Chương IV Thông tư 10/2021/TT-BTC: Cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế
Số hiệu: | 10/2021/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Trần Xuân Hà |
Ngày ban hành: | 26/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 12/03/2021 |
Ngày công báo: | 20/02/2021 | Số công báo: | Từ số 309 đến số 310 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Lao động - Tiền lương | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
05 trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế
Nội dung này được đề cập tại Thông tư 10/2021/TT-BTC hướng dẫn quản lý hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế ban hành ngày 26/1/2021.
Theo đó, đại lý thuế sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế nếu thuộc 01 trong 05 trường hợp sau:
- Không có ít nhất 02 người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, làm việc toàn thời gian tại doanh nghiệp trong 03 tháng liên tục (Hiện hành không quy định về thời gian trong 3 tháng liên tục).
- Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu cho cơ quan thuế theo quy định.
- Tiết lộ thông tin gây thiệt hại vật chất, tinh thần, uy tín của người nộp thuế sử dụng dịch vụ đại lý thuế (trừ trường hợp người nộp thuế đồng ý hoặc pháp luật có quy định).
- Sử dụng, quản lý nhân viên đại lý thuế không đúng theo quy định tại Thông tư này.
- Không thực hiện thông báo, báo cáo theo quy định tại khoản 8 Điều 24 Thông tư này từ 15 ngày trở lên so với thời hạn báo cáo hoặc thời hạn thông báo của cơ quan thuế (quy định mới).
Thời hạn đình chỉ được tính từ ngày quyết định đình chỉ của Cục Thuế có hiệu lực cho đến khi đại lý thuế khắc phục được sai phạm, nhưng tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực.
Thông tư 10/2021/TT-BTC có hiệu lực từ 12/3/2021, thay thế Thông tư 117/2012/TT-BTC và Thông tư 51/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Văn bản tiếng việt
1. Đối tượng cập nhật kiến thức là nhân viên đại lý thuế và người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.
2. Nhân viên đại lý thuế phải tham gia cập nhật kiến thức hàng năm.
3. Không bắt buộc phải cập nhật kiến thức đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế đăng ký hành nghề trong thời gian từ ngày được cấp chứng chỉ đến ngày 31/12 của năm tiếp theo năm được cấp chứng chỉ.
1. Nội dung cập nhật kiến thức
a) Các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và nội dung liên quan đến quản lý thuế.
b) Các quy định của pháp luật về kế toán doanh nghiệp.
Trên cơ sở nội dung cập nhật kiến thức, căn cứ vào tình hình thực tế, Tổng cục Thuế xây dựng chương trình khung các nội dung phải cập nhật kiến thức của năm đó. Chương trình khung được ban hành trước ngày 31/01 hàng năm.
2. Tài liệu cập nhật kiến thức
a) Tài liệu cập nhật kiến thức phải chứa đựng các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Tài liệu cập nhật kiến thức được trình bày dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử.
1. Thời gian cập nhật kiến thức đối với nhân viên đại lý thuế và người đăng ký hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế được xác định như sau:
a) Thời gian cập nhật kiến thức tối thiểu 24 giờ (tương đương 03 ngày) trong một năm. Số giờ cập nhật kiến thức được tính cộng dồn từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm để làm cơ sở đăng ký hành nghề hoặc xác định đủ điều kiện hành nghề cho năm sau.
b) Giờ cập nhật kiến thức được tính theo tỷ lệ 01 giờ học bằng 01 giờ cập nhật kiến thức. Thời lượng được tính giờ cập nhật kiến thức không quá 04 giờ/buổi học và không quá 08 giờ/ngày học.
c) Tài liệu chứng minh về giờ cập nhật kiến thức là giấy xác nhận đã tham gia cập nhật kiến thức do đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức cấp.
2. Hình thức cập nhật kiến thức.
a) Người đăng ký tham gia cập nhật kiến thức tại các lớp cập nhật kiến thức theo hình thức học trực tiếp hoặc trực tuyến do các đơn vị tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư này.
b) Trường hợp người tham gia học tại các lớp tập huấn do Cục Thuế tổ chức chung cho người nộp thuế, người cập nhật kiến thức (nếu có nhu cầu xác nhận) thì thông báo cho đơn vị tổ chức lớp tập huấn trước khi tham gia buổi tập huấn đầu tiên để Cục Thuế thực hiện theo dõi và cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức.
1. Tổng cục Thuế ban hành quy chế tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế. Tổng cục Thuế thực hiện hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá giám sát việc tổ chức cập nhật kiến thức.
2. Đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức gồm:
a) Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trường Nghiệp vụ thuế;
b) Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính;
c) Các cơ sở đào tạo có chuyên ngành đào tạo từ trình độ đại học trở lên về các nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này;
d) Các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế.
3. Các cơ sở đào tạo và các tổ chức xã hội nghề nghiệp về đại lý thuế đăng ký tổ chức thực hiện theo quy chế cập nhật kiến thức và được Tổng cục Thuế xác nhận nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
a) Có chương trình, tài liệu cập nhật kiến thức đáp ứng được quy định tại Điều 19 Thông tư này;
b) Có đội ngũ giảng viên có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu, giảng dạy liên quan tới nội dung cập nhật kiến thức quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
4. Trách nhiệm của đơn vị tổ chức cập nhật kiến thức
a) Xây dựng kế hoạch chi tiết các lớp cập nhật kiến thức trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục Thuế ban hành và thông báo cho Tổng cục Thuế trong quý I hàng năm.
b) Theo dõi, điểm danh học viên tham dự lớp học; cấp giấy xác nhận đã tham dự cập nhật kiến thức theo Mẫu 2.4 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Gửi báo cáo kết quả tổ chức lớp cập nhật kiến thức theo Mẫu 2.5 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lớp học đến Tổng cục Thuế qua cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế.
d) Lưu trữ hồ sơ về tổ chức các lớp cập nhật kiến thức; cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, tài liệu về việc tổ chức cập nhật kiến thức theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Duy trì điều kiện cập nhật kiến thức theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tổ chức cập nhật kiến thức hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế cùng với các lớp tập huấn chung cho người nộp thuế.
KNOWLEDGE ENHANCEMENT COURSES FOR TAX PROCEDURE PRACTICES
Article 18. Required attendees of knowledge enhancement courses
1. Required attendees of knowledge enhancement courses are tax agent employees and registrants for tax procedure practices.
2. Tax agent employees must attend knowledge enhancement courses on an annual basis.
3. In case of a holder of practicing certificate who registers for practices from the date of certificate to December 31 of the following year of the year of the certificate, he/she is not required to attend knowledge enhancement courses.
Article 19. Contents and materials of knowledge enhancement courses
1. Contents of a knowledge enhancement course
a) Regulations of law on taxes, fees, charges and tax administration.
b) Regulations of law on corporate accounting.
On the basis of the contents of a knowledge enhancement course and actual circumstances, General Department of Taxation shall formulate a curriculum of the knowledge enhancement course of that year. The curriculum shall be published before January 31 every year.
2. Materials of a knowledge enhancement course
a) The materials of a knowledge enhancement course shall contain the contents specified in clause 1 hereof.
b) The materials of a knowledge enhancement course shall be presented in writing or electronic data.
Article 20. Time and method of knowledge enhancement course
1. Required time of knowledge enhancement course for tax agent employees and registrants for tax procedure practices are as follows:
a) The required time of knowledge enhancement course is at least 24 hours (equivalent to 3 days) in a year. The hours of knowledge enhancement course is accumulated from January 1 to December every year in providing evidence to support the application for practices or determination of eligibility for practices in the following year.
b) The hours of knowledge enhancement course shall be determined as 01 hour of study is equal to 01 hour of knowledge enhancement course. The time limit for calculating hours of knowledge enhancement course is up to 4 hours/session and up to 8 hours/day.
c) The proof of hours of knowledge enhancement course is a certificate of attendance in knowledge enhancement course issued by the course provider.
2. Method of holding a knowledge enhancement course
a) The registrant may attend a knowledge enhancement course in form of face-to-face learning or online held by the course provider as prescribed in clause 2 Article 21 hereof.
b) If a person attends a knowledge enhancement course held by Department of Taxation for taxpayers as well, he/she (in seeking a certificate) may notify the course provider prior to the first course session for Department of Taxation to monitor and issue such certificate of attendance in knowledge enhancement course.
Article 21. Holding knowledge enhancement courses
1. General Department of Taxation shall promulgate a regulation on holding knowledge enhancement courses for tax procedure practices. General Department of Taxation shall provide guidelines, inspection and evaluation of the holding of knowledge enhancement courses.
2. Course providers include:
a) Departments of Taxation of provinces or central-affiliated cities, tax practice schools;
b) Schools for financial staff training;
c) Training institutions having disciplines of at least bachelor’s degree programs about the knowledge enhancement contents as prescribed in clause 1 Article 19 hereof;
d) Socio-professional organizations in respect of tax agents.
3. The training institutions and socio-professional organizations in respect of tax agents shall apply for holding knowledge enhancement courses and shall be certified by General Department of Taxation if they meet the following requirements:
a) Their curricula, materials of knowledge enhancement courses comply with Article 19 hereof;
c) Their lecturers have at least 5 years’ experience in working, researching, teaching related to the knowledge enhancement contents as specified in clause 1 Article 19 hereof.
4. Responsibilities of a course provider
a) Make a detailed plan for knowledge enhancement courses on the basis of the curriculum issued by General Department of Taxation and send it to General Department of Taxation in the first quarter every year.
b) Keep track and check attendance of attendees; issue certificates of attendance in knowledge enhancement course using Form No. 2.4 in the Appendix hereto.
c) Send a report on performance of knowledge enhancement course using Form No. 2.5 in the Appendix hereto within 5 working days after the completion date of the course to General Department of Taxation via its website.
d) Keep the records of knowledge enhancement courses; provide sufficient and accurate information and documents on knowledge enhancement courses in a time manner at the request of the competent authorities.
dd) Maintain meeting the requirements for knowledge enhancement courses as prescribed in clause 3 hereof.
5. Departments of Taxation of provinces or central-affiliated cities may hold knowledge enhancement courses for tax procedure services together with general training courses for taxpayers.