Chương II Thông tư 03/2017/TT-BTNMT: Cho vay với lãi suất ưu đãi
Số hiệu: | 03/2017/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Võ Tuấn Nhân |
Ngày ban hành: | 21/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/05/2017 |
Ngày công báo: | 08/05/2017 | Số công báo: | Từ số 319 đến số 320 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 03/2017/TT-BTNMT quy định về việc cho vay ưu đãi và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.
1. Mức vốn vay ưu đãi Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
2. Thời hạn vay ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và lãi suất cho vay
3. Giải ngân vốn vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam
4. Hỗ trợ lãi sau đầu tư từ quỹ bảo vệ môi trường
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ đầu tư thực hiện dự án đầu tư bảo vệ môi trường được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa theo quy định tại Khoản 1 điều 42 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP.
2. Mức cho vay vốn đối với một dự án tối đa không vượt quá 5% vốn điều lệ thực có của Quỹ BVMTVN tại thời điểm cho vay.
3. Mức cho vay vốn đối với một Chủ đầu tư tối đa không vượt quá 10% vốn điều lệ thực có của Quỹ BVMTVN tại thời điểm cho vay trừ trường hợp đối với những khoản cho vay từ các nguồn vốn ủy thác, ủy quyền của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân.
4. Vốn vay được sử dụng để đầu tư các hạng mục, công việc của dự án vay vốn, trong đó ưu tiên sử dụng vốn vay đầu tư các hạng mục xây lắp, thiết bị, công nghệ.
Quỹ BVMTVN căn cứ vào giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh đã được định giá để xác định số tiền cho vay. Số tiền cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố và tài sản bảo lãnh đã được xác định và ghi trên hợp đồng tín dụng dự án đầu tư bảo vệ môi trường. Trường hợp Chủ đầu tư đảm bảo tiền vay bằng bảo lãnh ngân hàng thì mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị bảo lãnh.
1. Thời hạn cho vay được xác định trên cơ sở khả năng thu hồi vốn, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của Chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 10 năm và không vượt quá thời gian hoạt động của doanh nghiệp.
2. Thời hạn ân hạn cho một dự án tối đa là 02 năm.
1. Lãi suất vay do Quỹ BVMTVN quy định nhưng không vượt quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay.
2. Đối với một dự án, lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký Hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường và cố định trong suốt thời gian vay.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong Hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường, được tính trên số nợ gốc và lãi chậm trả.
1. Quỹ BVMTVN áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Một khoản vay có thể được bảo đảm bằng nhiều tài sản khác nhau.
1. Hồ sơ pháp lý
a) 01 bản chính Giấy đề nghị vay vốn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
c) 01 bản sao hoặc Quyết định bổ nhiệm và giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật, Kế toán trưởng;
d) 01 bản sao Điều lệ tổ chức hoạt động (nếu có);
đ) 01 bản sao Quyết định thành lập (nếu có);
e) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
2. Hồ sơ tài chính
a) 01 bản sao Báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất. Đối với các dự án có mức vay từ 05 tỷ đồng trở lên yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán;
b) 01 bản chính Phương án sản xuất kinh doanh của Chủ đầu tư tương ứng với thời gian vay;
c) Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
3. Hồ sơ dự án
a) 01 bản chính dự án hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP;
b) Bản sao công chứng Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
c) 01 bản chính Quyết định phê duyệt Tổng mức đầu tư dự án;
d) 01 bản sao Giấy phép xây dựng (nếu có);
đ) Các giấy tờ khác liên quan đến dự án (nếu có).
4. Hồ sơ đảm bảo tiền vay
a) Giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp kèm bảng kê (giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản...);
b) Giấy xác nhận bên bảo lãnh trong trường hợp được bên thứ ba bảo lãnh.
1. Chủ dự án đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Quỹ BVMTVN.
2. Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, Quỹ BVMTVN kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ. Sau 07 ngày làm việc, Quỹ BVMTVN gửi thông báo cho Chủ đầu tư kết quả kiểm tra của hồ sơ vay vốn.
Quỹ BVMTVN tổ chức thẩm định hồ sơ vay vốn trong thời gian 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Riêng đối với dự án đầu tư phức tạp thời gian thẩm định có thể kéo dài nhưng không quá 55 ngày làm việc.
1. Thẩm định hồ sơ dự án
a) Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, chính xác về nội dung, số liệu trong các văn bản, tài liệu về dự án và Chủ đầu tư;
b) Kiểm tra việc hoàn thành các thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng của Dự án;
c) Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định.
2. Thẩm định năng lực Chủ đầu tư
a) Năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của Chủ đầu tư;
b) Khả năng tài chính và khả năng trả nợ trong thời hạn cam kết ghi tại hồ sơ đề nghị vay vốn;
c) Uy tín của Chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Quỹ và các tổ chức cho vay khác.
3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay
a) Nhận xét, đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án;
b) Phân tích, đánh giá các điều kiện tính toán hiệu quả kinh tế tài chính của dự án;
c) Địa điểm đầu tư, quy mô, công suất thiết kế - sản lượng, công nghệ thiết bị và hình thức đầu tư;
d) Tổng mức đầu tư, tiến độ sử dụng vốn và các yếu tố ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư;
đ) Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án;
e) Vốn chủ sở hữu tham gia dự án của Chủ đầu tư, mức tối thiểu là 20%;
g) Thu chi tài chính của dự án.
4. Thẩm định các yếu tố liên quan khác ảnh hưởng đến quá trình thực hiện đầu tư, quản lý và khai thác dự án.
5. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả và phương án trả nợ vốn vay của dự án
a) Các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế tài chính của dự án (Giá trị hiện tại thuần - NPV. Tỷ suất thu nhập nội bộ - IRR, thời gian hoàn vốn có chiết khấu);
b) Khả năng thu hồi vốn đầu tư;
c) Khả năng và phương án trả nợ vốn vay: nguồn vốn có thể dùng để trả nợ cân đối với yêu cầu trả nợ của từng nguồn vốn vay, tính khả thi của kế hoạch trả nợ;
d) Nhận xét, đánh giá về tính cấp thiết, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của dự án.
6. Phân tích những yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến tính khả thi của phương án tính toán.
7. Thẩm định việc Chủ đầu tư thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm, pháp luật liên quan khác.
8. Kiểm tra thực tế nơi triển khai dự án
a) Đối chiếu hồ sơ vay vốn với hồ sơ gốc lưu tại đơn vị;
b) Trao đổi các vấn đề liên quan đến hồ sơ vay vốn;
c) Thẩm định sự phù hợp nơi triển khai dự án.
9. Trên cơ sở kết quả thẩm định toàn bộ dự án, trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, Quỹ BVMTVN quyết định cho vay và thông báo bằng văn bản cho Chủ đầu tư. Đối với trường hợp từ chối cho vay Quỹ BVMTVN thông báo đến chủ đầu tư bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do, đồng thời gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo.
Hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường được ký giữa Quỹ BVMTVN và chủ đầu tư dự án. Các nội dung của hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường phải thể hiện quyền và nghĩa vụ của các Bên cũng như cam kết khác được các Bên thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
1. Việc giải ngân vốn vay được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường đã ký, phù hợp với tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Quỹ BVMTVN giấy đề nghị giải ngân vốn vay tạm ứng theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này cùng hồ sơ theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều này để giải ngân vốn vay tạm ứng.
2. Chủ đầu tư được giải ngân vốn vay để tạm ứng trong các trường hợp sau:
a) Dự án thực hiện đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) theo hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
b) Mua sắm thiết bị, công nghệ (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước).
3. Mức tạm ứng vốn vay tối đa quy định như sau:
a) Đối với các hợp đồng thi công xây dựng công trình: 20% số tiền được vay vốn;
b) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (EC); Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (EP); Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (PC); Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (EPC); Hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% số tiền được vay vốn;
c) Đối với mua sắm thiết bị: Mức vốn tạm ứng là số tiền mà Chủ đầu tư phải trả cho đơn vị cung ứng thiết bị, đơn vị vận chuyển thiết bị (nếu có) theo hợp đồng kinh tế, nhưng tối đa không quá 30% mức vốn vay.
4. Hồ sơ giải ngân vốn vay tạm ứng đối với các dự án thực hiện đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) theo hợp đồng đã ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu
a) 01 bản sao Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) 01 bản sao Hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
c) 01 bản sao Giấy bảo lãnh thực hiện hợp đồng của nhà thầu.
5. Hồ sơ giải ngân vốn vay tạm ứng đối với mua sắm thiết bị (kể cả thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua trong nước)
a) 01 bản sao Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và đơn vị cung ứng, gia công chế tạo thiết bị;
b) 01 bản sao Văn bản phê duyệt hợp đồng theo quy định hiện hành (nếu có);
c) 01 bản sao Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Chủ đầu tư (nếu Chủ đầu tư thực hiện trực tiếp việc nhập khẩu);
d) 01 bản sao Hợp đồng ủy thác nhập khẩu và giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của đơn vị nhập ủy thác (trường hợp ủy thác nhập khẩu);
đ) 01 bản sao Giấy bảo lãnh tiền đặt cọc thiết bị do ngân hàng của đơn vị nhập khẩu phát hành (trường hợp vay vốn tạm ứng để đặt cọc tiền thiết bị).
Việc giải ngân vốn vay được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường đã ký, phù hợp với tiến độ và nhu cầu sử dụng vốn của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính, hoặc dịch vụ công trực tuyến (nếu có) đến Quỹ BVMTVN 01 giấy đề nghị giải ngân vốn vay thanh toán theo mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này và hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này đến Quỹ BVMTVN thực hiện giải ngân vốn vay thanh toán.
1. Hồ sơ giải ngân vốn vay thanh toán khối lượng xây lắp
a) 01 bản sao Quyết định chỉ định thầu hợp lệ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
b) 01 bản sao Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu, dự toán trúng thầu và biên bản điều chỉnh số liệu của hợp đồng xét thầu (nếu có);
c) 01 bản sao Dự toán chi tiết hạng mục công trình;
d) 01 bản sao Văn bản phê duyệt thiết kế - dự toán;
đ) 01 bản sao Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhà thầu;
e) 01 bản sao Biên bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành kèm theo bản tính giá trị khối lượng được nghiệm thu;
g) 01 bản sao Hóa đơn tài chính;
h) 01 bản sao có Chứng từ thanh toán hợp lệ khác phù hợp với quy định của pháp luật;
i) Những khối lượng phát sinh ngoài giá thầu phải có 01 bản sao văn bản phê duyệt kết quả thầu bổ sung (nếu khối lượng phát sinh được đấu thầu) hoặc dự toán bổ sung được duyệt (nếu khối lượng phát sinh được chỉ định thầu).
2. Hồ sơ giải ngân vốn vay thanh toán khối lượng thiết bị
a) 01 bản sao Quyết định chỉ định thầu hợp lệ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có);
b) 01 bản sao Văn bản phê duyệt kết quả đấu thầu kèm dự toán trúng thầu và biên bản điều chỉnh số liệu của hợp đồng xét thầu (nếu có);
c) 01 bản Hợp đồng kinh tế giữa Chủ đầu tư và nhà thầu cung cấp thiết bị;
d) 01 bản sao Hóa đơn tài chính (đối với thiết bị mua trong nước);
e) 01 bản sao bộ chứng từ nhập khẩu (đối với thiết bị nhập khẩu) gồm: Hợp đồng nhập khẩu, hóa đơn thương mại, vận đơn vận chuyển, giấy tờ về bảo hiểm, giấy đóng gói, giấy chứng nhận chất lượng, xuất xứ hàng hóa và tờ khai hải quan nhập khẩu, thông báo thuế hoặc hóa đơn xuất kho của đơn vị nhập ủy thác;
g) 01 bản sao Phiếu nhập kho hoặc biên bản nghiệm thu khối lượng thiết bị lắp đặt hoàn thành;
h) 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu các chứng từ có liên quan đến chi phí thiết bị (vận chuyển, bảo quản, bảo hiểm, thuế, phí lưu kho,..);
i) 01 bản sao các chứng từ thanh toán hợp lệ khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ giải ngân vốn vay thanh toán khối lượng công tác tư vấn
a) 01 bản sao Hợp đồng tư vấn giữa Chủ đầu tư và nhà tư vấn;
b) 01 bản chính Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc tư vấn hoàn thành;
c) 01 bản sao chứng từ thanh toán theo quy định hiện hành của pháp luật về hoạt động tư vấn.
1. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ của Chủ đầu tư theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Thông tư này, chậm nhất không quá 30 ngày làm việc, Quỹ BVMTVN có trách nhiệm kiểm tra và thực hiện giải ngân vốn vay cho Chủ đầu tư.
2. Mỗi lần nhận vốn vay, Chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ và cam kết trả nợ. Khế ước chỉ có 01 bản gốc duy nhất lưu tại Quỹ BVMTVN.
3. Dự án đầu tư có vốn nước ngoài hoặc gói thầu tổ chức đấu thầu quốc tế mà trong thỏa thuận đã ký giữa nhà tài trợ, đồng tài trợ với Chính phủ Việt Nam quy định về việc giải ngân vốn thanh toán riêng thì thực hiện theo quy định trong thỏa thuận đã ký.
1. Chủ đầu tư vay vốn được trả nợ trước hạn cho Quỹ BVMTVN.
2. Quỹ BVMTVN chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà Chủ đầu tư không trả đúng hạn theo thỏa thuận nếu không được Quỹ chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đồng thời thông báo cho Chủ đầu tư về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với khoản nợ quá hạn.
3. Quỹ BVMTVN và Chủ đầu tư thỏa thuận việc thứ tự thu hồi gốc, lãi tiền vay. Đối với khoản vay bị quá hạn Quỹ BVMTVN thực hiện theo thứ tự nợ gốc thu trước, nợ lãi tiền vay thu sau.
4. Quỹ BVMTVN được quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
Hàng quý, Quỹ BVMTVN tiến hành thực hiện phân loại nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng Chủ đầu tư được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A - C)} x r
Trong đó:
R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm (Giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo)
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể (r) đối với từng nhóm nợ như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
3. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Quỹ BVMTVN có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật khi Chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết;
b) Tài sản bảo đảm phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
c) Tài sản bảo đảm có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên quy định tại Điểm c khoản 5 Điều này phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
Trường hợp tổ chức có chức năng thẩm định giá không đủ khả năng định giá hoặc không có tổ chức có chức năng thẩm định giá định giá các tài sản bảo đảm quy định tại khoản này, Quỹ BVMTVN thực hiện việc định giá tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về tài sản bảo đảm nhằm mục đích xác định giá trị tài sản bảo đảm được khấu trừ khi tính số tiền trích lập dự phòng cụ thể. Trường hợp tài sản bảo đảm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điểm a, b, c, d khoản này thì giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm đó được coi bằng không.
4. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm được xác định bằng tích số giữa giá trị của tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 5 điều này với tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 6 điều này.
Quỹ BVMTVN sẽ xác định tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản bảo đảm trên cơ sở đánh giá khả năng thu hồi khi xử lý tài sản bảo đảm đó nhưng không được vượt quá tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với từng loại tài sản bảo đảm quy định.
5. Giá trị của tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Số tiền cam kết bảo lãnh trên chứng thư bảo lãnh của ngân hàng thương mại;
b) Trái phiếu Chính phủ được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc tại thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể);
c) Chứng khoán do doanh nghiệp phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Giá tham chiếu tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể hoặc thời điểm gần nhất trước ngày trích lập dự phòng cụ thể (nếu không có giá tham chiếu tại thời điểm cuối ngày trước ngày trích lập dự phòng cụ thể)
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá khác do doanh nghiệp (kể cả tổ chức tín dụng) phát hành: tính theo mệnh giá;
d) Động sản, bất động sản và các loại tài sản bảo đảm khác: Giá trị của tài sản bảo đảm được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều này hoặc giá trị của tài sản bảo đảm được định giá theo quy định của Quỹ BVMTVN. Trường hợp không có văn bản định giá tài sản bảo đảm thì giá trị tài sản bảo đảm được coi bằng không;
đ) Tài sản cho thuê tài chính (giá trị tài sản cho thuê tài chính theo hợp đồng cho thuê tài chính trừ đi tiền thuê phải trả): số tiền thuê còn lại theo hợp đồng tại thời điểm trích lập dự phòng cụ thể hoặc giá trị định giá của tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
6. Tỷ lệ khấu trừ tối đa đối với tài sản bảo đảm
a) Vàng miếng, trừ vàng miếng quy định tại Điểm i Khoản này; tiền gửi của Chủ đầu tư bằng ngoại tệ: 95%;
b) Trái phiếu Chính phủ, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá do chính tổ chức tín dụng phát hành; thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành theo các quy định sau:
Có thời hạn còn lại dưới 01 năm: 95%;
Có thời hạn còn lại từ 01 năm đến 05 năm: 85%;
Có thời hạn còn lại trên 05 năm: 80%;
c) Chứng khoán do các tổ chức tín dụng khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 70%;
d) Bảo lãnh của Ngân hàng thương mại: 70%;
đ) Chứng khoán do doanh nghiệp khác phát hành được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán: 65%;
e) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại Điểm c khoản này, do tổ chức tín dụng có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 50%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá, trừ các khoản quy định tại Điểm c Khoản này, do tổ chức tín dụng không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
g) Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 30%;
Chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, giấy tờ có giá do doanh nghiệp không có đăng ký niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán phát hành: 10%;
h) Bất động sản: 50%;
i) Vàng miếng không có giá niêm yết, vàng khác và các loại tài sản bảo đảm khác: 30%;
7. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể, và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của Quỹ BVMTVN khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
8. Số tiền dự phòng chung phải trích được xác định bằng 0,5% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại khoản 2 Điều này.
a) Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước nhỏ hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, Quỹ BVMTVN sẽ phải trích bổ sung phần chênh lệch thiếu;
b) Trường hợp số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung còn lại của quý trước lớn hơn số tiền dự phòng cụ thể và dự phòng chung phải trích của quý trích lập, Quỹ BVMTVN phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa.
1. Biện pháp xử lý rủi ro
Trường hợp Chủ đầu tư dự án bảo vệ môi trường không thể trả được nợ gốc và lãi theo thời hạn quy định trong Hợp đồng tín dụng đầu tư bảo vệ môi trường, Quỹ BVMTVN áp dụng các biện pháp xử lý gồm: điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn nợ vay; khoanh nợ; xóa nợ.
a) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ: Chủ đầu tư không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và Quỹ BVMTVN đánh giá là có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo, thì Quỹ BVMTVN xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay;
b) Gia hạn nợ vay: Chủ đầu tư không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng và được Quỹ BVMTVN đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì Quỹ BVMTVN xem xét cho gia hạn nợ. Trong thời gian gia hạn nợ, Chủ đầu tư vẫn phải trả lãi tiền vay. Thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 1/2 thời gian cho vay;
c) Khoanh nợ: Chủ đầu tư được xem xét khoanh nợ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Chủ đầu tư vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân như: thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của khách hàng hoặc của dự án; Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Chủ đầu tư (không còn nguồn cung cấp nguyên vật liệu; mặt hàng sản xuất, kinh doanh bị cấm...). Thời gian khoanh nợ tối đa là 03 năm tính từ ngày Chủ đầu tư gặp rủi ro;
Trường hợp hết thời gian khoanh nợ, Chủ đầu tư vay vẫn gặp khó khăn, chưa có khả năng trả nợ sẽ được xem xét tiếp tục cho khoanh nợ với thời gian tối đa không vượt quá thời gian đã được khoanh nợ lần trước theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
d) Xóa nợ: Chủ đầu tư được xóa nợ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chủ đầu tư vay vốn bị rủi ro do các nguyên nhân quy định tại Điểm c, khoản 1 Điều này nhưng sau khi đã hết thời gian khoanh nợ (kể cả trường hợp được khoanh nợ bổ sung) mà vẫn không có khả năng trả nợ. Quỹ BVMTVN đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán;
- Chủ đầu tư vay vốn có quyết định giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật mà không còn pháp nhân, không còn vốn, tài sản để trả nợ cho Quỹ BVMTVN và Quỹ BVMTVN đã áp dụng các biện pháp tận thu mọi nguồn có khả năng thanh toán;
- Cá nhân bị chết, mất tích.
2. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN đơn đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nêu rõ nguyên nhân không có khả năng trả nợ đúng thời hạn; khả năng trả nợ; thời gian đề nghị điều chỉnh.
3. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp gia hạn nợ, khoanh nợ
Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN 01 bộ Hồ sơ gồm:
a) 01 đơn đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ nêu rõ nguyên nhân gây thiệt hại; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền dư nợ gốc và lãi còn phải trả Quỹ BVMTVN; số tiền đề nghị gia hạn nợ, khoanh nợ;
b) 01 Biên bản xác định mức độ thiệt hại về vốn và tài sản do Chủ đầu tư lập có xác nhận của cá nhân, tổ chức có thẩm quyền;
c) 01 Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất (trường hợp pháp nhân);
d) 01 Phương án khôi phục sản xuất, kinh doanh.
4. Hồ sơ xử lý rủi ro đối với trường hợp xóa nợ
Chủ đầu tư gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến Quỹ BVMTVN 01 bộ hồ sơ gồm:
a) 01 đơn đề nghị xóa nợ nêu rõ nguyên nhân dẫn đến rủi ro không trả được nợ; mức độ thiệt hại về vốn và tài sản; khả năng trả nợ; số tiền gốc và lãi đang còn nợ Quỹ BVMTVN; số tiền gốc và lãi xin xóa nợ.
b) 01 Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tuyên bố của Tòa án và các văn bản liên quan đến việc thanh lý tài sản đối với trường hợp người vay là pháp nhân, tổ chức kinh tế đã phá sản, giải thể;
c) 01 bản sao được chứng thực giấy chứng tử, giấy xác nhận hoặc quyết định tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Chủ đầu tư là cá nhân bị chết, mất tích;
d) Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
5. Thẩm quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro
a) Giám đốc Quỹ BVMTVN xem xét quyết định việc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ;
b) Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ BVMTVN quyết định khoanh nợ; miễn, giảm lãi tiền vay.
c) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BVMTVN trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, quyết định xóa nợ gốc đối với trường hợp quy mô của đợt xóa nợ không vượt quá Quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ BVMTVN;
d) Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ BVMTVN trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xóa nợ gốc cho Chủ đầu tư khi quy mô của đợt xóa nợ vượt quá quỹ dự phòng rủi ro tại Quỹ BVMTVN theo quy định của pháp luật.
1. Đối tượng sử dụng Quỹ dự phòng
a) Chủ đầu tư có dự án vay gặp thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến vốn, tài sản của dự án;
b) Nhà nước thay đổi chính sách làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Chủ đầu tư;
c) Chủ đầu tư là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích;
d) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Thông tư này.
2. Nguyên tắc sử dụng Quỹ dự phòng
a) Sử dụng dự phòng cụ thể trích đã lập để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ;
b) Tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với Chủ đầu tư và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
c) Đối với các khoản nợ có bảo lãnh của ngân hàng: yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
d) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản, tiền bảo lãnh không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.
3. Quyết định sử dụng Quỹ dự phòng rủi ro
Trường hợp phải sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, Quỹ BVMTVN thành lập Hội đồng quyết định sử dụng quỹ dự phòng. Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ làm Chủ tịch và các thành viên gồm Giám đốc Quỹ, Trưởng ban kiểm soát, Kế toán trưởng, phụ trách bộ phận tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản lý quyết định.
4. Trách nhiệm của Hội đồng đối với việc xử lý rủi ro
a) Phê duyệt báo cáo tổng hợp kết quả thu hồi nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro, bao gồm kết quả xử lý tài sản bảo đảm và xác định rõ cơ sở của việc phê duyệt;
b) Quyết định hoặc phê duyệt việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro;
c) Quyết định hoặc phê duyệt các biện pháp thu hồi nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý, bao gồm cả việc xử lý tài sản bảo đảm.
5. Trách nhiệm của Quỹ BVMTVN đối với việc xử lý rủi ro
a) Việc sử dụng Quỹ dự phòng xử lý rủi ro để hạch toán các khoản nợ liên quan vào tài khoản ngoại bảng phù hợp và theo dõi, đôn đốc, thu nợ là công việc nội bộ của Quỹ BVMTVN, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của Chủ đầu tư đối với khoản nợ được xử lý rủi ro. Sau khi xử lý rủi ro, Quỹ BVMTVN phải có các biện pháp thu hồi nợ đầy đủ, triệt để và tiếp tục theo dõi, thu hồi nợ đối với khoản nợ được xử lý rủi ro theo hợp đồng tín dụng, cam kết đã thỏa thuận với Chủ đầu tư;
b) Sau thời gian tối thiểu 05 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và đã thực hiện tất cả các biện pháp của Hội đồng xử lý rủi ro để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, Quỹ BVMTVN được quyết định xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau khi báo cáo và được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận bằng văn bản;
Việc xuất toán nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng chỉ được thực hiện khi có đủ hồ sơ, tài liệu chứng minh đã thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được nợ;
Hồ sơ đối với khoản nợ đã được xuất toán ra khỏi ngoại bảng phải được lưu giữ theo quy định của pháp luật, trong đó bao gồm cả hồ sơ xử lý rủi ro và toàn bộ tài liệu chứng minh Quỹ BVMTVN đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được.
6. Xử lý số tiền thu hồi được từ nợ đã xử lý rủi ro
Số tiền thu hồi được từ nợ đã xử lý rủi ro, kể cả số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm, được coi là thu nhập khác trong kỳ kế toán của Quỹ BVMTVN.
EXTENSION OF A PREFERENTIAL LOAN
Article 6. Loan amount and loan purpose
1. The project owner carrying out the environmental protection investment project may take out a preferential loan on which the maximum interest rate is stipulated by Clause 1 Article 42 of the Decree No. 19/2015/ND-CP.
2. The maximum loan amount shall be restricted to 5% of the realized charter capital of the VEPF determined at the loan approval date.
3. The maximum loan amount extended to the project owner shall not be allowed to exceed 10% of the realized charter capital of the VEPF determined at the loan approval date, except for loans derived from the entrusted or authorized funding sources of the Government, organizations or individuals.
4. The borrowed fund shall be used for investing in integral components of the project financed by that borrowed fund with construction, equipment installation and technological application works preferred.
Article 7. Loan amount proportionate to the value of the asset mortgaged or pledged to secure, or put up as security for a loan
The VEPF shall take into consideration the value of mortgaged, pledged or collateral asset which has been valued in order to determine the approved loan amount. The maximum loan amount shall equal to 70% of the value of mortgaged, pledged or collateral asset which has been determined and specified on the credit agreement on environmental protection investment. Where the project owner uses a bank guarantee to secure its loan, the allowable maximum loan amount shall be equal to 100% of the guarantee value.
Article 8. Loan term and grace period
1. Loan term shall be defined on the basis of capital recovery capability, relevant to the operating cycle and debt repayment capability of the project owner, but shall be 10 years at the maximum and not exceed the borrowing enterprise’s lifespan.
2. The maximum grace period for a loan offered to a project shall be 02 years.
1. The lending interest rate determined by the VEPF shall not exceed 50% of the State-controlled investment credit interest rate quoted by the competent authority at the loan approval date.
2. The lending interest rate applied to a particular project shall be determined at the date of entry into the credit agreement on environmental protection investment and shall be fixed during the loan term.
3. The interest rate on an overdue debt shall be as much as 150% of the interest rate on an unmatured debt specified in the credit agreement on environmental protection investment, and shall be calculated as per the loan principal and late repayment interest.
1. The VEPF shall use any kind of security for a loan which is defined by the State Bank of Vietnam.
2. A loan may be secured by a wide variety of assets.
Article 11. Loan application documentation
1. Documents required by laws
a) 01 original copy of the loan application form using the Form No. 01 hereto attached;
b) 01 duplicate copy of the Business Registration Certificate or the Investment Certificate;
c) 01 duplicate or original copy of the Appointment Decision and personal documents of the legal representative or the Chief Accountant;
d) 01 duplicate copy of the Statutes of the borrowing enterprise (where available);
dd) 01 duplicate copy of the Establishment Decision (where available);
e) Other relevant documents (if necessary).
2. Financial documents
a) 01 duplicate copy of the financial statement prepared for the last 03 years. With regard to the project financed by the borrowed fund worth at least VND 05 billion, an audited financial statement shall be required;
b) 01 original copy of the project owner’s Plan for business operations performed during the loan term;
c) Other relevant documents (if necessary).
3. Project-related documents
a) 01 original copy of the text of the environmental protection project as referred to in Point a Clause 1 Article 42 of the Decree No. 19/2015/ND-CP;
b) A notarized copy of the Decision on approval of the environmental impact assessment report or the environmental protection plan, or the detailed or simplified environmental protection scheme, of the competent authority.
c) 01 original copy of the Decision on approval of the investment outlay;
dd) 01 duplicate copy of the Building Permit (where available);
dd) Other relevant documents regarding the project (where available).
4. Loan security documents
a) Documents relating to assets pledged as security for a loan, enclosing the checklist of these assets (including the proof of ownership of and title to these assets, etc.);
b) Written confirmation of the third-party guarantor.
Article 12. Receipt and processing of loan application
1. The project owner shall submit 01 set of all documents referred to in Article 11 hereof in a direct manner, by post, or via the online public service (where applicable), to the VEPF.
2. Upon receipt of the loan application, the VEPF shall promptly verify whether a full amount of required documents are provided. After the duration of 07 business days, the VEPF shall notify the project owner in writing of the verification result.
Article 13. Assessment of the loan application
The VEPF shall carry out assessment of the loan application within the duration of 40 business days of receipt of all required and valid documents. With regard to the complicated investment project, the duration of assessment may be extended but shall not exceed 55 business days.
1. Assessment of submitted project-related documents:
a) Check and evaluate whether contents and data included in documents and materials regarding the project and the project owner is complete, valid, legal and accurate;
b) Check completion of investment procedures in accordance with applicable laws and regulations on project investment and development management;
c) Give comments or assessment opinions on the project execution process, authority to issue kinds of project-related documents or materials in accordance with applicable laws and regulations.
2. Assessment of the project owner’s capability
a) Capability and previous performance in its conduct of business and production operations as well as management of the project;
b) Financial competence and capability of repaying debts by the maturity date which are specified in the loan application;
c) The project owner’s creditworthiness in the credit relationship with the VEPF and other credit institutions.
3. Assessment of the financial plan and loan repayment plan
a) Give comments on and assessment of markets where input resources or factors and finished products produced by the project are traded;
b) Analyze and evaluate necessary conditions for measurement of economic and financial effectiveness;
c) Assess the investment location, scale and designed capacity – production quantity, technology of currently available equipment and investment approaches;
d) Assess the investment outlay, progress of use of borrowed fund and factors affecting the investment outlay;
dd) Assess the feasibility of funding sources used for financing the investment project;
e)Assess the project owner’s equity participation in the project which accounts for at least 20% of the investment outlay;
g) Assess incomes and expenses arising from the project.
4. Assessment of other related factors affecting the process of making investment, managing and operating the project.
5. Assessment of performance indicators and loan repayment plans
a) Assess key indicators showing economic and financial efficiency of the project (Net present value – NPV, internal rate of return – IRR and discounted payback period);
b) Assess the capital recovery;
c) Assess the loan debt repayment capability and plan: The capital that can be used for debt repayment purposes must be commensurate with each borrowed fund and feasibility of the debt repayment plan;
d) Give comments and assessment opinions on the significance, economic, social and environmental effectiveness of the project.
6. Analysis of risk factors affecting the feasibility of the proposed plans.
7. Assessment of the project owner’s implementation of the loan security procedures in accordance with applicable laws and regulations on secured transactions and other relevant legislation.
8. Field inspection carried out at the project site
a) Compare the submitted loan application with original records and documents deposited at the project owner’s office;
b) Discuss issues relating to the loan application;
c) Evaluate conformance of the project site.
9. In light of the results of overall assessment of the project, within the maximum duration of 10 business days, the VEPF shall decide whether a loan is approved and notify the project owner in writing of its decision. In case of rejection, the VEPF shall send a written notification to the VEPF in which clear reasons for such rejection should be given, and simultaneously forward such notification to the Ministry of Natural Resources and Environment for reporting purposes.
Article 14. Credit agreement on environmental protection investment
The credit agreement on environmental protection investment shall be entered into between the VEPF and the project owner. Rights and obligations of contracting parties together with other commitments agreed by contracting parties in accordance with applicable laws and regulations must be expressed under terms and conditions of the credit agreement on environmental protection investment.
Article 15. Advance loan disbursement
1. Loan disbursement shall be subject to terms and conditions of the credit agreement on environmental protection investment which has been signed and shall match the progress of use of borrowed fund and demand for the borrowed fund of the project owner. The project owner shall send the VEPF in a direct manner, by post or via the online public service (where available) the application form for advance disbursement by using the Form No. 02 hereto attached, together with the loan application documents specified in Clause 4 and 5 of this Article in order to request the advance loan disbursement.
2. The project owner may be offered a loan disbursement for advance payment purposes under the following circumstances:
a) The project is carried out in the form of procurement (or appointment) under terms and conditions of the agreement between the project owner and the contractor;
b) Such disbursement is used for purchase of equipment or technology (including both imported and domestic equipment).
3. The maximum amount of advance loan disbursement shall be subject to the following regulations:
a) With regard to construction contracts, such amount shall be as much as 20% of the approved loan limit;
b) With regard to the technological equipment procurement contract, the engineering and construction (EC) contract, the engineering and procurement (EP) contract, the contra technological equipment procurement and construction (PC), the engineering, technological equipment procurement and construction (EPC) contract, the turnkey contract and other construction contract, such amount shall be as much as 10% of the approved loan limit;
c) With regard to equipment purchases, the amount of advance loan disbursement shall be equal to the project owner’s amount payable to the supplier or the carrier (if any) of purchased equipment under terms and condition of the economic agreement, but shall not exceed 30% of the approved loan limit.
4. Documents submitted to apply for an advance loan disbursement for the project carried out in the form of procurement (or appointment) shall be subject to the contract signed between the project owner and the contractor
a) 01 duplicate copy of the written approval of the procurement (or appointment) results granted by the competent authority;
b) 01 duplicate copy of the economic agreement between the project owner and the contractor;
c) 01 duplicate copy of the written contract performance bond held by the winning contractor.
5. Documents submitted to apply for the advance loan disbursement for purchase of equipment (including both imported and domestic equipment) shall be composed of the followings:
a) 01 duplicate copy of the economic agreement between the project owner and the supplier or toll manufacturer of purchased equipment;
b) 01 duplicate copy of the written approval of the contract in accordance with applicable laws and regulations (if any);
c) 01 duplicate copy of the import and export license of the project owner (if the project owner directly performs import transactions);
d) 01 duplicate copy of the contract for entrustment of import and the export and import license of the entrusted importer (in case of the import entrustment);
dd) 01 duplicate copy of the written guarantee on the down payment for purchased equipment issued by the importer (in case of the advance loan disbursement used for making down payment for purchased equipment).
Article 16. Disbursement of borrowed fund for payment purposes
Loan disbursement shall be subject to terms and conditions of the credit agreement on environmental protection investment which has been signed and shall match the progress of use of borrowed fund and demand for the borrowed fund of the project owner. The project owner shall send the VEPF in a direct manner, by post or via the online public service (where available), an application form for disbursement of borrowed fund for payment purposes by using the Form No. 03 hereto attached, together with the loan application documents specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article in order to request the disbursement of borrowed fund for payment purposes.
1. Documents submitted to apply for the disbursement of borrowed fund for payment for construction workloads
a) 01 duplicate copy of the legitimate decision on the contractor appointment issued by the competent authority (where applicable);
b) 01 duplicate copy of the written approval of the bidding result, the contract-winning estimate and the report of modification of data specified in the bid consideration contract (where available);
c) 01 duplicate copy of the detailed bill of quantities;
d) 01 duplicate copy of the written approval of design - estimate;
dd) 01 duplicate copy of the economic agreement between the project owner and the contractor;
e) 01 duplicate copy of the report of commissioning of completed construction works enclosing the spreadsheet of total value of construction works going through the commissioning process;
g) 01 duplicate copy of the sales invoice;
h) 01 duplicate copy of other lawful document evidencing payments required by laws and regulations;
i) With respect to additional workloads arising out of the bid quote, 01 duplicate copy of the written approval of the revised bidding results (in case of the bidding on such additional workloads) or the approved modified price estimate (in case of the appointment of the contractor for such additional workloads).
2. Documents submitted to apply for the disbursement of borrowed fund for payment for quantities of equipment
a) 01 duplicate copy of the legitimate decision on the contractor appointment issued by the competent authority (where applicable);
b) 01 duplicate copy of the written approval of the bidding result, the contract-winning estimate and the report of modification of data specified in the bid consideration contract (where available);
c) 01 duplicate copy of the economic agreement between the project owner and the supplier;
d) 01 duplicate copy of the sales invoice (with respect to domestically-purchased equipment);
e) 01 duplicate copy of a set of import documents (with respect to imported equipment), including import contract, commercial invoice, bill of lading, insurance certificate, packing list, quality certificate, origin certificate and import customs declaration form, tax notice, or dispatch invoice, of the entrusted importer;
g) 01 duplicate copy of the receipt note or the test report of completely installed equipment;
h) 01 duplicate copy submitted together with the original copies of documents related to equipment-related costs (transportation, storage, insurance, tax and warehousing cost, etc.);
i) 01 duplicate copy of other lawful document evidencing payments required by laws and regulations.
3. Documents submitted to apply for the disbursement of borrowed fund for payment for consultancy workloads
a) 01 duplicate copy of the consultancy contract between the project owner and the consultant;
b) 01 original copy of the test report of completed consultancy workloads;
c) 01 duplicate copy of other lawful document evidencing payments required by applicable laws and regulations on consultancy services.
Article 17. Loan disbursement process
1. Upon receipt of all required documents from the project owner, which are referred to in Article 15 and 16 hereof, the VEPF shall be responsible for carrying out inspection and disbursing the borrowed fund to the project owner not later than 30 business days.
2. In each time the loan disbursement is received, the project owner shall enter into an indebtedness contract and debt repayment commitment. The only original copy of the indebtedness contract shall be deposited with the VEPF.
3. The process for disbursement of the loan for the foreign-invested investment project or the contract awarded under the international bidding procedure wherein the donor and/or the co-donor on one side and the Government of Vietnam on the other side have made a particular agreement on the disbursement of the borrowed fund for payment purposes, shall be subject to that agreement.
1. The borrowing project owner shall be allowed to make early repayment to the VEPF.
2. The VEPF shall move the principal that the project owner fails to repay by the agreed due date to the delinquency status unless the project owner has obtained the VEPF’s approval of debt rescheduling, and notify the project owner of such move to the delinquency status. The notification of delinquency should specify the outstanding principal balance becoming delinquent, the delinquency date and the interest rate applied to the delinquent debt.
3. The VEPF and the project owner shall enter into an agreement on the order of collection of loan principal and interest. With respect to an overdue loan, the VEPF shall collect loan principal first and loan interest later.
4. The VEPF shall be entitled to deal with assets pledged as security for a loan to recover its debt in accordance with applicable legislation.
Article 19. Debt classification
On a quarterly basis, the VEPF shall classify debts in accordance with regulations issued by the State Bank of Vietnam.
Article 20. Creation of hedges
1. Specific hedge refers to a monetary amount created on the basis of classification of specific debts as a contingency fund or provision for any loss that may arise.
Specific project owners shall be required to set aside a specific amount of money as a provision for any risk which is calculated according to the following formula:
R = max {0, (A - C)} x r
Where:
R: specific hedge
A: debt value
C: collateral value (deductible value of collateral)
r: rate of specific hedge for any credit risk to the debt.
2. The rates of specific hedge (r) against any risk to specific debt groups shall be specified as follows:
a) 1st debt group: 0%;
b) 2nd debt group: 5%;
c) 3rd debt group: 20%;
d) 4th debt group: 50%;
dd) 5th debt group: 100%.
3. Collateral used as a deduction for the purpose of calculation of the specific hedge (R), referred to in Clause 1 of this Article, must fully meet the following requirements:
a) The VEPF shall have the right to deal with collateral in accordance with laws if the project owner fails to fulfill specified obligations;
b) The collateral must fully meet requirements set out by applicable laws on secured transactions;
c) The collateral of which value is at least VND 200 billion as provided by Point c Clause 5 of this Article must be valued by the accredited valuing entity in accordance with applicable legislation;
Where the accredited valuing entity is not competent to carry out valuation or there is none of the valuing entity gaining competence in valuing collateral as required by this Clause, the VEPF shall, on its own, carry out valuation of the collateral in accordance with applicable laws on collateral in order to determine value of the collateral recorded as a deduction during the process of calculating the specific hedge. Unless the collateral fully meets requirements specified by Point a, b, c, and d of this Clause, deductible value of that collateral shall be equal to zero.
4. The deductible value of the collateral shall be calculated as multiplying value of the collateral referred to in Clause 5 of this Article by the deductible rate relative to a particular collateral in accordance with Clause 6 of this Article.
The VEPF will determine the rate of deduction relative to specific kinds of collateral on the basis of assessment of collateral recovery likelihood during the process of dealing with such collateral but that rate will not allowed to exceed the minimum deductible rate relative to specific types of collateral in accordance with applicable laws and regulations.
5. The collateral shall be valued according to the followings:
a) The guarantee amount specified on the commercial bank’s guarantee certificate;
b) The Government bond listed at the Stock Exchange. The reference price quoted at the Stock Exchange, whether at the end of the date preceding the date of creation of specific hedge or the latest point of time prior to the date of creation of specific hedge (if the former is not available), shall be used for calculation of value of the collateral;
c) The company’s stock listed on the Stock Exchange. The reference price quoted at the Stock Exchange, whether at the end of the date preceding the date of creation of specific hedge or at the latest point of time prior to the date of creation of specific hedge (if the former is not available), shall be used for calculation of value of the collateral.
Face value of the stock which has not yet been listed at the Stock Exchange or other valuable paper issued by the company (including the credit institution) shall be used for calculation of value of the collateral;
d) The movable property, real property and other types of collateral: Value of the collateral shall be determined by the accredited valuing entity referred to in Point d Clause 3 of this Article or according to regulations issued by the VEPF. In the absence of the written document on valuation of the collateral, value of the collateral shall be calculated as zero;
dd) The asset leased under a finance lease (value of the leased asset under a finance lease minus the rental payable): value of the collateral shall be determined according to the residual amount of rental specified in the finance lease at the date of creation of specific hedge or value determined by the accredited valuing entity in accordance with applicable laws;
6. The maximum deductible percentage of the collateral shall be calculated as follows:
a) If the gold bullion, except for the gold bullion specified in Point i of this Clause, and the project owner’s deposit denominated in a foreign currency, are put up as collateral, that rate shall be equal to 95%;
b) If the Government bonds, negotiable instruments or valuable papers issued by credit institutions; savings cards, deposit certificates, promissory notes, or treasury bills issued by credit institutions or foreign bank branches, are put up as collateral of which
the residual term to maturity is below 01 year, the rate shall be equal to 95%;
the residual term to maturity ranges from 01 year to 05 years, the rate shall be equal to 85%;
the residual term to maturity is below 05 year, the rate shall be equal to 80%;
c) If the other credit institutions’ stocks listed at the Stock Exchange are put up as collateral, the rate shall be equal to 70%;
d) If the guarantee issued by the commercial bank is put up as collateral, the rate shall be equal to 70%;
dd) If the other company’s stocks listed on the Stock Exchange are put up as collateral, the rate shall be equal to 65%;
e) If stocks which have not yet been listed at the Stock Exchange and valuable papers, except for those stipulated by Point c of this Clause, which have been issued by the listed credit institutions, are put up as collateral, the rate shall be equal to 50%;
If stocks which have not yet been listed at the Stock Exchange and valuable papers, except for those stipulated by Point c of this Clause, which have been issued by the unlisted credit institutions, are put up as collateral, the rate shall be equal to 30%;
g) If stocks which have not yet been listed at the Stock Exchange and valuable papers, except for those stipulated by Point c of this Clause, which have been issued by the listed companies, are put up as collateral, the rate shall be equal to 30%;
If stocks which have not yet been listed at the Stock Exchange and valuable papers which have been issued by the unlisted companies are put up as collateral, the rate shall be equal to 10%;
h) If the real property is put up as collateral, the rate shall be equal to 50%;
i) If unlisted gold bullion, other gold forms and assets put up as collateral, the rate shall be equal to 30%;
7. General hedge refers to a monetary amount used for protecting against any unspecified loss that may arise from the process of debt classification and specific hedge creation, or in case of financial problems that the VEPF faces when the debt quality is reduced.
8. The amount of money that must be set aside to create a general hedge shall be calculated as 0.5% of total balance of debts classified into the 1st to 4th debt group referred to in Clause 2 of this Article.
a) If the residual amount of specific hedge and general hedge that has not been used off from the previous quarter is less than the amount that must be set aside to create the specific hedge and general hedge during the quarter of creation of such hedge, the VEPF is required to set aside an amount of money to make up for the deficiency;
b) If the residual amount of specific hedge and general hedge that has not been used off from the previous quarter is greater than the amount of specific hedge and general hedge created during the quarter of creation of such hedges, the VEPF is required to reverse the excess.
1. Risk treatment approaches
Where the owner of environmental protection project is incapable of repaying principal and interest by the due date specified in the credit agreement on environmental protection investment, the VEPF shall take risk treatment actions such as debt maturity adjustment, debt rescheduling, debt relief and debt cancellation.
a) Debt maturity adjustment: If the project owner is not capable of repaying loan principal and/or interest by the agreed due date and is judged by the VEPF to be capable of repaying its debt in the succeeding period, the VEPF shall consider adjusting the period of repayment of loan principal and/or interest;
b) Debt rescheduling: If the project owner is not capable of repaying loan principal and/or interest in full and by the agreed due date and is judged by the VEPF to be capable of repaying its debt in the specified period after the predetermined loan term, the VEPF shall consider approval of debt rescheduling. Within the extended period of debt repayment, the project owner shall remain liable for its loan interest. The maximum extended period of debt repayment shall not be a half as much as the loan term;
c) Debt relief: The project owner shall be entitled to consider granting the debt relief if:
The borrowing project owner has faced risks due to natural disasters, rivals, conflagrations or epidemics that may directly result in adverse impacts on capital and assets of the customer or the project; the Government’s change to regulatory policies that may directly result in negative impacts on business operations of the project owner (e.g. unavailability of supplies of raw materials, prohibited goods used for production or commercial purposes. etc.). The maximum duration of debt relief shall be 03 years from the date of the project owner’s exposure to such risks;
If, upon expiration of the period of debt relief, the project owner's operating difficulty or incapability of repaying debts persists, the debt relief may be extended to the period of time which is not in excess of the preceding period of debt relief as required by the decision granted by the competent authority;
d) Debt cancellation: The project owner may be allowed debt cancellation if:
- the borrowing project owner has faced risks due to causes referred to in Point c, Clause 1 of this Article and its incapability of repaying debts persists upon expiration of the period of debt relief (even when the supplementary debt relief has been offered). To such extent, the VEPF has already applied measures to obtain all possible payment sources;
- The borrowing project owner makes a closure or bankruptcy decision under laws, which entails termination of its legal entity, unavailability of capital or assets for repayment of debts to the VEPF and the fund has already take necessary measures to obtain all possible payment resources;
- The borrowing individual has died or gone missing.
2. Documentation submitted to request application of the approach to treating risks in the form of the debt maturity adjustment. The project owner shall send, whether directly or by post, the request form for the debt maturity adjustment to the VEPF which clearly specifies causes of incapability of repaying debts due, debt repayment capability and adjusted period of time.
3. Documentation submitted to request application of the approach to treating risks in the form of the debt rescheduling or debt relief
The project owner shall send, whether directly or by post, the VEPF a set of documents, including:
a) 01 copy of the request form for permission for debt rescheduling or debt relief in which causes of losses must be specified; level of losses on capital and assets; debt repayment capability; outstanding principal and interest balance amounts payable to the VEPF; debt amounts proposed to be adjusted using the debt rescheduling and relief approach;
b) 01 copy of the report on determination of degree of loss on capital and assets, issued by the project owner and verified by competent individuals and entities;
c) 01 copy of the last 02 years’ financial statement (if the applicant is the legal entity);
d) 01 copy of the plan for recovery of business operations.
4. Documentation submitted to request application of the approach to treating risks in the form of the debt cancellation
The project owner shall send, whether directly or by post, the VEPF a set of documents, including:
a) 01 copy of the request form for access to debt cancellation in which causes of risks resulting in debt repayment incapability must be specified; level of losses on capital and assets; debt repayment capability; outstanding principal and interest balance amounts payable to the VEPF; principal and interest amounts proposed to be cancelled.
b) 01 copy of the competent state authority’s decision or the Court’s judgement and relevant documents relating to the liquidation of assets if the borrower is a legal entity or an economic organization which has already been bankrupt or dissolved;
c) 01 authenticated copy of death certificate, recognition or decision on declaration of missing person in accordance with applicable laws if the project owner is a dead or missing individual;
d) Other relevant documents (if necessary).
5. Authority over and responsibility for risk treatment
a) The VEPF’s Director shall be vested authority to make a decision on adjustment of debt repayment period and debt rescheduling;
b) The Chair of the VEPF’s Management Board shall be accorded authority to make a decision on debt relief, loan interest exemption or reduction.
c) The Chair of the VEPF’s Management Board shall be responsible for requesting the Minister of Natural Resources and Environment to consider granting a decision on loan principal cancellation if the amount of debt to be cancelled does not exceed the available budget of the VEPF’s Contingency Fund;
d) The Chair of the VEPF’s Management Board shall be responsible for submitting a report to the Minister of Natural Resources and Environment that then considers requesting other regulatory state authorities to cancel loan principal owed by the project owner if the amount of loan principal to be cancelled exceeds the available budget of the VEPF's Contingency Fund in accordance with applicable laws.
Article 22. Use of the Contingency Fund for risk mitigation and treatment purposes
1. Subjects of the Contingency Fund
a) The owner of the project that is affected by natural disasters, hostilities, fires or epidemics that directly lead to any loss on capital or assets in the project;
b) The Government’s changes to its regulatory policies that directly result in any adverse impact on business operations of the project owner;
c) The project owner that is either an liquidated or bankrupt entity prescribed by laws, or a dead or missing person;
d) The debt that is classified into the 5th debt group as provided by Clause 2 Article 20 hereof.
2. Principles of using the Contingency Fund
a) Use the amount of specific hedge which has been created to deal with risks arising from debts;
b) Implement the procedures for foreclosing on the collateral as agreed upon with the project owner and prescribed by laws in order to recover debts;
c) Request the bank issuing the guarantee to discharge the agreed obligation to repay debts secured by such guarantee;
d) If there is a shortfall in the amount of specific hedge, proceeds obtained from foreclosure on assets or the guaranteed sum to compensate for risks arising from debts, the general hedge shall be used for treatment of such risks.
3. Decision to use the Contingency Fund
Where it is compulsory that the contingency fund is used, the VEPF shall establish the Board vested with authority to make a decision on use of the contingency fund (hereinafter referred to as Contingency Fund Deciding Board). The Board shall be composed of the Chair who is the Chair of the VEPF's Management Board and members including the VEPF’s Director, Head of the Control Board, the Chief Accountant, the head of credit department and other members appointed by the Chair of the VEPF's Management Board.
4. Responsibilities of the Contingency Fund Deciding Board concerning risk treatment
a) Grant approval of the consolidated report on results of recovery of debts which have been treated by using the contingency fund, including results of treatment of the collateral, and clearly define grounds for such approval;
b) Decide or approve debt classification, off-balance sheet commitments, creation of hedges and use of hedges against risks;
c) Decide or approve approaches to recovering debts treated by using hedges, including treatment of the collateral.
5. Responsibilities of the VEPF concerning risk treatment
a) Observe the rule that recording related debts into appropriate off-balance sheet accounts by using the Contingency Fund, monitoring, expediting debt collection or recovering debts are the VEPF’s internal activities, do not lead to any change to the project owner’s obligations to repay debts from which risks have been treated. Upon completion of the risk treatment process, the VEPF is required to take necessary actions to fully and completely recover debts, continue to monitor and recover debts from which risks have been treated under terms and conditions of the credit agreement or commitments agreed upon with the project owner;
b) At least 05 years after the date of use of the contingency fund for treatment of risks and after the Risk Treatment Board’s completion of all necessary debt recovery actions, if debts have not been recovered yet, the VEPF may grant a decision to charge off debts of which risks have been treated from the balance sheet upon submission of a report and receipt of the written consent from the Ministry of Natural Resources and Environment;
Charging off debts of which risks have been treated from the balance sheet shall be allowed when there are a sufficient amount of documents or materials evidencing failure to recover these debts despite application of all necessary actions to recover such debts;
Records and documents evidencing such debt charge-off must be deposited in accordance with applicable laws, including those on risk treatment and all documents evidencing the VEPF's failure to recover debts even though all of the necessary actions have already been taken.
6. Handling of sums obtained from recovery of debts of which risks have been treated
Proceeds obtained from recovery of debts of which risks have been treated, including the monetary amount gained from the treatment of the collateral, shall be deemed as other income reported during the VEPF’s tax period.