Thông tư 146/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ tài chính công ty chứng khoán quản lý quỹ
Số hiệu: | 146/2014/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 06/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 21/11/2014 |
Ngày công báo: | 27/10/2014 | Số công báo: | Từ số 953 đến số 954 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Chứng khoán | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cách trích lập dự phòng mới của công ty chứng khoán
Vừa qua, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 146/2014/TT-BTC về chế độ tài chính đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Theo Thông tư, mức lập dự phòng sẽ được tính theo công thức mới như sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán |
= |
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán |
- |
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
Trong công thức này, “giá chứng khoán thực tế trên thị trường” được xác định như sau:
- Chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch: giá đóng cửa tại ngày có giao dịch gần nhất.
- Chứng khoán chưa niêm yết: giá trung bình của các mức giá giao dịch theo báo giá của 3 công ty chứng khoán tại thời điểm gần nhất
- Chứng khoán niêm yết bị hủy hay bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch từ ngày giao dịch thứ 6 trở đi: giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
Thông tư có hiệu lực từ 21/11/2014, thay thế Thông tư 11/2000/TT-BTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thông tư này hướng dẫn chế độ tài chính đối với các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Chi nhánh tại Việt Nam của công ty quản lý quỹ nước ngoài thực hiện chế độ tài chính theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 08/6/2013 về đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam và hướng dẫn tại Thông tư này
1. Công ty chứng khoán được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Công ty quản lý quỹ, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài (sau đây gọi chung là công ty quản lý quỹ) được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan quản lý Nhà nước về việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
1. Vốn điều lệ
a) Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty chứng khoán thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán;
b) Việc điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ của công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ.
2. Thặng dư vốn cổ phần là chênh lệch giữa giá trị tính theo mệnh giá cổ phiếu với giá trị thực tế thu được từ phát hành (nếu có).
3. Các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ.
4. Lợi nhuận chưa phân phối
5. Vốn khác thuộc sở hữu hợp pháp của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng, theo dõi toàn bộ tài sản và vốn hiện có, thực hiện hạch toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành; phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của vốn và tài sản trong quá trình kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm và hình thức xử lý đối với từng bộ phận, cá nhân đối với từng trường hợp làm hư hỏng, mất mát tài sản, tiền vốn.
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sử dụng vốn và tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh theo quy định tại pháp luật chứng khoán và quy định tại Thông tư này.
a) Đối với công ty chứng khoán:
- Phải quản lý vốn, tài sản của công ty chứng khoán tách biệt với vốn, tài sản của khách hàng; không được chiếm dụng vốn, tài sản của khách hàng dưới mọi hình thức.
- Tuân thủ các hạn chế về vay nợ, cho vay, đầu tư theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán.
b) Đối với công ty quản lý quỹ:
- Phải đảm bảo việc quản lý độc lập và tách biệt tài sản của từng quỹ, từng công ty đầu tư chứng khoán, vốn và tài sản của khách hàng ủy thác và tài sản của chính công ty quản lý quỹ.
- Vốn kinh doanh dành cho hoạt động đầu tư tài chính của công ty quản lý quỹ phải từ nguồn vốn chủ sở hữu, nghiêm cấm việc công ty quản lý quỹ sử dụng vốn huy động để đầu tư tài chính.
- Tuân thủ quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của công ty quản lý quỹ, hạn chế đối với hoạt động của công ty quản lý quỹ theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ.
3. Thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng vay, các hợp đồng mua, bán, thanh lý, thuê, cho thuê, nhượng bán, thanh lý tài sản thực hiện theo quy định pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty.
4. Việc thuê, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, nhượng bán, thanh lý tài sản của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân sự, pháp luật chứng khoán, Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty và quy định của pháp luật có liên quan.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải duy trì các tỷ lệ an toàn tài chính, bảo đảm khả năng thanh khoản và tuân thủ quy định có liên quan tại Luật Chứng khoán, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
2. Việc đảm bảo an toàn tài chính được thực hiện thông qua các hình thức:
a) Mua bảo hiểm nghề nghiệp hoặc trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư/ Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất theo quy định tại Điều 11 Thông tư này;
b) Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
c) Trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định tại Điều 8 Thông tư này;
d) Trích lập quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;
đ) Trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định đối với doanh nghiệp.
1. Điều kiện để trích lập dự phòng
a) Các loại chứng khoán được công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ ghi nhận theo giá gốc theo quy định của pháp luật về kế toán.
b) Các loại chứng khoán được tự do mua, bán trên thị trường tại thời điểm lập báo cáo tài chính có giá thực tế trên thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ sách kế toán.
c) Chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật và cổ phiếu quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá.
2. Phương pháp trích lập dự phòng:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán được tính theo công thức sau:
Mức dự phòng giảm giá chứng khoán |
= |
Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính |
x |
|
Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán |
- |
Giá chứng khoán thực tế trên thị trường |
|
3. Xác định giá chứng khoán thực tế trên thị trường để trích lập dự phòng:
a) Đối với chứng khoán niêm yết, chứng khoán đăng ký giao dịch giá chứng khoán để trích lập dự phòng là giá chứng khoán thực tế tại Sở Giao dịch chứng khoán của ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập, cụ thể:
- Đối với chứng khoán niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng.
