Chương II: Thông tư 12/2020/TT-BGTVT Quy định chi tiết về xây dựng, thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông và nhiệm vụ của bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông
Số hiệu: | 12/2020/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Lê Đình Thọ |
Ngày ban hành: | 29/05/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2020 |
Ngày công báo: | 16/06/2020 | Số công báo: | Từ số 643 đến số 644 |
Lĩnh vực: | Giao thông - Vận tải | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định về tập huấn nghiệp vụ vận tải và ATGT cho lái xe
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 12/2020/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Theo đó, quy định tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông (ATGT) cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, đơn cử như:
- Đối tượng tập huấn: người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
- Nội dung tập huấn: theo chương trình khung của Bộ Giao thông vận tải.
- Thời điểm tập huấn:
+ Trước khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải;
+ Định kỳ không quá 03 năm, kể từ lần tập huấn trước đó.
- Cán bộ tập huấn bao gồm:
+ Giáo viên chuyên ngành vận tải của các trường từ trung cấp trở lên có đào tạo chuyên ngành vận tải đường bộ; người có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên;
+ Người có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác và có kinh nghiệm tối thiểu 03 năm về quản lý, điều hành vận tải đường bộ.
- Đơn vị kinh doanh vận tải chịu trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe;…
Xem chi tiết Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có hiệu lực từ 15/7/2020.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quy trình đảm bảo an toàn giao thông phải đảm bảo theo trình tự các bước và nội dung tối thiểu như sau:
1. Trước khi giao nhiệm vụ vận chuyển mới cho người lái xe, Bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi, xe công-ten-nơ hoặc cán bộ được phân công theo dõi an toàn giao thông tại các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải hàng hoá (sau đây gọi chung là Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông) phải thực hiện các nhiệm vụ:
a) Hàng ngày, tổng hợp, phân tích các dữ liệu về hoạt động của từng phương tiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển thông qua thiết bị giám sát hành trình và qua các biện pháp quản lý khác của đơn vị để chấn chỉnh, nhắc nhở và xử lý các trường hợp vi phạm;
b) Tiếp nhận và giải quyết các đề xuất, phản ánh của người lái xe về các vấn đề liên quan đến an toàn giao thông;
c) Phối hợp với các bộ phận khác của đơn vị để tập hợp các yêu cầu vận chuyển của khách hàng, tìm hiểu và nắm bắt các điều kiện về tuyến đường vận chuyển và các nội dung khác có liên quan đến an toàn giao thông;
d) Phối hợp với Bộ phận khác của đơn vị để bố trí xe và người lái xe thực hiện nhiệm vụ vận chuyển đảm bảo thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, thời gian nghỉ ngơi của người lái xe theo đúng quy định của Luật Giao thông đường bộ; không sử dụng xe ô tô khách có giường nằm hai tầng để hoạt động trên các tuyến đường cấp V và cấp VI miền núi.
2. Trước khi thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (sau đây viết tắt là người điều hành vận tải) hoặc cán bộ quản lý của đơn vị kinh doanh vận tải và người lái xe phải thực hiện các nội dung công việc như sau (riêng đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi thực hiện theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị):
a) Kiểm tra giấy phép người lái xe; giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; giấy chứng nhận đăng ký xe; lệnh vận chuyển đối với hoạt động vận chuyển khách theo tuyến cố định, xe buýt; hợp đồng vận tải đối với hoạt động vận chuyển khách theo hợp đồng, du lịch; giấy vận tải (giấy vận chuyển) đối với hoạt động vận tải hàng hoá; các giấy tờ khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị;
b) Thông báo trực tiếp hoặc qua phần mềm của đơn vị kinh doanh vận tải cho người lái xe các yêu cầu vận chuyển của khách hàng và các nội dung cần lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông (nếu có);
c) Kiểm tra nồng độ cồn, chất ma túy đối với người lái xe (nếu đơn vị có trang bị thiết bị, dụng cụ kiểm tra).
3. Sau khi được giao nhiệm vụ và trước khi cho xe khởi hành, người lái xe được giao nhiệm vụ vận chuyển phải thực hiện kiểm tra đảm bảo tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện (riêng đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị) tối thiểu các nội dung chính gồm: kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, camera lắp trên xe (đối với những xe bắt buộc phải lắp theo quy định) đảm bảo tình trạng hoạt động tốt; kiểm tra hệ thống lái; kiểm tra các bánh xe; kiểm tra hệ thống phanh; hệ thống đèn, còi; thông tin niêm yết trên xe.
4. Trước khi cho xe khởi hành thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, người lái xe nhận nhiệm vụ phải sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng nhập thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe.
5. Khi xe đang hoạt động trên đường
a) Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông hoặc người điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công phải thực hiện các nhiệm vụ: theo dõi quá trình hoạt động của phương tiện và người lái xe trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ vận chuyển qua thiết bị giám sát hành trình; thực hiện nhắc nhở ngay đối với người lái xe khi phát hiện xe chạy quá tốc độ, quá thời gian người lái xe liên tục, quá thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, thiết bị giám sát hành trình không có tín hiệu và các nguy cơ gây mất an toàn giao thông khác; tiếp nhận và đưa ra phương án xử lý khi xảy ra các sự cố gây mất an toàn giao thông. Các thông tin về việc chấn chỉnh, nhắc nhở khi người lái xe vi phạm phải được ghi chép hoặc cập nhật vào phần mềm của đơn vị để theo dõi;
b) Người lái xe phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn giao thông trong quá trình điều khiển phương tiện để vận chuyển hành khách, hàng hóa, chấp hành quy định về thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của người lái xe, quy định về tốc độ, hành trình chạy xe, thiết bị giám sát hành trình, camera (đối với loại phương tiện phải lắp) đảm bảo luôn hoạt động; báo cáo ngay thời gian, địa điểm và nguyên nhân khi xảy ra sự cố mất an toàn giao thông để đơn vị có biện pháp xử lý kịp thời.
6. Khi người lái xe kết thúc nhiệm vụ được giao hoặc kết thúc ca làm việc
a) Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông hoặc người điều hành vận tải hoặc cán bộ quản lý do đơn vị phân công phải thực hiện các nhiệm vụ: thống kê quãng đường phương tiện đã thực hiện làm căn cứ lập kế hoạch và thực hiện chế độ bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đảm bảo theo đúng chu kỳ bảo dưỡng định kỳ; thống kê và theo dõi kết quả bảo dưỡng, sửa chữa của từng phương tiện; thống kê các lỗi vi phạm về tốc độ xe chạy, vi phạm về thời gian người lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày, hoạt động sai hành trình vận chuyển, dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình bị gián đoạn; báo cáo lãnh đạo đơn vị xử lý theo quy chế; tổng hợp các sự cố mất an toàn giao thông trong quá trình xe hoạt động kinh doanh vận tải trên đường;
b) Người lái xe phải thực hiện các nhiệm vụ: phải sử dụng thẻ nhận dạng người lái xe của mình để đăng xuất thông tin qua đầu đọc thẻ của thiết bị giám sát hành trình của xe; sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe, người lái xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách).
7. Theo định kỳ tháng, quý, năm, Bộ phận (cán bộ) quản lý an toàn giao thông phải thực hiện các nhiệm vụ:
a) Thống kê số vụ, nguyên nhân, mức độ tai nạn giao thông đã xảy ra của từng người lái xe và của toàn đơn vị;
b) Xây dựng và thực hiện phương án xử lý khi xảy ra sự cố gây mất an toàn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải;
c) Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với toàn bộ người lái xe của đơn vị sau khi xảy ra tai nạn giao thông từ nghiêm trọng trở lên trong quá trình kinh doanh vận tải;
d) Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ của đơn vị để tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho toàn bộ người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) của đơn vị theo quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ, sổ sách ghi chép bằng bản giấy hoặc lưu trên phần mềm kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này. Thời gian lưu trữ tối thiểu 03 năm.
1. Đơn vị kinh doanh vận tải (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô) được lựa chọn thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo quy định tại điểm a hoặc điểm b dưới đây:
a) Áp dụng, thực hiện đúng, đầy đủ nội dung theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 về Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng và phải đảm bảo phù hợp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định tại Điều 4 của Thông tư này;
b) Xây dựng và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Trường hợp chủ hộ kinh doanh vận tải đồng thời là người lái xe điều khiển phương tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải thì thực hiện các nhiệm vụ quy định tại: điểm c, điểm d khoản 1; điểm a khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm b khoản 5; khoản 6; điểm đ khoản 7 Điều 4 của Thông tư này.
Bến xe khách, bến xe hàng phải xây dựng và thực hiện đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông theo trình tự các bước như sau:
1. Công việc thực hiện khi xe vào bến
Nhân viên bến xe và người lái xe phải thực hiện các công việc sau:
a) Kiểm tra, xác định phương tiện đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động vận tải tại bến và xác nhận xe đến bến (áp dụng đối với bến xe khách);
b) Hướng dẫn người lái xe đưa xe vào đúng vị trí trả khách, trả hàng; cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý bến xe theo quy định;
c) Hướng dẫn người lái xe đưa xe vào đúng vị trí dừng đỗ theo quy định tại bến.
2. Công việc thực hiện trước khi xe vào vị trí đón khách (xếp hàng)
Trước khi cho phép xe vào vị trí đón khách, xếp hàng, nhân viên bến xe phải thực hiện kiểm tra và ghi chép vào sổ theo dõi xe ra, vào bến hoặc cập nhật vào phần mềm quản lý bến xe các nội dung sau:
a) Kiểm tra xe ô tô gồm: giấy đăng ký xe; giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bảo hiểm trách nhiệm dân sự còn hiệu lực; phù hiệu dán trên kính xe còn hiệu lực và theo đúng quy định; có dữ liệu vị trí của xe tại bến xe trên hệ thống Hệ thống xử lý và khai thác sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của Tổng cục đường bộ việt nam, camera (đối với loại xe yêu cầu bắt buộc phải lắp theo quy định) có hoạt động; bình chữa cháy; dụng cụ thoát hiểm (nếu có);
b) Kiểm tra người lái xe ô tô gồm: số lượng người lái xe kèm giấy phép người lái xe; thẻ tên, đồng phục (nếu có); lệnh vận chuyển hoặc giấy vận tải (giấy vận chuyển);
c) Kiểm tra nội dung đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải đã đăng ký với cơ quan quản lý tuyến, kiểm tra việc niêm yết giá vé (áp dụng đối với bến xe khách); kiểm tra việc niêm yết các thông tin trên xe đảm bảo đầy đủ và theo đúng quy định;
d) Kiểm tra thông tin về biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), người lái xe phải đúng thông tin ghi trên lệnh vận chuyển, trên hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận tải (giấy vận chuyển) theo quy định; kiểm tra người lái xe đảm bảo không sử dụng rượu bia, chất ma túy (trường hợp đơn vị có thiết bị, dụng cụ kiểm tra). Đối với bến xe hàng còn phải kiểm tra thông tin về giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định trong trường hợp xe vận chuyển hàng hoá nguy hiểm;
Khi nhân viên bến xe thực hiện kiểm tra phát hiện trường hợp cơ quan chức năng thu giữ giấy tờ của xe hoặc của người lái xe khi đang thực hiện lượt đi bị cơ quan chức năng thu giữ để xử lý vi phạm thì người lái xe được phép điều khiển phương tiện để hoạt động đến hết lượt về liền kề tiếp theo trên lệnh vận chuyển.
3. Công việc thực hiện khi xe vào vị trí đón khách, xếp hàng
a) Sau khi nhân viên bến xe hoàn thành việc kiểm tra các nội dung tại khoản 2 Điều này:
Trường hợp có nội dung kiểm tra không đảm bảo yêu cầu, thì tùy theo mức độ của từng hạng mục để yêu cầu đơn vị kinh doanh vận tải, người lái xe thực hiện khắc phục ngay hoặc bố trí xe hoặc người lái xe khác thay thế;
Trường hợp tất cả các nội dung kiểm tra đều đạt yêu cầu, nhân viên bến xe hướng dẫn người lái xe cho xe vào vị trí đón khách, xếp hàng theo thời gian quy định và thực hiện các công việc tiếp theo tại các điểm b và điểm c khoản này;
b) Đối với bến xe khách: thực hiện việc bán vé cho hành khách đi xe nếu đơn vị vận tải ủy thác cho bến xe khách bán vé; giám sát quá trình xếp khách và hành lý lên xe trong khu vực bến để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống trên xe khách; đảm bảo việc xếp hàng hóa ký gửi trên xe được thực hiện đúng quy định và không xếp hàng hóa ký gửi trên khoang hành khách; đảm bảo trên xe không xếp quá số lượng người được phép chở; hành khách đi xe đều phải có vé và được sắp xếp đúng chỗ theo số ghi trên vé;
c) Đối với bến xe hàng: thực hiện việc giám sát quá trình xếp hàng và hành lý lên xe trong khu vực bến để kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển hàng cấm vận chuyển; đảm bảo việc xếp hàng hóa trên xe được thực hiện đúng quy định. Khuyến khích các bến xe hàng trang bị các thiết bị kỹ thuật để phát hiện hàng cấm vận chuyển trong khu vực bến xe; xếp hàng hóa trên xe đảm bảo không vượt quá khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; yêu cầu người xếp hàng ký xác nhận vào giấy vận tải (giấy vận chuyển) sau khi xếp hàng hoá lên xe;
d) Giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trong khu vực bến xe.
4. Các công việc giải quyết cho xe xuất bến.
Trước khi cho xe xuất bến, nhân viên bến xe và người lái xe thực hiện các công việc sau:
a) Đối với bến xe khách: xác định tổng số vé đã bán được (trừ trường hợp đơn vị vận tải tự bán vé), người lái xe thực hiện việc thanh toán các khoản dịch vụ (trừ trường hợp thanh toán khác theo hợp đồng dịch vụ giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị quản lý, khai thác bến xe) và cùng với nhân viên bến xe ký xác nhận, bàn giao các giấy tờ theo quy định. Kiểm tra và ký xác nhận các thông tin trên lệnh vận chuyển;
b) Đối với bến xe hàng: xác định khối lượng hàng hoá, loại hàng hoá đã xếp lên xe, người lái xe thực hiện việc thanh toán các khoản dịch vụ (trừ trường hợp thanh toán khác theo hợp đồng dịch vụ giữa đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị quản lý, khai thác bến xe) và cùng với nhân viên bến xe ký xác nhận, bàn giao các giấy tờ theo quy định. Kiểm tra và ký xác nhận các thông tin trên giấy vận tải (giấy vận chuyển);
c) Nhân viên bến xe chịu trách nhiệm ghi chép, xác nhận việc người lái xe đã thực hiện đầy đủ các thủ tục quy định cho xe xuất bến. Cập nhật thông tin vào phần mềm quản lý bến xe khi xe xuất bến theo quy định; tổng hợp những trường hợp không cho xe xuất bến theo quy định và tình hình an toàn giao thông tại bến xe.
5. Lộ trình áp dụng quy trình bảo đảm an toàn giao thông đối với bến xe
a) Đối với bến xe khách từ loại 1 đến loại 4 áp dụng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành;
b) Đối với các loại bến xe khách còn lại và bến xe hàng áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
1. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 4 của Thông tư này.
2. Kiểm tra, theo dõi các điều kiện về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện; đôn đốc, theo dõi việc thực hiện chế độ kiểm định kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình trạng kỹ thuật phương tiện.
3. Quản lý, theo dõi các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe để kịp thời cảnh báo và ngăn chặn các hành vi vi phạm; sử dụng thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, thông tin hình ảnh từ camera lắp trên xe phục vụ cho hoạt động quản lý của đơn vị và cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin bắt buộc của từng xe ô tô khi có yêu cầu; theo dõi, đề xuất sửa chữa, thay thế kịp thời hư hỏng của thiết bị giám sát hành trình, của camera lắp trên xe; định kỳ tháng, quý, năm lập báo cáo các hành vi vi phạm của đội ngũ người lái xe thuộc đơn vị.
Chapter II
DETAIL REGULATIONS ON DEVELOPMENT AND IMPLEMENTATION OF TRAFFIC SAFETY PROCEDURES AND TASKS OF DEPARTMENT RESPONSIBLE FOR MANAGING AND SUPERVISING SATISFACTION OF TRAFFIC SAFETY CONDITIONS
Article 4. Detailed regulations on safety traffic procedures
A safety traffic procedure shall be adopted following the steps below:
1. Before assigning a new transport task to drivers, the department in charge of management of satisfaction of traffic safety conditions at an enterprise or cooperative conducting business of passenger transport by auto along fixed routes, by bus, taxi or containers or officials assigned to supervise traffic safety at a contractual passenger transport business or tourist transport business (hereinafter referred to as “traffic safety department (officer)) shall:
a) on a daily basis, aggregate and analyze data on operation of each vehicle during the process of performing the transport task through a vehicle tracking device and other management measures to warn and take actions against violations;
b) receive and resolve drivers’ proposals and feedback about traffic safety;
c) cooperate with other departments to consolidate customers' transport requests, grasp transport routes and other contents related to traffic safety;
d) cooperate with other departments in deploying vehicles and drivers to perform transport tasks in a manner that complies with regulations on drivers’ continuous driving hours, daily working hours and rest hours as prescribed by the Law on Road Traffic; not operate double-decker sleeper buses on level V and level VI mountainous roads.
2. Before performing a transport task, the person directly operating the transport of an enterprise or cooperative (hereinafter referred to as “the transport operator”) or management of a transport business and person managing drivers shall perform the following tasks (in the case of conducting taxi business, perform the tasks specified in the business plan of the business):
a) Inspect the driver’s license; certificate of technical and environmental safety inspection; vehicle registration certificate; transport order in the case of transport of passengers along fixed routes or by bus; transport contract in the case of transport of passenger under a contract or tourist transport; and other documents upon request.
b) notify drivers in person or via software of the transport business of customers’ transport requests and traffic safety notes (if any);
c) conduct tests for drugs and alcohol (if testing devices are available).
3. After being assigned to perform a task and before the departure, the driver assigned to perform the transport task shall carry out an inspection of the vehicle (in the case of conducting taxi business, perform the tasks specified in the business plan of the business). The following shall be inspected: tracking device, cameras fitted to the vehicle (for the vehicle required to be fitted with a camera); steering system; wheels; brake system; lights and horn; information posted on the vehicle.
4. Before the departure, the driver shall use his/her driver ID card to log in the vehicle’s tracking device.
5. When the vehicle is operating on road
a) The traffic safety department and officer or transport manager or management assigned by the business shall supervise the vehicle and driver during his/her performance of the transport task via the tracking device; immediately warn the driver if he/she is found driving the vehicle in excess of the speed limit, permissible continuous driving hours or daily working hours or if he/she fails to follow the route or the tracking device fails to give any signal, and other traffic safety threats; receive and propose measures to handle incidents threatening traffic safety. The warnings shall be recorded or updated to software;
b) The driver shall strictly comply with traffic safety regulations while driving, comply with regulations on continuous driving hours, daily working hours, speed, itinerary, tracking devices and cameras (for the vehicle required to be fitted with a camera) ; immediately notify the time, place and causes of incidents threatening traffic safety so that appropriate measures are taken.
6. When the driver finishes his/her task or work shift
a) The traffic safety department (officer) or transport operator or management assigned by the business shall: determine the distance over which the vehicle has been driven to provide the basis for formulating and implementing a maintenance and repair plan in accordance with the periodic maintenance schedule; consolidate results of and supervise the maintenance and repair; make a list of violations against regulations on speed limits, continuous driving hours, daily working hours, transport route and tracking device; request the head to take actions against such violations; make a list of incidents threatening traffic safety during the transport;
b) The driver shall: use his/her driver ID card to log in the vehicle’s tracking device; after the trip or at the end of the work shift, before leaving the vehicle, make sure that there are no passenger in the passenger compartment.
7. On a monthly, quarterly and yearly basis, the traffic safety department (officer) shall:
a) produce statistics of accidents, causes and level thereof involving each driver;
b) develop and implement remedial measures against incidents threatening traffic safety during the process of conducting transport business;
c) provide lessons learnt from accidents at serious level or higher to all drivers during the process of conducting transport business;
d) cooperate with specialized departments of the transport business to provide professional training in transport and traffic safety to all drivers and attendants on the vehicle (if any) in accordance with regulations;
dd) archive physical documents and books or save them as prescribed in Clauses 2, 3 and 5 and Point a Clause 6 of this Article for at least 03 years.
Article 5. Implementation of traffic safety procedure by auto transport business
1. Every transport business (including enterprise, cooperative or household business conducting transport business by automobile) that is selected to implement the traffic safety procedure shall comply with Point a or Point b below:
a) Sufficiently and correctly apply and comply with all regulations laid down in TCVN ISO 39001:2014 Road traffic safety management systems - Requirements with guidance for use and Point a Clause 2 Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and Article 4 of this Circular;
b) Develop and sufficiently and correctly comply with the traffic safety procedure in accordance with Clause 1, Point a Clause 2 Article 11 of the Decree No. 10/2020/ND-CP and Article 4 of this Circular.
2. If the owner of the household business conducting transport business is the driver operating a vehicle involved in transport business, he/she shall perform the tasks specified in Point c, Point d Clause 1; Point a Clause 2; Clause 3; Clause 4; Point b Clause 5; Clause 6; Point dd Clause 7 Article 4 of this Circular.
Article 6. Detailed regulations on development and implementation of the traffic safety procedure applied to bus stations and goods station
Bus stations and goods stations shall develop and sufficiently implement the traffic safety procedures following the steps below:
1. Tasks to be performed as a vehicle enters a station
The station staff and driver shall perform the following tasks:
a) conduct an inspection and confirm that the vehicle has been licensed by a competent authority for operation at the station and that the vehicle has entered the station (applicable to a bus station);
b) instruct the driver to drive the vehicle to the designated location for passenger and goods drop-off; update information to the station management software as prescribed;
c) instruct the driver to drive the vehicle to the designated stop location in accordance with regulations of the station.
2. Tasks to be performed before a vehicle enters a passenger pick-up (goods loading) location
Before allowing a vehicle to enter a passenger pick-up/goods loading location, the station staff shall conduct an inspection and keep a logbook of vehicle entry and exit or update information to the station management station. The inspection includes the following contents:
a) Regarding auto inspection: vehicle registration certificate; certificate of technical and environmental safety; effective civil liability insurance; effective badge attached to the vehicle’s glass in accordance with regulations; vehicle location data on the system for processing and exploitation of data from the tracking device of the Directorate for Roads of Vietnam, cameras (for the vehicle required to be fitted with a camera); fire extinguisher; emergency tools (if any);
b) Regarding driver inspection: number of drivers and their driver’s licenses; name tags and uniforms (if any); transport order or transport certificate;
c) Inspecting transport quality already registered with the route management authority, ticket fares posted (applicable to the bus station); information posted on the vehicle;
d) Comparing information about license plate and driver with that specified in the transport order, transport contract or transport certificate; conduct a test for drugs and alcohol (if testing devices are available). Regarding the goods station, inspecting information about the license for import of dangerous goods in accordance with regulations if the vehicle transports dangerous goods;
If the station staff finds that the competent authority seizes vehicle documents or driver’s documents for violation handling purpose while the vehicle is on the outward trip, the driver is allowed to operate the vehicle until the return trip is ended according to the transport order.
3. Tasks to be performed as the vehicle enters the passenger pick-up (goods loading) location
a) After the station staff completes the tasks specified in Clause 2 of this Article:
If the result of inspection of any abovementioned contents is not satisfactory, according to the severity of the violation, request the transport business or driver to immediately take remedial actions or deploy another vehicle or driver;
If the results of inspection of all abovementioned contents are satisfactory, the station staff shall instruct the driver to driver the vehicle to the passenger pick-up or goods loading location within the prescribed time limit, and perform the next tasks specified in Points b and c of this Clause;
b) Regarding a bus station: Sell tickets to passengers if the transport business authorizes the bus station to do so; supervise the loading of passenger and luggage onto the passenger bus within the station area to promptly discover and prevent the transport of banned goods, flammable and explosive goods and live animals by passenger bus; ensure that consignments are loaded onto the passenger bus in accordance with regulations and are not placed in the passenger compartment; ensure that the permissible seating capacity is not exceeded; ensure that every passenger has a ticket and is arranged a seat with the right number written in his/her ticket;
c) Regarding a goods station: supervise the loading of goods and luggage onto the vehicle within the station area to promptly discover and prevent the transport of banned goods; ensure that goods are loaded in accordance with regulations. The goods station is encouraged to use technical equipment to discover banned goods within the station area; load goods on within the payload limit specified in the certificate of technical and environmental safety inspection; request the person loading goods to sign the transport certificate after loading goods;
d) Supervise operation of automobiles and drivers within the station area.
4. Perform tasks to allow a vehicle to exit the station.
Before allowing the exit, the station staff and driver shall perform the following tasks:
a) Regarding a bus station: Determine the total number of tickets sold (except for the case the transport business sells ticket itself), the driver shall pay for services (except for the payment made under the service provision contract between the transport business and the station operator). He/she and station staff shall sign and transfer documents in accordance with regulations. Check information specified in the transport order and provide signature;
b) Regarding a goods station: Determine the weight of goods and types of goods already loaded on the vehicle, the driver shall pay for services (except for the payment made under the service provision contract between the transport business and the station operator). He/she and station staff shall sign and transfer documents in accordance with regulations. Check information specified in the transport certificate and provide signature;
c) The station staff shall record and confirm the driver’s completion of all procedures required for exit from a station. Update information to the station management software upon the vehicle’s exit in accordance with regulations; make a list of cases of refusal to allow exit of the vehicle from the station, and update traffic safety at the station.
5. The roadmap for application of the traffic safety procedure to stations
a) Regarding stations of class 1 – 4: from the effective date of this Circular;
b) Regarding the remaining bus stations and goods stations: from January 01, 2021.
Article 7. Tasks of the department responsible for managing and supervising satisfaction of traffic safety conditions
1. Perform the tasks specified in Article 4 of this Circular.
2. Inspect and supervise the vehicle’s satisfaction of conditions for technical and environmental safety; expedite and supervise the implementation of regulation on technical inspection, maintenance and repair of vehicles; inspect and closely supervise technical conditions of vehicles.
3. Manage and monitor information from auto tracking devices, images from cameras fitted to vehicles to promptly warn and prevent violations; use information from auto tracking devices, images from cameras fitted to vehicles to serve the management by the transport business and provide competent authorities with compulsory information about each automobile upon request; supervise and recommend repair and replacement of damaged items of auto tracking devices and cameras fitted on automobiles; prepare monthly, quarterly and yearly reports on violations committed by drivers.