Chương VI Thông tư 13/2018/TT-BYT: Điều khoản thi hành
Số hiệu: | 13/2018/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 30/06/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn chất lượng đối với dược liệu, thuốc cổ truyền
Ngày 15/5/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2018/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền.
Theo đó, việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng đối với dược liệu, thuốc cổ truyền được quy định như sau:
- Dược liệu, thuốc cổ truyền phải áp dụng chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền theo dược điển hoặc theo tiêu chuẩn cơ sở của cơ sở sản xuất, chế biến.
- Đối với cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền phải thẩm định tiêu chuẩn chất lượng do cơ sở sản xuất công bố áp dụng tại phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GLP).
- Bộ Y tế tổ chức thẩm định hồ sơ và phê duyệt tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định về đăng ký dược liệu, thuốc cổ truyền chưa có giấy đăng ký lưu hành.
Thông tư 13/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2018; bãi bỏ Thông tư 05/2014/TT-BYT và các quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền tại Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010.
Văn bản tiếng việt
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 6 năm 2018.
2. Bãi bỏ các văn bản, quy định sau đây kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực:
a) Các quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền tại Thông tư số 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc;
b) Thông tư số 05/2014/TT- BYT ngày 14/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung.
1. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện Thông tư này;
b) Chủ trì phối hợp với Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh:
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền để kiểm tra chất lượng trình Bộ Y tế xem xét, phê duyệt và bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch theo thẩm quyền;
- Triển khai việc lấy mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền để kiểm tra chất lượng và cập nhật vào hệ thống dữ liệu thông tin kiểm tra chất lượng thuốc của Bộ Y tế các thông tin về mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền được lấy (bao gồm các thông tin: tên thuốc cổ truyền, tên dược liệu, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, số lô, hạn dùng, số giấy đăng lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở lấy mẫu) và kết quả kiểm tra chất lượng đối với mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền;
c) Cung cấp cho Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc thành phố Hồ Chí Minh mẫu nhãn và bản tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền đã được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu, bản cập nhật trong trường hợp có thay đổi.
d) Tổ chức kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất, chế biến, lưu hành và sử dụng trên toàn quốc; Chỉ đạo, giám sát hệ thống kiểm nghiệm thuốc trên toàn quốc về kiểm nghiệm dược liệu, thuốc cổ truyền; Kết luận về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền trên cơ sở kết quả kiểm nghiệm dược liệu, thuốc cổ truyền của cơ sở kiểm nghiệm của nhà nước và các hồ sơ liên quan; Thực hiện thu hồi dược liệu vi phạm theo quy định tại Điều 102 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật dược;
đ) Chủ trì hoặc phối hợp thực hiện chức năng kiểm tra nhà nước, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền theo thẩm quyền;
e) Tổng hợp báo cáo sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền trên toàn quốc, trước ngày 30 tháng 12 hằng năm;
g) Cập nhật đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền danh sách các cơ sở có Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu tại địa phương.
2. Sở Y tế tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền trên địa bàn và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng kế hoạch lấy mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền để kiểm tra chất lượng trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt và bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch theo thẩm quyền;
c) Cập nhật vào hệ thống dữ liệu thông tin kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền của Bộ Y tế các thông tin về mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền được lấy (bao gồm các thông tin: tên thuốc cổ truyền, tên dược liệu, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, số lô, hạn dùng, số giấy đăng lưu hành hoặc giấy phép nhập khẩu, cơ sở sản xuất, cơ sở nhập khẩu, cơ sở lấy mẫu) và kết quả kiểm tra chất lượng đối với mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền.
d) Tổ chức việc thu thập thông tin và cập nhật đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế tỉnh danh sách các địa điểm, cơ sở nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu tại địa phương.
3. Hệ thống kiểm nghiệm dược liệu, thuốc cổ truyền có trách nhiệm:
a) Cơ sở kiểm nghiệm thuốc tuyến Trung ương (Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh):
- Thực hiện phân tích, kiểm nghiệm mẫu để xác định chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất, lưu hành, sử dụng; báo cáo kết quả kiểm nghiệm về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) và Sở Y tế tỉnh nơi lấy mẫu đối với mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
- Nghiên cứu, thiết lập và công bố trên Trang thông tin điện tử của các Viện và của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền danh mục các chất chuẩn, chất đối chiếu, tạp chất chuẩn phục vụ cho việc phân tích, kiểm nghiệm mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền được sản xuất, nhập khẩu, lưu hành, sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam;
- Chịu trách nhiệm cung cấp cho Trung tâm kiểm nghiệm thuốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn dược phân công bản sao hoặc văn bản điện tử của tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền.
b) Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Thực hiện phân tích, kiểm nghiệm mẫu để xác định chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền sản xuất, lưu hành, sử dụng;
- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm về Sở Y tế tỉnh và Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) đối với mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
4. Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm:
a) Tổ chức nghiên cứu triển khai việc thực hiện quy định của pháp luật về quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền được ban hành tại Thông tư này;
b) Bảo đảm chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền trong suốt quá trình hoạt động của cơ sở; Thực hiện hoạt động quản lý chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền theo đúng phạm vi được cấp phép trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật;
c) Phải bảo quản dược liệu, thuốc cổ truyền nhập khẩu tại kho đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc sau khi được thông quan;
d) Thường xuyên báo cáo, cập nhật các tài liệu chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu về Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền để đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
đ) Khi phát hiện dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả thì tách riêng và thực hiện ngay việc truy xuất nguồn gốc của dược liệu, thuốc cổ truyền và thông báo ngay cho các cơ quan quản lý, kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền và cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền khác.
5. Trong giai đoạn lực lượng kiểm soát viên chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền các cấp chưa được bổ nhiệm, Bộ Y tế giao:
a) Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Viện Kiểm nghiệm thuốc Thành phố Hồ Chí Minh, theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động được phân công:
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền để kiểm tra, giám sát chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền; dự trù và tiếp nhận sử dụng kinh phí hàng năm cho hoạt động lấy mẫu, thử nghiệm mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Thực hiện việc lấy mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền theo kế hoạch được phê duyệt tại cơ sở kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền của Bộ Y tế. Cập nhật thông tin về mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền được lấy để kiểm tra chất lượng và kết quả kiểm nghiệm trên Trang thông tin điện tử của Viện;
- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền) và Sở Y tế nơi lấy mẫu đối với mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
b) Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chịu trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch lấy mẫu để kiểm tra giám sát chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền; dự trù và tiếp nhận sử dụng kinh phí hàng năm cho hoạt động lấy mẫu, thử nghiệm mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Thực hiện lấy mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền để kiểm tra chất lượng theo kế hoạch được phê duyệt tại cơ sở kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền;
- Cập nhật thông tin về mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền được lấy để kiểm tra chất lượng và kết quả kiểm nghiệm trên Trang thông tin điện tử của Trung tâm;
- Báo cáo kết quả kiểm nghiệm về Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền), Sở Y tế đối với các mẫu dược liệu, thuốc cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm:
a) Chỉ được sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng theo quy định tại Điều 14 Thông tư này và được cung cấp bởi các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền có trong cơ sở theo tiêu chuẩn chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền đã trúng thầu. Trường hợp phát hiện dược liệu, thuốc cổ truyền không bảo đảm chất lượng, dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả thì tách riêng và thực hiện ngay việc truy xuất nguồn gốc của dược.
7. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý, thanh tra, kiểm tra chất lượng thuốc trong công tác phòng chống dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả:
a) Thực hiện việc tiếp nhận thông tin phản ánh từ các tổ chức, cá nhân có liên quan, công bố các địa chỉ liên lạc cần thiết (số điện thoại trực, email, fax...);
b) Truyền thông, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp về tác hại của dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả, các dấu hiệu nhận biết, các biện pháp phòng tránh mua dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả và cách thức thông báo cho các cơ quan quản lý nhà nước về các trường hợp nghi ngờ dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả;
c) Thông báo công khai trên Cổng/Trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng phù hợp khác về dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả phát hiện trên thị trường, kết quả xử lý các trường hợp phát hiện;
d) Thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra giám sát thị trường, kịp thời phát hiện các dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả lưu hành trên thị trường;
đ) Phối hợp và hỗ trợ các cơ quan chức năng điều tra truy tìm nguồn gốc của dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả;
e) Xử lý theo quy định các trường hợp vi phạm về sản xuất, buôn bán dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả, không rõ nguồn gốc, nhập lậu;
g) Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền là đầu mối phối hợp, liên lạc, trao đổi thông tin về dược liệu giả, thuốc cổ truyền giả với các tổ chức quốc tế liên quan (WHO...) và các cơ quan quản lý dược các nước.
8. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:
a) Thường xuyên cập nhật các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền để giám sát việc thanh toán bảo hiểm y tế;
b) Tạm dừng thanh toán bảo hiểm trong các trường hợp dược liệu, thuốc cổ truyền chưa chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.
Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh dược và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền, Bộ Y tế để xem xét giải quyết./.
1. This Circular comes into force from June 30, 2018.
2. The following documents shall be abrogated from the date of entry into force of this Circular:
a) Regulations on quality of herbal ingredients and traditional drugs of the Circular No. 09/2010/TT-BYT dated April 28, 2010 by Minister of Health providing guidelines for management of drug quality;
b) The Circular No. 05/2014/TT-BYT dated February 14, 2014 by Minister of Health on application of herbal ingredients and traditional ingredients in health facilities.
Article 22. Terms of reference
If legislative documents referred to herein are superseded or amended, the new ones shall apply.
Article 23. Implementation organization
1. The Traditional Medicine Administration of Vietnam has the responsibility to:
a) Take charge and cooperate with relevant agencies to disseminate and organize the implementation of this Circular;
b) Take charge and cooperate with the National Institute of Drug Quality Control and the Institute of Drug Quality Control of Ho Chi Minh City in:
- Formulating the plan for sampling of herbal ingredients and traditional drugs for testing their quality, submitting the plan to the Ministry of Health for considering giving approval, and allocating budget for implementing the plan intra vires;
- Organizing sampling of herbal ingredients and traditional drugs for testing their quality and updating the drug quality information system of the Ministry of Health with information concerning samples taken (including name of traditional drug, name of herbal ingredient, concentration/ content, dosage form, batch number, expiry date, registration number or import license number, manufacturer, importer or establishment where samples are taken) and quality testing results;
c) Provide the National Institute of Drug Quality Control and the Institute of Drug Quality Control of Ho Chi Minh city with specimens of labels and standards for quality of herbal ingredients/ traditional drugs granted certificate of free sale or import license, and adjusted ones, if any.
d) Conduct inspection of quality of herbal ingredients and traditional drugs manufactured, prepared and sold nationwide; instruct and supervise testing facilities taking charge of testing herbal ingredients and traditional drugs nationwide; reach conclusions about quality of herbal ingredients and traditional drugs based on testing reports given by state-owned testing facilities and relevant documents; organize recall of herbal ingredients failing to meet quality standards in accordance with regulations in Article 102 of the Government's Decree No. 54/2017/ND-CP dated May 08, 2017;
dd) Take charge or cooperate in performing state inspection and handling violations against regulations on quality of herbal ingredients and traditional drugs intra vires;
e) Consolidate reports on use of herbal ingredients and traditional drugs nationwide by December 30 of every year;
g) Update its website with the list of establishments making commitments to sites where herbal ingredients are cultivated and harvested.
2. Each Provincial Department of Health has the responsibility to:
a) Conduct inspection of quality of herbal ingredients and traditional drugs in the province and take actions against violations according to law regulations;
b) Formulate the plan for sampling of herbal ingredients and traditional drugs for testing their quality, submitting the plan to the Provincial People’s Committee for considering giving approval, and allocating budget for implementing the plan intra vires;
c) Update the drug quality information system of the Ministry of Health with information concerning samples of herbal ingredients and traditional drugs taken (including name of traditional drug, name of herbal ingredient, concentration/ content, dosage form, batch number, expiry date, registration number or import license number, manufacturer, importer or establishment where samples are taken) and quality testing results.
d) Collect information and update its website with the list of locations and establishments growing, harvesting and extracting herbs in the province.
3. Responsibility of herbal ingredient and traditional drug testing facilities:
a) Central-level testing facilities (including the National Institute of Drug Quality Control and the Institute of Drug Quality Control of Ho Chi Minh city) shall:
- Carry out analysis and testing of samples so as to determine the quality of herbal ingredients and traditional drugs manufactured, sold and used; send testing reports to the Ministry of Health (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) and the Department of Health of province where samples are taken if samples of herbal ingredients and traditional drugs fail to meet quality standards under the provisions of Article 10 herein;
- Do research, establish and publish on their websites and the website of the Traditional Medicine Administration of Vietnam the list of reference standards, reference substances and impurity reference substances used for analysis and testing of samples of herbal ingredients and traditional drugs manufactured, imported, sold and used in the territory of Vietnam;
- Provide testing centers of provinces and central-affiliated cities as assigned with the copies or electronic files of quality standards of herbal ingredients and traditional drugs.
b) Testing centers of provinces and central-affiliated cities shall:
- Conduct analysis and testing of samples so as to determine the quality of herbal ingredients and traditional drugs manufactured, sold and used;
- Send testing reports to the Provincial Department of Health and the Ministry of Health (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) if samples of herbal ingredients and traditional drugs fail to meet quality standards under the provisions of Article 10 herein.
4. Establishments trading in herbal ingredients and traditional drugs shall:
a) Comply with regulations on quality of herbal ingredients and traditional drugs herein;
b) Ensure quality of their herbal ingredients and traditional drugs; manage quality of herbal ingredients and traditional drugs according to the licensed scope of business and in compliance with law regulations;
c) Preserve imported herbal ingredients and traditional drugs at warehouses meeting Good Storage Practice requirements after being granted customs clearance;
d) Regularly report and provide documents proving the origins of herbal ingredients to the Traditional Medicine Administration of Vietnam for publishing on its website;
dd) Separately store counterfeit herbal ingredients/ traditional drugs when discovering, trace back to their origins and inform competent quality inspection agencies and other traders.
5. While herbal ingredient/ traditional drug quality controllers are not assigned at all levels, the Ministry of Health shall:
a) Assign the National Institute of Drug Quality Control and the Institute of Drug Quality Control of Ho Chi Minh city, within the ambit of assigned functions, duties and scope of operation, to:
- Formulate the plan for sampling of herbal ingredients and traditional drugs for testing quality; estimate and receive annual budget allocated for cover testing expenses;
- Take samples of herbal ingredients and traditional drugs according to the approved plan;
- Establish and develop the herbal ingredient and traditional drug quality information system of the Ministry of Health. Update their websites with information concerning samples of herbal ingredients and traditional drugs taken for quality testing and testing results;
- Send testing reports to the Ministry of Health (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) and the Department of Health of province where samples are taken if samples of herbal ingredients and traditional drugs fail to meet quality standards under the provisions of Article 10 herein.
b) Assign testing centers of provinces and central-affiliated cities to:
- Formulate the plan for sampling of herbal ingredients and traditional drugs for testing quality; estimate and receive annual budget allocated for cover testing expenses;
- Take samples of herbal ingredients and traditional drugs for testing their quality according to the approved plan;
- Update their websites with information concerning samples of herbal ingredients and traditional drugs taken for quality testing and testing results;
- Send testing reports to the Ministry of Health (via the Traditional Medicine Administration of Vietnam) and Provincial Departments of Health if samples of herbal ingredients and traditional drugs fail to meet quality standards under the provisions of Article 10 herein.
6. Health facilities have the responsibility to:
a) Use and apply herbal ingredients and traditional drugs that have clear origins as prescribed in Article 14 herein and are supplied by establishments granted certificate of eligibility to trade herbal ingredients and traditional drugs;
b) Carry out periodic inspection or unexpected inspection of quality of herbal ingredients and traditional drugs used in health facilities according to quality standards applicable to selected herbal ingredients and traditional drugs. Separately store herbal ingredients and traditional drugs when finding that they fail to meet quality standards, and immediately trace to their origins.
7. Drug quality inspections agencies shall assume the responsibility to prevent and control counterfeit herbal ingredients and traditional drugs. To be specific:
a) Receive information and proposals given by relevant organizations and individuals, and publicly announce contact information (including telephone number, email and fax, etc.);
b) Disseminate adverse effects of counterfeit herbal ingredients and traditional drugs, signs for indentifying and measures for avoiding buying counterfeit herbal ingredients and traditional drugs, and ways to report regulatory authorities on suspected herbal ingredients and traditional drugs;
c) Publish on their websites and other appropriate means of mass media information concerning counterfeit herbal ingredients and traditional drugs discovered and handling results;
d) Directly carry out or cooperate with relevant agencies to carry out market surveillance so as to discover and handle counterfeit herbal ingredients and traditional drugs sold on the market in a timely manner;
dd) Cooperate and assist relevant authorities to investigate and trace back to the origins of counterfeit herbal ingredients and traditional drugs;
e) Take actions against the manufacture and trading in herbal ingredients and traditional drugs which are counterfeit, illegally imported or have unknown origins;
g) The Traditional Medicine Administration of Vietnam shall take charge of cooperating, communicating and exchanging information concerning counterfeit herbal ingredients and traditional drugs with relevant international organizations (such as WHO) and foreign pharmaceutical agencies.
8. Social security agencies shall:
a) Regularly update information concerning the origins of herbal ingredients published on the website of the Traditional Medicine Administration of Vietnam so as to manage the payment of costs covered by health insurance fund;
b) Suspend payment for covered services in case the origins of herbal ingredients/ traditional drugs are unidentified.
Article 24. Responsibility for implementation
The Director of Traditional Medicine Administration of Vietnam, Chief of the Ministry’s Office, the Ministry’s Chief Inspector, heads of departments and affiliates of the Ministry of Health, the Provincial Departments of Health, establishments trading in herbal ingredients and traditional drugs, and other relevant authorities, organizations and individuals shall implement this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be promptly reported to the Traditional Medicine Administration of Vietnam affiliated to the Ministry of Health for consideration./.