- Đối với chứng khoán đăng ký giao dịch (cổ phiếu đăng ký giao dịch tại UPCOM), giá chứng khoán thực tế trên thị trường là giá đóng cửa tại ngày gần nhất có giao dịch tính đến ngày trích lập dự phòng.
b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết và chưa đăng ký giao dịch:
- Giá chứng khoán thực tế trên thị trường làm cơ sở để trích lập dự phòng là giá trung bình của các mức giá giao dịch thực tế theo báo giá của 3 công ty chứng khoán có giao dịch tại thời điểm gần nhất với thời điểm trích lập dự phòng nhưng không quá một tháng tính đến ngày trích lập dự phòng. Trường hợp chứng khoán không có giao dịch thực tế phát sinh trong khoảng thời gian trên thì không thực hiện trích lập dự phòng.
- Người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán được lựa chọn báo giá và người quản lý, điều hành của công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ nhận báo giá không phải là người có liên quan theo quy định của Luật Chứng khoán.
- Công ty chứng khoán báo giá được quyền thu phí đối với công ty chứng khoán/công ty quản lý quỹ đề nghị báo giá và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin cung cấp. Mức thu phí do hai bên tự thỏa thuận.
c) Đối với chứng khoán niêm yết bị hủy hoặc bị đình chỉ giao dịch, bị ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi, giá chứng khoán thực tế là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.
4. Nguyên tắc trích lập dự phòng:
a) Từng loại chứng khoán đầu tư có biến động giảm giá so với giá trị sổ sách tại thời điểm lập báo cáo tài chính được lập dự phòng và tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
b) Thời điểm trích lập dự phòng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính quý, năm;
c) Trường hợp không thể xác định giá trị thực tế của chứng khoán thì công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.
5. Xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán:
a) Việc xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện vào cuối quý, năm tại ngày lập báo cáo tài chính quý, năm;
b) Nếu số dự phòng giảm giá chứng khoán phải trích lập kỳ này bằng số dư khoản dự phòng đã trích lập kỳ trước thì không phải trích lập dự phòng giảm giá;
c) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này cao hơn số dư khoản dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết thì doanh nghiệp trích lập phần chênh lệch vào chi phí và hạch toán vào chi phí tài chính;
d) Nếu số dự phòng phải trích lập kỳ này thấp hơn số dư khoản dự phòng kỳ trước chưa sử dụng hết thì phải hoàn nhập phần chênh lệch được hạch toán và hạch toán giảm chi phí tài chính.
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
2. Thời điểm trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn là cuối kỳ kế toán khi lập báo cáo tài chính năm.
Doanh thu và thu nhập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm:
1. Doanh thu hoạt động kinh doanh
a) Đối với công ty chứng khoán, gồm:
- Thu từ hoạt động môi giới chứng khoán và các sản phẩm của nghiệp vụ môi giới chứng khoán (tài khoản ủy thác);
- Thu từ hoạt động tự doanh chứng khoán.
- Thu từ hoạt động bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành chứng khoán;
- Thu từ hoạt động tư vấn tài chính;
- Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Thu từ hoạt động nhận ủy thác, đấu giá;
- Thu từ hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Thu khác từ hoạt động kinh doanh;
b) Đối với công ty quản lý quỹ, gồm:
- Thu từ hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán;
- Thu từ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư;
- Thu phí thưởng hoạt động khi kết quả đầu tư của Quỹ, danh mục vượt quá tỷ lệ tham chiếu dựa trên hợp đồng với khách hàng;
- Thu phí phát hành chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán;
- Thu phí từ hoạt động đầu tư theo chỉ định cho nhà đầu tư nước ngoài;
- Thu phí mua lại, chuyển đổi chứng chỉ quỹ;
- Thu khác từ hoạt động kinh doanh.
2. Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm thu từ các hoạt động:
a) Góp vốn;
b) Lãi tiền gửi;
c) Chênh lệch tỷ giá hối đoái;
d) Thu từ cổ tức, lãi trái phiếu của hoạt động tự doanh và cổ tức, lãi trái phiếu, chênh lệch mua bán chứng khoán của các khoản đầu tư tài chính; thu từ cho vay, ký quỹ;
đ) Khoản dự thu lãi trái phiếu, cổ phiếu;
e) Thu khác từ hoạt động tài chính và đầu tư tài chính.
3. Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc cho thuê, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định không dùng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán; các khoản thu phạt; thu tiền bảo hiểm được bồi thường đền bù tổn thất tài sản; các khoản thu nhập hợp pháp khác.
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện ghi nhận doanh thu và thu nhập khác phù hợp với các chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác, cụ thể như sau:
1. Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong kỳ kế toán.
2. Các khoản doanh thu phát sinh trong kỳ phải có hóa đơn, chứng từ hợp lệ và phải được hạch toán đầy đủ.
3. Đối với các khoản thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại tệ và vàng, thực hiện ghi nhận theo quy định tại chuẩn mực kế toán và các quy định pháp luật hiện hành.
Chi phí hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm:
1. Chi phí hoạt động kinh doanh:
a) Đối với công ty chứng khoán, chi phí hoạt động kinh doanh gồm:
- Chi phí hoạt động môi giới chứng khoán;
- Chi phí hoạt động tự doanh chứng khoán;
- Chi phí hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán;
- Chi phí hoạt động tư vấn;
- Chi phí hoạt động lưu ký chứng khoán;
- Chi phí hoạt động đấu giá, ủy thác;
- Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty chứng khoán hoặc chi trích lập Quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong quá trình tác nghiệp theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán. Việc trích lập và sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Chi phí khác của hoạt động kinh doanh
b) Đối với Công ty quản lý quỹ, chi phí hoạt động kinh doanh gồm:
- Chi phí hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi phí quản lý công ty đầu tư chứng khoán;
- Chi phí huy động thành lập quỹ, công ty đầu tư chứng khoán;
- Chi phí hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, chi phí hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán;
- Chi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho người hành nghề tại công ty quản lý quỹ hoặc trích lập Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư, quỹ đầu tư và công ty đầu tư chứng khoán do sự cố kỹ thuật và sơ suất của người hành nghề quản lý quỹ trong quá trình tác nghiệp; đền bù thiệt hại cho nhà đầu tư và Quỹ mở trong trường hợp Quỹ mở bị định giá sai theo quy định tại Điều 71 Luật Chứng khoán. Việc trích lập và sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Chi phí khác của hoạt động kinh doanh.
2. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi liên quan đến hoạt động đầu tư ra bên ngoài, như: chi trả lãi tiền vay đối với công ty chứng khoán, chi phí huy động vốn, chi phí hoạt động đầu tư; chênh lệch tỷ giá hối đoái; dự phòng giảm giá chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi; chi phí tài chính khác.
3. Chi phí quản lý doanh nghiệp:
a) Chi phí khấu hao tài sản cố định theo quy định hiện hành của Nhà nước, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa tài sản cố định;
b) Chi phí công cụ, dụng cụ; chi phí nguyên, nhiên, vật liệu;
c) Chi công tác phí;
d) Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, chi thuê sửa chữa tài sản cố định; kiểm toán, dịch vụ pháp lý, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tai nạn, chi phí văn phòng phẩm, vận chuyển, phòng cháy, chữa cháy; chi phí sử dụng hệ thống thiết bị của Sở Giao dịch Chứng khoán; phí trả cho tổ chức giám sát theo quy định của pháp luật; chi phí thuê chuyên gia và chi phí dịch vụ mua ngoài khác;
đ) Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, lễ tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi phí hội nghị, hội họp, chi đào tạo huấn luyện nghiệp vụ, các khoản chi phí khác theo quy định;
e) Chi lương và các khoản có tính chất lương theo chế độ hiện hành do Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty quy định theo Điều lệ của Công ty;
g) Các khoản trích nộp theo quy định của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Chi nộp các khoản thuế, phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.
5. Các khoản chi hợp lệ khác như:
a) Chi phí thanh lý, cho thuê, nhượng bán tài sản;
b) Chi đóng phí cho các Hiệp hội, tổ chức mà công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tham gia;
c) Các khoản chi phí khác.
1. Chi phí của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động kinh doanh.
2. Các chi phí được ghi nhận phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí, có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
3. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không được hạch toán vào chi phí các khoản sau:
a) Các khoản chi phí do các nguồn kinh phí khác đài thọ;
b) Các khoản chi phí không liên quan đến hoạt động kinh doanh, các khoản chi phí không có chứng từ hợp lệ;
c) Các khoản đã hạch toán chi phí nhưng thực tế không chi trả;
d) Các khoản do vi phạm hành chính, phạt vi phạm chế độ tài chính;
đ) Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
1. Điều kiện phân phối lợi nhuận, nguyên tắc thông qua việc phân phối lợi nhuận thực hiện theo quy định tại Thông tư hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và quy định khác của pháp luật có liên quan. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chỉ chia lợi nhuận cho các thành viên, các cổ đông khi đã đáp ứng điều kiện quy định tại pháp luật.
2. Lợi nhuận thực hiện của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối như sau:
a) Trích 5% vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; khi số dư bằng 10% vốn điều lệ thì không trích nữa;
b) Trích 5% vào quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ; khi số dư quỹ bằng 10% vốn điều lệ thì không trích nữa.
3. Việc phân chia lợi nhuận còn lại do Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ quyết định.
1. Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: sử dụng để bổ sung vốn điều lệ hàng năm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo quyết định của Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty. Mức trích lập hàng năm do Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ quyết định theo Điều lệ của công ty.
2. Quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ: sử dụng để bù đắp phần còn lại của những tổn thất, thiệt hại về tài sản xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi được bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, của tổ chức bảo hiểm, sử dụng Quỹ bảo vệ nhà đầu tư đối với công ty chứng khoán, sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro và đền bù tổn thất đối với công ty quản lý quỹ và sử dụng dự phòng trích lập trong chi phí. Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng Quỹ này.
3. Nghiêm cấm việc công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ sử dụng quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính và rủi ro nghiệp vụ để chi trả cổ tức.
1. Năm tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Năm tài chính đầu tiên của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bắt đầu từ ngày thành lập và kết thúc vào ngày 31/12 của năm đó. Trường hợp năm tài chính đầu tiên ít hơn 4 (bốn) tháng, báo cáo tài chính năm đó được kiểm toán gộp với báo cáo tài chính năm tiếp theo.
2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ kế toán và phản ánh đầy đủ, kịp thời, trung thực, chính xác, khách quan các hoạt động kinh tế, tài chính.
3. Báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận trước khi trình Đại hội cổ đông/Hội đồng thành viên/Chủ sở hữu xem xét và thông qua theo Điều lệ của công ty. Việc kiểm toán báo cáo tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên/Chủ tịch công ty hoặc Tổng Giám đốc (Giám đốc) của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính trung thực của các báo cáo tài chính.
1. Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ gồm:
a) Báo cáo tài chính năm, báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính quý theo quy định tại Chế độ kế toán áp dụng đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;
b) Báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
2. Báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán gồm:
a) Báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán, tình hình trích lập và xử lý dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (theo Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này). Trong đó, thuyết minh chi tiết về số, loại chứng khoán công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hiện đang nắm giữ, giá trị theo sổ sách, giá trị thực tế tại thời điểm lập báo cáo tài chính quý, năm; nguồn tham chiếu giá làm cơ sở trích lập dự phòng; tình hình hoàn nhập dự phòng;
b) Báo cáo về tình hình đầu tư tài chính dài hạn; tình hình trích lập và xử lý dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn (theo Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này). Trong đó, thuyết minh chi tiết về tình hình góp vốn, tình hình đầu tư ra bên ngoài của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính:
a) Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Thời hạn nộp báo cáo tài chính giữa niên độ đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính;
c) Thời hạn nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng đầu quý tiếp theo;
d) Thời hạn nộp báo cáo về tình hình đầu tư chứng khoán theo quy định tại Khoản 2 Điều này chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
4. Nơi nhận báo cáo:
Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ lập và gửi các báo cáo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
5. Việc công bố thông tin về báo cáo tài chính năm của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện theo quy định tại Luật Chứng khoán, quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
1. Hình thức kiểm tra tài chính
a) Kiểm tra tài chính định kỳ hoặc đột xuất;
b) Kiểm tra theo từng chuyên đề theo yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
2. Cơ quan thực hiện kiểm tra tài chính
a) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước:
- Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát toàn diện hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ bao gồm cả hoạt động tài chính.
- Báo cáo Bộ Tài chính những vi phạm, những vướng mắc liên quan đến việc thực hiện chế độ tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát để Bộ Tài chính hoàn thiện chế độ, chính sách.
b) Bộ Tài chính:
Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra công tác quản lý tài chính, chấp hành chế độ tài chính của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nhằm hoàn thiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra.
1. Tuân thủ quy định chế độ tài chính tại Thông tư này, quy định của pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định của pháp luật thuế.
2. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông này và quy định tại pháp luật chứng khoán.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2014 và được áp dụng kể từ năm tài chính 2014.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 11/2000/TT-BTC ngày 01/02/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với công ty chứng khoán cổ phần và trách nhiệm hữu hạn.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày 06/10/2014)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN....
BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
(ngày… tháng… năm……)
I. Tình hình trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán
Đơn vị tính: Đồng
TT |
Loại chứng khoán |
Chứng khoán nắm giữ tại thời điểm |
Giá trị đã trích lập kỳ trước |
Mức trích lập kỳ này |
|||
Số lượng |
Giá mua vào |
Giá thực tế tại thời điểm trích lập dự phòng |
Giá trị chênh lệch |
|
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6)=[(4) - (5)]*(3) |
(7) |
(8)=(6)-(7) |
I |
Chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cổ phiếu A B ... |
|
|
|
|
|
|
2 |
Chứng chỉ quỹ A B ... |
|
|
|
|
|
|
II |
Chứng khoán chưa niêm yết |
|
|
|
|
|
|
1 |
Cổ phiếu A B ... |
|
|
|
|
|
|
2 |
CC quỹ A B ... |
|
|
|
|
|
|
3 |
Chứng khoán khác A B ... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
......... |
........ |
................ |
............. |
.......... |
|
II. Thuyết minh
..............
|
GIÁM ĐỐC CÔNG TY |
BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
(Ban hành kèm Thông tư số 146/2014/TT-BTC ngày 06/10/2014)
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN....
BẢNG KÊ CHI TIẾT DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ
CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
(ngày… tháng… năm……)
Đơn vị tính: Đồng
I. Tình hình trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính dài hạn
TT |
Tên công ty góp vốn |
Giá trị đầu tư tại thời điểm |
Giá trị đã trích lập kỳ trước |
Mức trích lập kỳ này |
||
Giá trị đầu tư trên sổ sách |
Giá trị đầu tư thực tế tại thời điểm trích lập dự phòng |
Giá trị chênh lệch |
|
|
||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5)=(4)-(3) |
(6) |
(7)=(5)-(6) |
1 |
Công ty A |
|
|
|
|
|
2 |
Công ty B |
|
|
|
|
|
3 |
Công ty C |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
................. |
................ |
.......... |
.......... |
|
II. Thuyết minh
..........................
|
GIÁM ĐỐC CÔNG TY |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 146/2014/TT-BTC |
Hanoi, October 6, 2014 |
ON FINANCE REGULATIONS FOR SECURITIES COMPANIES, ASSET MANAGEMENT COMPANIES
Pursuant to the Law on Securities No. 70/2006 / QH11 dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law No. 62/2010 / QH12 dated November 24, 2010, amending and supplementing a number of articles of the Law on Securities Law No. 70/2006 / QH11 dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on Enterprise No. 60/2005 / QH11 dated November 29, 2005;
Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013 / ND-CP dated December 23, 2013, defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to Decree No. 58/2012 / ND-CP dated June 20, 2012, providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on Securities and the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Securities;
At the request of the Director of the Financial Department and banks and financial institutions, the Minister of Finance promulgates this Circular guiding the financial regime for securities companies, fund management companies .
1. This Circular provides guidance on the financial regulations for securities companies, asset management companies, branches of foreign fund management company licensed to establish and operate in Vietnam.
2. Branches in Vietnam of foreign asset management companies shall implement financial regulations as prescribed in Article 21 of Circular No. 91/2013 / TT-BTC dated June 08, 2013 on the registration for establishment, organization and operation of representative offices of foreign securities operation organizations, branches of foreign asset management companies in Vietnam and the provisions in this Circular
1. Every securities company licensed to establish and operate in Vietnam
2. Every asset management company, branch of a foreign asset management company (hereinafter referred to as the fund management company) licensed to establish and operate in Vietnam.
3. Organizations and individuals involved in the operation of securities companies, asset management companies.
President of the Board of Directors or President of the Member Board or General Director (Director) of securities companies, asset management companies shall be responsible with the law and the State management agencies in complying with finance, accounting, auditing regulations of the securities company, the asset management company.
MANAGEMENT AND USE OF CAPITAL AND ASSETS
1. Charter capital
a) The increase, decrease of the charter capital of a securities company shall comply with the provisions of the law on the establishment, organization and operation of securities companies;
b) The increase or decrease of the charter capital of the asset management company shall comply with the provisions of the law on the establishment, organization and operation of the asset management company;
2. Share premium is the difference between the face value of the stock with the actual value obtained from its offering (if any).
3. The additional reserve fund of charter capital, operational risk and financial reserve funds
4. Undistributed earnings
5. Other sources of capital under the legal ownership of securities companies, asset management companies.
Article 5. Use of capital and assets
1. Securities companies, asset management companies shall be responsible for the management, use and monitoring of all available assets and capital, doing accounting in accordance with current accounting regulations; fully, accurately and timely recording the use, fluctuation of capital and assets in the course of operation, clearly defining the responsibilities and handling for each department or individual for damage or loss of assets and capital.
2. Securities companies, asset management companies shall use capital and assets for their business operation in accordance with the Law on Securities and provisions in this Circular.
a) Securities companies shall:
- Manage separately between the capital and assets of securities companies and those of customers; not appropriate customers’ capital and assets in any form.
- Comply with restrictions on borrowing, lending, investment in accordance with the law on the establishment, organization and operation of securities companies.
a) Asset management companies shall:
- Ensure the independent and separate management of assets of each fund, each securities investment company, mandated customer’s capital and assets of the asset management company.
- Not use raised capital for finance investment; operation capital for financial investment shall be derived from the equity.
- Comply with the responsibilities and obligations of the asset management company, reduce the operation of the asset management company in accordance with the law on the establishment, organization and operation of the asset management company.
3. Competence to decide on the investment project, the loan, purchase, sale, liquidation, rent, lease contracts of assets shall comply with the law on the establishment, organization and operation of securities companies, asset management companies and regulations of company’s operating organizations.
4. The rent, lease, mortgage, pawn, sale or liquidation of the assets of the securities company, the asset management company shall comply with the provisions of the Civil Law, securities laws, regulations of company’s operating organizations and the provisions of the relevant legislation.
Article 6. Principles of financial prudential
1. Securities companies, asset management companies shall maintain the financial prudential ratios, ensure liquidity and compliance with the relevant provisions of the Securities Law, Law Amending and Supplementing a number articles of the Securities Law and the guidelines.
2. The financial prudence shall be ensured through :
a) Purchase of professional liability insurance or setting up the investor protecting funds, provision funds for loss and compensating for damages under the provisions of Article 11 of this Circular;
b) Making provisions for devaluation of securities as prescribed in Article 7 of this Circular.
b) Making provisions for losses on securities investment as prescribed in Article 8 of this Circular.
b) Making provisions for operational risk and financial reserve funds as prescribed in Article 14 of this Circular.
dd) Making provisions for bad debts in compliance with regulations for businesses.
Article 7. Provision for devaluation of securities
1. Conditions for making provisions
a) The securities are recorded at cost prices by securities companies, asset management companies in accordance with the law on accounting.
b) The actual prices of securities freely traded on the market at the time of making the financial statement are lower than their prices on the accounting book.
c) Securities are restricted from transfer under the provisions of law and provisions for devaluation of treasury stock are not allowed.
2. The method of provision:
The level of securities devaluation provision shall be calculated by the following formula:
The level of securities devaluation provision |
= |
Number of devaluated securities at the time of making the financial statement |
x |
|
Price of securities on the accounting book |
- |
The actual securities price on the market |
|
3. Determination of the actual securities price on the market for provision:
a) For listed securities, traded registered securities, traded securities price for provision shall be the actual securities price at the Stock Exchange of the latest trading date before the date of setting up the provision, specifically :
- For securities listed on the Stock Exchange, the actual price on the market shall be the closing price on the latest trading date before the date of setting up the provision
- For traded registered securities (traded registered stocks in UPCOM), the actual price on the market shall be the closing price on the latest trading date before the date of setting up the provision.
b) For unlisted and unregistered securities:
- Securities actual price on the market which is a basis for provision shall be the average price of the actual transactions according to the quoting of 3 companies trading securities at the latest time of setting up provision but not more than one month before the date of setting up the provision.
If securities do not have arising actual transactions during such period, provision shall not be set up.
-The manager or administrator of securities companies selected to quote shall not have relationship with the manager and administrator of the securities companies/asset management company quoted as prescribed in the Law on Securities.
-Securities companies quoting are entitled to charge for securities companies / asset management companies requesting to quote the quotation and shall be responsible for the accuracy and truthfulness of the information provided. Charge rates shall be mutually agreed
c) For delisted or suspended securities from the 6th trading date onwards, the actual securities price shall be the book value on the latest date of making the balance sheet.
4. Rules for provisions:
a) Provisions for every kind of investment securities that devaluate compared to their book values when the financial statement is made shall be set up and included in the list of security devaluation provisions, which is the basis for inclusion in financial expenses of the securities company or asset management company;
b) Every securities company and asset management company shall set up the provision at the end of accounting periods when the quarterly or annual financial statement is made;
c) If the actual value of the securities can not be determined, the securities companies, asset management companies must not set up the securities devaluation provision.
5. Handling of securities devaluation provision :
a) The handling of securities devaluation provision shall be at the end of the quarter, year on the date of the quarterly, annual financial statements are made ;
b) If the securities devaluation provision set up in a period is equal to the balance of the provision set up in the previous period, it shall not be set up;
c) If the provision set up in a period is higher than the balance of the unused provision in the previous period, the difference shall be included in financial expense;
d) If the provision set up in a period is lower than the balance of the unused provision in the previous period, the company shall reverse the inclusion of the difference in expense and reduce the financial expense/record a decrease in financial expense.
Article 8. Provision for losses on long-term financial investments
1. Securities companies, asset management companies shall set up a provision for losses on long-term financial investments as prescribed in the law for businesses.
2. The provision for losses on long-term financial investments shall be set up at the end of the accounting period when the annual financial statement is made
MANAGEMENT OF REVENUES, EXPENSES
Revenue and income from securities companies, asset management companies shall include:
1. Revenues from business operation
a) Revenues from business operation of a securities company include:
- Revenue from securities brokerage and products of securities brokerage (deputed account);
- Revenue from proprietary trading
- Revenue from issue guarantee, issue broker
- Revenue from finance consultation
- Revenue from securities investment consultation
- Revenue from mandate, bidding
- Revenue from securities depository ;
- Revenue from operations
b) Revenues from business operation of an asset management company include :
- Revenue from securities investment fund management and securities investment company
- Revenue from securities investment consultation
- Revenue from investment portfolio consultation
- Revenue from reward when the investment results of the fund, the portfolio exceed the reference rate based on contracts with customers;
- Revenue from issuing fund certificates or stocks from securities Investment Company
- Revenue from fees from investment as designated for foreign investors;
- Revenue from repurchase, conversion of fund certificates;
- Revenue from operations
2. Revenues from financial activities include those from:
a) Contribution of capital;
b) Interest on deposits;
c) Exchange differences
d) Revenue from dividends and bond interest of proprietary trading self and dividends, bond interest, the difference between purchase and sale of securities of financial investments; Revenue of loans, deposits;
dd) Estimated revenue from stocks and bond interest ;
e) Revenue from financial activities and investment
3. Other income includes revenues from the lease, liquidation or sale of fixed assets which are not used for the securities trading ; revenue from penalty charges; revenue from insurance indemnity for asset losses; the other legitimate incomes.
Article 10. Rules for determining revenues
Securities companies, asset management companies shall record revenue and other income in accordance with the accounting standards for revenue and other income, as follows:
1. Revenue shall be the total value of the economic benefits of securities companies, asset management companies in the accounting period.
2. The revenue arising in the period shall have valid invoices and/or documentary evidence and be fully accounted for.
3. Revenues from exchange differences from revaluation of foreign currency and gold shall be recorded in accordance with accounting standards and provisions of current laws
Operation expenses of securities companies, asset management companies shall be the actual costs incurred during the period related to business activities, including: 0}
1. Operation expenses
a) For securities companies, operation expenses shall include:
- Expense on securities brokerage ;
- Expense on proprietary trading
- Expense on issue guarantee, issue brokerage
- Expense on consultation
- Expense on securities depository ;
- Expense on mandate, bidding
- Expense on professional liability insurance for the securities operation in securities company or expense on setting up investor protection fund to indemnify the damages to investors due to technical problems and staff’s negligence in their work as prescribed in Article 71 of the Securities Law. Setting up and using the investor protection fund shall comply with the law;
- Other expenses of operation
b) For asset management companies, operation expenses shall include:
- Expense on securities investment asset management and administrative expense of securities investment company
- Expense on establishment of the fund, securities investment companies
- Expense on securities investment portfolio management and expense on consultation of securities investment.
- Expense on purchase of professional liability insurance for practitioner in asset management companies or setting up loan loss provision and indemnifying the damages for investors due to technical problems and practitioner’s negligence in their work; indemnify for investors and open ended fund if the open ended fund is wrongly valuated as prescribed in Article 71 of the Securities Law Setting up and using the investor protection fund shall comply with the law;
- Other operating expenses
2. Expense of financial activities shall include the expenses related to outside investment activities, such as expense on pay loan interest for securities companies, raising capital expense, investment expense, exchange differences; securities devaluation provision, provision for devaluation of finance investments, bad debt provision; Other financial expenses.
3. Business administration expense
a) Expense on fixed asset depreciation according to current regulations, expense on maintenance and repairing fixed assets
b) Expense on tools, instruments; cost of raw materials, fuels, and materials;
c) Business trip allowances
d) Expense on purchased services: electricity, water, phone, repairing fixed assets; auditing, legal services, property insurance, accident insurance, stationery, transport, fire prevention, fire fighting; use of the equipment system of the Securities Exchange, monitoring in accordance with law, hiring experts and or other purchased services;
dd) Expenses on advertising, marketing, promotion, reception, festivities, transaction, foreign, conferences, meetings, professional training and other expenses as prescribed ;
e) Expense on salary and salary-related payments under the current regulations prescribed by the Board of Directors / Board of Member / Chairman of the Company under the regulations of the Company;
g) Deductions as prescribed by the State, such as social insurance, health insurance, trade union fees, unemployment insurance .
4. Expense on taxes, charges and fees as prescribed by law
5. Other legitimate expenses such as:
a) Expense on liquidation, lease or sale of assets;
b) Expense on fees payable to the association, organization of which the securities company or asset management company is a member;
c) Other expenses
Article 12. Principles of determining expenses
1. Operation expenses of securities companies, asset management companies shall be the expense incurred during the period related to business activities.
2. Expense recorded shall comply with the principle of compatibility between revenues and expenses, have enough legal documents as prescribed by law.
3. The following Expenses shall not be accounted for by securities companies, asset management companies.
a) Expenses covered by other funding sources ;
b) Expenses not related to business activities, expenses without valid documents;
c) Expenses accounted for but not actually spent ;
d) Expenses on fines for administrative violations, financial regulation violations
e) Expenses that are not deductible when determining enterprise income taxable income under the provisions of the law on enterprise income tax income.
Operation profit of securities companies, asset management companies shall be the total profit from professional operation, financial activity and other activities
Article 14. Distribution of profits
1. Conditions for the distribution of profits and principles of the distribution of profits shall be complied with the provisions of the Circular guiding the establishment and operation of securities companies, asset management companies and other provisions of the relevant law. Securities companies, asset management companies shall share the profits to members, shareholders after meeting the conditions specified in the law.
2. Operation profit of securities companies, asset management companies after offsetting losses of the last year under the provisions of the Law on Enterprise income tax and pay enterprise income tax shall be distributed as follows
a) Add 5% of the profit to additional reserve fund of charter capital until the balance is equal to 10% of the charter capital;
a) Add 5% of the profit to operational risk and financial reserve funds until the balance is equal to 10% of the charter capital;
3. The remaining profit distribution shall be decided by the Shareholder Meeting / Member Board / Owners of securities companies, asset management companies.
Article 15. The purpose of the Funds
1. Additional reserve fund of charter capital shall be used for annual supplementation of charter capital of the securities company or asset management company as decided by their Shareholder Meeting/ Board Member / Owners . The annual set-up level shall be decided by the Shareholder Meeting / Member Board/ Owners of securities companies, asset management companies under the regulations of the companies.
2. Operational risk and financial reserve funds shall be used to cover the remaining of the property loss and damage incurred in the course of operation after being offset by indemnities paid by the organizations, individuals causing the damage, the insurers. Investor protection fund shall be used for securities firms. Risk reserve and loss indemnity fund shall be used for asset management companies and the provision set up in expense shall be used. Board of Directors /member Board of securities companies, asset management companies shall manage and use this fund.
3. It is strictly forbidden that securities companies, asset management companies use the additional reserve fund of charter capital, and operational risk and financial reserve funds to pay dividends.
ACCOUNTING, FINANCIAL AUDIT AND FINANCIAL INSPECTION REGULATIONS
Article 16. Accounting Audit regulations
1. The fiscal year of securities companies, asset management companies shall begin on January 1 and ends on December 31 of the calendar year. The first fiscal year of securities companies, asset management companies shall begin from the date of establishment and end on December 31 of the year. If the first fiscal year is shorter than 4 (four) months, that year’s financial statements shall be audited along with the financial statements for the following year.
2. Securities companies, asset management companies shall implement the accounting regulations as prescribed by the Ministry of Finance, and fully record the original documents, update the accounting books and account fully, promptly, truly, accurately, objectively the economic and finance activities.
3. The annual financial statements and interim financial statements of the securities company, the asset management company must be audited by an audit organization approved by the State Securities Commission before they are submitted to the shareholder meeting / member board / owners for review and approval in accordance with the regulations of the company. Auditing the financial statements shall comply with the law guiding the establishment and operation of securities companies, asset management companies.
4. President of the Board of Directors/ President of the Board of Members/ President of the company or General Director (Director) of securities companies, asset management companies shall be responsible for accuracy, truthfulness of the financial statements
Article 17. Report on the financial situation and securities.
1. Financial statement of securities companies, asset management companies shall include:
a) Annual financial statements, interim financial statements , quarterly financial statements in accordance with accounting regulations applied to securities companies, asset management companies;
b) Annual financial statements, interim financial statements of securities companies, asset management companies shall comply with the provisions of paragraph 3 of Article 16 of this Circular.
2. Report on the securities investment shall include:
a) Report on the securities investment , setting up and processing for securities investment devaluation provision (Appendix 1 enclosed with this Circular) which shall include detailed explanation about the number and type of securities that securities companies, asset management companies currently hold, value according to books and actual value at the time quarterly and annually financial statements are made; source of reference prices as a basis for setting up the provision; reverting the provision;
b) Report on long-term financial investments; setting up and processing for loss provision in long-term financial investments (Appendix 2 this Circular) which shall include detailed explanations about the contribution of capital, outside investment of securities companies, asset management companies.
3. Deadline for submission of financial statements:
a) The deadline for submission of annual financial statements audited by an auditing organization approved by the State Securities Commission shall be within 90 days after the end of the fiscal year;
b) The deadline for submission of the interim financial statements audited by the audit organization approved by the State Securities Commission shall be within 45 days after the end of the first 6 months of the fiscal year
c) The deadline for submission of quarterly financial statements shall be at the latest on the 20th day of the first month of the following quarter;
d) The deadline for submission of reports on securities investment as prescribed in paragraph 2 of this Article shall be within 30 days after the end of the fiscal year.
4. Recipients
Securities companies, asset management companies shall make and submit the reports specified in Clauses 1 and 2 of this Article to the State Securities Commission. .
5. The information disclosure on annual financial statements of securities companies, the asset management company shall comply with the provisions in the Securities Law, the provisions on information disclosure on the securities market and the amended ,supplemented or replaced documents (if any).
Article 18. Inspection and actions against financial violations
1. Form of finance inspection
a) Periodical or irregular financial inspection;
b) Inspection according to the special subject at the request of finance management.
2. Inspecting agencies .
a) State Securities Commission shall:
- Comprehensively inspect and monitor the operations of securities companies, asset management companies, including the financial activities.
- Report to the Ministry of Finance on the violations, the problems related to the implementation of the financial regulations of the securities companies, asset management companies detected during the inspection and supervision for improvements in regulations and policies.
b) Ministry of Finance:
The Ministry of Finance shall inspect the finance management and comply with financial regulations of securities companies, asset management companies to improve financial management regulations as prescribed by law on inspection.
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS INVOLVED
Article 19. Securities companies, fund management companies shall
1. Comply with the financial regulations of this Circular, the provisions of the securities laws and securities market, the provisions of the tax law.
2. Implement the reporting regulations under the provisions of this Circular and the provisions of the securities law.
Article 20. State Securities Commission shall:
Inspect and supervise the finance of the financial securities companies, asset management companies under the provisions of this Circular.
1. This Circular takes effect from November 21, 2014 and is applicable from financial year 2014.
2. This Circular shall replace the Ministry of Finance’s Circular No. 11/2000 / TT-BTC dated February 01, 2000, guiding the financial management regulations for joint-stock and limited liability securities companies .
3. Any problems arising in the course of implement should be reported to the Ministry of Finance for study, consideration and solving. /.
|
PP. MINISTER |