Chương IV Quyết định 71/2008/QĐ-TTG: Quản lý, sử dụng tiền ký quỹ
Số hiệu: | 71/2008/QĐ-TTG | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/05/2008 | Ngày hiệu lực: | 26/06/2008 |
Ngày công báo: | 11/06/2008 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản sau khi đã hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường lập hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường đề nghị xác nhận việc hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường. Hồ sơ bao gồm:
a) Báo cáo kết quả thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, trong đó đề nghị cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường xác nhận việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường;
b) Báo cáo tham vấn ý kiến cộng đồng về việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
2. Việc tham vấn ý kiến cộng đồng được thực hiện như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi văn bản đến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã) nơi khai thác khoáng sản thông báo về những nội dung cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện và đề nghị góp ý kiến bằng văn bản;
b) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi khai thác khoáng sản có yêu cầu đối thoại, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải phối hợp thực hiện. Kết quả cuộc đối thoại được ghi thành biên bản, trong đó phản ảnh đầy đủ những ý kiến đã thảo luận, ý kiến tiếp thu hoặc không tiếp thu của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, biên bản có chữ ký (ghi họ tên, chức danh) của người chủ trì cuộc đối thoại và tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, kèm theo danh sách đại biểu tham dự;
c) Các văn bản góp ý kiến của Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi khai thác khoáng sản, biên bản cuộc đối thoại và các văn bản, tài liệu khác (nếu có) phải được sao và đính kèm trong phần phụ lục của Báo cáo tham vấn ý kiến cộng đồng về việc hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
3. Kiểm tra, xác nhận việc thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc thành lập Đoàn kiểm tra. Thành phần Đoàn kiểm tra việc thực hiện Dự án cải tạo, phục hồi môi trường có đại diện chính quyền địa phương, đại điện cơ quan tài nguyên và môi trường địa phương, cơ quan cấp giấy phép khai thác khoáng sản cùng tham gia. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận được mời cơ quan tư vấn giám định kỹ thuật đối với công trình cải tạo, phục hồi môi trường tham gia Đoàn kiểm tra.
b) Hoạt động kiểm tra, xem xét để xác nhận việc thực hiện các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường bao gồm:
- Nghiên cứu, xem xét hồ sơ đề nghị xác nhận do tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản gửi tới;
- Tiến hành kiểm tra tại địa điểm thực hiện Dự án.
c) Kết quả kiểm tra được lập thành biên bản và phải được đại diện các cơ quan tham gia đoàn kiểm tra, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và đại diện chính quyền địa phương ký.
4. Giám định kỹ thuật đối với công trình cải tạo, phục hồi môi trường
a) Việc giám định kỹ thuật đối với công trình cải tạo, phục hồi môi trường thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có thể mời cơ quan giám định kỹ thuật độc lập để thực hiện việc giám định;
c) Kinh phí giám định kỹ thuật được hạch toán vào chi phí cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
5. Xác nhận việc thực hiện các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
a) Giấy xác nhận đã hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận phải xem xét sự đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo để yêu cầu tổ chức, cá nhân khai thác khoảng sản sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ;
c) Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận phải cấp Giấy xác nhận đã hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường cho tổ chức, cá nhân xin xác nhận trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời gian tổ chức Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc hoàn thành các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường không tính vào thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc nêu trên.
d) Sau 05 (năm) năm kể từ khi các công trình phục hồi môi trường đã được hoàn thành và duy trì chăm sóc theo Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường tổ chức kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành toàn bộ các nội dung của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Sau khi được xác nhận, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng được rút tiền lần cuối theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quyết định này.
đ) Trong trường hợp không xác nhận việc đã hoàn thành các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc quy định tại điểm c, khoản 5 Điều này phải thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do không xác nhận cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
1. Việc sử dụng tiền ký quỹ phải bảo đảm đúng mục đích nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản. Tổ chức, cá nhân sau khi hoàn thành việc cải tạo, phục hồi môi trường từng phần hoặc toàn bộ, được phép rút từng phần hoặc toàn bộ số tiền đã ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường, phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Lần rút tiền cuối cùng được thực hiện sau thời hạn 5 (năm) năm tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân đã được xác nhận hoàn thành toàn bộ việc cải tạo, phục hồi môi trường. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản tiếp tục có trách nhiệm đối với chất lượng của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường theo đúng yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này cho đến thời điểm được rút tiền lần cuối.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ nhưng không thực hiện việc cải tạo, phục hồi môi trường hoặc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã ký quỹ bị giải thể hoặc phá sản thì cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường quyết định cho phép sử dụng số tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và lựa chọn đơn vị thực hiện việc phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
4. Sau 5 (năm) năm kể từ khi hoàn tất việc cải tạo, phục hồi môi trường, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản lập hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền ký quỹ. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị rút tiền ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản;
b) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận việc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã thực hiện xong các nghĩa vụ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều này, trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, Quỹ bảo vệ môi trường phải hoàn tất việc trả tiền ký quỹ và tất toán tài khoản ký quỹ, đồng thời thông báo bằng văn bản đến cơ quan thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường.
6. Đối với lãi phát sinh từ khoản tiền ký quỹ, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản được quyền rút mà không cần có xác nhận của cơ quan thẩm quyền kiểm tra, xác nhận.
MANAGEMENT AND USE OF DEPOSITS
Article 11.- Dossier, order and procedures for certifying the completion of environmental rehabilitation and restoration
1. After completing environmental rehabilitation and restoration, mineral exploiters shall compile and send dossiers requesting certification of the completion of environmental rehabilitation and restoration contents to agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects. A dossier comprises:
a/ A report on results of the project on post-mining environmental rehabilitation and restoration, which also requests the competent agency which has approved the project to certify the completion of environmental rehabilitation and restoration;
b/ A report on community consultation on the completion of post-mining environmental rehabilitation and restoration.
2. Community consultation shall be held as follows:
a/ Mineral exploiters shall send written notices of completed environmental rehabilitation and restoration contents to People's Committees of communes, wards or townships (below collectively referred to as commune-level People's Committees) and Fatherland Front Committees of communes. wards or townships (below collectively referred to as commune-level Fatherland Front Committees.) where minerals are exploited for their written opinions:
b/ In case the commune-level People's Committee or Fatherland Front Committee of the locality where minerals are exploited requests a dialogue, the mineral exploiter shall coordinate with the former in holding such a dialogue. Dialogue results shall be recorded in a minutes, fully reflecting the discussed opinions and opinions accepted or rejected by the mineral exploiter. The minutes must be signed (with full names and positions) by the person presiding over the dialogue and the mineral exploiter, enclosed with a list of dialogue attendants;
c/ Copies of written opinions of commune-level People's Committees and Fatherland Front Committees of localities where minerals are exploited, dialogue minutes as well as other documents (if any) must be enclosed with reports on community consultations on the completion of post-mining environmental rehabilitation and restoration.
3. Inspection and certification of environmental rehabilitation and restoration
a/ Competent agencies shall decide on the setting up of inspection teams. A team for inspecting the execution of an environmental rehabilitation and restoration project consists of representatives of the local administration, the local natural resources and environment agency and the mineral exploitation licensing agency. When necessary, the agency with inspection and certification competence may invite a consultancy agency specialized in technical appraisal of environmental rehabilitation and restoration works to join the inspection team.
b/ The inspection and consideration for certification of the performance of contents of an environmental rehabilitation and restoration project cover:
- Studying and examining the certification application dossier submitted by the mineral exploiter;
- Conducting inspection at the project execution site.
c/ Inspection results must be recorded in a minutes signed by representatives, of agencies joining the inspection team, the mineral exploiter and a representative of the local administration.
4. Technical appraisal of environmental rehabilitation and restoration works
a/ Technical appraisal of environmental rehabilitation and restoration works shall be conducted in accordance with law;
b/ Mineral exploiters may invite independent technical appraisal agencies to conduct the appraisal:
c/ Technical appraisal expenses shall be accounted as post-mining environmental rehabilitation and restoration expenses.
5. Certification of the performance of environmental rehabilitation and restoration contents
a/ A certificate of the completion of the contents of an environmental rehabilitation and restoration project shall be issued by a competent agency;
b/ Within 3 (three) working days after receiving a dossier, the agency with inspection and certification competence shall examine the dossier's completeness and validity and request the mineral exploiter to modify or supplement the dossier if it is incomplete or invalid;
c/ Within 20 (twenty) working days after receiving a complete and valid dossier the agency with inspection and certification competence shall issue a certificate of the completion of the contents of an environmental rehabilitation and restoration project to the applicant. The duration for setting up an inspection team and inspecting the completion of the contents of an environmental rehabilitation and restoration project is not included in the above 20-working day time limit.
d/ Five years after the completion of environmental restoration works which have been properly maintained under the approved environmental rehabilitation and restoration project, the agency competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects shall inspect and certify the completion of all contents of such project. After receiving the certification, mineral exploiters may make the last withdrawal of money under Clause 2, Article 12 of this Decision.
e/ If not certifying the completion of environmental rehabilitation and restoration contents, within 20 (twenty) working days as prescribed at Point c. Clause 5 of this Article, agencies with inspection and certification competence shall notify in writing mineral exploiters of the reason for non-certification.
1. Deposits must be used properly for post-mining environmental rehabilitation and restoration. After having partially or wholly completed environmental rehabilitation and restoration, mineral exploiters may withdraw part or the whole of the deposits from Environmental Protection Funds in accordance with Clause 2 of this Article.
2. The last withdrawal of money may be made 5 (five) years after a mineral exploiter is certified to have completed environmental rehabilitation and restoration. Mineral exploiter shall continue to be held answerable for the quality of environmental rehabilitation and restoration projects to meet environmental rehabilitation and restoration requirements specified in Appendix 1 to this Decision until they arc allowed to make the last withdrawal of money.
3. In case mineral exploiters have made deposits but fail to rehabilitate and restore the environment or are then dissolved or go bankrupt, agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects shall decide to permit the use of the deposits for environmental restoration and select units to restore the environment in accordance with law.
4. Five years after completing environmental rehabilitation and restoration, mineral exploiters shall compile dossiers of application for deposit refund. A dossier comprises:
a/ An application for withdrawal of the deposit for environmental rehabilitation and restoration during mineral exploitation;
b/ A competent inspection agency's document certifying the mineral exploiter's fulfillment of environmental rehabilitation and restoration obligations according to law.
5. Within 5 (five) working days after receiving a valid dossier specified in Clause 4 of this Article. Environmental Protection Funds shall completely refund deposits and close deposit accounts and. at the same time, notify such in writing to agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects.
6. Mineral exploiters may withdraw interests on their deposits without having to get certification of agencies with inspection and certification competence.