Chương IX Luật bảo vệ môi trường 2020: Quan trắc môi trường, thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường
Số hiệu: | 06/2023/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 28/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2023 |
Ngày công báo: | 10/07/2023 | Số công báo: | Từ số 813 đến số 814 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Những nhu cầu vốn không được cho vay
Ngày 28/6/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Thông tư 06/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 39/2016/TT-NHNN về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, trong đó bổ sung những nhu cầu vốn không được cho vay.
Bổ sung thêm 04 nhu cầu vốn không được cho vay
Theo đó, quy định tổ chức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn sau đây:
(1) Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
(2) Để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư và các giao dịch, hành vi khác mà pháp luật cấm.
(3) Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Đầu tư.
(4) Để mua vàng miếng.
(5) Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính tổ chức tín dụng cho vay, trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phát sinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
(6) Để trả nợ khoản vay nước ngoài (không bao gồm khoản vay nước ngoài dưới hình thức mua bán hàng hóa trả chậm), khoản cấp tín dụng tại tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp cho vay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;
+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
(7) Để gửi tiền. (Bổ sung)
(8) Để thanh toán tiền góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; góp vốn, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của công ty cổ phần chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom. (Bổ sung)
(9) Để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật tại thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay. (Bổ sung)
(10) Để bù đắp tài chính, trừ trường hợp khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (Bổ sung)
+ Khách hàng đã ứng vốn của chính khách hàng để thanh toán, chi trả chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh, mà các chi phí thực hiện dự án hoạt động kinh doanh này phát sinh dưới 12 tháng tính đến thời điểm tổ chức tín dụng quyết định cho vay;
+ Các chi phí đã thanh toán, chi trả bằng vốn của chính khách hàng nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh là các chi phí có sử dụng nguồn vốn vay của tổ chức tín dụng theo phương án sử dụng vốn đã gửi tổ chức tín dụng để được xem xét cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện dự án hoạt động kinh doanh đó.
Như vậy, so với quy định tại Thông tư 39/2016/TT-NHNN thì tại Thông tư 06/2023/TT-NHNN bổ sung thêm 04 nhu cầu vốn không được cho vay.
Thông tư 06/2023/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc chất thải và quan trắc môi trường, được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục, quan trắc định kỳ, quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường phải thực hiện quan trắc theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 của Luật này, bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân quan trắc môi trường và công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin.
4. Hoạt động quan trắc môi trường phải bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, cung cấp kết quả quan trắc chính xác, tin cậy.
5. Phương tiện, thiết bị quan trắc môi trường phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
1. Hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:
a) Quan trắc môi trường quốc gia là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, xuyên biên giới;
b) Quan trắc môi trường cấp tỉnh là mạng lưới các trạm, vị trí quan trắc môi trường nền và môi trường tác động phục vụ việc quan trắc, cung cấp thông tin chất lượng môi trường nền và môi trường tác động tại các khu vực trên địa bàn;
c) Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 109 của Luật này;
d) Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
đ) Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.
2. Các tổ chức tham gia hệ thống quan trắc môi trường bao gồm:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về quan trắc môi trường;
b) Tổ chức lấy mẫu, đo đạc mẫu môi trường tại hiện trường;
c) Phòng thí nghiệm, phân tích mẫu môi trường;
d) Tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc môi trường;
đ) Tổ chức quản lý, xử lý số liệu và lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường.
3. Hệ thống quan trắc môi trường phải được quy hoạch đồng bộ, có tính liên kết, tạo thành mạng lưới thống nhất và toàn diện trên phạm vi cả nước.
4. Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Phân tích, đánh giá hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia; hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;
b) Quan điểm, mục tiêu, lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia phù hợp với phân vùng môi trường, định hướng quan trắc và cảnh báo môi trường trong quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Bố trí mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia gồm định hướng các điểm, thông số, tần suất quan trắc các thành phần môi trường trên phạm vi cả nước và các trạm quan trắc tự động; định hướng phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, phân tích môi trường và hệ thống quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc môi trường;
d) Danh mục dự án quan trắc môi trường quốc gia;
đ) Định hướng liên kết mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường quốc gia với mạng lưới, cơ sở dữ liệu, số liệu quan trắc môi trường cấp tỉnh và kết nối mạng lưới quan trắc môi trường;
e) Lộ trình và nguồn lực thực hiện quy hoạch.
1. Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:
a) Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;
b) Môi trường không khí xung quanh;
c) Môi trường đất, trầm tích;
d) Đa dạng sinh học;
đ) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.
2. Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:
a) Nước thải, khí thải;
b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;
c) Phóng xạ;
d) Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;
đ) Các chất ô nhiễm khác.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động quan trắc môi trường trên phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường quốc gia gồm chương trình quan trắc môi trường sông và hồ liên tỉnh, biển, vùng kinh tế trọng điểm, các khu vực có tính chất liên vùng, liên tỉnh, môi trường xuyên biên giới và môi trường tại các vùng có tính đặc thù; thực hiện quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên;
b) Lập, thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
c) Hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hệ thống quan trắc môi trường quốc gia và cấp tỉnh; quan trắc đa dạng sinh học.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thực hiện chương trình quan trắc phóng xạ gồm các chương trình quan trắc thành phần phóng xạ trong môi trường.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường phục vụ quản lý nông nghiệp gồm các chương trình quan trắc nước, đất, trầm tích phục vụ mục đích thủy lợi, khai thác và nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
4. Bộ Y tế tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường lao động trong khu vực làm việc.
5. Bộ Quốc phòng tham gia hoạt động quan trắc nước biển xa bờ, môi trường xuyên biên giới.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc môi trường trên địa bàn, báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả quan trắc môi trường hằng năm.
1. Chương trình quan trắc môi trường quốc gia, chương trình quan trắc môi trường địa phương, chương trình quan trắc môi trường của tổ chức kinh doanh, dịch vụ theo yêu cầu của pháp luật về bảo vệ môi trường và hoạt động quan trắc khác phục vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định về quan trắc môi trường phải được thực hiện bởi các tổ chức được chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
2. Tổ chức đáp ứng yêu cầu về nhân lực quan trắc môi trường, trang thiết bị quan trắc môi trường, điều kiện kỹ thuật của phòng thí nghiệm và có quy trình phương pháp về quan trắc môi trường được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường. Tổ chức được cấp giấy chứng nhận phải bảo đảm hoạt động phù hợp với năng lực và phạm vi đã được chứng nhận.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trường định kỳ, thường xuyên, liên tục nhằm cung cấp, công bố thông tin về chất lượng môi trường cho cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng phải quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gồm:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
b) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải trung bình trở lên ra môi trường;
c) Dự án đầu tư, cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
2. Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ bao gồm:
a) Khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường;
b) Dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường.
3. Việc quan trắc nước thải tự động, liên tục phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Dữ liệu của hệ thống quan trắc được truyền trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
4. Việc quan trắc nước thải định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần suất, thông số theo quy định của pháp luật. Đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ.
5. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát dữ liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc nước thải tự động, liên tục và so sánh với giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về nước thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
6. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện quan trắc nước thải để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị xử lý nước thải của mình.
7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc nước thải; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục; thời gian và tần suất quan trắc nước thải định kỳ.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về quan trắc nước thải.
1. Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục gồm dự án đầu tư, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí với lưu lượng xả bụi, khí thải lớn ra môi trường.
2. Đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ gồm dự án đầu tư, cơ sở có lưu lượng xả thải lớn ra môi trường.
3. Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục phải đáp ứng quy định kỹ thuật về quan trắc môi trường. Dữ liệu của hệ thống quan trắc được truyền trực tiếp đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
4. Việc quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ phải bảo đảm thời gian, tần suất, thông số theo quy định của pháp luật. Đối với các thông số đã được quan trắc tự động, liên tục thì không phải quan trắc định kỳ.
5. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Giám sát dữ liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; đánh giá kết quả quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục và so sánh với giá trị tối đa cho phép đối với các thông số ô nhiễm theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường về khí thải; theo dõi, kiểm tra việc khắc phục trong trường hợp dữ liệu quan trắc bị gián đoạn; phát hiện thông số giám sát vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và đề xuất biện pháp xử lý theo quy định;
b) Tổng hợp, truyền số liệu quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục trên địa bàn về Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
6. Khuyến khích đối tượng không thuộc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện quan trắc bụi, khí thải công nghiệp để tự theo dõi, giám sát hệ thống, thiết bị xử lý bụi, khí thải của mình.
7. Chính phủ quy định chi tiết đối tượng phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp; thông số, lộ trình thực hiện quan trắc khí thải công nghiệp tự động, liên tục; thời gian và tần suất quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định kỹ thuật về quan trắc bụi, khí thải công nghiệp.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý số liệu quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; tích hợp các dữ liệu quan trắc môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, công bố thông tin về chất lượng môi trường quốc gia; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật quản lý số liệu quan trắc môi trường của địa phương.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường theo thẩm quyền và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý số liệu quan trắc môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc môi trường trên địa bàn bảo đảm thống nhất, đồng bộ và liên thông với hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia và công bố thông tin về chất lượng môi trường của địa phương trên cơ sở kết quả quan trắc môi trường địa phương.
4. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quản lý số liệu quan trắc chất thải và công bố công khai kết quả quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.
1. Thông tin về môi trường bao gồm:
a) Thông tin về chất ô nhiễm, dòng thải các chất ô nhiễm ra môi trường, nguồn ô nhiễm; công tác bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
b) Thông tin về chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải, khí thải và các loại chất thải khác theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin về quyết định phê duyệt kết quả thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ bí mật thương mại, bí mật kinh doanh, thông tin thuộc bí mật nhà nước; nội dung cấp phép, đăng ký, chứng nhận, xác nhận; kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định;
d) Thông tin về chỉ tiêu thống kê môi trường, chất lượng môi trường, ô nhiễm môi trường;
đ) Thông tin về di sản thiên nhiên, hệ sinh thái tự nhiên, loài sinh vật và nguồn gen; khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; vùng đất ngập nước quan trọng.
2. Việc thu nhận, lưu trữ, quản lý thông tin về môi trường được quy định như sau:
a) Thông tin về môi trường được thu nhận bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời;
b) Chủ dự án đầu tư, cơ sở chịu trách nhiệm thường xuyên thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường thuộc phạm vi quản lý quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;
d) Ủy ban nhân dân các cấp thu nhận, lưu trữ và quản lý thông tin về môi trường trên địa bàn và theo phân cấp quản lý;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường thu nhận, tổng hợp thông tin về môi trường quốc gia.
3. Việc cung cấp, công khai thông tin về môi trường được quy định như sau:
a) Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp thông tin về môi trường;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường thuộc trách nhiệm thu nhận, lưu trữ và quản lý cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thông qua hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia hoặc báo cáo theo quy định của pháp luật;
c) Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm cung cấp thông tin về môi trường quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thông qua hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia hoặc báo cáo theo quy định của pháp luật;
d) Các cơ quan, tổ chức, cá nhân công khai thông tin về môi trường theo quy định trên cổng thông tin của cơ quan, tổ chức hoặc bằng hình thức khác, bảo đảm thuận tiện cho đối tượng có liên quan tiếp nhận thông tin. Việc công khai thông tin về môi trường phải tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết nội dung và việc quản lý thông tin về môi trường; trình tự, thủ tục, thời điểm và hình thức cung cấp, công khai thông tin về môi trường.
1. Hệ thống thông tin môi trường được quy định như sau:
a) Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng, vận hành hệ thống thông tin môi trường, hướng tới phát triển nền tảng số, kinh tế số về môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin môi trường quốc gia; hướng dẫn triển khai hệ thống thông tin môi trường Bộ, ngành, cấp tỉnh;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin môi trường Bộ, ngành, cấp tỉnh, bảo đảm đồng bộ với hệ thống thông tin môi trường quốc gia.
2. Cơ sở dữ liệu môi trường được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu môi trường là tập hợp thông tin về môi trường được xây dựng, cập nhật, lưu trữ và quản lý đáp ứng yêu cầu truy nhập, cung cấp, sử dụng thống nhất từ trung ương đến địa phương, phục vụ công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ công về môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai cơ sở dữ liệu về môi trường của mình;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai cơ sở dữ liệu môi trường của mình; bảo đảm tích hợp, kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
1. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường gồm dịch vụ hành chính công về môi trường, dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường và dịch vụ công khác về môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường theo quy định của Chính phủ bảo đảm kết nối, liên thông, thuận tiện, đơn giản, an toàn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, tổ chức, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về môi trường, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối, liên thông theo quy định của pháp luật.
1. Chỉ tiêu thống kê về môi trường là một bộ phận của hệ thống chỉ tiêu thống kê Việt Nam, nhằm đo lường, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường để hướng tới phát triển bền vững, phù hợp với hệ thống chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
2. Chỉ tiêu thống kê về môi trường bao gồm chỉ tiêu thống kê môi trường quốc gia và chỉ tiêu thống kê môi trường của ngành tài nguyên và môi trường, được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về thống kê.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức công tác thống kê chỉ tiêu môi trường thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; hằng năm báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường các chỉ tiêu thống kê về môi trường.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác thống kê về môi trường; ban hành bộ chỉ tiêu thống kê về môi trường của ngành tài nguyên và môi trường.
1. Hằng năm, việc báo cáo công tác bảo vệ môi trường của năm trước đó được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01;
b) Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 31 tháng 01;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02;
d) Bộ, cơ quan ngang Bộ gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ đến Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 02;
đ) Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi cả nước trình Chính phủ để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên trong năm của Quốc hội.
2. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường đất, nước, không khí; di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học;
b) Bối cảnh chung kinh tế - xã hội và các tác động đến môi trường;
c) Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí; xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học;
d) Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường;
đ) Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường;
e) Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường;
g) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường;
h) Đánh giá chung;
i) Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
3. Kỳ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc xây dựng báo cáo công tác bảo vệ môi trường; hướng dẫn, tổ chức đánh giá kết quả công tác bảo vệ môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm lập và gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo;
b) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nội dung chính của báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ bao gồm:
a) Kết quả hoạt động của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đối với chất thải;
b) Kết quả khắc phục các yêu cầu về bảo vệ môi trường của cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
c) Kết quả quan trắc và giám sát môi trường định kỳ, quan trắc tự động, liên tục;
d) Công tác quản lý chất thải rắn, quản lý chất thải nguy hại;
đ) Công tác quản lý phế liệu nhập khẩu (nếu có);
e) Hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (nếu có);
g) Các kết quả, hoạt động, biện pháp bảo vệ môi trường khác.
4. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường được gửi bằng bản giấy hoặc bản điện tử theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết nội dung, biểu mẫu, hình thức và thời gian gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
1. Báo cáo hiện trạng môi trường gồm báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường và báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường.
2. Trách nhiệm lập báo cáo hiện trạng môi trường được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia 05 năm một lần để phục vụ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hằng năm, lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường của địa phương 05 năm một lần; hằng năm, lập báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; căn cứ các vấn đề bức xúc về môi trường của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quyết định lập thêm báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường trên địa bàn.
3. Nội dung chính của báo cáo hiện trạng môi trường bao gồm:
a) Tổng quan về tự nhiên, kinh tế, xã hội;
b) Các tác động môi trường;
c) Hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường;
d) Các vấn đề bức xúc về môi trường và nguyên nhân;
đ) Tác động của môi trường đối với kinh tế, xã hội;
e) Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật và các hoạt động bảo vệ môi trường; hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;
g) Dự báo thách thức về môi trường;
h) Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường.
4. Hình thức báo cáo hiện trạng môi trường được quy định như sau:
a) Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường quốc gia được trình Quốc hội tại kỳ họp trước kỳ họp cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ; báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường cấp tỉnh được trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tại kỳ họp thường lệ cuối năm của năm cuối cùng của nhiệm kỳ;
b) Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường quốc gia được công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước kỳ họp Quốc hội đầu tiên của năm tiếp theo; báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường địa phương được công bố trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước kỳ họp thường lệ đầu tiên của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh của năm tiếp theo.
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc lập báo cáo hiện trạng môi trường; hướng dẫn việc triển khai thực hiện, lập báo cáo hiện trạng môi trường của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
ENVIRONMENTAL MONITORING, ENVIRONMENTAL INFORMATION AND DATA AND ENVIRONMENTAL REPORTING
Section 1. ENVIRONMENTAL MONITORING
Article 106. General regulations on environmental monitoring
1. Environmental monitoring also includes waste monitoring and is carried out on an automatic, continuous or periodic basis or at the request of a competent authority.
2. Investment projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters that release waste into the environment must carry out monitoring as prescribed in Articles 111 and 112 of this Law and in accordance with environmental technical regulations.
3. Entities are encouraged to engage in environmental monitoring and provide information on environmental quality to the community as prescribed by law. Such entities shall take legal responsibility for the accuracy of the information provided.
4. Environmental monitoring must ensure and control quality and give accurate and reliable monitoring results.
5. Vehicles and equipment used for environmental monitoring must be verified and calibrated in accordance with regulations of law on measurement.
Article 107. Environmental monitoring system
1. The environmental monitoring system shall cover:
a) National environmental monitoring, which is a network of background and impact environmental monitoring stations and locations serving the monitoring and providing information on background and impact environmental quality in inter-regional, inter-provincial and transboundary areas;
b) Provincial environmental monitoring, which is a network of background and impact environmental monitoring stations and locations serving the monitoring and providing information on background and impact environmental quality in areas within a province;
c) Environmental monitoring in service of field and sector management prescribed in Article 109 of this Law;
d) Environmental monitoring for investment projects, in businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters;
dd) Biodiversity monitoring in wildlife sanctuaries.
2. Organizations joining the environmental monitoring system include:
a) Environmental monitoring authorities;
b) Organizations in charge of on-site sampling and sample measurement;
c) Environmental sample testing and analysis laboratories;
d) Organizations verifying and calibrating environmental monitoring equipment;
dd) Organizations managing and processing environmental monitoring data and preparing environmental monitoring reports.
3. The environmental monitoring system must be synchronized and interconnected to create a consistent and comprehensive network nationwide.
4. The comprehensive planning for national environmental monitoring is the technical and specialized planning containing the following main contents:
a) Analyzing and assessing current state of the national environmental monitoring network; system of environmental testing and analysis laboratories and environmental monitoring data management system;
b) Viewpoints, objectives and selected scheme for comprehensive planning for national environmental monitoring in conformity with environmental zoning, monitoring orientations and environmental warning in the environmental protection planning;
c) National environmental monitoring network, including orientations for environmental component monitoring points, parameters and frequency nationwide and automatic monitoring stations; orientations for development of system of environmental testing and analysis laboratories and environmental monitoring data management system;
d) List of national environmental monitoring projects;
dd) Orientations for connection of national environmental monitoring network, database and data with provincial environmental monitoring network and connection of environmental monitoring network;
e) Roadmap and resources available for the implementation of the planning.
Article 108. Objects subject to environmental monitoring
1. Environmental components to be monitored include:
a) Water, including surface water, groundwater and seawater;
b) Ambient air;
c) Soil and sediments;
d) Biodiversity;
dd) Noise, vibration, radiation, light.
2. Waste sources, waste and pollutants to be monitored include:
a) Wastewater and exhaust gases;
b) Controlled industrial waste for identifying hazardous waste as prescribed by law;
c) Radioactivity;
d) Persistent pollutants that are released into and accumulate in the environment;
dd) Other pollutants.
Article 109. Responsibility for environmental monitoring
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
a) direct, provide guidance on and inspect environmental monitoring nationwide; organize the execution of the national environmental monitoring programs including environmental monitoring programs for inter-provincial rivers and lakes, sea, key economic regions, inter-regional, inter-provincial and transboundary areas and environment in geographically distinct zones; carry out biodiversity monitoring in wildlife sanctuaries;
b) formulate, appraise and submit to the Prime Minister the comprehensive planning for national environmental monitoring for approval in accordance with regulations of law on planning;
c) provide technical guidance on building national and provincial environmental monitoring systems; biodiversity monitoring.
2. The Ministry of Science and Technology shall organize the execution of radioactivity monitoring programs including programs for monitoring radioactive components in the environment.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall organize the execution of environmental monitoring programs serving agricultural management including water, soil and sediment monitoring programs serving the purposes of irrigation, fishing, aquaculture, agriculture, forestry and salt production.
4. The Ministry of Health shall organize the execution of occupational environment monitoring programs in the workplace.
5. The Ministry of National Defense shall participate in offshore water monitoring and transboundary environmental monitoring.
6. Provincial People’s Committees shall organize the execution of environmental monitoring programs within their provinces, submit annual environmental monitoring reports to provincial People's Councils and the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 110. Conditions for environmental monitoring
1. National environmental monitoring programs, local environmental monitoring programs and environmental monitoring programs of businesses and service providers prescribed by regulations of law on environmental protection and other monitoring activities serving state management of environmental protection in accordance with regulations on environmental monitoring must be carried out by organizations certified as eligible to provide environmental monitoring services.
2. Organizations that satisfy requirements concerning personnel and equipment for environmental monitoring and technical conditions applied to laboratories and adopt environmental monitoring methods shall be issued with the certificate of eligibility to provide environmental monitoring services. Certificate holders must operate within the certified scope.
3. Entities carrying out environmental monitoring on a periodic, regular and continuous manner in order to provide and publish information about environmental quality to the community must comply with technical requirements for environmental monitoring as prescribed by law.
4. The Government shall elaborate this Article.
Article 111. Wastewater monitoring
1. Subjects required to carry out automatic and continuous wastewater monitoring include:
a) Dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters that discharge wastewater into the environment;
b) Investment projects and businesses involved in a type that is likely to cause environmental protection with an average or higher flow rate of wastewater discharged into the environment;
c) Investment projects and businesses not involved in a type that is likely to cause environmental protection with a large flow rate of wastewater discharged into the environment.
2. Subjects required to carry out periodic wastewater monitoring include:
a) Dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters that discharge wastewater into the environment;
b) Investment projects and businesses that discharge wastewater into the environment at a large flow rate.
3. The automatic and continuous wastewater monitoring must comply with regulations on environmental monitoring techniques. Data of the monitoring system must be directly transmitted to the provincial specialized environmental protection authority.
4. The periodic wastewater monitoring must comply with regulations on time, frequency and parameters; parameters that have undergone automatic and continuous monitoring are not required to undergo periodic monitoring.
5. Every provincial specialized environmental protection authority shall:
a) monitor automatic and continuous wastewater monitoring data; assess automatic and continuous wastewater monitoring results and compare them with permissible limits of pollutants specified in the environmental technical regulation on wastewater; supervise and inspect the correction if the monitoring data transmission is interrupted; find monitored parameters which exceed the permissible limits and propose remedial measures as prescribed;
b) aggregate and transmit data on automatic and continuous monitoring carried out within the province to the Ministry of Natural Resources and Environment as prescribed.
6. Subjects other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article are encouraged to monitor wastewater to supervise their own wastewater treatment systems and equipment.
7. The Government shall elaborate subjects required to carry out wastewater monitoring; parameters and roadmap for carrying out automatic and continuous wastewater monitoring; time and frequency of periodic wastewater monitoring.
8. The Minister of Natural Resources and Environment shall impose regulations on wastewater monitoring techniques.
Article 112. Industrial dust and exhaust gas monitoring
1. Subjects required to carry out automatic and continuous monitoring of industrial dusts and exhaust gases include investment projects and businesses likely to cause air pollution with large flow rates of dusts and exhaust gases released into the environment.
2. Subjects required to carry out periodic monitoring of industrial dusts and exhaust gases include investment projects and businesses discharging dusts and exhaust gases into the environment at large flow rates.
3. The automatic and continuous monitoring of industrial dusts and exhaust gases must comply with regulations on environmental monitoring techniques. Data of the monitoring system must be directly transmitted to the provincial specialized environmental protection authority.
4. The monitoring of industrial dusts and exhaust gases must comply with regulations on time, frequency and parameters as prescribed by law. The parameters that have been automatically and continuously monitored are not required to be periodically monitored.
5. Every provincial specialized environmental protection authority shall:
a) monitor data on automatic and continuous monitoring of industrial exhaust gases; assess results of automatic and continuous monitoring of industrial exhaust gases and compare them with permissible limits of pollutants specified in the environmental technical regulation on exhaust gases; supervise and inspect the correction if the monitoring data transmission is interrupted; find monitored parameters which exceed the permissible limits and propose remedial measures as prescribed;
b) aggregate and transmit data on automatic and continuous monitoring carried out within the province to the Ministry of Natural Resources and Environment as prescribed.
6. Subjects other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article are encouraged to monitor industrial dusts and exhaust gases to supervise their own dust and exhaust gas treatment systems and equipment.
7. The Government shall elaborate subjects required to carry out monitoring of industrial dusts and exhaust gases; parameters and roadmap for carrying out automatic and continuous exhaust gas monitoring; time and frequency of periodic monitoring of industrial dusts and exhaust gases.
8. The Minister of Natural Resources and Environment shall impose regulations on industrial dust and exhaust gas monitoring techniques.
Article 113. Environmental monitoring data management
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall manage national environmental monitoring data; establish environmental monitoring database to be incorporated in the national environmental information system and database; integrate environmental monitoring data of Ministries, ministerial agencies and local authorities, publish information about national environmental quality; provide professional guidance on and technical assistance in local environmental monitoring data management.
2. Ministries and ministerial agencies shall set up environmental monitoring database within their power and integrate it into the national environmental monitoring database.
3. Provincial People’s Committees shall manage environmental monitoring data; establish environmental monitoring database within their provinces in a manner that is consistent, synchronized and interconnected with the national environmental information system and database and publish information on local environmental quality on the basis of the local environmental monitoring results.
4. Investment projects, businesses, dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters shall manage waste monitoring data and make waste monitoring results publicly available as prescribed by law.
Section 2. ENVIRONMENTAL INFORMATION SYSTEMS AND DATABASE
Article 114. Environmental information
1. Environmental information consists of:
a) Information on pollutants, discharge of pollutants into the environment and sources of pollutants; environmental protection by investment projects, businesses and dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters;
b) Information about solid waste, hazardous waste, wastewater, exhaust gases and other types of waste prescribed by law;
c) Information about decision to approve appraisal results, EIARs, except for trade secrets and information classified as state secrets; matters concerning licensing, registration, certification and confirmation; results of inspection of environmental protection by investment projects, businesses and dedicated areas for production, business operation and service provision and industrial clusters;
d) Information about statistical indicators regarding environment, environmental quality and environmental pollution;
dd) Information about natural heritage sites, natural ecosystems, species and genetic resources; wildlife sanctuaries and biodiversity conservation facilities; important wetlands.
2. The collection, storage and management of environmental information shall comply with the following regulations:
a) Environmental information shall be collected in an accurate, adequate and timely manner;
b) Investment project/business owners shall regularly collect, store and manage the environmental information mentioned in Points a, b and c Clause 1 of this Article;
c) Ministries and ministerial agencies shall collect, store and manage environmental information under their management specified in Points d and dd Clause 1 of this Article;
d) People’s Committees at all levels shall collect, store and manage environmental information within their areas and as assigned;
dd) The Ministry of Natural Resources and Environment shall collect and consolidate national environmental information.
3. The provision and publishing of environmental information shall comply with the following regulations:
a) The State shall encourage entities to participate in providing environmental information;
b) Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees shall provide environmental information which they collect, store and manage to the Ministry of Natural Resources and Environment through the environmental information system and database or submit reports as prescribed by law;
c) Investment project/business owners shall provide the environmental information mentioned in Points a, b and c Clause 1 of this Article to an environmental protection authority through the environmental information system and database or submit reports as prescribed by law;
d) Entities shall publish environmental information as prescribed on their websites or in another manner to facilitate access to information. The publishing of environmental information shall comply with regulations of this Law and other relevant regulations of law.
4. The Government shall elaborate on contents and management of environmental information; procedures, time and method for providing and publishing environmental information.
Article 115. Environmental information systems and database
1. Regarding environmental information systems:
a) The State shall introduce a policy to build and operate the environmental information system with the aim of developing a digital environmental platform and economy in the future;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall build, manage and operate the national environmental information system; provide guidance on operation of ministerial, sectoral and provincial environmental information systems;
c) Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees shall build, manage and operate ministerial, sectoral and provincial environmental information systems in synchronization with the national environmental information system.
2. Regarding environmental database:
a) Environmental database means a collection of environmental information, is built, updated, stored and managed to meet the needs for access, provision and use from central to local government and serve the state management of environmental protection and provision of public environmental services;
b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall build and manage the national environmental database; instruct other Ministries, ministerial agencies and provincial People's Committees to organize the operation of their environmental database;
c) Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees shall organize the operation of their environmental database; ensure that it is integrated, connected and interconnected with the national environmental database.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 116. Online public environmental services
1. Online public environmental services include public administrative environmental services, environmental information provision services and other public environmental services prescribed by law.
2. The provision of online public environmental services shall comply with the following regulations:
a) Regulatory bodies that have the power to provide online public environmental services as prescribed by the Government must ensure connection, interconnection, convenience, simplicity and safety and serve the state management of environment.
b) The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial People's Committees shall operate and provide guidance on provision of online public environmental services ensuring the synchronization, connection and interconnection as prescribed by law.
Section 3. ENVIRONMENTAL REPORTING
Article 117. Environmental statistical indicators
1. Environmental statistical indicators are part of the Vietnam's statistical indicator system aiming to measure and assess environmental protection activities for sustainable development in the future and in line with the UN’s sustainable development indicator system.
2. Environmental statistical indicators include national environmental indicators and environmental statistical indicators of the natural resource and environment sector and are compiled in compliance with regulations of this Law and law on statistics.
3. Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees shall organize production of statistics on environmental indicators in the fields, sectors and areas under their management; submit annual reports on environmental statistical indicators to the Ministry of Natural Resources and Environment.
4. The Minister of Natural Resources and Environment shall produce, provide guidance on and organize the production of environmental statistics; promulgate a set of statistical indicators of the natural resource and environment sector.
Article 118. Reporting of environmental protection
1. On an annual basis, the environmental protection carried out in the previous year shall be reported as follows:
a) The district-level People’s Committee shall submit a report to the district-level People's Council and provincial People’s Committee before January 31;
b) The industrial park, export-processing zone, hi-tech zone or economic zone management board shall submit a report to the provincial People’s Committee before January 31;
c) The provincial People’s Committee shall submit a report to the People's Council of the province and the Ministry of Natural Resources and Environment before February 15;
d) The Ministry or ministerial agency shall submit a report on performance of its environmental protection tasks to the Ministry of Natural Resources and Environment before February 15;
dd) The Ministry of Natural Resources and Environment shall prepare a report on environmental protection nationwide and submit it to the Government for reporting to the National Assembly at its first session of the year.
2. Main contents of an environmental protection report:
a) State of soil, water and air and changes in soil, water and air quality; natural heritage site and biodiversity;
b) General socio-economic context and impacts on the environment;
c) Results of performance of environmental protection activities including control of pollution sources; solid and hazardous waste management; management of soil, water and air quality; pollution remediation, environmental quality improvement; environmental emergency prevention and response; environmental protection of natural heritage sites and biodiversity;
d) Environmental monitoring and warning system;
dd) Formulation of policies and law, handling of administrative procedures, supervision, inspection and handling of violations against the law, handling of complaints and denunciations about the environment;
e) Conditions and resources for environmental protection;
g) Results of compilation of environmental statistical indicators;
h) General assessment;
i) Orientations, tasks and solutions for environmental protection in the coming time.
3. The environmental protection reporting period begins from January 01 to December 31 inclusive of the reporting year.
4. The environmental protection report shall be submitted physically or electronically as prescribed by law.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide guidance on preparation of environmental protection reports; provide guidance on and organize the assessment of environmental protection by Ministries, ministerial agencies and provincial People's Committees.
Article 119. Reporting of environmental protection during production, business operation and service provision
1. Every investment project/business owner shall prepare and submit an environmental protection report to the competent authority as prescribed by law.
2. Environmental protection reports include:
a) Annual environmental protection reports. The reporting period begins from January 01 to December 31 inclusive of the reporting year;
b) Ad hoc environmental protection reports requested by the competent authority.
3. Main contents of a periodic environmental protection report include:
a) Results of operation of works and implementation of environmental protection measures for waste;
b) Results of implementation of remedial measures required by the inspecting authority and competent authority (if any);
c) Results of periodic, automatic and continuous monitoring;
d) Management of solid waste and hazardous solid waste;
dd) Management of imported scrap (if any);
e) Provision of environmental monitoring services (if any);
g) Other environmental protection results, activities and measures.
4. The environmental protection report shall be submitted physically or electronically as prescribed by law.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall elaborate contents, forms, methods and time for sending reports on environmental protection during production, business operation and service provision.
Article 120. State of the environment reports
1. State of the environment reports include general reports on state of the environment and thematic reports on state of the environment.
2. Responsibility for preparing state of the environment reports:
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall prepare a general report on national state of the environment every 05 years to serve the assessment of results of implementation of the socio-economic development plan; prepare an annual thematic report on national state of the environment;
b) Provincial People’s Committees shall prepare a general report on local state of the environment every 05 years; prepare an annual thematic report on state of the environment under the guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment; according to the pressing local environmental issues, the provincial People's Committees may decide to prepare a thematic report on state of the environment within provinces.
3. Main contents of a state of the environment report include:
a) Overview of nature, economy and society;
b) Environmental impacts;
c) State of the environment and environmental quality changes;
d) Pressing environmental issues and causes thereof;
dd) Impacts of the environment on economy and society;
e) Results of implementation of policies, law and environmental protection activities; international cooperation in environmental protection;
g) Predicted environmental challenges;
h) Directions and solutions for environmental protection.
4. Method for state of the environment reporting:
a) The general report on national state of the environment shall be submitted to the National Assembly at the session prior to the final session of the last year of the tenure;
b) The thematic report on national state of the environment shall be published on the website of the Ministry of Natural Resources and Environment prior to the National Assembly’s first session of the next year; the thematic report on local state of the environment shall be published on the website of the provincial People’s Committee prior to the regular session of the provincial People's Council of the next year.
5. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide guidelines for preparation of state of the environment reports; provide guidelines for state of the environment reporting and preparation of state of the environment reports by other Ministries, ministerial agencies and provincial People’s Committees.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 21. Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 23. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 51. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Điều 52. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp
Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
Điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
Điều 105. Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
Điều 110. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
Điều 114. Thông tin về môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 116. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường
Điều 121. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 131. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường
Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Điều 135. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
Điều 138. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 140. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Điều 141. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 143. Phát triển ngành công nghiệp môi trường
Điều 144. Phát triển dịch vụ môi trường
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 151. Quỹ bảo vệ môi trường
Điều 160. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường
Điều 167. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 171. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 8. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 27. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Điều 119. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 76. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 81. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại