Chương I Quyết định 71/2008/QĐ-TTG: Những quy định chung
Số hiệu: | 71/2008/QĐ-TTG | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/05/2008 | Ngày hiệu lực: | 26/06/2008 |
Ngày công báo: | 11/06/2008 | Số công báo: | Từ số 343 đến số 344 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định này quy định chi tiết việc ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác khoáng sản trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Quyết định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường là việc các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản ký gửi một khoản tiền nhất định, theo một thời hạn nhất định, vào Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
2. Cải tạo, phục hồi môi trường là hoạt động cải tạo hoặc phục hồi môi trường theo các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này.
3. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường là dự án do tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản lập nhằm cải tạo, phục hồi môi trường sau quá trình khai thác khoáng sản để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Dự án cải tạo, phục hồi môi trường được kèm theo, xem xét, phê duyệt cùng với việc xem xét và phê duyệt/xác nhận Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Bản cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường.
4. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường là các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đồng thời là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận đã hoàn thành cải tạo, phục hồi môi trường.
1. Mục đích của việc ký quỹ là bảo đảm nguồn tài chính để cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản do các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Số tiền ký quỹ tối thiểu phải bằng chi phí thực tế để cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản.
Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ môi trường địa phương (sau đây gọi chung là Quỹ bảo vệ môi trường) được phép nhận ký quỹ của các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản.
1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải có Dự án cải tạo, phục hồi môi trường. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản căn cứ vào các yêu cầu nêu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này và đặc thù hoạt động khai thác khoáng sản của mình để xây dựng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản phải đảm bảo đưa môi trường tự nhiên như đất, nước, thảm thực vật, cảnh quan của toàn bộ hay từng phần khu vực mỏ sau khai thác đạt các yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này và theo đúng Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
1. Mọi tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản trước khi tiến hành khai thác khoáng sản phải thực hiện ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường tại Quỹ bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân đang hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chưa ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường phải tiến hành ký quỹ theo quy định sau:
a) Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa có nội dung và dự toán cải tạo, phục hồi môi trường, phải lập thêm Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt;
b) Đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản đã lập Bản cam kết bảo vệ môi trường nhưng chưa có nội dung và dự toán cải tạo, phục hồi môi trường, phải lập thêm Dự án cải tạo, phục hồi môi trường trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
3. Tổ chức, cá nhân có dự án đần tư xây dựng công trình, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành khai thác khoáng sản ở khu vực dự án đó không phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường.
Article 1.- Governing score and subjects of application
1. This Decision details the making of deposits for environmental rehabilitation and restoration in mineral exploitation activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
2. This Decision applies to all Vietnamese and foreign organizations and individuals that exploit minerals in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Decision, the terms below are construed as follows:
1. Make a deposit for environmental rehabilitation and restoration means that a licensed mineral exploiter deposits a specified sum of money for a certain period into the Vietnam Environmental Protection Fund or a local Environmental Protection Fund (below collectively referred to as Environmental Protection Fund) in order to financially secure post-mining environmental rehabilitation and restoration.
2. Environmental rehabilitation and restoration means activities to rehabilitate and restore the environment to meet post-mining environmental rehabilitation and restoration requirements specified in Appendix 1 to this Decision.
3. Environmental rehabilitation and restoration project means a project formulated by a licensed mineral exploiter in order to rehabilitate and restore the environment after exploiting minerals and submitted to a competent agency for approval. An environmental rehabilitation and restoration project may be enclosed, considered and approved together with the consideration and approval/certification of environmental impact assessment reports, environmental protection commitments and environmental protection schemes.
4. Agency competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects means an agency competent to approve environmental impact assessment reports or certify environmental protection commitments and environmental protection schemes. Agencies competent to approve environmental rehabilitation and restoration projects are also competent to examine and certify the completion of environmental rehabilitation and restoration.
Article 3.- Purposes and principles of depositing
1. Depositing aims to ensure financial sources for rehabilitating and restoring the environment after mineral exploitation activities are conducted by mineral exploiters according to law.
2. A deposit must be at least equal to the actual cost for post-mining environmental rehabilitation and restoration.
Article 4.- Deposit recipients
Environmental Protection Funds may receive deposits of licensed mineral exploiters.
Article 5.- Post-mining environmental rehabilitation and restoration requirements
1. Licensed mineral exploiters must have environmental rehabilitation and restoration projects. Mineral exploiters shall, based on the requirements specified in Appendix 1 to this Decision and specific characteristics of their mineral exploitation activities, formulate environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent agencies for approval.
2. Post-mining environmental rehabilitation and restoration must ensure that each element of the natural environment such as soil, water, vegetation cover or landscape of the whole or part of a mined area satisfies environmental rehabilitation and restoration requirements specified in Appendix 1 to this Decision and be conducted under environmental rehabilitation and restoration projects already approved by competent agencies.
1. Before exploiting minerals, all licensed mineral exploiters shall make environmental rehabilitation and restoration deposits into Environmental Protection Funds.
2. Mineral exploiters that have not yet made environmental rehabilitation and restoration deposits shall make deposits according to the following regulations:
a/ Mineral exploiters that have prepared environmental impact assessment reports which, however, have no environmental rehabilitation and restoration contents or estimates, shall also formulate environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent agencies for evaluation and approval.
b/ Mineral exploiters that have made environmental protection commitments which, however, have no environmental rehabilitation and restoration contents or cost estimates, shall also formulate environmental rehabilitation and restoration projects and submit them to competent agencies for evaluation and approval.
3. Organizations and individuals that have construction investment projects and are licensed by competent state agencies to exploit minerals in areas covered by those projects are not required to make environmental rehabilitation and restoration deposits.