Chương IV Thông tư 13/2018/TT-BYT: Nguồn gốc, xuất xứ của dược liệu, thuốc cổ truyền
Số hiệu: | 13/2018/TT-BYT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 30/06/2018 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn chất lượng đối với dược liệu, thuốc cổ truyền
Ngày 15/5/2018, Bộ Y tế ban hành Thông tư 13/2018/TT-BYT quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền.
Theo đó, việc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng đối với dược liệu, thuốc cổ truyền được quy định như sau:
- Dược liệu, thuốc cổ truyền phải áp dụng chất lượng của dược liệu, thuốc cổ truyền theo dược điển hoặc theo tiêu chuẩn cơ sở của cơ sở sản xuất, chế biến.
- Đối với cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền phải thẩm định tiêu chuẩn chất lượng do cơ sở sản xuất công bố áp dụng tại phòng kiểm nghiệm đạt Thực hành tốt phòng thí nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GLP).
- Bộ Y tế tổ chức thẩm định hồ sơ và phê duyệt tiêu chuẩn chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định về đăng ký dược liệu, thuốc cổ truyền chưa có giấy đăng ký lưu hành.
Thông tư 13/2018/TT-BYT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/6/2018; bãi bỏ Thông tư 05/2014/TT-BYT và các quy định về chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền tại Thông tư 09/2010/TT-BYT ngày 28/4/2010.
Văn bản tiếng việt
1. Cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc để bảo đảm khả năng nhận diện, truy tìm sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình nuôi trồng, thu hái dược liệu, kinh doanh, sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền.
2. Việc truy xuất nguồn gốc phải bảo đảm xác định được thông tin về cơ sở cung cấp và cơ sở sản xuất dược liệu, thuốc cổ truyền trong suốt quá trình kinh doanh, sử dụng của cơ sở.
1. Tài liệu chứng minh nguồn gốc đối với dược liệu nhập khẩu không thuộc danh mục dược liệu phải đăng ký lưu hành, bao gồm:
a) Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của từng lô dược liệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (Giấy C/O);
b) Giấy chứng nhận chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế (C/Q) (kèm theo bản dịch ra Tiếng Việt) đối với từng lô dược liệu và Phiếu kiểm nghiệm (kèm theo bản dịch ra Tiếng Việt) đối với từng lô dược liệu.
2. Tài liệu chứng minh nguồn gốc đối với dược liệu được cơ sở trong nước nuôi trồng, thu hái dược liệu hoặc khai thác dược liệu tự nhiên đạt Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu, khai thác thác dược liệu tự nhiên (GACP), bao gồm: Tài liệu chứng minh cơ sở đạt Thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu, khai thác dược liệu tự nhiên (GACP).
3. Tài liệu chứng minh nguồn gốc đối với dược liệu do cơ sở kinh doanh thu mua từ các cá nhân trong nước nuôi trồng, thu hái dược liệu hoặc khai thác dược liệu, bao gồm: Bản cam kết về địa điểm nuôi trồng, thu hái dược liệu tại địa phương theo mẫu quy định tại Mẫu số 06 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tài liệu chứng minh nguồn gốc đối với dược liệu thuộc danh mục dược liệu phải đăng ký lưu hành là Giấy đăng ký lưu hành dược liệu.
5. Tài liệu chứng minh nguồn gốc đối với thuốc cổ truyền, bao gồm:
a) Tài liệu chứng minh nguồn gốc của nguyên liệu để sản xuất thuốc cổ truyền;
b) Giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền.
1. Cơ sở kinh doanh dược phải lưu giữ các tài liệu bằng bản giấy hoặc phần mềm quản lý liên quan đến mỗi lần nhận và mỗi lần cung cấp dược liệu, thuốc cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc bảo đảm đầy đủ, chính xác các thông tin sau:
a) Tên cơ sở sản xuất, tên cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
b) Thông tin về sản phẩm thuốc, nguyên liệu làm thuốc (tên sản phẩm, dạng bào chế, nồng độ hoặc hàm lượng, số lô, ngày sản xuất, hạn dùng...);
c) Số lượng nhận hoặc cung cấp;
d) Ngày nhận, ngày cung cấp;
đ) Tên, thông tin về địa chỉ, số điện thoại, email (nếu có) của người/cơ sở kinh doanh cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với mỗi lần nhận, của người/cơ sở kinh doanh nhận thuốc, nguyên liệu làm thuốc đối với mỗi lần cung cấp.
2. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu có thực hiện hoạt động phân phối, cơ sở bán buôn là đầu mối phân phối phải phối hợp với các cơ sở bán buôn, bán lẻ, thiết lập hệ thống chuỗi phân phối và có biện pháp theo dõi, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc, kiểm soát được đường đi và điều kiện bảo quản dược liệu, thuốc cổ truyền, nguyên liệu làm thuốc.
3. Thời gian lưu các tài liệu liên quan đến nguồn gốc, xuất xứ
a) Tài liệu liên quan đến nguồn gốc của dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải lưu ít nhất 06 tháng sau khi hết hạn dùng của dược liệu, vị thuốc cổ truyền;
b) Tài liệu liên quan đến nguồn gốc của thuốc cổ truyền phải lưu ít nhất 12 tháng sau khi hết hạn dùng của thuốc cổ truyền.
ORIGINS OF HERBAL INGREDIENTS AND TRADITIONAL DRUGS
Article 13. Checking origins of herbal ingredients and traditional drugs
1. Establishments trading in herbal ingredients/ traditional drugs and health facilities applying herbal ingredients/ traditional drugs are required to establish the origin tracing system so as to identify and trace the entire origins of herbal ingredients/ traditional drugs to their cultivation, harvesting, trading and use.
2. The information concerning suppliers and manufacturers of herbal ingredients/ traditional drugs must be traceable during the trading and use thereof by trading facilities and health facilities.
Article 14. Documents attesting origins of herbal ingredients and traditional drugs
1. Documents attesting the origin of imported herbal ingredients which are not in the list of herbal ingredients to be registered include:
a) Certificate of origin (C/O) issued by a competent authority of the exporting country to each batch of herbal ingredients;
b) Certificate of quality (C/Q) and Testing report (enclosed with Vietnamese translations thereof) issued to each batch of herbal ingredients.
2. Documents attesting the origin of herbal ingredients cultivated, harvested or naturally extracted by a domestic establishment meeting the Good Agricultural and Collection Practices (GACP) requirements include: Documents proving the fulfillment of the Good Agricultural and Collection Practices (GACP) requirements by that domestic establishment.
3. Documents attesting the origin of herbal ingredients acquired by a trading facility from domestic individuals cultivating, harvesting or naturally extracting herbal ingredients include: The commitment to sites where herbal ingredients are cultivated and harvested according to the Form No. 06 in the Appendix I enclosed herewith.
4. The document attesting the origin of herbal ingredients in the list of herbal ingredients to be registered is the Certificate of free sale.
5. Documents attesting the origin of traditional drugs include:
a) Documents proving the origins of ingredients of traditional drugs;
b) Certificate of free sale.
Article 15. Retention of documents concerning origins of herbal ingredients and traditional drugs
1. An establishment trading in herbal ingredients/ traditional drugs must fully keep hard copies or soft copies of documents concerning each receipt or supply of herbal ingredients, traditional drugs and traditional drug ingredients with the accurate information about:
a) Name of manufacturer or importer of herbal ingredients/ traditional drugs;
b) Information concerning herbal ingredients/ traditional drugs (name, dosage form, concentration or content, batch number, manufacturing date and expiry date, etc.);
c) Quantity of herbal ingredients/ traditional drugs received or supplied;
d) Date of receipt or supply;
dd) Name, address, telephone and email (if any) of the person/ facility supplying or receiving herbal ingredients/ traditional drugs.
2. Manufacturers, importers providing distribution service and wholesalers in charge of distribution service must cooperate with other wholesalers and retailers in establishing a distribution system and adopting measures for monitoring and ensuring the origin traceability as well as monitoring the story and storage conditions of herbal ingredients, traditional drugs and ingredients thereof.
3. Retention period of origin-related documents:
a) Documents concerning the origin of a herbal ingredient or traditional ingredient must be kept for at least 06 months after its expiry date;
b) Documents concerning the origin of a traditional drug must be kept for at least 12 months after its expiry date.