Chương I Thông tư 04/2020/TT-BTP: Những quy định chung
Số hiệu: | 04/2020/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 28/05/2020 | Ngày hiệu lực: | 16/07/2020 |
Ngày công báo: | 15/07/2020 | Số công báo: | Từ số 679 đến số 680 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mới: Không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng
Ngày 28/5/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015.
Theo đó, nội dung khai sinh cho con được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật hộ tịch, khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây:
- Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
- Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
Ngoài ra, Thông tư còn quy định chi tiết về việc Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài; Đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân; Giấy tờ, tài liệu là cơ sở đăng ký lại khai sinh…
Thông tư 04/2020/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 16/7/2020 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định chi tiết một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định số 123/2015/NĐ-CP) về việc ủy quyền đăng ký hộ tịch; việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả đăng ký hộ tịch; trình tự, thủ tục đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận cha, mẹ, con và một số việc hộ tịch khác; việc đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử lưu động; ban hành, hướng dẫn sử dụng, quản lý Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch.
1. Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch (sau đây gọi là yêu cầu đăng ký hộ tịch) được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay; trừ trường hợp đăng ký kết hôn, đăng ký lại việc kết hôn, đăng ký nhận cha, mẹ, con thì không được ủy quyền cho người khác thực hiện, nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
2. Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
1. Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
2. Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận đúng, đủ hồ sơ đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật hộ tịch, không được yêu cầu người đăng ký hộ tịch nộp thêm giấy tờ mà pháp luật hộ tịch không quy định phải nộp.
3. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc (sau đây gọi là bản sao) hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp người yêu cầu nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó.
Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.
4. Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung giấy tờ hộ tịch và Sổ hộ tịch.
Nếu người yêu cầu đăng ký hộ tịch thấy nội dung đúng, phù hợp với hồ sơ đăng ký hộ tịch thì ký, ghi rõ họ, tên trong Sổ hộ tịch theo hướng dẫn của người trả kết quả.
5. Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, đăng ký lại kết hôn, cả hai bên nam, nữ phải có mặt; khi trả kết quả đăng ký nhận cha, mẹ, con, cả bên nhận và bên được nhận là cha, mẹ, con đều phải có mặt.
Trường hợp việc đăng ký hộ tịch cần xác minh theo quy định tại khoản 4 Điều 22, khoản 2 Điều 26, khoản 2 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và khoản 4 Điều 9, khoản 1 Điều 12 Thông tư này, sau thời hạn 20 ngày kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu xác minh mà không nhận được văn bản trả lời, thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp tục giải quyết hồ sơ theo quy định. Đối với trường hợp xác minh về tình trạng hôn nhân thì cho phép người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
1. Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
2. Cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch, nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật.
This Circular elaborates a number of Articles of the Law on Civil Status and the Government’s Decree No. 123/2015/ND-CP dated November 15, 2015 on guidelines for the Law on Civil Status (hereinafter referred to as “Decree No. 123/2015/ND-CP”) regarding authorization of civil registration; receipt of applications for civil registration and announcement of results thereof; procedures for birth registration, marriage registration, death registration, recognition of parent-child relationship and registration of some other vital events; mobile birth registration, marriage registration and death registration; issuance and guidelines on use and management of civil registers and civil status documents.
Article 2. Authorization of civil registration
1. An applicant for issuance of a copy of a civil status extract, issuance of a marital status certificate or registration of a vital event listed in Article 3 of the Law on Civil Status (hereinafter collectively referred to as “civil registration application”) may authorize another person to carry out such application; excluding marriage registration, marriage re-registration and recognition of parent-child relationship, which may not be authorized but one party may submit an application to the competent civil registration authority without a written authorization from the other party.
Authorization must be granted in writing and certified as per the law. Such certification is not required if the authorized person is a biological sibling, grandparent, parent, child or spouse of the authorizing person.
2. In case the applicant for registration of the birth of a child is the a grandparent or another relative of the child according to regulations in Clause 1 Article 15 of the Law on Civil Status, the authorization letter from the child’s parent(s) is not required but the child’s parent(s) must agree on the contents of the birth certificate.
Article 3. Receipt of applications for civil registration and announcement of results thereof
1. The recipient of an application shall inspect the whole application; if it is inadequate, instruct the applicant on how to revise it as per regulations.
In case the applicant cannot revise the application immediately, the recipient shall draw up an instructional document specifying the documents/contents needing to be added and put the recipient’s signature and full name to the document.
2. The recipient shall receive civil registration applications that contain only the contents required by laws on civil status and shall not request civil registration applicants to submit documents not required by laws on civil status.
3. Civil registration applicants may submit certified copies or copies issued from the master registers (hereinafter referred to as “copies”) or photocopies together with their authentic copies for comparison. In case an applicant submits a photocopy together with its authentic copy, the application recipient shall inspect and compare the photocopy with its authentic copy and countersign and shall not request the applicant to submit a copy.
For documents presented for civil registration, the recipient shall inspect and compare them with information in the application, photograph or record information for retention purpose and return the documents to the person presenting them, and shall not request copies or photographs of such documents to be submitted.
4. When announcing the civil registration result, the announcer shall instruct the applicant to check the contents of the civil status document and civil register.
When the applicant deems the contents correct and consistent with the application, they shall put their signature and full name to the civil register according to the announcer’s instructions.
5. Both the man and woman must be present upon announcement of the marriage registration or re-registration result; both the parent and child must be present upon announcement of the result of recognition of parent-child relationship.
Article 4. Resolution of civil registration applications without proof
In case a civil registration application requires proof according to regulations in Clause 4 Article 22, Clause 2 Article 26 and Clause 2 Article 27 of Decree No. 123/2015/ND-CP and Clause 4 Article 9 and Clause 1 Article 12 of this Circular, if there is no reply to the request for proof 20 days after the date on which the request is sent, the civil registration authority shall continue to process the application as per regulations. In case proof of marital status is required, the applicant may submit a written confirmation of their marital status to apply for a marital status certificate as per regulations in Article 5 of this Circular.
Article 5. Responsibilities and consequences arising from untruthful confirmations
1. If the civil registration applicant is permitted to draw up a written confirmation of the accuracy of the contents in their application, the civil registration authority must explain the responsibilities and consequences arising from untruthful confirmations to the person drawing up the confirmation.
2. The civil registration authority may refuse to process a civil registration application or request the competent authority to annul the result of a civil registration application if there are grounds to confirm that the confirmation is untruthful.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực