Chương III Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015: Hội đồng bầu cử quốc gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
Số hiệu: | 03/2021/TT-BGDĐT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 02/02/2021 | Ngày hiệu lực: | 20/03/2021 |
Ngày công báo: | 18/02/2021 | Số công báo: | Từ số 307 đến số 308 |
Lĩnh vực: | Lao động - Tiền lương, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập, có từ mười lăm đến hai mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội bầu, miễn nhiệm theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội phê chuẩn theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia thành lập các tiểu ban để giúp Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong từng lĩnh vực.
Hội đồng bầu cử quốc gia hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo về hoạt động của mình trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
3. Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử.
4. Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử.
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử.
6. Quy định mẫu hồ sơ ứng cử, mẫu thẻ cử tri, mẫu phiếu bầu cử, nội quy phòng bỏ phiếu, các mẫu văn bản khác sử dụng trong công tác bầu cử.
1. Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử.
2. Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi đến.
3. Gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để thực hiện việc hiệp thương. Giới thiệu và gửi hồ sơ của người ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, giới thiệu để về ứng cử tại các tình, thành phố trực thuộc trung ương.
4. Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
5. Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành, phố trực thuộc trung ương, Ban bầu cử; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước.
6. Quyết định việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội hoặc hủy bỏ kết quả bầu cử và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
7. Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước; xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Quốc hội.
8. Trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu.
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội; chuyển giao hồ sơ, khiếu nại, tố cáo liên quan đến những người trúng cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội.
10. Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, của pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
3. Kiểm tra việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hủy bỏ kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và quyết định ngày bầu cử lại ở khu vực bỏ phiếu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
1. Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình danh sách các Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, các Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia để Quốc hội phê chuẩn;
b) Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng bầu cử quốc gia;
c) Lãnh đạo và điều hành công việc của Hội đồng bầu cử quốc gia;
d) Giữ liên hệ với các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia;
đ) Thay mặt Hội đồng bầu cử quốc gia trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác;
e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công.
2. Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hội đồng bầu cử quốc gia phân công và chịu trách nhiệm trước Hội đồng bầu cử quốc gia về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Khi Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy nhiệm thay mặt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
1. Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc giám sát, kiểm tra công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, hướng dẫn việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và vận động bầu cử.
3. Hội đồng bầu cử quốc gia phối hợp với Chính phủ trong việc bảo đảm kinh phí, an ninh, an toàn, các điều kiện cần thiết khác phục vụ cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
4. Hội đồng bầu cử quốc gia chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức phụ trách bầu cử trong cả nước về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
1. Hội đồng bầu cử quốc gia có bộ máy giúp việc do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.
2. Hội đồng bầu cử quốc gia có quyền trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội để giúp việc cho Hội đồng bầu cử quốc gia.
3. Kinh phí hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc nhiệm vụ sau khi đã trình Quốc hội khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội được bầu, bàn giao biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội cho Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa mới.
1. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử).
2. Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (sau đây gọi chung là Ban bầu cử).
3. Tổ bầu cử.
1. Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở tỉnh) để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
2. Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành, lập Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành, phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành, phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã tương ứng.
Ủy ban bầu cử ở huyện có từ mười một đến mười lăm thành viên; Ủy ban bầu cử ở xã có từ chín đến mười một thành viên. Thành viên Ủy ban bầu cử ở huyện, ở xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Danh sách Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã phải được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp.
1. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử;
b) Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
c) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương; gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia;
đ) Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định;
e) Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
g) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phân phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương;
k) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia;
l) Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử quốc gia;
m) Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia.
2. Trong việc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
b) Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình;
c) Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
d) Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;
đ) Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở cấp mình;
e) Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương;
g) Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
h) Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân từ Ủy ban nhân dân cùng cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử;
i) Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của cấp mình;
k) Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định tại các điều 79, 80, 81 và 82 của Luật này;
l) Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
m) Trình Hội đồng nhân dân khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và kết quả xác nhận tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp được bầu;
n) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình;
o) Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cho Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp khóa mới.
1. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
2. Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình một Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành, phần Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương.
Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có từ chín đến mười một thành viên. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủy viên.
3. Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;
b) Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu;
d) Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử;
đ) Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân;
g) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp;
h) Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh; chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Ủy ban bầu cử cùng cấp;
i) Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có).
1. Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì Ủy ban nhân dân huyện sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó.
2. Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
b) Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;
c) Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri;
d) Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử;
đ) Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử quy định tại Điều này; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử;
g) Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng;
h) Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu;
i) Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
k) Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có).
1. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
2. Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử đó ra quyết định xóa tên người ứng cử khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.
1. Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.
2. Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới.
3. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
NATIONAL ELECTION COMMISSION AND ELECTORAL ORGANIZATIONS IN LOCAL GOVERNMENTS
Section 1. NATIONAL ELECTION COMMISSION
Article 12. Organizational structure of National Election Commission
1. National Election Commission shall be established by the National Assembly and composed of between fifteen and twenty one persons namely President, Deputy Presidents and members who are representatives of Standing Committee of the National Assembly, the Government, Central Commission of Vietnamese Fatherland Front and relevant agencies or organizations.
2. The President of National Election Commission shall be elected or discharged at the request of Standing Committee of the National Assembly. Deputy Presidents and members of National Election Commission shall be ratified by the National Assembly at the request of the President of National Election Committee.
3. National Election Commission shall establish Teams that help National Election Committee to perform their tasks and powers in each field.
Article 13. Rules for operation of National Election Commission
National Election Commission shall work collectively under the majority rule. A meeting of National Election Commission shall be held when it is attended by at least 2/3 of members; a decision is ratified when it is voted for by more than half of the participating members.
National Election Commission shall take responsibility to the National Assembly and send reports on their operation to the National Assembly and Standing Committee of the National Assembly.
Article 14. General tasks and powers of National Election Commission
1. Hold election of deputies to the National Assembly.
2. Direct and give instructions in election of deputies to People’s Councils.
3. Direct the communications, propagation and election campaigns.
4. Direct activities in terms of security, order, social safety in the election.
5. Inspect and expedite the implementation of law on election.
6. Promulgate forms of candidacy dossiers, elector’s cards, ballot papers, internal regulations on polling booths, and other forms used in the election.
Article 15. Tasks and powers of National Election Commission in election of deputies to the National Assembly
1. Define and announce the number of constituencies of National Assembly deputies, the list of constituencies and the number of candidates for National Assembly deputies in each constituency.
2. Receive and consider candidacy dossiers on National Assembly candidates nominated by central political organizations, social-political organizations, social organizations, people’s armed forces, regulatory agencies; receive candidacy dossiers and lists of National Assembly candidates sent by Election Commissions of provinces.
3. Send list of résumés, copies of brief biography and income and asset declaration of National Assembly candidates nominated by central political organizations, socio-political organizations, social organizations, People’s armed forces, regulatory agencies to Standing board of Central committee of Vietnamese Fatherland Front for consultations. Nominate and send candidacy dossiers on National Assembly candidates nominated by the Presidium of Central Commission of Vietnamese Fatherland Front to stand for election in provinces.
4. Formulate and announce official lists of National Assembly candidates in each constituency; cross out names of candidates from the official lists of National Assembly candidates.
5. Receive and inspect reports on election returns of Election Commissions of provinces, Election Boards; and make closing reports on election of deputies to the National Assembly nationwide.
6. Decide additional election and re-election of National Assembly deputies or cancel election results and decide the re-election day in the polling stations, constituencies of National Assembly deputies having serious violations against regulations of law.
7. Certify and announce results of election of deputies to the National Assembly nationwide; certify status of elected National Assembly deputies.
8. Submit closing reports on the election nationwide and certification results of status of elected National Assembly deputies to the new National Assembly.
9. Settle complaints and denunciations of activities in terms of election of deputies to the National Assembly; transfer documents, complaints and denunciations in relation to elected National Assembly deputies to Standing Committee of the National Assembly.
10. Manage and allocate election funding to National Assembly deputies.
Article 16. Tasks and powers of National Election Commission pertaining to direction and guidance on activities in terms of election of deputies to the People’s Councils
1. Direct and give instructions in implementation of regulations of law on election of deputies to People’s Councils.
2. Give instructions in operation of electoral organizations of deputies to People’s Councils.
3. Inspect the organization of election of deputies to the People’s Councils.
4. Cancel election results and decide the re-election day in the polling stations, constituencies of National Assembly deputies having serious violations against regulations of law.
Article 17. Tasks and powers of the President, the Deputy Presidents and members of National Election Commission
1. The President of National Election Commission shall take responsibility to the National Assembly for operation of National Election Commission and perform following tasks and powers:
a) Submit list of Deputy Presidents and members of National Election Commission to the National Assembly for ratification;
b) Convene and preside over meetings of National Election Commission;
c) Direct and manage operation of National Election Commission;
d) Keep contact with members of National Election Commission;
dd) Represent National Election Commission in relationships with other agencies or organizations;
e) Perform other tasks and powers assigned by National Election Commission.
2. The Deputy Presidents and members of National Election Commission shall perform other tasks and powers assigned by National Election Commission and take responsibility to National Election Commission for their operation.
3. When the President of National Election Commission is absent, one of the Deputy Presidents shall be perform tasks and powers on behalf of the President of National Election Commission.
Article 18. Working relationship of National Election Commission
1. National Election Commission shall cooperate with Standing Committee of the National Assembly in supervision and inspection of election of deputies to the National Assembly and People’s Councils.
2. National Election Commission shall cooperate with the Presidium of Central Commission of Vietnamese Fatherland Front in consultation and nomination for National Assembly candidates, guidance on consultation and nomination for People’s Council candidates and election campaign.
3. National Election Commission shall cooperate with Standing Committee of the National Assembly in supervision and inspection of election of deputies to the National Assembly and People’s Councils.
4. National Election Committee shall direct and provide instructions in election of deputies to the National Assembly and People’s Councils for electoral organizations nationwide.
Article 19. Assisting units and operating funding of National Election Commission
1. National Election Commission has assisting units promulgated by Standing Committee of the National Assembly.
2. National Election Commission is entitled to requisition officials and civil servants of regulatory agencies, political organizations and political organizations to assist National Election Commission.
3. The operating funding of National Election Commission shall be ensured by government budget.
Article 20. Time for task completion of National Election Commission
The tasks of National Election Commission shall be completed after it submitted the closing report on the general election and certification results of status of elected National Assembly deputies to the new National Assembly and transferred the closing report and documents on election of deputies to the National Assembly to the new Standing Committee of the National Assembly.
Section 2. LOCAL ELECTORAL ORGANIZATIONS
Article 21. Local electoral organizations
Local electoral organizations shall consist of:
1. Election Commissions of provinces, districts, and communes (hereinafter referred to as the Election Commissions).
2. Election Boards of National Assembly deputies, Election Boards of People’s Council deputies of provinces, districts, and communes (hereinafter referred to as the Election Boards).
3. Election Teams.
Article 22. Establishment, proportion and composition of the Election Commissions
1. Within 105 days before the polling day, each People’s Committee of province shall, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front of the province, decide the establishment of the Election Commission of province to carry out election of deputies to the National Assembly and People’s Council of province.
Each Election Commission of province shall consist of between twenty one and thirty one members namely President, Deputy Presidents and members who are representatives of Standing body of People’s Council, People’s Committee and Vietnamese Fatherland Front of province and relevant agencies and organizations.
The list of Election Commissions of the province shall be sent to National Election Commission, Standing Committee of the National Assembly, the Government, and Standing board of Central committee of Vietnamese Fatherland Front.
2. Within 105 days before the polling day, each People’s Committee of district or commune shall, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front of the district or commune, decide the establishment of the Election Commission at the same administrative level to carry out election of deputies to the People’s Councils.
Each Election Commission of district shall consist of between eleven and fifteen members; each Election Commission of commune shall consist of between nine and eleven members. Members of each Election Commission of district or commune shall consist of President, Deputy Presidents and members who are representatives of Standing body of People’s Council, People’s Committee and Vietnamese Fatherland Front of the district or commune and relevant agencies and organizations.
The list of the Election Commission of each district or commune shall be sent to its superior Standing Committee of People’s Council, People’s Committee and Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front.
Article 23. Tasks and powers of the Election Commission
1. With regard to election of deputies to the National Assembly, each Election Commission of province shall have following tasks and powers:
a) Direct the preparation and organization of election of deputies to the National Assembly in National Assembly constituencies of the province; inspect and expedite implementation of law on election of deputies to the National Assembly carried out by Election Boards and Election Teams of National Assembly deputies;
b) Direct the communications and propagation and election campaign of National Assembly deputies in the province;
c) Direct activities in terms of security, order, social safety in the election of National Assembly deputies in the province;
d) Receive and consider candidacy dossiers on National Assembly candidates nominated by political organizations, socio-political organizations, social organizations, People’s armed forces, regulatory agencies, public service providers, and business organizations in the province and candidacy dossiers on independent National Assembly candidates in the province; send list of résumés, copies of brief biography and income and asset declaration of nominated and independent National Assembly candidates to Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front of the province for consultations; send documents and lists of National Assembly candidates in the province to National Election Commission;
dd) Make list of National Assembly candidates by constituencies and send reports to National Election Commission for decision;
e) Direct and inspect the formulating and posting of electoral register;
g) Receive documents, ballot papers of National Assembly deputies from People's Committees of provinces and distribute them to Election Boards of National Assembly deputies within 25 days before the polling day;
h) Settle complaints and denunciations of activities in terms of election of deputies to the National Assembly carried out by Election Boards and Election Teams of National Assembly deputies; complaints and denunciations of activities in terms of election of deputies to the National Assembly sent by Election Boards and Election Teams of National Assembly deputies; complaints and denunciations of National Assembly candidates;
i) Receive and inspect reports on election returns of National Assembly deputies sent by Election Boards of National Assembly deputies; make reports on election returns of National Assembly deputies in local governments;
k) Send reports on organization of election of deputies to the National Assembly at the request of National Election Commission;
l) Transfer documents and reports on election returns of National Assembly deputies to National Election Commission;
m) Hold additional election and re-election of deputies to the National Assembly at the decision of National Election Commission;
2. With regard to election of deputies to People’s Councils, each Election Commission shall have following tasks and powers:
a) Direct the election of deputies to the People’s Council at the same administrative level; inspect and expedite implementation of regulations of law on election of deputies to the People’s Councils;
b) Manage and allocate election funding to People’s Council deputies at the same administrative level;
c) Direct the communications and propagation and election campaign of National Assembly deputies at the same administrative level;
d) Direct activities in terms of security, order, social safety in election of deputies to the People’s Councils at the same administrative level;
dd) Define and announce number of constituencies, list of constituencies and number of candidates in each constituency of People’s Council deputies at the same administrative level;
e) Receive and consider candidacy dossiers on People’s Council candidates nominated by political organizations, socio-political organizations, social organizations, People’s armed forces, regulatory agencies, public service providers, and business organizations, villages and candidacy dossiers of independent People’s Council candidates at the same administrative level; send list of résumés, copies of brief biography and income and asset declaration of nominated and independent People’s Council candidates to Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front at the same administrative level for consultations;
g) Make and announce official list of People’s Council candidates at the same administrative level by each constituency of People’s Council deputies; cross out names of candidates from the officials list of People’s Council candidates at the same administrative level;
h) Receive documents, ballot papers of People’s Council deputies from the People's Committee at the same administrative level and distribute them to Election Boards within 25 days before the polling day;
i) Receive and inspect reports on election returns of People’s Council deputies at the same administrative level in each constituency sent by Election Boards; and make reports on election returns of People’s Council deputies at the same administrative level;
k) Hold additional election and re-election of deputies to the People’s Council as prescribed in Articles 79, 80, 81 and 82 of this Law;
l) Certify and announce results of election of deputies to the People’s Councils; and certify status of elected People’s Council deputies;
m) Submit closing reports on election returns of People’s Council deputies and certification results of status of elected People’s Council deputies at the same administrative level to the new People’s Council;
n) Settle complaints and denunciations of activities in terms of election of deputies to the People’s Council carried out by Election Boards and Election Teams of People’s Council deputies; complaints and denunciations of activities in terms of election of deputies to the People’s Council sent by Election Boards and Election Teams of People’s Council deputies; complaints and denunciations of National Assembly candidates; and list of candidates of People’s Council deputies at the same administrative level;
o) Transfer closing reports and documents on election of People’s Council deputies to Standing board of the new People’s Council at the same administrative level;
1. Within 70 days before the polling day, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front at the same administrative level, each People’s Committee of province shall decide the establishment of Election Boards, each constituency of the province shall have one Election Board. Each Election Board shall consist of between nine and fifteen members namely Head of board, Deputy Heads of board and members who are representatives of Standing body of the People’s Council, the People’s Council, and the Central Commission of Vietnamese Fatherland Front at the same administrative level and relevant agencies or organizations.
2. Within 70 days before the polling day, each People’s Committee of province, district or commune shall, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing board of Central committee of Vietnamese Fatherland Front at the same administrative level, decide the establishment of Election Boards. Each Election Board of People's Council deputies shall be established in a constituency at the same administrative level and composed of representatives of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, and social organizations. Each Election Board of People’s Council deputies of commune shall also have representatives of electors in the commune.
Each Election Board of People's Council deputies of province shall have between eleven and thirteen persons. Each Election Board of People's Council deputies of district shall have between nine and eleven persons. Each Election Board of People's Council deputies of commune shall have between seven and nine persons. Each Election Board shall be composed of Head of board, Deputy Heads of boards and members.
3. Tasks and powers of each Election Board:
a) Inspect and expedite implementation of regulations of law on election carried out by Election Teams of the constituency;
b) Inspect and expedite the formulating and posting of electoral registers and list of candidates at Election Teams of the constituency;
c) Direct, inspect and expedite the arrangement of polling booths and the election activities in polling booths;
d) Receive and distribute documents and ballot papers to Election Teams within 15 days before the polling day;
dd) Receive, synthesize and inspect reports on election returns sent by Election Teams; and make reports on election returns of the constituency;
e) Settle complaints and denunciations of activities in terms of election of deputies to the People’s Council carried out by Election Teams; complaints and denunciations of activities sent by Election Teams; receive and send complaints and denunciations of National Assembly candidates to the Election Commission of province; and receive and send complaints and denunciations of People’s Council candidates to the Election Commission at the same administrative level;
g) Send reports on organization of election at the instructions and request of National Election Commission and at the request of Election Commission at the same administrative level;
h) Transfer documents on election of deputies to the National Assembly to the Election Commission of province; and transfer documents on election of deputies to the People’s Councils to the Election Commission at the same administrative level;
i) Hold additional election or re-election (if any).
1. Within 50 days before the polling day, each People’s Committee of commune shall, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing board of Central committee of Vietnamese Fatherland Front of the commune, decide the establishment of Election Teams. Each Election Team shall be established in a polling station to carry out election of deputies to the National Assembly and People’s Councils. The Election Team shall consist of between eleven and twenty one persons namely Team leader, Secretary and members who are representatives of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, and representatives of electors in the commune.
With regard to districts having no commune or commune-level town, the People’s Committee of the district shall, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing board of Central committee of Vietnamese Fatherland Front of the district, decide the establishment of Election Teams. Each Election Team shall be established in a polling station and composed of between eleven and twenty one members namely Team leader, Secretary and members who are representatives of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, and representatives of electors in the district.
Each people's armed unit, which shall have a separate polling station, which have an Election Team having between five and nine members namely Team leader, Secretary and members who are representatives of commander and soldiers in such people's armed unit.
In case any people's armed unit have the same polling station with the local government, with the consent of the Standing body of People’s Council and the Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front at the same administrative level, the People’s Committee of commune and the commander of such people's armed unit shall decide the establishment of an Election Team, which consist of between eleven and twenty one members namely Team leader, Secretary and members who are representatives of regulatory agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, representatives of electors in the local government, representatives of commander and soldiers in such people's armed unit.
2. Tasks and powers of each Election Team:
a) Take charge of election in the polling station;
b) Arrange polling booths and prepare ballot-boxes;
c) Receive documents and ballot paper from the Election Board; distribute electors’ cards and ballot papers stamped by the Election Team to electors;
d) Regularly inform electors of the polling day, polling booths and time for casting the ballots within 10 days before the polling day;
dd) Ensure the implementation of regulations of law on election and internal regulations on polling booths;
e) Settle complaints and denunciations of activities carried out by the Election Team as prescribed in this Article; receive and send complaints and denunciations of National Assembly candidates or People’s Council deputies and complaints and denunciations beyond the competence of the Election Team to the Election Commission at the same administrative level;
g) Counting and make reports on election returns, then send them to the Election Board at the same administrative level;
h) Transfer the reports on election returns and all ballot papers to the People’s Committee of commune upon the completion of the counting;
i) Send reports on organization of election as prescribed by superior organizations in charge of election;
k) Hold by-election in the polling station (if any).
Article 26. Rules for operation of local electoral organizations
1. Local electoral organizations shall work collectively under the majority rule. A meeting shall be held when it is attended by at least 2/3 of members; a decision is ratified when it is voted for by more than half of the participating members.
2. Competent agencies establishing electoral organizations have right to requisition officials and civil servants of regulatory agencies, socio-political organizations, social organizations, and public service providers to assist activities related to the election.
Article 27. Persons prohibited from participating in electoral organizations
Each candidate for National Assembly or People’s Council election is prohibited from participating in any Election Board or Election Team of the election constituency for which he/she stands. If above candidate is a member of an Election Board or an Election Team of the election constituency for which he/she stands, he/she is required have his/her name crossed out from the list of members of electoral organizations before the date on which the official list of candidates are announced. If the candidate fails to apply for crossing out his/her from the list of the candidates, the agency that make the decision on establishment of that Election Board or Election Team shall cross out his/her from the list of members of electoral organizations and replace with another member.
Article 28. Time for task completion of local electoral organizations
1. Every Election Commission of provinces, Election Board and Election Team of National Assembly deputies shall complete their tasks in terms of election of deputies to the National Assembly after National Election Commission closes of election of deputies to the National Assembly nationwide and announce the results of election of deputies to the National Assembly.
2. Every Election Commission shall complete their tasks in terms of election of deputies to the People’s Councils after the Election Commission submit closing reports on election of People’s Council deputies and documents on election to the first session of the new People’s Council at the same administrative level.
3. Every Election Board and Election Team of People’s Council deputies shall complete their tasks in terms of election of People’s Council deputies after the Election Commission closes reports on election and results of election of deputies to the People’s Councils.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 18. Mối quan hệ công tác của Hội đồng bầu cử quốc gia
Điều 43. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở trung ương
Điều 44. Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Điều 46. Xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội
Điền 47. Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai
Điều 48. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương
Điều 49. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương