investment fund management and securities investment company
- Revenue from securities investment consultation
- Revenue from investment portfolio consultation
- Revenue from reward when the investment results of the fund, the portfolio exceed the reference rate based on contracts with customers;
- Revenue from issuing fund certificates or stocks from securities Investment Company
- Revenue from fees from investment as designated for foreign investors;
- Revenue from repurchase, conversion of fund certificates;
- Revenue from operations
2. Revenues from financial activities include those from:
a) Contribution of capital;
b) Interest on deposits;
c) Exchange differences
d) Revenue from dividends and bond interest of proprietary trading self and dividends, bond interest, the difference between purchase and sale of securities of financial investments; Revenue of loans, deposits;
dd) Estimated revenue from stocks and bond interest ;
e) Revenue from financial activities and investment
3. Other income includes revenues from the lease, liquidation or sale of fixed assets which are not used for the securities trading ; revenue from penalty charges; revenue from insurance indemnity for asset losses; the other legitimate incomes.
Article 10. Rules for determining revenues
Securities companies, asset management companies shall record revenue and other income in accordance with the accounting standards for revenue and other income, as follows:
1. Revenue shall be the total value of the economic benefits of securities companies, asset management companies in the accounting period.
2. The revenue arising in the period shall have valid invoices and/or documentary evidence and be fully accounted for.
3. Revenues from exchange differences from revaluation of foreign currency and gold shall be recorded in accordance with accounting standards and provisions of current laws
Operation expenses of securities companies, asset management companies shall be the actual costs incurred during the period related to business activities, including: 0}
1. Operation expenses
a) For securities companies, operation expenses shall include:
- Expense on securities brokerage ;
- Expense on proprietary trading
- Expense on issue guarantee, issue brokerage
- Expense on consultation
- Expense on securities depository ;
- Expense on mandate, bidding
- Expense on professional liability insurance for the securities operation in securities company or expense on setting up investor protection fund to indemnify the damages to investors due to technical problems and staff’s negligence in their work as prescribed in Article 71 of the Securities Law. Setting up and using the investor protection fund shall comply with the law;
- Other expenses of operation
b) For asset management companies, operation expenses shall include:
- Expense on securities investment asset management and administrative expense of securities investment company
- Expense on establishment of the fund, securities investment companies
- Expense on securities investment portfolio management and expense on consultation of securities investment.
- Expense on purchase of professional liability insurance for practitioner in asset management companies or setting up loan loss provision and indemnifying the damages for investors due to technical problems and practitioner’s negligence in their work; indemnify for investors and open ended fund if the open ended fund is wrongly valuated as prescribed in Article 71 of the Securities Law Setting up and using the investor protection fund shall comply with the law;
- Other operating expenses
2. Expense of financial activities shall include the expenses related to outside investment activities, such as expense on pay loan interest for securities companies, raising capital expense, investment expense, exchange differences; securities devaluation provision, provision for devaluation of finance investments, bad debt provision; Other financial expenses.
3. Business administration expense
a) Expense on fixed asset depreciation according to current regulations, expense on maintenance and repairing fixed assets
b) Expense on tools, instruments; cost of raw materials, fuels, and materials;
c) Business trip allowances
d) Expense on purchased services: electricity, water, phone, repairing fixed assets; auditing, legal services, property insurance, accident insurance, stationery, transport, fire prevention, fire fighting; use of the equipment system of the Securities Exchange, monitoring in accordance with law, hiring experts and or other purchased services;
dd) Expenses on advertising, marketing, promotion, reception, festivities, transaction, foreign, conferences, meetings, professional training and other expenses as prescribed ;
e) Expense on salary and salary-related payments under the current regulations prescribed by the Board of Directors / Board of Member / Chairman of the Company under the regulations of the Company;
g) Deductions as prescribed by the State, such as social insurance, health insurance, trade union fees, unemployment insurance .
4. Expense on taxes, charges and fees as prescribed by law
5. Other legitimate expenses such as:
a) Expense on liquidation, lease or sale of assets;
b) Expense on fees payable to the association, organization of which the securities company or asset management company is a member;
c) Other expenses
Article 12. Principles of determining expenses
1. Operation expenses of securities companies, asset management companies shall be the expense incurred during the period related to business activities.
2. Expense recorded shall comply with the principle of compatibility between revenues and expenses, have enough legal documents as prescribed by law.
3. The following Expenses shall not be accounted for by securities companies, asset management companies.
a) Expenses covered by other funding sources ;
b) Expenses not related to business activities, expenses without valid documents;
c) Expenses accounted for but not actually spent ;
d) Expenses on fines for administrative violations, financial regulation violations
e) Expenses that are not deductible when determining enterprise income taxable income under the provisions of the law on enterprise income tax income.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực