Chương IV: Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
Số hiệu: | 12/2020/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/05/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2020 |
Ngày công báo: | 16/06/2020 | Số công báo: | Từ số 643 đến số 644 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về tập huấn nghiệp vụ vận tải và ATGT cho lái xe
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Theo đó, quy định tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông (ATGT) cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, đơn cử như:
- Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nội dung tập huấn: theo chương trình khung của Bộ Giao thông vận tải.
- Thời điểm tập huấn:
+ Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;
+ Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
- Cán bộ tập huấn bao gồm:
+ Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ; người có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên;
+ Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
- Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;…
Xem chi tiết Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thực hiện quy định tại Điều 34 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Quản lý và sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải
a) Xây dựng và thực hiện kế hoạch về bảo dưỡng kỹ thuật (sau đây gọi chung là bảo dưỡng) và sửa chữa phương tiện để đảm bảo các phương tiện phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định tại Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;
b) Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của phương tiện vào lý lịch phương tiện hoặc phần mềm quản lý phương tiện của đơn vị với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kết nối, cập nhật dữ liệu lý lịch phương tiện thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục đường bộ việt nam) theo lộ trình quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Sử dụng xe ô tô tham gia kinh doanh vận tải đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 11 và Điều 13 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
3. Quản lý người lái xe kinh doanh vận tải
a) Sử dụng người lái xe để điều khiển xe khách có giường nằm hai tầng đảm bảo có kinh nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
b) Lập, cập nhật đầy đủ quá trình hoạt động của lái xe vào lý lịch hành nghề người lái xe hoặc phần mềm quản lý lái xe với các thông tin tối thiểu theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kết nối, cập nhật dữ liệu lý lịch hành nghề người lái xe thông qua phần mềm quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục đường bộ việt nam) theo lộ trình quy định tại điểm d khoản 3 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP;
d) Đảm bảo việc người lái xe thực hiện đúng quy định về thời gian làm việc trong ngày, thời gian người lái xe liên tục và thời gian nghỉ theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Trực tiếp điều hành phương tiện, người lái xe của đơn vị mình để thực hiện vận chuyển hành khách theo một trong các hình thức sau:
a) Thông qua phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải;
b) Thông qua Lệnh vận chuyển;
c) Thông qua Hợp đồng vận chuyển.
5. Quyết định giá cước vận tải đối với hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị.
6. Xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi phải xây dựng hoặc áp dụng tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Tổng cục đường bộ việt nam ban hành. Trường hợp tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ do đơn vị xây dựng phải ghi rõ tương đương hạng nào của tiêu chuẩn cơ sở về chất lượng dịch vụ vận tải hành khách do Tổng cục đường bộ việt nam ban hành;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định trước khi tham gia khai thác tuyến hoặc khi có thay đổi chất lượng dịch vụ phải gửi thông báo mức chất lượng dịch vụ trên tuyến đến bến xe hai đầu tuyến.
7. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra; thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
1. Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ, thời gian người lái xe liên tục.
2. Trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên các phương tiện của đơn vị theo quy định;
b) Duy trì tình trạng kỹ thuật tốt, đảm bảo truyền dẫn và cung cấp đầy đủ, chính xác, liên tục các thông tin bắt buộc theo quy định từ thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình phương tiện tham gia giao thông;
c) Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của các xe thuộc đơn vị cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu;
d) Bố trí cán bộ thực hiện theo dõi, giám sát hoạt động của phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của phương tiện; thực hiện cảnh báo, xử lý người lái xe khi có vi phạm theo nội quy, quy chế của đơn vị;
đ) Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin bắt buộc tối thiểu 01 năm.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
1. Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
2. Nội dung tập huấn: theo chương trình khung của Bộ Giao thông vận tải.
3. Thời điểm tập huấn
a) Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;
b) Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
4. Cán bộ tập huấn bao gồm:
a) Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ; người có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên;
b) Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
5. Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đảm bảo đúng các nội dung theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Trong quá trình tổ chức tập huấn đơn vị kinh doanh vận tải được phối hợp với đơn vị vận tải khác, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của bộ, cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ trung cấp trở lên (các trường có chuyên ngành vận tải) để tổ chức tập huấn cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Trước khi tổ chức tập huấn, đơn vị tổ chức tập huấn thông báo đến Sở Giao thông vận tải địa phương về kế hoạch tập huấn, địa điểm, danh sách cán bộ tập huấn và danh sách học viên tham dự tập huấn để kiểm tra, giám sát;
d) Cấp Giấy chứng nhận đối với những người đã hoàn thành tập huấn theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này; lưu hồ sơ chương trình tập huấn và kết quả tập huấn tối thiểu trong 03 năm.
6. Sở Giao thông vận tải
a) Cử cán bộ giám sát trực tiếp hoặc giám sát thông qua camera theo dõi trực tuyến việc tập huấn của đơn vị tổ chức;
b) Không công nhận kết quả đã tập huấn và yêu cầu đơn vị tổ chức tập huấn phải thực hiện tập huấn lại theo đúng quy định đối với các trường hợp đơn vị tổ chức tập huấn không thông báo đến Sở Giao thông vận tải theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều này hoặc không đảm bảo yêu cầu tại điểm a khoản 5 Điều này.
1. Có hệ thống đường bộ được công bố khai thác trên toàn bộ hành trình.
2. Có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố đưa vào khai thác.
3. Mã số tuyến vận tải hành khách cố định
a) Tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố đi, nơi đến; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước tỉnh, thành phố có mã số lớn; bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số nhỏ đứng trước bến xe khách của tỉnh, thành phố có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số;
b) Tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh có mã số tuyến được xác định bởi mã số tỉnh, thành phố; mã số bến xe khách nơi đi, nơi đến. Mã số tuyến được đánh theo thứ tự: mã số tỉnh, thành phố; bến xe khách có mã số nhỏ; bến xe khách có mã số lớn. Trường hợp tuyến có nhiều hành trình khác nhau thì bổ sung thêm ký tự trong bảng chữ cái Tiếng Việt (A, B, C) vào cuối của dãy số.
1. Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
b) Có đủ diện tích để xe dừng đón, trả khách bảo đảm không ảnh hưởng đến các phương tiện lưu thông trên đường;
c) Điểm dừng đón, trả khách sử dụng bằng Biển chỉ dẫn (Biển số I.434a) áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ số QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghỉ hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương mình để xác định.
2. Tổ chức, quản lý điểm dừng đón, trả khách
a) Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác;
b) Tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút;
c) Sở Giao thông vận tải địa phương xác định vị trí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định (đối với các tuyến quốc lộ phải thống nhất với cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền; đối với các tuyến đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố) quản lý phải thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thành phố)) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Sở Giao thông vận tải tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bàn địa phương;
đ) Điểm dừng đón, trả khách được đầu tư, xây dựng theo nguyên tắc sau: đối với các tuyến đường bộ xây dựng mới hoặc nâng cấp, mở rộng, chủ đầu tư có trách nhiệm đưa vào thành một hạng mục trong dự án đầu tư xây dựng; đối với các tuyến đường bộ hiện đang khai thác, tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng theo hình thức xã hội hóa hoặc từ nguồn ngân sách nhà nước;
e) Sở Giao thông vận tải ra văn bản thông báo về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dừng đón, trả khách trên tuyến cố định.
1. Niêm yết trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải các thông tin sau: danh mục các tuyến trên địa bàn địa phương (sau khi cơ quan có thẩm quyền công bố); danh sách tuyến đang khai thác; tổng số chuyến xe tối đa được phép hoạt động vận chuyển trên từng tuyến trong một đơn vị thời gian và tổng số chuyến xe đã đăng ký hoạt động; danh sách các đơn vị vận tải hiện đang hoạt động vận chuyển trên tuyến; biểu đồ chạy xe theo tuyến; số điện thoại di động đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải.
2. Niêm yết tại bến xe các thông tin sau: danh sách các tuyến, lịch xe xuất bến của các chuyến xe đang hoạt động tại bến; danh sách các đơn vị vận tải kinh doanh khai thác trên từng tuyến; số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, Sở Giao thông vận tải địa phương.
3. Niêm yết tại quầy bán vé các thông tin sau: tên đơn vị kinh doanh vận tải, tên tuyến, giá vé, lịch xe xuất bến của từng chuyến xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước.
4. Niêm yết trên xe
a) Niêm yết ở phía trên kính trước: tên bến xe nơi đi, tên bến xe nơi đến; chiều cao chữ tối thiểu 06 cm.
b) Niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
c) Niêm yết ở trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), giá vé, hành trình chạy xe, dịch vụ phục vụ hành khách trên hành trình, khối lượng hành lý miễn cước, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải, của Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu, biển hiệu.
5. Trách nhiệm niêm yết và cung cấp thông tin niêm yết:
a) Sở Giao thông vận tải thực hiện niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Bến xe thực hiện niêm yết tại bến xe và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe nhận ủy thác bán vé theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
c) Đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện niêm yết trên xe và niêm yết tại quầy bán vé do đơn vị tự bán vé theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
d) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải cung cấp cho bến xe liên quan các thông tin quy định phải niêm yết tại bến xe.
1. Phải đáp ứng các quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Được niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
3. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi, giường nằm trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe và được đánh số thứ tự lớn dần từ phía trước đến phía sau xe.
4. Trên xe phải trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
5. Có phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
6. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm, các nội dung chính gồm: quy định dây an toàn phải được cài chặt trước khi xe chạy và hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
7. Trong cùng một thời điểm, mỗi xe chỉ được đăng ký và khai thác tối đa 02 tuyến vận tải hành khách cố định, các tuyến này được phép nối tiếp nhau (có bến xe nơi đến của tuyến đã kết thúc hành trình là bến xe nơi đi của tuyến tiếp theo).
1. Xe trung chuyển phải đáp ứng các quy định tại khoản 9 Điều 3, khoản 5 Điều 4, khoản 1 Điều 12 và điểm a khoản 2 Điều 22 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP; niên hạn được tính theo quy định về niên hạn của xe ô tô chở người quy định tại Nghị định số 95/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ.
2. Phải niêm yết ở mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe: tên và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm.
3. Phù hiệu cấp cho xe trung chuyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Đối với tuyến nội tỉnh: Sở Giao thông vận tải thực hiện các nội dung quản lý tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
2. Đối với tuyến liên tỉnh: Sở Giao thông vận tải nơi cấp phù hiệu chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để thực hiện các nội dung quản lý tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP và phối hợp Sở Giao thông vận tải nơi phát sinh các vấn đề về quản lý vận tải, trật tự, an toàn giao thông trên tuyến để xử lý.
3. Định kỳ trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, Sở Giao thông vận tải thực hiện xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh; thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia để xây dựng, điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và báo cáo bằng văn bản đến Tổng cục đường bộ việt nam để tổng hợp trình Bộ Giao thông vận tải công bố.
Định kỳ trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Tổng cục đường bộ việt nam chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổng hợp, rà soát, điều chỉnh và tham mưu trình Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh mục mạng lưới tuyến vận tải khách cố định nội tỉnh.
4. Căn cứ danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định được cấp có thẩm quyền công bố, Sở Giao thông vận tải địa phương (đối với tuyến nội tỉnh) và Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến (đối với tuyến liên tỉnh) thống nhất và công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của Sở các thông tin chi tiết của từng tuyến gồm: bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, hành trình; tổng số chuyến xe và giờ xuất bến của từng chuyến xe đã có đơn vị tham gia khai thác và thời gian giãn cách tối thiểu giữa các chuyến xe liền kề; công suất bến xe hai đầu tuyến.
a) Công bố định kỳ trước ngày 15 tháng 5 hàng năm;
b) Công bố đột xuất ngoài thời điểm công bố định kỳ trong trường hợp điều chỉnh, bổ sung tuyến vận tải hành khách cố định, lưu lượng trên tuyến đã công bố;
c) Chậm nhất sau 07 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền công bố, Tổng cục đường bộ việt nam cập nhật danh mục tuyến cố định liên tỉnh, Sở Giao thông vận tải cập nhật biểu đồ chạy xe tuyến cố định liên tỉnh, danh mục và biểu đồ chạy xe tuyến cố định nội tỉnh vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ Giao thông vận tải.
5. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh như: có tuyến đường mới được đưa vào khai thác; bến xe mới công bố được đưa vào khai thác, bến xe ngừng hoạt động hoặc do các vấn đề phát sinh khác dẫn đến phải cập nhật, điều chỉnh, bổ sung vào Danh mục mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định thì thực hiện như sau:
a) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;
b) Đối với tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến báo cáo Tổng cục đường bộ việt nam để tổng hợp báo cáo Bộ Giao thông vận tải quyết định.
6. Trường hợp xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, bão lụt ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến cố định, Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến thống nhất tạm thời điều chỉnh giảm số chuyến xe thực tế hoặc tạm ngừng hoạt động của tuyến trong thời gian xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, bão lụt theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Báo cáo kết quả điều chỉnh về Tổng cục đường bộ việt nam để tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải.
1. Bổ sung, thay thế xe khai thác trên tuyến
Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được bổ sung, thay thế vào tuyến nào phải được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” có ghi tên tuyến đó và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến đã đăng ký.
2. Thay thế xe đột xuất
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” để thay thế khi xe đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do nguyên nhân bất khả kháng khác. Trường hợp đơn vị không bố trí được phương tiện thay thế, Sở Giao thông vận tải quyết định việc điều động phương tiện của đơn vị khác trên tuyến để thay thế;
b) Xe thay thế đột xuất phải có Lệnh vận chuyển của doanh nghiệp, hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Hoạt động tăng cường phương tiện để giải toả hành khách trên tuyến cố định thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
2. Xe hoạt động trên các tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch và xe buýt được sử dụng để tăng cường giải tỏa hành khách vào các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, tuyển sinh đại học, cao đẳng; việc cấp phù hiệu thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 22 của Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch tăng cường phương tiện giải tỏa hành khách (trong đó có danh sách phương tiện, người lái xe được điều động) và tổ chức thực hiện. Thời gian ban hành kế hoạch tăng cường giải toả hành khách đảm bảo trước các dịp Lễ, Tết và các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng tối thiểu 07 ngày.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến cố định căn cứ vào nhu cầu đi lại, thống nhất với bến xe khách xây dựng phương án tăng cường phương tiện trên tuyến do doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác vào các ngày cuối tuần (thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật) có lượng khách tăng đột biến (trong đó có tổng số chuyến xe tăng cường và ngày thực hiện). Thông báo phương án tăng cường phương tiện trên tuyến vào các ngày cuối tuần đến Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến trước ngày 15 tháng 01 hàng năm để thực hiện.
5. Trong thời gian xe được bố trí tăng cường, Sở Giao thông vận tải đầu tuyến chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia, các bến xe liên quan và các đơn vị có xe tăng cường thực hiện theo dõi, giám sát và quản lý hoạt động của phương tiện, người lái xe theo các quy định về quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định.
6. Khi tăng cường phương tiện, bến xe khách đầu tuyến (lượt đi) chủ trì ghi thời gian xe chạy và xác nhận vào Lệnh vận chuyển theo quy định, thông báo về chuyến xe tăng cường cho bến xe khách đầu tuyến bên kia để bố trí thời gian thực hiện chuyến xe lượt về. Bến xe khách đầu tuyến bên kia ghi thời gian và xác nhận chuyến xe lượt về vào Lệnh vận chuyển theo quy định; trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải đề nghị không thực hiện chuyến xe lượt về, bến xe khách chỉ thực hiện xác nhận xe đến bến vào Lệnh vận chuyển theo quy định.
1. Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 03 năm.
3. Bến xe khách có trách nhiệm cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe toàn quốc thông tin về lệnh vận chuyển đã được đóng dấu xác nhận.
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng, đầy đủ phương án khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe ô tô đã đăng ký; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
3. Theo dõi, quản lý việc sử dụng phù hiệu, Lệnh vận chuyển của đơn vị; ghi thông tin trên Lệnh vận chuyển và cấp cho người lái xe theo đúng các quy định về quản lý vận tải; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Thông tư này.
4. Có trách nhiệm thanh toán tối thiểu 90% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 04 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km; thanh toán tối thiểu 70% tiền vé cho hành khách đã mua vé nhưng từ chối chuyến đi trước khi xe khởi hành ít nhất 01 giờ đối với tuyến cố định có cự ly từ 300 km trở xuống và ít nhất 02 giờ đối với tuyến cố định có cự ly trên 300 km.
5. Doanh nghiệp, hợp tác xã khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng; không được nhận hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. Việc bồi thường hàng hóa ký gửi khi hư hỏng, mất mát, thiếu hụt được thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hoặc theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người gửi hàng.
6. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; hành khách có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
8. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 19 của Thông tư này.
9. Không được chở quá số người được phép chở, không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô.
10. Không được sử dụng xe có phù hiệu "XE TRUNG CHUYỂN" để hoạt động kinh doanh vận tải.
11. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP, quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung đối với người lái xe tại quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 và Điều 6 của Thông tư này; thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm dừng đón, trả khách và chạy đúng hành trình.
3. Không được chở quá số người cho phép chở, không được chở vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý, hàng hóa ký gửi phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn. Khi nhận hàng hóa ký gửi theo xe ô tô tuyến cố định (người gửi hàng không đi theo xe) phải yêu cầu người gửi hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về hàng hóa và họ tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận hàng.
4. Có trách nhiệm đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi, nằm đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách; bố trí chỗ ngồi, nằm ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự; có trách nhiệm sơ cứu hành khách có biểu hiện đau ốm, sinh nở.
5. Có trách nhiệm yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển trước khi xe xuất bến và khi xe về bến.
6. Có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; hành khách có hình vi gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm; hành khách mang hàng cấm hoặc hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
8. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động theo quy định.
9. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
10. Có trách nhiệm điều khiển xe có mặt tại bến xe khách trước giờ xe xuất bến tối thiểu 10 phút để thực hiện công tác kiểm tra an toàn kỹ thuật và các tác nghiệp khác tại bến xe theo quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
11. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Được yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp dịch vụ theo tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ đã đăng ký và niêm yết.
2. Được yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền kiểm tra.
3. Được nhận lại số tiền vé theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Thông tư này.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Chấp hành các quy định khi đi xe để đảm bảo an toàn, an ninh trật tự trên xe; lên, xuống xe tại bến xe hoặc các điểm dừng đón, trả khách theo quy định.
6. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
3. Có phù hiệu “XE BUÝT” theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này. Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
4. Niêm yết thông tin:
a) Niêm yết bên ngoài xe:
Phía trên kính trước và sau xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, điểm đầu, điểm cuối của tuyến;
Hai bên thành xe: số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; giá vé và số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Niêm yết bên trong xe: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; sơ đồ vị trí điểm đầu, điểm cuối và các điểm dừng dọc tuyến; giá vé; số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương; trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và hành khách;
c) Bên trong xe có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm ở vị trí hành khách dễ quan sát, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; biển cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông;
b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;
c) Có nhà chờ cho hành khách.
2. Điểm dừng xe buýt
a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường theo quy định; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo;
b) Tại các điểm dừng xe buýt trong đô thị nếu có bề rộng hè đường từ 05 mét trở lên và ngoài đô thị nếu có bề rộng lề đường từ 2,5 mét trở lên phải xây dựng nhà chờ xe buýt;
c) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu biển báo điểm dừng xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình.
3. Tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng, bến thủy nội địa, cảng biển có hành trình tuyến xe buýt đi qua phải bố trí điểm dừng đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.
4. Nhà chờ xe buýt
a) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu biển báo điểm dừng xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình;
b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại di động đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.
5. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
6. Lệnh vận chuyển
a) Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã tự in theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này. Ngoài những nội dung bắt buộc quy định tại Phụ lục 6, doanh nghiệp, hợp tác xã được bổ sung những nội dung khác để phục vụ công tác quản lý của đơn vị;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm quản lý, cấp và kiểm tra việc sử dụng Lệnh vận chuyển; lưu trữ Lệnh vận chuyển đã thực hiện trong thời gian tối thiểu 05 năm.
1. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt bao gồm: đường (hoặc làn đường) dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe buýt, bến xe buýt.
2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác hoặc từ nguồn xã hội hóa.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, đầu tư xây dựng hoặc xã hội hoá đầu tư xây dựng, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo danh mục mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến đã được phê duyệt, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất của Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và Sở Giao thông vận tải có hành trình tuyến đi qua. Trường hợp tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi công bố mở tuyến.
2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;
b) Số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);
c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến;
d) Nhãn hiệu, sức chứa, màu sơn đặc trưng của xe hoạt động trên tuyến;
đ) Giá vé.
3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 15 ngày, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.
1. Sở Giao thông vận tải tổ chức thực hiện việc đấu thầu hoặc đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt theo quy định của pháp luật về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
2. Doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô loại hình vận tải bằng xe buýt được đăng ký tham gia đấu thầu hoặc được đặt hàng khai thác tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.
3. Sở Giao thông vận tải địa phương ký hợp đồng khai thác tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã trúng thầu hoặc được đặt hàng. Trong hợp đồng phải thể hiện rõ phương án khai thác tuyến bao gồm: tên tuyến, số hiệu tuyến, nhãn hiệu xe, sức chứa của xe, giá vé, biểu đồ chạy xe trên tuyến, thời hạn hợp đồng.
4. Sở Giao thông vận tải quyết định điều chỉnh một phần hoặc toàn bộ biểu đồ, hành trình chạy xe trên tuyến xe buýt nội tỉnh khi có sự thay đổi về tổ chức giao thông dẫn đến phải thay đổi hành trình hoặc trong trường hợp thiên tai, bão lụt hoặc trong trường hợp bất khả kháng khác hoặc theo đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác tuyến phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế tại từng thời điểm; doanh nghiệp hợp tác xã điều chỉnh phương án khai thác tuyến tương ứng với biểu đồ chạy xe mới điều chỉnh; Sở Giao thông vận tải và doanh nghiệp, hợp tác xã ký, đóng dấu xác nhận phương án khai thác mới là một phần của hợp đồng khai thác tuyến.
5. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, việc điều chỉnh biểu đồ, hành trình chạy xe, ngừng khai thác hoặc đóng tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất với Sở Giao thông vận tải địa phương đầu tuyến bên kia; thông báo đến các Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt đi qua trước khi thực hiện.
6. Quyết định điều chỉnh biểu đồ chạy xe được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 10 ngày trước khi thực hiện.
1. Ngừng khai thác trên tuyến, đóng tuyến xe buýt
a) Trước khi ngừng khai thác ít nhất 30 ngày, doanh nghiệp, hợp tác xã có văn bản thông báo ngừng khai thác trên tuyến gửi Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trường hợp ngừng khai thác dẫn đến phải thay đổi tần suất chạy xe trên tuyến hoặc phải đóng tuyến, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của doanh nghiệp, hợp tác xã Sở Giao thông vận tải nơi nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (hoặc thống nhất với Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia đối với tuyến xe buýt liên tỉnh) để công bố tần suất chạy xe mới hoặc công bố đóng tuyến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;
b) Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm công bố các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo;
c) Sau thời điểm ngừng khai thác tối đa 05 ngày làm việc, doanh nghiệp, hợp tác xã phải nộp lại phù hiệu của các xe ngừng khai thác cho Sở Giao thông vận tải nơi cấp.
2. Bổ sung xe, thay thế xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được bổ sung, thay thế phải có phù hiệu “XE BUÝT” và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến theo hợp đồng đã ký kết;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE BUÝT” để thay thế xe đột xuất khi xe đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác.
1. Áp dụng các biện pháp để tổ chức, thực hiện đúng biểu đồ chạy xe theo phương án khai thác đã ký kết trong hợp đồng; xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9, Điều 13, Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
3. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
4. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 29 của Thông tư này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu doanh nghiệp, hợp tác xã đã quy định.
3. Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
4. Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; có quyền từ chối và không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn hoặc hành lý có khối lượng, kích thước vượt quá quy định tại khoản 1 Điều 37 của Thông tư này.
6. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện bắt buộc phải lắp) hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
7. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm.
2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
3. Yêu cầu nhân viên phục vụ trên xe xuất vé đúng loại sau khi trả tiền; giữ vé suốt hành trình và xuất trình vé khi người có thẩm quyền yêu cầu kiểm tra.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Xe taxi phải đáp ứng các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Phải được niêm yết thông tin như sau:
a) Hai bên cánh cửa xe: tên, số điện thoại và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp, hợp tác xã. Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
b) Trong xe: bảng giá cước tính tiền theo kilômét (km), giá cước tính tiền cho thời gian xe phải chờ đợi theo yêu cầu của hành khách và các chi phí khác (nếu có) mà hành khách phải trả.
3. Trên xe có trang bị bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
4. Phù hiệu của xe taxi
a) Phù hiệu “XE TAXI” theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phù hiệu xe taxi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định riêng đối với các đơn vị thuộc địa phương quản lý hoặc theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
Phù hiệu riêng phải có mã code QR và kích thước thống nhất theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp địa phương tự in ấn, phát hành phải thông báo mẫu phù hiệu riêng về Tổng cục đường bộ việt nam trước khi thực hiện;
c) Phù hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
5. Cụm từ “XE TAXI” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này (trừ trường hợp xe có gắn hộp đèn).
6. Trong xe phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm cho hành khách, các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn đóng, mở cửa xe đảm bảo an toàn.
1. Điểm dừng đón, trả khách công cộng cho xe taxi phải đảm bảo an toàn giao thông và được báo hiệu bằng biển báo, vạch sơn kẻ đường theo quy định.
2. Điểm đỗ xe taxi
a) Điểm đỗ xe taxi gồm 02 loại: điểm đỗ xe taxi do doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức và quản lý; điểm đỗ xe taxi công cộng do cơ quan quản lý nhà nước của địa phương tổ chức và quản lý;
b) Yêu cầu đối với điểm đỗ xe taxi: đảm bảo trật tự, an toàn và không gây ùn tắc giao thông; đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
1. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Thực hiện các quy định tại Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của Thông tư này.
3. Xây dựng quy định đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
4. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Thông tư này.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Thu tiền cước theo đồng hồ tính tiền hoặc theo thông báo trên phần mềm; in hóa đơn hoặc phiếu thu (hoặc gửi hóa đơn điện tử) cho hành khách khi hành khách đã thanh toán đủ tiền.
4. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
5. Cung cấp thông tin về tuyến đường khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe.
6. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe hoặc đang bị dịch bệnh nguy hiểm; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa là thực phẩm bẩn.
7. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
8. Người lái xe điều khiển phương tiện tính tiền thông qua phần mềm, trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện các nội dung tối thiểu theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và cung cấp cho lực lượng chức năng khi có yêu cầu.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Yêu cầu người lái xe cung cấp thông tin về hành trình chạy xe.
2. Trả tiền cước theo đồng hồ tính tiền hoặc theo phần mềm tính tiền và nhận hóa đơn hoặc phiếu thu đúng số tiền thanh toán.
3. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe.
4. Được khiếu nại, kiến nghị, phản ánh những hành vi vi phạm quy định về quản lý vận tải của đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
5. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
1. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải đáp ứng các quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
3. Phải được niêm yết thông tin sau: tên và số điện thoại của đơn vị kinh doanh vận tải
a) Kích thước tối thiểu: chiều dài là 20 cm, chiều rộng là 20 cm;
b) Vị trí niêm yết: phần đầu mặt ngoài hai bên thân xe hoặc hai bên cánh cửa xe.
4. Cụm từ “XE HỢP ĐỒNG” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Cụm từ “XE DU LỊCH” làm bằng vật liệu phản quang niêm yết (dán cố định) trên kính phía trước và kính phía sau xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Số lượng, chất lượng, cách bố trí ghế ngồi trong xe phải đảm bảo đúng theo thiết kế của xe.
7. Trên xe có trang bị dụng cụ thoát hiểm, bình chữa cháy còn sử dụng được và còn hạn theo quy định.
8. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải có phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG” theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch phải có biển hiệu “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” theo quy định.
10. Phù hiệu, Biển hiệu được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe.
11. Phía sau ghế ngồi hoặc bên cạnh giường nằm phải có Bảng hướng dẫn về an toàn giao thông và thoát hiểm (bằng tiếng Việt và tiếng Anh), các nội dung chính gồm: hướng dẫn cài dây an toàn (nếu có); hướng dẫn sắp xếp hành lý; bảng cấm hút thuốc lá trên xe; hướng dẫn sử dụng hệ thống điện trên xe (nếu có); hướng dẫn cách sử dụng bình cứu hỏa, búa thoát hiểm và hướng thoát hiểm khi xảy ra sự cố.
12. Điểm đầu (vị trí đón khách đầu tiên ghi trong hợp đồng vận chuyển), điểm cuối (vị trí trả khách cuối cùng ghi trong hợp đồng vận chuyển) trùng lặp trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch được xác định là vị trí nằm trên mặt đường hoặc tại vị trí có địa chỉ gắn với tên tuyến phố (tên tuyến đường), tên ngõ (hẻm) trong đô thị.
1. Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này; thực hiện các quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 và Điều 54 của Thông tư này.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải thực hiện các quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 13 của Thông tư này.
3. Đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 5 và khoản 6 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch phải thực hiện quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Xây dựng quy định nội bộ về đồng phục và thẻ tên cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có), thẻ nhận dạng người lái xe; thẻ tên phải có ảnh, ghi rõ họ tên, đơn vị quản lý, thẻ tên có thể kết hợp với thẻ nhận dạng người lái xe.
5. Được sử dụng thiết bị điện tử để niêm yết thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều 43 của Thông tư này.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
1. Thực hiện đúng, đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Thực hiện vận chuyển hành khách theo đúng hành trình, lịch trình đã báo cáo với Sở Giao thông vận tải. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng quy định của đơn vị kinh doanh vận tải.
3. Người lái xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 6 và khoản 7 Điều 7 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP. Người lái xe kinh doanh vận tải khách du lịch thực hiện quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP.
4. Người lái xe điều khiển phương tiện có sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải trong quá trình vận chuyển hành khách phải có thiết bị truy cập được giao diện thể hiện hợp đồng vận tải điện tử, danh sách hành khách theo mẫu quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động, phá (hoặc làm nhiễu) sóng GPS, GSM hoặc làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với các loại xe thuộc đối tượng phải lắp).
6. Từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn trên xe; có quyền từ chối vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, hoặc động vật sống.
7. Có quyền từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không lắp thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại xe thuộc đối tượng phải lắp) hoặc có lắp nhưng không hoạt động.
8. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống, hàng hóa là thực phẩm bẩn.
9. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Chapter IV
AUTO PASSENGER TRANSPORT BUSINESS
Section 1. GENERAL REQUIREMENTS
Article 14. Regulations on passenger transport businesses
1. Comply with regulations set forth in Article 34 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
2. Management and use of automobiles intended for transport business
a) Formulate and implement a technical maintenance (hereinafter referred to as “maintenance”) and repair plan to ensure automobiles are maintained and repaired as prescribed in the Circular No. 53/2014/TT-BGTVT dated October 20, 2014 of the Minister of Transport;
b) Formulate and update required information on employment of automobiles in the automobiles’ service history or automobile management software of the transport business using the Form in the Appendix 1 hereof;
c) Connect and update automobiles’ service history via the auto transport business management software of the Ministry of Transport (the Directorate for Roads of Vietnam) according to the roadmap specified in Point d Clause 3 Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;
d) Use automobiles intended for transport business in accordance with Point a, Point b Clause 3 Article 11 and Article 13 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
3. Management of drivers involved in transport business
a) Ensure that the drivers employed to operate double-decker sleeper buses have the experiences specified in Point c Clause 3 Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;
b) Formulate and update required information on employment of drivers in the drivers’ work history or driver management software of the transport business using the Form in the Appendix 2 hereof;
c) Connect and update drivers’ service history via the auto transport business management software of the Ministry of Transport (the Directorate for Roads of Vietnam) according to the roadmap specified in Point d Clause 3 Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP;
d) Ensure that drivers comply with regulations on daily working hours, continuous driving hours and rest hours as specified in Clause 4 Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
4. Directly manage their automobiles and drivers to transport passengers:
a) via application software assisting transport connection; or
b) via transport orders; or
c) under transport contracts.
5. Decide transport tariffs.
6. Establish or apply service quality standards
a) Enterprises and cooperatives conducting passenger transport business along fixed routes, by buses and by taxis shall establish or apply basic standards for passenger transport service quality issued by the Directorate for Roads of Vietnam. If an enterprise or cooperative establishes its own service quality standard, it must state the equivalent class of passenger transport service quality according to basic standards issued by the Directorate for Roads of Vietnam;
b) An enterprises or cooperative conducting passenger transport business along a fixed route before operating the route or upon any change to the service quality shall send a notification of class of service quality on routes to the stations at two ends of the route.
7. Archive documents concerning management of transport activities for at least 03 years to serve the inspection work.
Article 15. Installation, management and exploitation of information from auto tracking devices
1. Auto tracking devices shall have their conformity with regulations certified, sufficiently and continuously record and transmit information including itinerary, speed and continuous driving hours to servers of transport businesses or data processing service providers.
2. Responsibilities of every transport business
a) Install tracking devices on its automobiles as prescribed;
b) Maintain good technical condition, transmit and provide compulsory information obtained from tracking devices in a sufficient, accurate and continuous manner during the transport;
c) Provide usernames and passwords for access to data processing data software from tracking devices installed on its automobiles to the Department of Transport issuing badges.
d) Deploy its officials to monitor automobiles via tracking devices; warn and take actions against drivers that violate rules of the transport business;
dd) Update and store compulsory information for at least 01 year.
3. Transport businesses and drivers shall comply with Clause 6 Article 12 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
Article 16. Provision of professional training in transport and traffic safety to drivers and attendants
1. Trainees: drivers and attendants.
2. Training contents: specified in the training framework issued by the Ministry of Transport.
3. Training schedule
a) Before participation in transportation service business;
b) Held periodically at the 3 years’ maximum interval between two training sessions.
4. Trainers, including:
a) Lecturers in the transport major from (post)secondary or higher-level education institutions providing road transport training programs; persons obtaining at least Level 4 of VQF Diploma in transport;
b) Persons holding associate or undergraduate degrees in other majors and acquiring at least 03 years’ experience in management and operation of road transport.
5. Every transport business shall provide professional training in transport and traffic safety to drivers and attendants and satisfy the following requirements:
a) All regulations laid down in Clause 1 through 4 of this Article are complied with;
b) While training is provided, the transport business is entitled to cooperate with another transport business, Vietnam Automobile Transportation Association, local automobile transportation association, driver training institutes, training institutes for ministries and ministerial agencies’ officials and (post)secondary or higher-level education institutions (that provide road transport training programs) to provide training to drivers and attendants;
c) Before providing training, the training provider shall notify the Department of Transport of the training plan, place of training, list of trainers and trainees for inspection and supervision purposes;
d) A certificate is issued to those who have completed the training according to the Form in the Appendix 3 hereof; training dossiers and results shall be archived for at least 03 years.
6. The Department of Transport shall:
a) deploy officials to directly monitor or monitor the provision of training via cameras;
b) refuse to recognize training results and request the training provider to provide training again in accordance with regulations if the training provider fails to notify the Department of Transport as prescribed in Point c Clause 5 of this Article or fails to comply with Point a Clause 5 of this Article.
Section 2. CONDUCTING FIXED-ROUTE AUTO TRANSPORT BUSINESS
Article 17. Criteria for route establishment
1. Availability of a road system declared to be in operation during the transport itinerary.
2. Availability of a departure station and a arrival station declared to be in operation by a competent agency.
3. Fixed route code
a) Inter-provincial fixed route is assigned a code determined according to area code of the province or city of departure and destination; code of the departure station and arrival station. Each route code is composed of numbers arranged in the following numerical ascending order: city or province with small area code number in front of city or province with greater code number; province or city’s bus station with small code number in front of province or city’s bus station with greater code number. If a route is composed of different destinations, characters in the Vietnamese alphabet (A, B, C) shall be added at the end of the number sequence;
b) Provincial fixed route is assigned a code determined according to area code of the province or city of departure and destination; code of the departure station and arrival station. Each route code is composed of numbers arranged in the following numerical ascending order: area code number of city or province; bus station with small code number; bus station with greater code number. If a route is composed of different destinations, characters in the Vietnamese alphabet (A, B, C) shall be added at the end of the number sequence.
Article 18. Guidelines for organizing and managing and criteria to be satisfied by passenger pick-up and drop-off points
1. Criteria to be satisfied by a passenger pick-up and drop-off point
a) The passenger pick-up and drop-off point is only arranged at locations that ensure traffic safety and facilitate getting on and off;
b) The passenger pick-up and drop-off point is large enough for vehicles to pick up and drop off passengers without obstructing other vehicles;
c) There shall be a sign (Sign No. I.434a) intended for fixed routes at the passenger pick-up and drop-off point in accordance with the National technical regulation on road signs and signals No. QCVN41:2012/BGTVT enclosed with the Decree No. 54/2019/TT-BGTVT dated December 31, 2019 of the Minister of Transport;
d) The minimum distance between the two passenger pick-up and drop-off points or between a passenger pick-up and drop-off point and a rest stop or and stations at two ends of the route shall be determined by the Department of Transport according to current situation and traffic organization within the province.
2. Organizing and managing a passenger pick-up and drop-off point
a) The passenger pick-up and drop-off point is only used for fixed-route auto transport and must not be used for any other activities;
b) At the passenger pick-up and drop-off point, an automobile is only allowed to stop for no more than 03 minutes.
c) The Department of Transport shall determine the location of the fixed-route passenger pick-up and drop-off point (the point located along a highway and a road shall be approved by a competent road authority and a district-level People’s Committee respectively), reach an agreement thereon with the district-level People’s Committee and then request approval by the provincial People’s Committees.
d) The Department of Transport shall advise the provincial People’s Committee on organizing, managing and ensuring traffic safety, order and security and environmental safety at passenger pick-up and drop-off points within the province;
dd) The pick-up and drop-off point shall be constructed according to the following principles: for a newly constructed, upgraded or expanded road, the investor shall record the passenger pick-up and drop-off point as an item of the construct project; for an operational road, the passenger pick-up and drop-off point shall be constructed by calling for private sector involvement or using the state budget;
e) The Department of Transport shall issue a notice of operation or suspension of a fixed-route passenger pick-up and drop-off point.
Article 19. Posting of information
1. Post the following information on the website of the Department of Transport: list of routes within the province (after being published by a competent authority); list of operation routes; maximum number of trips using a route in a unit of time and total number of trips that have been registered; a list of transport businesses operating on the route; running timetable intended for automobiles operating along routes; hotline of the Department of Transport.
2. Post the following information at a station: a list of routes and departures of operational automobiles in the station; a list of transport businesses operating on each route; hotlines of transport businesses and of Department of Transport.
3. Post the following information at ticket counters: name of transport businesses, route names, ticket fares, departure schedule of each trip, services on each trip, weight of luggage free of charge.
4. Post the following on an automobile:
a) On the front glass: name of the departure station and arrival station. The height of a character is at least 06 cm.
b) On the two outer sides of the automobile or on two doors of the automobile: name and phone number of the transport business. Minimum size: 20 cm in length and 20 cm in width;
c) Inside the automobile: license plate, ticket fares, transport itinerary, services for passengers, weight of luggage free of charge, hotline of the transport business and the Department of Transport issuing the badge.
5. Responsibility for posting information and providing information to be posted:
a) Every Department of Transport shall post information as prescribed in Clause 1 of this Article;
b) Every station shall post information at the station and ticket counters in the station as prescribed in Clauses 2 and 3 of this Article;
c) Every transport business shall post information on automobiles and at its own ticket counters as prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article;
d) Enterprises and cooperatives conducting fixed-route passenger transport business shall provide information that has to be posted at a station to relevant stations.
Article 20. Regulations on vehicles involved in fixed-route passenger transport
1. Regulations set forth in Clause 4 Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP shall be complied with.
2. Information shall be posted as prescribed in Clause 4 Article 19 hereof.
3. Quantity, quality and arrangement of seats/beds in vehicles shall conform to the design and shall be numbered from the front to the rear of vehicles in an ascending order.
4. Vehicles shall be equipped with emergency tools and usable and unexpired fire extinguishers in accordance with regulations.
5. Vehicles involved in fixed-route passenger transport must be issued with badges reading “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE VEHICLE”) using the design provided in the Appendix 4 hereto. The badge must be attached beneath the inspection stamp in the top right hand corner of the vehicle’s front windshield.
6. Behind each seat or next to each bed, there must be a safety card including the following main contents: regulations on fastening of seat belts before the vehicle is put in motion and seat belt guide (if available); guidelines for placing luggage; “no smoking” sign; instructions for use of electric system on the vehicle (if any); instructions for use of fire extinguishers and emergency hammers and emergency escape route.
7. At the same time, a vehicle is only allowed to register and operate on no more than 02 fixed routes, such routes may be successive (the arrival station of the previous route is the departure station of the next route).
Article 21. Regulations on use of passenger transit vehicles
1. Passenger transit vehicles shall comply with Clause 9 Article 3, Clause 5 Article 4, Clause 1 Article 12 and Point a Clause 2 Article 22 of the Decree No. 10/2020/ND-CP; their service life shall be determined in accordance with regulations on service life of buses specified in the Government’s Decree 95/2009/ND-CP dated October 30, 2009.
2. Name and phone number of the enterprise or cooperative shall be posted on two outer sides or two doors of the vehicle. Minimum size: 20 cm in length and 20 cm in width.
3. Badges shall be issued to passenger transit vehicles according to the Appendix 5 hereof.
Article 22. Regulations on route management
1. Regarding provincial routes: the Department of Transport shall manage routes as prescribed in Clause 3 Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
2. Regarding inter-provincial routes: the Department of Transport issuing badges shall take charge and cooperate with the Department of Transport of the province where the other end of the route is located as prescribed in Clause 3 Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and cooperate with the Department of Transport of the province where issues concerning transport management, traffic order and safety on routes arise in working out solutions.
3. Before March 31, the Department of Transport shall establish, adjust or add provincial fixed routes; reach an agreement with the Department of Transport of the province where the other end of the route is located to establish, adjust or add inter-provincial fixed routes and send a written notification thereof to the Directorate for Roads of Vietnam, which will submit it to the Ministry of Transport for announcement.
Before April 30, the Directorate for Roads of Vietnam shall take charge and cooperate with Departments of Transport in consolidating, reviewing, adjusting and requesting the Ministry of Transport to publish the list of inter-provincial fixed route networks. Departments of Transport shall request the provincial People’s Committees to publish the list of provincial fixed route networks.
4. According to the list of fixed route networks published by a competent authority, the Department of Transport (in the case of provincial routes) and Departments of Transport where the ends of each fixed route are respectively located (in the case of inter-provincial routes) shall agree to publish the following detailed information about each route on their websites: departure stations, arrival stations, itineraries; total number of trips and departure time of each trip that has been made by a business, interval between each successive trip; and capacity at the two ends of the route. Such information shall be published:
a) before May 15 every year;
b) on an ad hoc basis in the case of adjustment or addition of a fixed route or flow on the published routes;
c) within 07 working days from the date of publishing, the Directorate for Roads of Vietnam shall update the list of inter-provincial fixed routes, the Department of Transport update the running timetable for vehicles operating on inter-provincial fixed routes and list of provincial fixed routes and running timetable for vehicles operating thereon to the online public service system of the Ministry of Transport.
5. During the route management, when a new route is put into operation or a new station is put into operation or a station is suspended or other issues arise, thereby resulting in updating, adjustment or addition to the list of fixed route networks, follow the instructions below:
a) In the case of a provincial fixed route, the Department of Transport shall request the provincial People's Committee to make a decision;
b) In the case of an inter-provincial fixed route, the Departments of Transport of the province where the ends of each fixed route are respectively located shall request the Ministry of Transport to make a decision.
6. In the event that a dangerous epidemics, natural disaster, flood or storm occurs, thus affecting the operation of fixed routes, the Departments of Transport of the province where the ends of each fixed route are respectively located shall agree to temporarily reduce the number of actual trips or suspend operation of the route at the request of an enterprise or cooperative or under decision of a competent authority. Reports on adjustment shall be reported to the Directorate for Roads of Vietnam, which will submit a consolidated report to the Ministry of Transport.
Article 23. Addition and replacement of vehicles operating on routes
1. Addition and replacement of vehicles operating on routes
An enterprise or cooperative is entitled to replace a vehicle operating on a route or add a vehicle if the addition does not increase the number of trips. The vehicle that is added to a route or replaces another one on a route shall be issued with a “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE VEHICLE”) badge that contains the name of such route and shall satisfy requirements for types of vehicles operating on registered routes.
2. Unscheduled replacement of vehicles
a) An enterprise or cooperative is entitled to use its own vehicle issued with the “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH” (“FIXED-ROUTE VEHICLE”) badge as a replacement for the operating vehicle involved in a technical breakdown or traffic accident or in the event of other force majeure events. If the enterprise or cooperative fails to bring in a replacement, the Department of Transport shall decide to bring in another enterprise or cooperative’s vehicle operating on the route as a replacement.
b) The replacing vehicle shall be issued with a transport order by the enterprise/cooperative using the form in the Appendix 6 hereof.
Article 24. Regulation on increasing number of vehicles to reduce passenger load
1. Increasing number of vehicles to reduce passenger load shall comply with Clause 6 Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
2. Fixed-route automobiles, contractual passenger automobiles, tourist automobiles and buses shall be used to reduce passenger load on public holidays and during national high school exams; badges shall be issued as prescribed in Point b Clause 2 Article 22 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
3. The Department of Transport shall take charge and cooperate with relevant units in formulating a plan to increase number of vehicles to reduce passenger load (including a list of vehicles and drivers deployed) and organizing the implementation thereof. The plan shall be unveiled at least 07 days before a public holiday or national high school exam.
4. Enterprises and cooperatives operating fixed routes shall, depending on the travel demand, reach an agreement with bus stations on formulating a plan to increase number of vehicles on the routes on weekends (Fridays through to Sundays) on which there is a sudden increase in the number of passengers (including the increased number of vehicles and dates on which increased trips are made). The plan shall be notified to the Departments of Transport where the ends of each fixed route are respectively located before January 15.
5. During the period vehicles are used to reduce passenger load, Departments of Transport where the ends of each fixed route are respectively located shall take charge and cooperate with the Department of Transport of the province where the other end of the route is located, relevant bus stations and owners of vehicles used for passenger load reduction in supervising and managing vehicles and drivers in accordance with regulations on management of fixed-route passenger transport.
6. Upon increasing the number of vehicles, the departure bus station shall preside over recording running time and confirm same on the transport orders in accordance with regulations, notify increased number of vehicles to the bus station on the other end of route in order for it to arrange return trips. The bus station on the other end of route shall record time and confirm return trips on the transport orders; if the enterprise or cooperative conducting transport business does not take return trips, the bus station shall only confirm the vehicles’ arrival on the transport orders in accordance with regulations.
Article 25. Regulations on transport orders
1. Transport orders shall be printed by enterprises and cooperatives themselves using the form given in the Appendix 6 hereto. Apart from the contents specified in the Appendix 6, enterprises and cooperatives shall add other contents to serve their management work.
2. Enterprises and cooperatives shall manage, issue and inspect the use of transport orders; archive transport orders for at least 03 years.
3. Bus stations shall update information about transport orders bearing seals to the nationwide passenger management software.
Article 26. Rights and responsibilities of enterprises and cooperatives conducting fixed-route passenger transport business
1. Take measures to correctly and sufficiently implement the plan to operate registered auto passenger transport routes; develop and correctly and sufficiently implement the traffic safety procedure as prescribed in Articles 4 and 5 hereof; establish departments responsible for managing and supervising satisfaction of traffic safety conditions as prescribed in Article 7 hereof.
2. Comply with the regulations laid down in Articles 8, 9, 13, 14, 15, 16 and 54 hereof.
3. Supervise and manage the use of their badges and transport orders; write in transport orders and issue them to drivers in accordance with regulations on transport management; archive transport orders as prescribed in Clause 2 Article 25 hereof.
4. Refund at least 90% of the ticket price to passengers who have paid for tickets but cancel the trip at least 02 hours in the case of a fixed route covering a distance of less than 300 km and at least 04 hours in the case of a fixed route covering a distance of more than 300 km before the departure; refund at least 70% of the ticket price to passengers who have paid for tickets but cancel the trip at least 01 hour in the case of a fixed route covering a distance of less than 300 km and at least 02 hours in the case of a fixed route covering a distance of more than 300 km before the departure.
5. If an enterprise or cooperative is requested to transport a consignment by a fixed-route automobile (not accompanied by the consignor), such enterprise or cooperative shall request the consignor to provide sufficiently and exactly the information about the consignment and full name, address, ID card/Citizen ID card and contact phone number of the consignor and the consignee; must not transport banned, flammable and explosive goods, live animals and dirty food. Compensation for the damaged, lost or deficient consignment shall be provided under the transport contract or by negotiation between the enterprise/cooperative and the consignor.
6. Make internal regulations on drivers and attendants’ (if any) uniforms and name tags, driver ID cards; a name tag must contain a photo and full name of the driver, and name of the unit managing him/her, and may be used as a driver ID card.
7. Be entitled to refuse to transport passengers who disrupt public order or obstruct drivers and attendants; fare-dodgers or passengers suffering from a dangerous disease; passengers carrying banned, flammable or explosive goods or live animals.
8. Be entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clauses 2, 3 and 4 Article 19 hereof.
9. Do not carry passengers beyond seating capacity and do not carry passengers and goods in excess of the gross vehicle weight rating written on the certificate of technical and environmental safety inspection of automobiles.
10. Do not use vehicles issued with badges reading “XE TRUNG CHUYỂN” (“SHUTTLE BUS”) to conduct transport business.
11. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP, provincial People’s Committees and other relevant regulations of law.
Article 27. Rights and responsibilities of drivers and attendants on fixed-route vehicles
1. Wear name tags and uniforms provided by enterprises and cooperatives and carry transport orders.
2. Correctly and sufficiently comply with regulations on drivers specified in the traffic safety procedures mentioned in Articles 4 and 6 hereof; correctly obey transport orders issued by enterprises and cooperatives; maintain security and order on vehicles; pick up and drop off passengers at departure stations, arrival stations and passenger pick-up and drop-off points, and operate vehicles following itineraries.
3. Do not carry passengers beyond the seating capacity and do not carry passengers and goods in excess of the gross vehicle weight rating written on the certificate of technical and environmental safety inspection of automobiles; place luggage and consignments evenly in the luggage trunk to ensure that luggage and consignments are not displaced during their transport; do not transport banned, flammable and explosive goods, live animals and dirty food. If requested to transport a consignment by a fixed-route automobile (not accompanied by the consignor), request the consignor to provide sufficiently and exactly the information about the consignment and name, address, ID card/Citizen ID card and contact phone number of the consignor and the consignee.
4. Have the responsibility to that tickets are provided for every passenger on the vehicle; instruct passengers to take the right seats according to the information on tickets; introduce the trip rules, assist passengers; provide priority seats to passengers with a disability, pregnant women, the elderly and children; remain polite to passengers; provide first aid for passengers who show signs of sickness or signs of labor.
5. Have the responsibility to request bus stations to confirm information on transport orders before the departure and arrival.
6. Have the responsibility to comply with regulations of law on maintaining traffic safety and order.
7. Be entitled to refuse to transport passengers who disrupt public order or obstruct drivers and attendants; fare-dodgers or passengers suffering from a dangerous disease; passengers carrying banned, banned, flammable or explosive goods or live animals.
8. Have the responsibility to refuse to operate a vehicle if it is found that the vehicle is not conformable to the safety conditions or fails to be fitted with a tracking device or camera or the tracking device or camera is out of order.
9. Keep the vehicle tidy, do not use technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere in the camera operation, jam or scramble GPS and GSM or falsify tracking device’s or camera’s data.
10. Have the responsibility to drive the vehicle to the bus station at least 10 minutes prior to departure so that it can undergo technical safety inspection and serve other professional operations at the station in accordance with the traffic safety procedure.
11. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Article 28. Rights and responsibilities of passengers
1. Be entitled to request the enterprise or cooperative to provide services according to the service quality standard that have been registered and announced.
2. Be entitled to request attendants to sell the exact type of ticket; keep the ticket during the trip and present it to competent persons upon request.
3. Receive the refund prescribed in Clause 4 Article 26 hereof.
4. Be entitled to make complaints or report violations against regulations on transport management committed by a transport business, driver or attendant and claim compensation for any damage (if any).
5. Comply with the trip rules to maintain security and order on vehicles; get in and get off the vehicle at a station or passenger pick-up and drop-off point according to the regulations.
6. Exercise other rights and responsibilities in accordance with regulations of law.
Section 3. FIXED-ROUTE BUS TRANSPORT BUSINESS
Article 29. Regulations on buses
1. Comply with all regulations set forth in Clause 2 Article 5 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
2. Be equipped with emergency tools and usable and unexpired fire extinguishers in accordance with regulations.
3. Carry a badge that reads “XE BUÝT” (“BUS”). Its design is given in the Appendix 7 hereto. The badge must be attached beneath the inspection stamp in the top right hand corner of the vehicle’s front windshield.
4. Posting of information:
a) Posting the following information outside the bus:
On the front and rear glass: route number or route code, departure and arrival terminals;
On two sides: route number or route code; ticket fares and phone number of the enterprise or cooperative;
b) Post the following information inside the bus: license plate, route number or route code; maps of departure and arrival terminals and bus stops along the route; ticket price; ticket fares; hotline of the transport business and the local Department of Transport; responsibilities of drivers, attendants and passengers;
c) Put safety cards inside the bus in a noticeable location. A safety card shall contain at least seat belt guide (if available); guidelines for placing luggage; “no smoking” sign; instructions for use of electric system on the vehicle (if any); instructions for use of fire extinguishers and emergency hammers and emergency escape route.
Article 30. Departure terminals, arrival terminals, bus stops, bus shelters and transport orders
1. The departure and arrival terminal of a bus route shall:
a) be spacious enough for buses to make a U-turn or park in a way that ensure traffic safety;
b) be equipped with information boards displaying: route name; route number; itinerary; trip frequency; daily operating hours of the route; phone number of route management authority and enterprises/cooperatives using the route; responsibilities of passengers, drivers and attendants;
c) have passenger shelters.
2. Bus stops
a) There shall be signs and markings at a bus stop according to regulations; each sign shall include route number or route code, route name (the departure and arrival terminals), shortened itinerary on the other side of the sign;
b) There shall be bus shelters at bus stops in urban areas that have kerbs of at least 05 m wide and outside urban areas that have kerbs of at least 2.5 m wide;
c) Departments of Transports shall announce design of bus stop signs within their provinces.
3. There shall be passenger pick-up and drop-off points intended for buses at bus stations, train stations, airports, ports, landing stages and seaports so as to make a connection with other modes of transport.
4. Bus shelters
a) Departments of Transports shall announce design of bus stop signs within their provinces.
b) The following information shall by posted at a bus shelter: route number/code; route name; transport itinerary; trip frequency; daily operating hours of a route; phone number of the transport business and local Department of Transport, maps of bus routes.
5. Bus terminals, bus stops and bus shelters shall be accessible to the disabled.
6. Transport orders
a) Transport orders shall be printed by enterprises and cooperatives themselves using the form given in the Appendix 6 hereto. Apart from the contents specified in the Appendix 6, enterprises and cooperatives shall add other contents to serve their management work.
b) Enterprises and cooperatives shall manage, issue and inspect the use of transport orders; archive transport orders for at least 05 years.
Article 31. Construction of infrastructure serving bus passenger transport
1. An infrastructure system serving bus passenger transport includes: exclusive bus lanes, bus terminus, bus stops, signs, bus shelters, transit points, parking lots.
2. The infrastructure system serving bus passenger transport is constructed using the state budget and other sources of capital or private capital.
3. Departments of Transport shall manage, construct or call for private sector involvement in construction and maintenance of the infrastructure system serving bus passenger transport within their provinces as assigned by provincial People’s Committees.
Article 32. Announce opening of bus routes
1. Every Department of Transport shall announce opening of bus routes within its province according to the list of route networks approved by provincial People’s Committee. If a bus route passes through multiple provinces and cities, according to the approved list of route works, the announcement of opening of the bus route shall be made by the Department of Transport of the province where the head office or branch of the enterprise or cooperative is located after obtaining a written consent of the Department of Transport of the province where the other end of the route is located and Department of Transport of the province involved in the itinerary. If a bus route that has its departure terminal or arrival terminal within an airport, the provincial People’s Committee shall reach an agreement with the Ministry of Transport prior to announcement.
2. An announcement of opening of a bus route includes:
a) The enterprise or cooperative operating the route;
b) Route number or route code; distance; itinerary (departure terminal, arrival terminal and bus stop);
c) Running timetable and operating hours of the route;
d) Brand, capacity and typical color of the bus operating the route;
dd) Ticket fares.
3. Every Department of Transport shall publish the information specified in Clause 2 of this Article 15 on its website at least 15 days prior to passenger transport.
Article 33. Management of bus passenger transport
1. Departments of Transport shall organize bidding or place orders for the operation on bus routes according to regulations of law on manufacture and supply of public products and services.
2. Enterprises and cooperatives issued with the license for bus passenger transport business may apply for bidding or place an order for operation on a bus route.
3. The local Department of Transport shall sign a contract with the enterprise or cooperative winning the bidding or receiving orders for operating the bus route. The contract shall state a bus route operation plan, including: route name, route number, brand and capacity of the bus, ticket fares, running timetable and term of the contract.
4. The Department of Transport shall decide to adjust partially or totally the running timetable of itinerary of a provincial bus route in the case of change in traffic organization resulting in a change of the itinerary or a natural disaster or flooding or another force majeure event or at the request of an enterprise or cooperative operating the route in a manner that is relevant to demand and actual condition in each period; the enterprise or cooperative shall adjust the route operation plant according to the new running timetable; the Department of Transport and enterprise or cooperative shall sign and affix seal to confirm that the new operation plan constitutes part of the route operation contract.
5. If a bus route passes through multiple provinces and cities, the adjustment to the running timetable and itinerary or suspension or closure of the bus route shall be carried out by the Department of Transport of the province where the head office or branch of the enterprise or cooperative is located after obtaining a written consent of the Department of Transport of the province where the other end of the route is located; and notify the Departments of Transport of the provinces through which the bus route passes before carrying out the same.
6. The decision on running timetable adjustment shall be published on mass media at least 10 days prior to adjustment.
Article 34. Regulations on suspension of buses on routes, closure of bus routes; addition and replacement of buses operating on routes
1. Suspension of a bus on a route or closure of a bus route
a) At least 30 days prior to suspension of a bus on a route, the enterprise or cooperative shall send a written notification of suspension to the Department of Transport issuing the auto transport business license.
If the suspension results in a change of the trip frequency or closure of the route, within 10 working days from the receipt of the written notification, the Department of Transport issuing the auto transport business license (or in cooperation with the Department of Transport of the province where the other end of the route is located in the case of inter-provincial bus route) shall announce a new trip frequency or closure of the route at the request of the enterprise or cooperative;
b) The Department of Transport shall make an announcement on mass media within 15 working days from the receipt of the written notification;
c) At least 05 working days after suspension, the enterprise or cooperative shall return badges attached to buses suspended from operation to the Department of Transport issuing such badges.
2. Addition or replacement of a bus
a) An enterprises or cooperative is entitled to replace a bus operating on a route or add a bus if the addition does not increase the number of trips. The bus that is added to a route or replaces another one on a route shall be issued with a badge that reads “XE BUÝT” (“BUS”) and satisfy requirements for types of vehicles operating on routes under a contract.
b) The enterprise or cooperative is, in the case of an unexpected event, entitled to use its own vehicle issued with the badge reading “XE BUÝT” (“BUS”) as a replacement for the operating vehicle involved in a technical breakdown or traffic accident or in the event of other force majeure events.
Article 35. Rights and responsibilities of enterprises and cooperatives conducting bus transport business
1. Take measures to correctly follow the running timetable according to the operation plan specified in the contract; develop and correctly and sufficiently implement the traffic safety procedure as prescribed in Articles 4 and 5 hereof; establish departments responsible for managing and supervising satisfaction of traffic safety conditions as prescribed in Article 7 hereof.
2. Comply with the regulations laid down in Articles 8, 9, 13, 14, 15, 16 and 54 hereof.
3. Make internal regulations on drivers and attendants’ (if any) uniforms and name tags, driver ID cards; a name tag must contain a photo and full name of the driver, and name of the unit managing him/her, and may be used as a driver ID card.
4. Be entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clause 4 Article 29 hereof.
5. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Article 36. Rights and responsibilities of drivers and attendants on buses
1. Correctly comply with the traffic safety procedure set forth in Article 4 hereof.
2. Wear name tags and uniforms provided by enterprises and cooperatives.
3. Correctly follow the approved running timetable and schedule.
4. Provide information about route itinerary and bus stops on routes at the request of passengers; instruct and assist passengers (especially passengers with a disability, pregnant women, the elderly and children) to get on and get off buses; remain polite to passengers.
5. Be entitled to refuse to transport passengers who pose threats to order, safety and security on buses or who are suffering from a dangerous disease; be entitled to refuse to transport banned, flammable or explosive goods, live animals and dirty food or luggage whose weight and dimensions exceeds the permissible limits specified in Clause 1 Article 37 hereof.
6. Have the responsibility to refuse to operate a bus if it is found that the bus is not conformable to the safety conditions or fails to be fitted with a tracking device or camera (for the bus required to be fitted with a camera) or the tracking device or camera is out of order.
7. Keep buses tidy, do not use technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere in the camera operation, jam or scramble GPS and GSM or falsify tracking device’s or camera’s data.
8. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Article 37. Rights and responsibilities of passengers on buses
1. Be entitled to carry luggage whose weight and dimensions must not exceed 10 kg and 30x40x60 cm respectively.
2. Comply with trip rules and instructions given by drivers and attendants.
3. Be entitled to request attendants to sell the exact type of ticket; keep the ticket during the trip and present it to competent persons upon request.
4. Be entitled to make complaints or report violations against regulations on transport management committed by a transport business, driver or attendant and claim compensation for any damage (if any).
5. Exercise other rights and responsibilities in accordance with regulations of law.
Section 4. TAXI BUSINESS
Article 38. Regulations on taxis
1. Regulations set forth in Clause 4 Article 4 of the Decree No. 10/2020/ND-CP shall be complied with.
2. The following information shall be posted:
a) On the two doors of the taxi: name, phone number and logo of the enterprise or cooperative. Minimum size: 20 cm in length and 20 cm in width;
b) Inside the taxi: Kilometer-based taxi fares; waiting charges and other charges (if any) paid by passengers.
3. Taxis must be equipped with usable and unexpired fire extinguishers in accordance with regulations.
4. Badge attached to a taxi
a) Design of the “XE TAXI” (“TAXI”) badge is given in the Appendix 8 hereto;
b) Taxi badges of transport businesses in a province shall be subject to regulations adopted by the People's Committee of that province or shall be attached using the design given in the Appendix 8 hereto.
A specific badge must contain a QR code and have a size consistent with the design provided in the Appendix 8 hereto. If a local government prints and releases a badge itself, design of such badge shall be notified to the Directorate for Roads of Vietnam before printing.
c) The badge must be attached beneath the inspection stamp in the top right hand corner of the vehicle’s front windshield.
5. The words “XE TAXI” (“TAXI”) must be made of reflective materials posted (fixed) on the front and rear glass of a taxi using the design given in the Appendix 9 hereto (except for the case where the taxi has a lightbox).
6. Inside the taxi, there must be safety cards including seat belt guide (if available); “no smoking” sign; instructions on how to close and open taxi doors.
Article 39. Taxi pick-up and drop-off points and taxi parking points
1. Taxi pick-up and drop-off points shall conform to regulations on traffic safety and be spotted by signs and markings according to regulations.
2. Taxi parking points
a) There are 02 types of taxi parking points: parking point under the management of an enterprise or cooperative and public parking point under the management of a local regulatory body;
b) Tax parking points shall conform to regulations on traffic safety and order and safety and not cause traffic congestion; satisfy the requirements for fire prevention and fighting and environmental safety.
Article 40. Rights and responsibilities of enterprises and cooperatives conducting taxi transport business
1. Develop and correctly and sufficiently implement the traffic safety procedure as prescribed in Articles 4 and 5 hereof; establish departments responsible for managing and supervising satisfaction of traffic safety conditions as prescribed in Article 7 hereof.
2. Comply with the regulations laid down in Articles 14, 15 and 16 hereof.
3. Make regulations on drivers and attendants’ (if any) uniforms and name tags, driver ID cards; a name tag must contain a photo and full name of the driver, and name of the unit managing him/her, and may be used as a driver ID card.
4. Be entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clause 2 Article 38 hereof.
5. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Article 41. Rights and responsibilities of taxi drivers
1. Correctly comply with the traffic safety procedure set forth in Article 4 hereof.
2. Wear name tags and uniforms provided by enterprises and cooperatives.
3. Charge the fare that is shown on the meter or the notification on software; give passengers a receipt (or an e-invoice) after payment has been made in full.
4. Keep taxis tidy, do not use technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere in the camera operation, jam or scramble GPS and GSM or falsify tracking device’s or camera’s data.
5. Provide passengers with information about the route upon request; instruct and assist passengers (especially passengers with a disability, pregnant women, the elderly and children) to get on and get off taxis.
6. Be entitled to refuse to transport passengers who pose threats to order, safety and security on taxis or who are suffering from a dangerous disease; do not transport banned, flammable or explosive goods, live animals, goods of unknown origin and dirty food.
7. Have the responsibility to refuse to operate the taxi if it is found that the taxi is not conformable to the safety conditions or fails to be fitted with a tracking device or camera or the tracking device or camera is out of order.
8. Calculate fares using software, during the transport, provide passengers with a device capable of showing the contents specified in Point c Clause 3 Article 6 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and provide it to competent authorities upon request.
9. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Article 42. Rights and responsibilities of taxi passengers
1. Request drivers to provide information about the itinerary.
2. Pay the fare shown on the meter or ride hailing software and receive a receipt or invoice.
3. Comply with trip rules and instructions given by drivers.
4. Be entitled to make complaints or report violations against regulations on transport management committed by a transport business, driver or attendant and claim compensation for any damage (if any).
5. Exercise other rights and responsibilities in accordance with regulations of law.
Section 5. CONTRACTUAL PASSENGER TRANSPORT BUSINESS AND TOURIST TRANSPORT BUSINESS
Article 43. Regulations on automobiles involved in contractual passenger transport and tourist transport; identification of the same overlapping start and end points
1. Automobiles involved in contractual passenger transport shall comply with regulations set forth in Clause 1 Article 7 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
2. Automobiles involved in tourist transport shall comply with regulations set forth in Clause 1 Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
3. The following information shall be posted: name and phone number of the transport business
a) Minimum size: 20 cm in length and 20 cm in width;
b) Posting location: on two sides of head part of the automobile or on doors of the automobile.
4. The words “XE HỢP ĐỒNG” (“CONTRACTUAL VEHICLE”) must be made of reflective materials posted (fixed) on the front and rear glass of the automobile using the design given in the Appendix 10 hereto.
5. The words “XE DU LỊCH” (“TOURIST VEHICLE”) must be made of reflective materials posted (fixed) on the front and rear glass of a taxi using the design given in the Appendix 11 hereto.
6. Quantity, quality and arrangement of seats shall be conformable to the vehicles’ design.
7. Automobiles shall be equipped with emergency tools and usable and unexpired fire extinguishers in accordance with regulations.
8. Automobiles involved in contractual passenger transport must be issued with badges reading “XE HỢP ĐỒNG” (“CONTRACTUAL VEHICLE”) using the design given in the Appendix 12 hereto.
9. Automobiles involved in tourist transport must be issued with badges reading “XE Ô TÔ VẬN TẢI KHÁCH DU LỊCH” (“TOURIST AUTOMOBILE”) in accordance with regulations of law.
10. The badge must be attached beneath the inspection stamp in the top right hand corner of the vehicle’s front windshield.
11. Behind each seat or next to each bed, there must be a safety card (in Vietnamese language and English language) including the following main contents: seat belt guide (if available); guidelines for placing luggage; “no smoking” sign; instructions for use of electric system on the vehicle (if any); instructions for use of fire extinguishers and emergency hammers and emergency escape route.
12. The same overlapping start point (the first passenger pick-up location specified in the transport contract) and end point (the last passenger drop-off location specified in the transport contract) during tourist transport and contractual passenger transport is identified as a position on the road surface or position associated with an address containing a street name (route name) or an alley name in an urban area.
Article 44. Rights and responsibilities of contractual passenger transport businesses or tourist transport businesses
1. Develop and correctly and sufficiently implement the traffic safety procedure as prescribed in Articles 4 and 5 hereof; comply with the regulations laid down in Articles 14, 15, 16 and 54 hereof.
2. Transport businesses using automobiles with 09 seats (including the driver) or more shall comply with the regulations laid down in Articles 8, 9 and 13 hereof.
3. Contractual passenger transport businesses shall comply with the regulations prescribed in Clauses 3, 5 and 6 Article 7 of the Decree No. 10/2020/ND-CP. Tourist transport businesses shall comply with the regulations prescribed in Clauses 3 and 5 Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
4. Make internal regulations on drivers and attendants’ (if any) uniforms and name tags, driver ID cards; a name tag must contain a photo and full name of the driver, and name of the unit managing him/her, and may be used as a driver ID card.
5. Be entitled to use electronic devices to post information as prescribed in Clause 3 Article 43 hereof.
6. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Article 45. Rights and responsibilities of drivers involved in contractual passenger transport business and tourist transport business
1. Correctly comply with the traffic safety procedure set forth in Article 4 hereof.
2. Transport passengers in accordance with the itinerary and schedule already notified to the Department of Transport. Wear name tags and uniforms provided by transport businesses.
3. Drivers involved in contractual passenger transport business shall comply with the regulations prescribed in Clause 3 through 7 Article 7 of the Decree No. 10/2020/ND-CP. Drivers involved in tourist transport business shall comply with the regulations prescribed in Clauses 3, 4 and 7 Article 8 of the Decree No. 10/2020/ND-CP.
4. Drivers using application software assisting transport connection during transport of passengers shall have a device to access the interface showing electronic transport contracts and list of passengers specified in the Appendix 13 hereof.
5. Keep vehicles tidy, do not use technical measures, peripheral equipment and other measures to interfere in the camera operation, jam or scramble GPS and GSM or falsify data from tracking devices or cameras fitted to vehicles (for vehicles required to be fitted with cameras).
6. Refuse to transport passengers who pose threats to security, order and safety on vehicles; refuse to transport banned, flammable or explosive goods or live animals.
7. Be entitled refuse to operate a vehicle if it is found that the vehicle is not conformable to the safety conditions, fails to be fitted with a tracking device or camera (for the vehicle required to be fitted with a camera) or the tracking device or camera is out of order.
8. Do not carry passengers beyond the seating capacity and do not carry passengers and goods in excess of the gross vehicle weight rating written on the certificate of technical and environmental safety inspection of automobiles; place luggage evenly in the luggage trunk to ensure that luggage are not displaced during their transport; do not transport banned, flammable and explosive goods, live animals and dirty food.
9. Assume other responsibilities in accordance with regulations of the Law on Road Traffic, Decree No. 10/2020/ND-CP and other relevant regulations of law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực