Chương VI Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế: Mô hình, công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
Số hiệu: | 43/2007/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 30/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 06/01/2008 |
Ngày công báo: | 22/12/2007 | Số công báo: | Từ số 831 đến số 832 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
a) Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung.
b) Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế.
c) Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
2. Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và môi trường để áp dụng một trong các mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải y tế quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Các công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại gồm: thiêu đốt trong lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường, khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công nghệ xử lý khác. Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
1. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh.
2. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc các hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế.
b) Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
3. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.
1. Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu hủy bằng một trong các phương pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave)
b) Khử khuẩn bằng vi sóng
c) Thiêu đốt
d) Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp.
đ) Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như chất thải thông thường.
2. Chất thải sắc nhọn:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy như sau:
a) Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác.
b) Chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy, có thành và có nắp đậy bằng bê tông.
3. Chất thải giải phẫu:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Xử lý và tiêu hủy giống như các chất thải lây nhiễm đã nêu ở Khoản 1 Điều 22.
b) Bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang.
c) Chôn trong hố bê tông có đáy và nắp kín.
1. Các phương pháp chung để xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại:
a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao.
c) Phá hủy bằng phương pháp trung hòa hoặc thủy phân kiềm.
d) Trơ hóa trước khi chôn lấp: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.
2. Xử lý và tiêu hủy chất thải dược phẩm, áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt.
b) Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại
c) Trơ hóa
d) Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế.
3. Xử lý và tiêu hủy chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:
a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao (Phụ lục 2: Một số thuốc gây độc tế bào thường sử dụng trong y tế và nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy chất gây độc tế bào).
c) Sử dụng một số chất oxy hóa như KMnO4, H2SO4 v.v… giáng hóa các chất gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại.
d) Trơ hóa sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải tập trung.
4. Xử lý và tiêu hủy chất thải chứa kim loại nặng:
a) Trả lại nhà sản xuất để thu hồi kim loại nặng.
b) Tiêu hủy tại nơi tiêu hủy an toàn chất thải công nghiệp.
c) Nếu 2 phương pháp trên không thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hoặc nhựa polyethylen có tỷ trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vôi cát), để khô và đóng kín. Sau khi đóng kín có thể thải ra bãi thải.
Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Trả lại nơi sản xuất.
b) Tái sử dụng
c) Chôn lấp thông thường đối với các bình áp suất có thể tích nhỏ.
1. Tái chế, tái sử dụng
a) Danh mục chất thải thông thường được tái chế, tái sử dụng theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Chất thải thông thường được tái chế phải bảo đảm không có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
c) Chất thải được phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho tổ chức cá nhân có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải.
d) Cơ sở y tế giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý chất thải thông thường theo đúng quy định để phục vụ mục đích tái chế, tái sử dụng.
2. Xử lý và tiêu hủy: Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn.
SOLID MEDICAL WASTE TREATMENT AND DESTRUCTION MODELS AND TECHNOLOGIES
Article 19. Hazardous solid medical waste treatment and destruction models and the application thereof
1. Hazardous solid medical waste treatment and destruction models include:
a/ Model 1: Concentrated hazardous medical waste treatment and destruction centers.
b/ Model 2: Hazardous medical waste treatment and destruction facilities for clusters of medical establishments.
c/ Model 3: On-spot treatment and destruction of hazardous solid medical wastes.
2. Medical establishments shall base themselves on plannings, geological elements, economic and
environmental conditions to apply one of the medical waste treatment and destruction models specified in Clause I of this Article.
Article 20. Hazardous medical waste treatment and destruction technologies
1. The selection of hazardous medical waste treatment technologies must ensure environmental standards and satisfy the requirements of treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. Hazardous medical waste treatment technologies include incineration in furnaces reaching environmental standards; hot-steam disinfection; microwave and other treatment technologies. The application of environment-friendly technologies is encouraged.
Article 21. Methods of preliminary treatment of highly contagious wastes
1. Highly contagious wastes must be safely treated near their sources.
2. Highly contagious wastes can be preliminarily treated by one of the following methods:
a/ Chemical disinfection: Highly contagious wastes are soaked in 1-2% cloramin B or 1-2% javel water for at least 30 minutes or other disinfectant chemicals under the use instructions of producers and regulations of the Health Ministry.
b/ Hot-steam disinfection: Highly contagious wastes are put into disinfection steamers which are operated under producers’ instructions.
c/ Non-stop boiling for at least 15 minutes.
3. Highly contagious wastes, after being preliminarily treated, can be buried or wrapped in yellow plastic bags for mixture with contagious wastes. If these wastes are preliminarily treated by autoclave or microwave methods or other modern technologies up to prescribed standards, they can be later treated like general wastes and be recycled.
Article 22. Contagious waste treatment and destruction methods
1. Contagious wastes can be treated and destroyed by one of the following methods:
a/ Autoclave disinfection
b/ Microwave disinfection
c/ Incineration
d/ Hygienic burial: Being only temporarily applied to medical establishments in mountain and midland areas where local standard hazardous medical waste treatment facilities are not yet available. The burial sites are designated by local administrations and approved by local environment management bodies. Burial pits must meet the requirements: being surrounded by fences, at least 100m away from water wells and residential houses; their bottoms are at least 1.5m below the surface water level, their mouths are above the ground and temporarily roofs against rain water, each waste layer must be covered by an earth layer of 10-25 cm thick and the final earth layer must be 0.5 m thick. Contagious wastes must not be buried together with general wastes. Contagious wastes must be disinfected before being buried.
dd/ Where contagious wastes are treated by autoclave, microwave method or other modern technologies up to the prescribed standards, they can be later treated, recycled or destroyed like general wastes.
2. Sharp and pointed wastes:
One of the following destruction methods can be applied:
a/ Incineration in special furnaces together with other contagious wastes.
b/ Direct burial in cement holes exclusively used for burial of sharp and pointed objects: The holes are built with concrete bottoms, walls and lids.
3. Surgery wastes:
One of the following methods can apply:
a/ The contagious waste treatment and destruction methods mentioned in Clause 1 of Article 22.
b/ They are wrapped in two yellow bags, packed in cases and buried in cemeteries.
c/ Burial in concrete pits with tight bottoms and lids.
Article 23. Chemical waste treatment and destruction methods
1. General methods for treatment and destruction of hazardous chemical wastes:
a/ Returning them to suppliers under contracts.
b/ Incinerating them in high blast furnaces
c/ Destroying them by method of alkali neutralization or hydrolysis.
d/ Pre-burial inertization: Mixing wastes with cement and a number of other materials in order to fasten hazardous substances in wastes. The mixture ratios will be as follows: 65% pharmaceutical, chemical wastes, 15% lime, 15% cement, 5% water. After an unique block is created, it is transported for burial.
2. One of the following methods can be applied to the treatment and destruction of pharmaceutical wastes:
a/ Incinerating them in furnaces, if any, together with contagious wastes.
b/ Burying them at hazardous waste burial sites.
c/ Inertization.
d/ Liquid pharmaceutical wastes are diluted and discharged into waste water treatment systems of medical establishments.
3. One of the following methods can apply to the treatment and destruction of tissue-intoxicating wastes:
a/ Returning them to suppliers under contracts.
b/ Incinerating them in high-temperature furnaces (Appendix 2: A number of tissue-intoxicating drugs frequently used in medical activities and the minimum temperature for destruction of tissue intoxicants).
c/ Using a number of oxides such as KMnO2, H2SO4, etc., degrading tissue intoxicants into non-hazardous compounds.
d/ Inertization then burial at concentrated waste burial sites.
4. Treatment and destruction of wastes containing heavy metals:
a/ Returning them to producers for recovery of heavy metals.
b/ Destroying them at places for safe destruction of industrial wastes.
c/ If these two methods cannot be applied, the method of packing wastes tight in metal or high-density polyethylene cans or boxes, then adding fastening-substances (cement, lime, sand), letting them dry and packing them tight, then discharging them to waste dumping sites.
Article 24. Radioactive waste treatment and destruction
Medical establishments using radioactive substances and radioactive substance- related instruments or equipment must comply with current legal provisions on radiation safety.
Article 25. Pressure cylinder treatment and destruction
One of the following methods can apply:
a/ Returning them to producers,
b/ Re using them.
c/ Burying them like pressure cylinders of small capacity.
Article 26. General solid waste treatment and destruction
1. Recycling, re-use
a/ The list of general wastes to be recycled or re-used complies with Appendix 4 to this Regulation.
b/ To be- recycled general wastes must not contain contagious elements and hazardous chemicals affecting human health.
c/ Wastes allowed for recycling and reuse are only supplied to organizations or individuals licensed for such operation and having the function of recycling wastes.
d/ Medical establishments assign one unit to organize, inspect and strictly supervise the treatment of general wastes according to regulations for recycling and re-use.
2. Treatment and destruction: Burial at local waste burial sites.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực