Chương 2 Thông tư 03/2011/TT-BXD: Kiểm định và giám định
Số hiệu: | 03/2011/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Nguyễn Hồng Quân |
Ngày ban hành: | 06/04/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2011 |
Ngày công báo: | 26/04/2011 | Số công báo: | Từ số 225 đến số 226 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Về pháp nhân: là tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng hoạt động trong lĩnh vực kiểm định.
2. Về hệ thống quản lý chất lượng:
a) Có các đầu mối theo dõi, kiểm tra các hoạt động kiểm định theo hợp đồng;
b) Có kế hoạch và phương thức kiểm soát chất lượng đảm bảo công tác kiểm định bao gồm:
- Quy trình kiểm định đối với từng đối tượng;
- Phương thức kiểm soát số liệu thu thập để phục vụ kiểm định;
- Kế hoạch tổ chức thí nghiệm và kiểm định chất lượng;
- Quy trình kiểm soát nội bộ tại các bước trong quá trình kiểm định và nghiệm thu kết quả kiểm định cuối cùng trước khi công bố.
c) Quy trình lập và quản lý các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình kiểm định; phát hành các văn bản trong quá trình kiểm định; văn bản thông báo kết quả kiểm định; văn bản trả lời khiếu nại với các bên có liên quan về kết quả kiểm định.
3. Về điều kiện năng lực:
a) Về năng lực: có đủ nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phép thực hiện các hoạt động liên quan đến dịch vụ kiểm định, trong đó:
- Có ít nhất 03 cá nhân có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với công tác kiểm định, có nghiệp vụ về kiểm định và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Người chủ trì tổ chức thực hiện công tác kiểm định phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và có năng lực chủ trì một trong các lĩnh vực thiết kế, giám sát thi công xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và nội dung kiểm định được giao;
- Có phòng thí nghiệm xây dựng chuyên ngành được công nhận theo quy định và có đủ khả năng thực hiện các phép thử phục vụ công tác kiểm định.
b) Về kinh nghiệm:
- Trường hợp kiểm định công trình hoặc hạng mục công trình: đã thực hiện kiểm định ít nhất 01 công trình trong số các công trình cùng loại và cùng cấp trở lên hoặc 02 công trình số các công trình cùng loại và cấp dưới liền kề với đối tượng công trình được kiểm định;
- Trường hợp kiểm định xác định các chỉ tiêu cơ, lý, hóa của bộ phận công trình, sản phẩm xây dựng hoặc vật liệu xây dựng (kiểm định cường độ bê tông của kết cấu; kiểm định độ chặt, độ chống thấm vật liệu; kiểm định xác định hàm lượng phụ gia xi măng …) thì phải đã từng thực hiện công việc kiểm định tương tự.
1. Đối với trường hợp giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, việc giám định thực hiện theo quy định về giám định tư pháp xây dựng.
2. Đối với các trường hợp kiểm định và giám sát khác, trình tự thực hiện gồm các bước chính sau:
a) Tổ chức kiểm định lập đề cương kiểm định trình tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định xem xét chấp thuận;
b) Tổ chức kiểm định thực hiện kiểm định theo đúng đề cương được chấp thuận;
c) Tổ chức kiểm định lập báo cáo đánh giá, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm định của hợp đồng và gửi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định.
Trường hợp thực hiện giám định theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước thì tổ chức, cá nhân có yêu cầu kiểm định gửi báo cáo đánh giá, kết luận cho cơ quan này. Cơ quan quản lý nhà nước tiếp nhận báo cáo kết quả kiểm định và gửi phiếu tiếp nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này cho tổ chức, cá nhân yêu cầu kiểm định trong vòng 01 ngày kể từ khi nhận được báo cáo này (thời gian nhận báo cáo là thời gian tính theo dấu bưu chính nơi phát hành).
3. Đề cương kiểm định bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục đích kiểm định, yêu cầu kiểm định, nội dung thực hiện kiểm định quy trình và phương pháp kiểm định;
b) Các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng trong việc thực hiện kiểm định;
c) Danh sách nhân sự và người được phân công chủ trì thực hiện kiểm định các thông tin về năng lực của các cá nhân tham gia thực hiện;
d) Các thiết bị chính, phòng thí nghiệm được sử dụng để thực hiện kiểm định;
đ) Chi phí thực hiện, thời gian dự kiến hoàn thành việc kiểm định;
e) Các điều kiện khác để thực hiện kiểm định.
1. Chi phí kiểm định được xác định bằng cách lập dự toán theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và phù hợp với khối lượng công việc của đề cương đã được chấp thuận.
2. Chi phí kiểm định bao gồm một số hoặc toàn bộ các chi phí sau:
a) Chi phí lập đề cương kiểm định;
b) Chi phí khảo sát hiện trạng công trình, hạng mục công trình hoặc bộ phận công trình xây dựng;
c) Chi phí lấy mẫu thí nghiệm, chi phí thí nghiệm;
d) Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu;
đ) Chi phí tính toán, thẩm tra, chi phí đánh giá, lập báo cáo và kết luận;
e) Chi phí vận chuyển;
g) Các chi phí cần thiết khác theo quy định.
Article 7. Requirements on capability of inspection organizations
1. For a legal entity: Being an organization lawfully established and having the function of inspection.
2. For a quality management system:
a/ Having focal units to monitor and examine inspection activities under contracts;
b/ Having a plan on and measures of controlling inspection quality, covering:
- Process of inspection for each subject;
- Measures of controlling collected figures to serve inspection work;
- Plan on organization of quality experimentation and inspection;
- Process of internal control in every step of inspection and takeover check of final inspection results before disclosure.
c/ Having processes of compiling and managing related dossiers and documents in the course of inspection and issuing documents in the course of inspection, written notices of inspection results and written replies to involved parties' Complaints about inspection results.
3/ Capability conditions:
a/ Capability: Having sufficient personnel, physical foundations and equipment for conducting activities involved in inspection services, including:
- At least 3 employees possessing a university or higher degree in a major relevant to inspection work, who have inspection expertise and labor contracts of an indefinite term. Persons in charge of inspection work must have at least 10 years' experience of working in the construction sector and be capable of taking charge of designing works or supervising construction suitable to types and grades of to-be-inspected works and contents;
- A specialized construction laboratory which is duly accredited and capable of performing tests for inspection.
b/ Experience:
- For inspection of works or work items: Having conducted inspection of at least 1 work among other works of the same type and the same or higher grade or 2 works among other Works of the same type and the same or immediately lower grade;
- For inspection for identifying mechanical, physical and chemical specifications of work parts, construction products or materials (inspection of concrete intensity of the structure; tightness and waterproofing of materials; inspection to identify the content of cement additives): Having performed similar inspection jobs.
Article 8. Process of inspection and assessment and contents of draft plans on inspection
1. Assessment requested by procedure-conducting agencies or persons shall be conducted under regulations on construction judicial assessment.
2. For other cases of inspection and assessment, the inspection and assessment process includes the following main steps:
a/ The inspection organization shall prepare a draft plan on inspection and submit it to the inspection requester for consideration and approval;
b/ The inspection organization shall conduct the inspection according to the approval plan;
c/ The inspection organization shall make an appraisal and conclusion report according to the inspection contract, then send it to the inspection requester.
In case assessment is conducted at the request of a state management agency, the inspection requester shall forward the appraisal and conclusion report to such agency, which shall receive the report and send a report receipt, made according to a form provided in Appendix 1 to this Circular (not printed herein), to the inspection requester within 1 day after receiving the report (the time of report receipt is the time determined according to the postmark affixed by the sending post office).
3. A draft plan on inspection contains the following principal details:
a/ Inspection purposes and requirements, contents to be inspected, inspection process and method;
b/ Technical regulations and standards applicable to the inspection;
c/ List of inspectors and the person in charge of the inspection; information on inspectors' capability;
d/ Main equipment and laboratories used for inspection;
e/ Expenses for and planned duration of inspection;
f/ Other conditions for inspection.
Article 9. Inspection expenses
1. Inspection expenses shall be determined in cost estimates under regulations on management of construction investment expenses and based on the work volume of the approved plan.
2. Inspection expenses include some or all the following expenses:
a/ Expenses for drafting a plan on inspection;
b/ Expenses for surveying the actual state of construction works, work items or parts;
c/ Expenses for taking experimental samples and experimentation expense;
d/ Expenses for examining dossiers and documents;
e/ Expenses for calculation, verification, appraisal, making of reports and conclusions;
f/ Costs of transportation;
g/ Other necessary expenses and costs as stipulated.