Chương IV Thông tư 12/2022/TT-NHNN: Mở và sử dụng tài khoản thực hiện khoản vay nước ngoài
Số hiệu: | 12/2022/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 30/09/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2022 |
Ngày công báo: | 17/10/2022 | Số công báo: | Từ số 777 đến số 778 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài
NHNN Việt Nam ban hành Thông tư 12/2022/TT-NHNN ngày 30/9/2022 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Theo đó, bên đi vay phải đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài với NHNN nếu thay đổi bất kỳ nội dung nào liên quan đến khoản vay được nêu tại văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của NHNN, trừ trường hợp:
- Thay đổi thời gian rút vốn, trả nợ gốc trong vòng 10 ngày làm việc so với kế hoạch đã được NHNN xác nhận;
- Thay đổi địa chỉ của bên đi vay nhưng không thay đổi tỉnh, thành phổ nơi bên đi vay đặt trụ sở chính;
- Thay đổi bên cho vay, các thông tin liên quan về bên cho vay trong khoản vay hợp vốn có chỉ định đại diện các bên cho vay, trừ trường hợp bên cho vay đồng thời là đại diện các bên cho vay và việc thay đổi đó làm thay đổi vai trò đại diện các bên cho vay;
- Thay đổi tên giao dịch thương mại của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng phục vụ giao dịch bảo đảm;
- Thay đổi kế hoạch trả lãi, phí của khoản vay so với kể hoạch đã được NHNN xác nhận nhưng không thay đổi cách xác định lãi, phủ quy định tại thỏa thuận vay.
- Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc, lãi, phí trong phạm vi 100 đơn vị tiền tệ của đồng tiền vay nước ngoài so với số tiền đã đăng ký.
- Thay đổi số tiền rút vốn, trả nợ gốc thực tế của một kỳ cụ thể ít hơn số tiền được nêu tại kế hoạch rút vốn, trả nợ.
Thông tư 12/2022/TT-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 15/11/2022 và thay thế Thông tư 03/2016/TT-NHNN , Thông tư 05/2016/TT-NHNN , Thông tư 05/2017/TT-NHNN .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài là tài khoản thanh toán của bên đi vay mở tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài; thực hiện giao dịch phái sinh để phòng ngừa rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài và các giao dịch chuyển tiền khác liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm cho khoản vay nước ngoài.
2. Đối với bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài:
a) Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài (không bao gồm khoản vay nêu tại điểm c khoản này):
Bên đi vay sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này. Trường hợp đồng tiền vay không phải là đồng tiền của tài khoản vốn đầu tư trực tiếp, bên đi vay được mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác để thực hiện khoản vay nước ngoài tại ngân hàng nơi bên đi vay mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.
Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này;
b) Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài: bên đi vay có thể sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp theo quy định tại điểm a khoản này hoặc tài khoản vay, trả nợ nước ngoài khác (không phải là tài khoản vốn đầu tư trực tiếp) để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài. Mỗi khoản vay theo quy định tại khoản này chỉ được thực hiện thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay ngắn hạn nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này;
c) Đối với các khoản vay ngắn hạn còn dư nợ gốc tại thời điểm tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn và bên đi vay sẽ thực hiện trả nợ trong thời gian 30 ngày làm việc tính từ ngày tròn 01 năm kể từ ngày rút vốn, bên đi vay thực hiện trả nợ qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài đang sử dụng cho khoản vay này;
d) Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là tổ chức cùng chịu trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài của bên đi vay ban đầu sau khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhất, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không bắt buộc sử dụng tài khoản vốn đầu tư trực tiếp để thực hiện hoàn trả khoản nợ mà tổ chức này chịu trách nhiệm liên đới.
3. Bên đi vay không phải là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài (rút vốn, trả nợ gốc, nợ lãi). Mỗi khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản. Bên đi vay có thể dùng 01 tài khoản cho 01 hoặc nhiều khoản vay nước ngoài. Nội dung thu, chi của tài khoản này được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Thông tư này.
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay không bắt buộc phải mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài tại một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài.
2. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là bên đi vay có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi các giao dịch liên quan đến việc vay nước ngoài của mình theo đúng các quy định hiện hành về hạch toán, kế toán đối với ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; chịu trách nhiệm và đảm bảo thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài theo đúng nội dung văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài như sau:
1. Các giao dịch thu:
a) Thu tiền rút vốn khoản vay nước ngoài;
b) Thu từ mua ngoại tệ từ tổ chức tín dụng được phép để chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài hoặc khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú, thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay;
c) Thu chuyển đổi ngoại tệ từ nguồn rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền giải ngân từ bên cho vay không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài;
d) Thu từ tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên đi vay mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam, tài khoản ngoại tệ của bên đi vay mở tại nước ngoài;
đ) Thu các khoản thu được phép từ giao dịch phái sinh liên quan đến khoản vay nước ngoài;
e) Thu lãi được nhận tính trên số dư tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các giao dịch chi:
a) Chi chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài;
b) Chi chuyển ra nước ngoài để thanh toán các loại phí theo thỏa thuận vay, thanh toán khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm là người không cư trú theo quy định tại Chương V Thông tư này;
c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của bên đi vay;
d) Chi bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép;
đ) Chi chuyển sang tài khoản ngoại tệ của bên đi vay mở tại nước ngoài để thực hiện các cam kết theo thỏa thuận vay nước ngoài;
e) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp đồng tiền trả nợ không phải là đồng tiền của tài khoản vay, trả nợ nước ngoài;
g) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản;
h) Chi các khoản chi được phép theo giao dịch phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất liên quan đến khoản vay nước ngoài.
Tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch liên quan đến khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam như sau:
1. Các giao dịch thu:
a) Thu chuyển khoản tiền rút vốn khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
b) Thu tiền rút vốn từ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam trong trường hợp bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam mở tại Việt Nam để giải ngân khoản vay;
c) Thu chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên đi vay;
d) Thu lãi được nhận tính trên số dư tài khoản theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Các giao dịch chi:
a) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay để thanh toán nợ (gốc, lãi) trong trường hợp bên cho vay sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;
b) Chi mua ngoại tệ để trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài trong trường hợp bên cho vay không sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam để thu hồi khoản nợ theo thỏa thuận vay;
c) Chi thanh toán khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm theo quy định tại Chương V Thông tư này;
d) Chi thanh toán các loại phí bằng đồng Việt Nam, chi mua ngoại tệ để thanh toán các loại phí bằng ngoại tệ liên quan đến khoản vay nước ngoài;
đ) Chi chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên đi vay;
e) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
1. Bên cho vay mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của người không cư trú tại 01 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để thực hiện các mục đích sau:
a) Giải ngân, thu hồi nợ của khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam trong trường hợp bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay;
b) Thu hồi nợ của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký;
c) Thu hồi nợ của khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo theo quy định tại Thông tư này.
2. Bên cho vay không được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều này cho các mục đích khác ngoại trừ các giao dịch như sau:
a) Thu từ nguồn lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay
b) Chi mua ngoại tệ để chuyển về tài khoản của bên cho vay ở nước ngoài;
c) Chi chuyển sang tài khoản thanh toán khác bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
d) Chi trả phí dịch vụ liên quan đến quản lý tài khoản và giao dịch chuyển tiền qua tài khoản theo quy định của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản.
3. Việc bên cho vay sử dụng tài khoản ngoại tệ của người không cư trú tại ngân hàng thương mại để giải ngân, thu hồi nợ đối với khoản vay nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
4. Trường hợp mở và sử dụng tài khoản trên lãnh thổ Việt Nam, bên cho vay có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về việc mở và sử dụng tài khoản của người không cư trú tại ngân hàng thương mại tại Việt Nam để thực hiện các giao dịch thu, chi liên quan đến khoản vay nước ngoài.
1. Đối với bên đi vay không phải là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, mọi giao dịch chuyển tiền (rút vốn, trả nợ) liên quan đến khoản vay nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay trừ các trường hợp quy định tại Điều 34 Thông tư này.
2. Các lệnh chuyển tiền giữa người cư trú và người không cư trú liên quan đến việc thực hiện giao dịch rút vốn, trả nợ (gốc, lãi), trả phí của khoản vay nước ngoài phải được ghi rõ mục đích chuyển tiền để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có cơ sở đối chiếu, kiểm tra, lưu giữ chứng từ và thực hiện giao dịch.
3. Bên đi vay có trách nhiệm ghi rõ và yêu cầu bên cho vay ghi rõ mục đích của giao dịch chuyển tiền liên quan đến khoản vay nước ngoài để làm cơ sở xác định nghĩa vụ nợ nước ngoài và chuyển tiền trả nợ khoản vay (gốc, lãi) khi đến hạn thanh toán.
1. Bên đi vay thực hiện chuyển tiền rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) thông qua 01 ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài.
a) Trường hợp thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, bên đi vay yêu cầu ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hiện tại xác nhận tình hình rút vốn, trả nợ liên quan đến khoản vay nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản mới tiếp tục theo dõi tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài;
b) Trường hợp thay đổi đồng tiền nhưng không thay đổi ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản, ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản có trách nhiệm giám sát việc rút vốn, trả nợ khoản vay nước ngoài theo quy định hiện hành về quản lý vay, trả nợ nước ngoài.
2. Đối với các khoản vay nước ngoài phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước, bên đi vay chỉ được thực hiện rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi, trừ trường hợp:
a) Rút vốn, trả một phần nợ gốc và lãi trong năm đầu tiên của khoản vay thuộc đối tượng đăng ký quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Thông tư này. Đối với các khoản vay ngắn hạn được ký thỏa thuận gia hạn thành trung, dài hạn trong thời gian 12 tháng tính từ ngày rút vốn đầu tiên, kể từ ngày ký thỏa thuận gia hạn, việc rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) khoản vay chỉ được tiếp tục thực hiện sau khi khoản vay được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký. Bên đi vay có trách nhiệm thông báo với Ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản về việc khoản vay ngắn hạn đã được ký thỏa thuận gia hạn thành khoản vay trung, dài hạn;
b) Rút vốn khoản vay phát sinh từ thỏa thuận vay nước ngoài để chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư thành vốn vay nước ngoài.
3. Bên đi vay chỉ được nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) khoản vay từ tài khoản của bên cho vay, đại diện của các bên cho vay hoặc ngân hàng đại lý thanh toán của các bên cho vay trong trường hợp khoản vay hợp vốn hoặc khoản vay có sử dụng ngân hàng đại lý thanh toán theo quy định tại thỏa thuận vay.
4. Trường hợp nhận tiền giải ngân và chuyển tiền trả nợ (gốc, lãi) của khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ thông qua tài khoản của bên thứ ba là người không cư trú không phải các đối tượng nêu tại khoản 3 Điều này, nội dung này cần được quy định rõ trong thỏa thuận vay (hoặc thỏa thuận thay đổi), trường hợp khoản vay thuộc đối tượng phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước thì nội dung này phải được xác nhận tại văn bản xác nhận đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài.
5. Bên đi vay thực hiện trả nợ vào tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của bên cho vay mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam trong các trường hợp sau:
a) Khoản vay thuộc đối tượng đăng ký theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Thông tư này nhưng không đủ điều kiện xác nhận đăng ký. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại Điểm này là tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính công bố áp dụng hoặc tỷ giá mua, bán ngoại tệ do ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác tại Việt Nam niêm yết áp dụng tại thời điểm Cơ quan có thẩm quyền có văn bản từ chối xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài hoặc thời điểm chuyển tiền trả nợ;
b) Khoản vay nước ngoài còn dư nợ nhưng văn bản xác nhận đăng ký, văn bản xác nhận đăng ký thay đổi bị chấm dứt hiệu lực do hồ sơ có thông tin gian lận, tài liệu giả mạo. Tỷ giá hối đoái áp dụng để xác định số tiền bằng đồng Việt Nam cần trả cho bên cho vay theo quy định tại khoản 4 Điều 24 Thông tư này.
c) Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay.
1. Bên đi vay mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trả nợ gốc, lãi và phí của khoản vay nước ngoài trên cơ sở xuất trình các chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu thanh toán ngoại tệ hợp pháp theo quy định của pháp luật và yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
2. Tổ chức tín dụng được phép quy định về chứng từ, văn bản chứng minh nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp pháp trên nguyên tắc xác minh nghĩa vụ nợ hợp pháp của bên đi vay thông qua thỏa thuận vay nước ngoài, chứng từ xác định việc rút vốn của khoản vay, văn bản xác nhận đăng ký khoản vay nước ngoài của Ngân hàng Nhà nước (trong trường hợp khoản vay phải đăng ký với Ngân hàng Nhà nước) và các hồ sơ khác (nếu có) theo yêu cầu của tổ chức tín dụng được phép.
1. Các trường hợp rút vốn không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Rút vốn từ bên cho vay thanh toán trực tiếp cho người thụ hưởng là người không cư trú cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ với người cư trú là bên đi vay;
b) Rút vốn của khoản vay nước ngoài dưới hình thức thuê tài chính;
c) Rút vốn thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài;
d) Rút vốn các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua việc thanh toán bù trừ với các nghĩa vụ phải trả trực tiếp cho bên cho vay bao gồm: nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng nhập khẩu hàng hóa, nghĩa vụ trả nợ khoản vay nước ngoài, nghĩa vụ hoàn trả khoản nhận nợ theo quy định tại Thông tư này trực tiếp với bên cho vay;
đ) Rút vốn trong trường hợp số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư được chuyển thành vốn vay nước ngoài theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
2. Các trường hợp trả nợ không thông qua tài khoản vay, trả nợ nước ngoài:
a) Trả nợ dưới hình thức cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên cho vay;
b) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận chuyển đổi dư nợ thành cổ phần hoặc phần vốn góp trong bên đi vay;
c) Trả nợ thông qua việc bên cho vay và bên đi vay thỏa thuận hoán đổi dư nợ vay thành cổ phần hoặc phần vốn góp thuộc sở hữu của bên đi vay;
d) Trả nợ các khoản vay nước ngoài trung, dài hạn thông qua thanh toán bù trừ các khoản phải thu trực tiếp với bên cho vay;
đ) Trả nợ thông qua tài khoản của bên đi vay mở tại nước ngoài (trong trường hợp bên đi vay được phép mở tài khoản ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài).
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn hoặc trả nợ theo các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, bên đi vay có trách nhiệm thông báo và gửi chứng từ chứng minh việc đã thực hiện rút vốn, trả nợ theo các hình thức không sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài để ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản biết và tiếp tục theo dõi khoản vay nước ngoài của bên đi vay.
OPENING AND USE OF FOREIGN LOAN ACCOUNTS
Section 1. FOREIGN LOAN ACCOUNTS
Article 26. Foreign loan account of borrower
1. Foreign loan account refers to the payment account that the borrower opens at an account service provider to withdraw loan proceeds and repay debts incurred from the foreign loan and other money transfer activities relating to foreign borrowing and debt repayment and foreign loan guarantee.
2. Regarding borrowers that are foreign-invested enterprises:
a) As for medium-term and long-term foreign loans (excluding the loans specified in point c of this clause):
The borrowers shall utilize the account for direct investment for other receipts and spending related to foreign direct investments as stated in Article 28 and Article 29 of this Circular. If the loan currency is not the currency of the account for direct investment, the borrower may open another foreign loan account to take out a foreign loan at the bank where it opened the account for direct investment.
Borrowers can utilize 01 (one) account for 01 (one) or various foreign loans. Permissible receipts and expenditures of these accounts shall be stipulated by Article 28 and 29 hereof;
b) Short-term foreign loans: Borrowers can utilize the account for direct investment as stated in Point a of this Section or another foreign loan account (as distinct from the account for direct investment) to process receipts and expenditures related to the foreign loan. Each short-term foreign loan shall only be processed through 01 (one) account service provider. Borrowers can utilize 01 (one) account for 01 (one) or various short-term foreign loans. Permissible receipts and expenditures of these accounts shall be stipulated by Article 28 and 29 hereof;
c) For short-term loans with outstanding principal at the anniversary date of full 1 year from the date of withdrawal of loan proceeds and the borrower will make repayment within 30 working days from the anniversary date of full 1 year from the date of withdrawal of loan proceeds, the borrower shall repay the loan via the foreign loan account, which is being used for this loan;
d) In case a foreign-invested enterprise is an organization jointly liable for the debt repayment obligation of the original borrower after the full division, partial division, consolidation or acquisition, such foreign-invested enterprise is not required to use the account for direct investment to repay the debt for which this enterprise is jointly liable.
3. The borrower that is not a directly foreign-invested enterprise must open a foreign loan account at an account service provider in order to perform money transfer transactions relating to foreign loans (including fund withdrawal, principal and interest payment). Each foreign loan shall only be processed through 01 (one) account service provider. Borrowers can utilize 01 (one) account for 01 (one) or various foreign loans. Permissible receipts and expenditures of these accounts shall be stipulated by Article 28 and 29 hereof.
Article 27. Monitoring of foreign borrowing and foreign debt repayment carried out by the borrower that is a commercial bank or foreign bank branch
1. Commercial bank or foreign bank branch that is the borrower is not required to open a foreign loan account at a credit institution or foreign bank branch to arrange a foreign loan.
2. Commercial bank or foreign bank branch that is the borrower shall be responsible for monitoring transactions relating to its foreign borrowing in accordance with prevailing laws and regulations on account-recording and accounting in terms of commercial banks and foreign bank branches; take responsibility and ensure performance of transactions relating to foreign loans in compliance with contents of the State Bank’s written confirmation of registration or registration for changes of foreign loans of that commercial bank or foreign bank branch.
Article 28. Permissible receipts and expenditures of foreign loan accounts denominated in foreign currencies
Foreign loan accounts denominated in foreign currencies shall only be used for performing transactions relating to foreign borrowing and foreign debt repayment activities as follows:
1. Receipts from:
a) Withdrawing foreign loan proceeds;
b) Purchasing foreign currency from account service providers for the purpose of repaying debts (principal and interest) incurred from foreign loans or indebtedness amounts between the creditor and the grantor (of security interest) being a non-resident, or payment of fees in accordance with loan agreements;
c) Converting foreign currency from foreign loan proceed withdrawals in the event that the creditor's disbursements are not denominated in the currency unit used in the foreign loan account;
d) Foreign-currency payment account that the borrower opens at a credit institution licensed within the territory of Vietnam, and foreign currency account that the borrower opens abroad;
dd) Permissible amounts receivable from derivative transactions in conjunction with foreign loans;
e) Interests earned on account balances as per applicable laws.
2. Expenditures on:
a) transferring money to repay debts (principal and interest) incurred from foreign loans;
b) transferring money abroad to pay fees under loan agreements, pay compulsory debt owed to the non-resident grantor under the provisions of Chapter V hereof;
c) transferring money to the borrower’s foreign-currency payment accounts;
d) selling foreign currency to authorized credit institutions;
dd) transferring money to the foreign currency account that the borrower opens abroad to secure commitments stated in foreign loan agreements;
g) Buying foreign currency to pay debts (principal, interest) incurred from foreign loans in the event that currency used for debt repayment is not the one used in the foreign loan account;
g) Service charges for account management and money transfer through accounts as stipulated by the account service provider;
h) Permissible amounts payable to derivative transactions for preventing risks of exchange rates and interests relating to foreign loans.
Article 29. Permissible receipts and expenditures of foreign loan accounts denominated in Vietnam dong
Foreign loan accounts denominated in Vietnam dong shall only be used for performing transactions relating to foreign loans denominated in Vietnam dong as follows:
1. Receipts from:
a) transferring foreign loan proceed withdrawals in the event that the creditor uses Vietnam-dong payment accounts opened at credit institutions, foreign bank branches located within the territory of Vietnam;
b) withdrawing loan proceeds from sale of foreign currency to authorized credit institutions located within the territory of Vietnam in case the creditor does not use Vietnam-dong payment accounts opened within the territory of Vietnam for loan disbursement purposes;
c) transferring money from Vietnam-dong payment accounts of the borrower;
d) Interests earned on account balances as per applicable laws.
2. Expenditures on:
a) transferring money to Vietnam-dong payment accounts of the borrower to pay debts (principal, interest) in the event that the borrower uses Vietnam-dong payment accounts for the purpose of recovering debts agreed upon in loan agreements;
b) buying foreign currency to pay debts (principal, interest) incurred from foreign loans in case the borrower does not use Vietnam-dong payment accounts for the purpose of recovering debts agreed upon in loan agreements;
c) paying indebtedness amount between the borrower and the grantor under the provisions of Chapter V hereof;
d) paying fees denominated in Vietnam dong, and buying foreign currency to pay fees denominated in foreign currency in relation to foreign loans;
dd) transferring money to Vietnam-dong payment accounts of the borrower;
e) Service charges for account management and money transfer through accounts as stipulated by the account service provider.
Article 30. The creditor's foreign loan account opened at a credit institution or foreign bank branch in Vietnam.
1. The creditor opens and uses a Vietnamese dong payment account of a non-resident at a credit institution or foreign bank branch in Vietnam for the following purposes:
a) Disbursement and debt recovery of foreign loans in Vietnam dong in case the borrower that is a foreign-invested enterprise takes a loan from profits from direct investment activities in the Vietnamese territory of the creditor being a foreign investor that contributes capital to the borrower;
b) Recovering debts of loans subject to registration as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 11 of this Circular but ineligible for registration confirmation;
c) Recovering outstanding debts of foreign loans but the confirmation of registration, registration for changes of foreign loans is cancelled due to fraudulent information, forged documents in the application in accordance with this Circular.
2. The creditor may not use the checking account in Vietnam dong specified in Clause 1 of this Article for other purposes except for the following transactions:
a) Receipt from the creditor’s profits distributed from direct investment activities in the territory of Vietnam
b) Expenditure on buying foreign currency to transfer to overseas creditor's account;
c) Expenditure on transfer to another checking account in Vietnam dong opened by the creditor at a credit institution or foreign bank branch in Vietnam;
d) Expenditure on service charges for account management and money transfer through accounts as stipulated by the account service provider.
3. The creditor's use of foreign currency accounts of non-residents at commercial banks for disbursement and debt recovery for foreign loans must comply with the provisions of law on restrictions on the use of foreign exchange on the territory of Vietnam.
4. In case of opening and using an account in the Vietnamese territory, the creditor is responsible for complying with the provisions of law on the opening and use of accounts of non-residents at commercial banks in Vietnam to conduct receipt and expenditure transactions related to foreign loans.
Section 2. WITHDRAWAL OF LOAN PROCEEDS, MONEY TRANSFER FOR FOREIGN LOAN ARRANGEMENT
Article 31. Principle of cash flow transparency
1. If the borrower is not a commercial bank or foreign bank branch, every money transfer (loan proceed withdrawal or debt repayment) relating to foreign loans must be performed through foreign loan accounts of the borrower, unless otherwise stipulated in Article 34 hereof.
2. Money transfer orders between residents and non-residents in relation to implementation of loan proceed withdrawal and repayment of debt (principal and interest), payment of fees for foreign loans must be clarified in terms of money transfer purpose in order for account service providers to have the basis for checking, examining and preserving records and perform transactions.
3. The borrower shall be responsible for clarifying and requesting the creditor to clarify the purpose of money transfer transactions relating to foreign loans as the basis for determining foreign debt obligations and transferring money to pay debts incurred from loans (principal, interest) on the payment due date.
Article 32. Money transfer for arrangement of foreign loans
1. Borrowers shall transfer loan proceeds, repay debts (principal, interests) via 01 account service provider.
a) Where the account service provider is altered, the borrower shall request the current account service provider to give confirmation of loan proceed withdrawal and debt repayment relating to the foreign loan in order for the new account service provider to continue to monitor arrangement of the foreign loan in accordance with prevailing laws on administration of foreign borrowing and foreign debt repayment;
b) Where currency used is altered but the account service providers is not altered, such provider shall be responsible for overseeing loan proceed withdrawal and debt repayment in accordance with prevailing laws on administration of foreign borrowing and foreign debt repayment.
2. With respect to foreign loans subject to registration with the State Bank, the borrower shall be allowed to withdraw loan proceeds and repay debts (principal, interest) of the foreign loan only after registration or registration for change of such loan is confirmed by the State Bank, except for:
a) Withdrawal of loan proceeds and partial repayment of principal and interest in the first year of the loan subject to registration specified in Clauses 2 and 3, Article 11 of this Circular. For short-term loans that are signed with an agreement to extend into medium and long-term within 12 months from the date of first loan proceed withdrawal, from the date of signing the extension agreement, the withdrawal of loan proceeds and repayment (principal, interest) can only be continued after the loan registration if confirmed by the State Bank. The borrower is responsible for notifying the account service provider that the short-term loan has been extended into a medium- and long-term loan under an agreement;
b) Withdrawal of loan proceeds arising from a foreign loan agreement to convert the amount of money made for investment preparation into foreign loan.
3. The borrower shall only be allowed to receive disbursement amount and transfer money to pay debts (principal, interest) through the account of the creditor, representative for the creditor or payment bank agent of the creditor in the event of a syndicated loan or loan which a bank acts as a payment agent under the loan agreement.
4. Where receipt of disbursement amount and transfer of money for payment of debts (principal, interest) of foreign loans denominated in foreign currency are carried out through the account of the non-resident third party not covered by clause 3 of this Article, this content must be clearly defined in loan agreements (or change agreements). If foreign loans are subject to registration with the State Bank, this content must be confirmed in the statement on confirmation of registration or registration for changes of foreign loans.
5. The borrower pays the debt to the creditor's checking account in Vietnam dong opened at a credit institution or foreign bank branch in Vietnam in the following cases:
a) Loans subject to registration as prescribed in Clauses 2 and 3, Article 11 of this Circular but ineligible for registration confirmation. The exchange rate applied to determine the amount denominated in Vietnam dong payable to the creditor as specified in this point is the accounting rate announced by the Ministry of Finance, or the foreign currency buying and selling rate set by the account service provider or other credit institution or foreign bank branch listed in Vietnam at the time the competent authority issues a written refusal to confirm the registration of the foreign loan or the time of transferring money for debt repayment;
b) The foreign loan has outstanding balance but the written confirmation of registration, the written confirmation of registration of changes is cancelled due to fraudulent information or forged documents in the application. The exchange rate applied to determine the amount in Vietnam dong to be paid to the creditor according to the provisions of Clause 4, Article 24 of this Circular.
c) Foreign loans in Vietnam dong from profits from direct investment activities in the Vietnamese territory of the creditor being a foreign investor that contributes capital to the borrower.
Article 33. Purchase of foreign currency and transfer of money for foreign debt repayment
1. The borrower shall purchase foreign currency from authorized credit institutions to pay discharge obligations relevant to repayment of principal and interest and fee relating to foreign loans on the basis of presenting documents or records indicating demands of legitimate foreign currency payment in accordance with laws and upon the request of authorized credit institution.
2. Authorized credit institutions shall set out regulations on records and documents indicating the demands for legal payment of foreign currency on the principle of verification of legal debt obligations of the borrower under foreign loan agreements, proof of loan proceed withdrawal and statement on confirmation of registration for foreign loans issued by the State Bank (applicable to the case in which foreign loans must be registered with the State Bank) and other documentation (if any) upon the request of authorized credit institution.
Article 34. Cases in which withdrawal of loan proceeds or debt repayment is not carried out through foreign loan accounts
1. Cases in which withdrawal of loan proceeds is not carried out through foreign loan accounts include:
a) Withdrawing loan proceeds in the form that the borrower directly pays the non-resident beneficiary providing goods or services under goods or services sale and purchase contracts with residents being the creditor;
b) Withdrawing foreign loan proceeds in the form of finance lease;
c) Withdrawing loan proceeds through the account that the borrower opens abroad in case the borrower is allowed to open accounts abroad for arrangement of foreign loans;
d) Withdrawing loan proceeds from medium-term, long-term foreign loans through settling or clearing against direct payment obligations to the creditor, including: payment obligation under the goods import contract, obligation to repay foreign loan debt, the obligation to repay the indebtedness amount under the provisions of this Circular directly to the creditor;
dd) Withdrawing loan proceeds in case the amount of money for investment preparation is converted into a foreign loan as agreed between the parties in accordance with the law on foreign exchange management for foreign direct investment activities into Vietnam.
2. Cases in which debt repayment is not carried out through foreign borrowing and foreign debt repayment accounts include:
a) Paying debts by means of providing goods or services for the borrower;
b) Paying debts in the form that the creditor and the borrower agree to convert the outstanding debt into shares or contributed capital of the borrower;
c) Paying debts in the form that the creditor and the borrower agree to swap the outstanding debt into shares or contributed capital owned by the borrower;
d) Paying debts incurred from medium-term or long-term loans through settling or clearing against direct receivables with the borrower;
dd) Paying debts through the account that the borrower opens abroad (in case the borrower is allowed to open accounts abroad for arrangement of foreign loans).
3. Within 05 working days from the date of withdrawal of loan proceeds or debt repayment in the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the borrower is responsible for notifying and sending documents proving the withdrawal of loan proceeds, debt repayment in the form of not using the foreign loan account so that the account service provider knows and continues to monitor the borrower's foreign loan.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực