Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế
Số hiệu: | 43/2007/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 30/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 06/01/2008 |
Ngày công báo: | 22/12/2007 | Số công báo: | Từ số 831 đến số 832 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/2007/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2007 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý chất thải y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Bãi bỏ Quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế.
Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Giám đốc các bệnh viện, các Viện trực thuộc Bộ Y tế, Hiệu trưởng các trường đào tạo cán bộ y tế; Thủ trưởng y tế ngành, Ngành phụ trách các cơ sở tư nhân và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Quy chế này quy định về hoạt động quản lý chất thải y tế, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quản lý chất thải y tế.
2. Các cơ sở y tế và các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý và tiêu hủy chất thải y tế ngoài việc thực hiện Quy chế này phải thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý chất thải.
Quy chế này được áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế (gọi chung là các cơ sở y tế) và các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế.
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải y tế là vật chất ở thể rắn, lỏng và khí được thải ra từ các cơ sở y tế bao gồm chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường.
2. Chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường như dễ lây nhiễm, gây ngộ độc, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải này không được tiêu hủy an toàn.
3. Quản lý chất thải y tế là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
4. Giảm thiểu chất thải y tế là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải chất thải y tế, bao gồm: giảm lượng chất thải y tế tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác.
5. Tái sử dụng là việc sử dụng một sản phẩm nhiều lần cho đến hết tuổi thọ sản phẩm hoặc sử dụng sản phẩm theo một chức năng mới, mục đích mới.
6. Tái chế là việc tái sản xuất các vật liệu thải bỏ thành những sản phẩm mới.
7. Thu gom chất thải tại nơi phát sinh là quá trình phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại địa điểm phát sinh chất thải trong cơ sở y tế.
8. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh, tới nơi xử lý ban đầu, lưu giữ, tiêu hủy.
9. Xử lý ban đầu là quá trình khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
10. Xử lý và tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
1. Thải các chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý, tiêu hủy đạt tiêu chuẩn vào môi trường.
2. Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật và không đúng nơi quy định.
3. Chuyển giao chất thải y tế cho tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải.
4. Buôn bán chất thải nguy hại.
5. Tái chế chất thải y tế nguy hại.
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
1. Chất thải lây nhiễm
2. Chất thải hóa học nguy hại
3. Chất thải phóng xạ
4. Bình chứa áp suất
5. Chất thải thông thường
1. Chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
2. Chất thải hóa học nguy hại:
a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
b) Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này)
c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này).
d) Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
3. Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
5. Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1. Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm.
2. Màu đen đựng chất thải hóa học nguy hại và chất thải phóng xạ.
3. Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ.
4. Màu trắng đựng chất thải tái chế.
1. Túi màu vàng và màu đen phải làm bằng nhựa PE hoặc PP, không dùng nhựa PVC.
2. Túi đựng chất thải y tế có thành dầy tối thiểu 0,1mm, kích thước túi phù hợp với lượng chất thải phát sinh, thể tích tối đa của túi là 0,1m3.
3. Bên ngoài túi phải có đường kẻ ngang ở mức 3/4 túi và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
4. Cái túi đựng chất thải phải tuân theo hệ thống màu quy định tại Điều 7 của Quy chế này và sử dụng đúng mục đích.
1. Dụng cụ đựng chất thải sắc nhọn phải phù hợp với phương pháp tiêu hủy cuối cùng.
2. Hộp đựng chất thải sắc nhọn phải bảo đảm các tiêu chuẩn.
a) Thành và đáy cứng không bị xuyên thủng.
b) Có khả năng chống thấm.
c) Kích thước phù hợp.
d) Có nắp đóng mở dễ dàng.
đ) Miệng hộp đủ lớn để cho vật sắc nhọn vào mà không cần dùng lực đẩy.
e) Có dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” và có vạch báo hiệu ở mức 3/4 hộp và có dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
g) Màu vàng.
h) Có quai hoặc kèm hệ thống cố định.
i) Khi di chuyển vật sắc nhọn bên trong không bị đổ ra ngoài.
3. Đối với các cơ sở y tế sử dụng máy hủy kim tiêm, máy cắt bơm kim tiêm, hộp đựng chất thải sắc nhọn phải được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng, có thể dùng lại và phải là một bộ phận trong thiết kế của máy hủy, cắt bơm kim.
4. Đối với hộp nhựa đựng chất thải sắc nhọn có thể tái sử dụng, trước khi tái sử dụng, hộp nhựa phải được vệ sinh, khử khuẩn theo quy trình khử khuẩn dụng cụ y tế. Hộp nhựa sau khi khử khuẩn để tái sử dụng phải còn đủ các tính năng ban đầu.
a) Phải làm bằng nhựa có tỷ trọng cao, thành dầy và cứng hoặc làm bằng kim loại có nắp đậy mở bằng đạp chân. Những thùng thu gom có dung tích từ 50 lít trở lên cần có bánh xe đẩy.
b) Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng.
c) Thùng màu đen để thu gom các túi chất thải màu đen. Đối với chất thải phóng xạ, thùng đựng phải làm bằng kim loại.
d) Thùng màu xanh để thu gom các túi chất thải màu xanh.
đ) Thùng màu trắng để thu gom các túi chất thải màu trắng.
e) Dung tích thùng tùy vào khối lượng chất thải phát sinh, từ 10 lít đến 250 lít.
g) Bên ngoài thùng phải có vạch báo hiệu ở mức 3/4 thùng và ghi dòng chữ “KHÔNG ĐƯỢC ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”.
Mặt ngoài túi, thùng đựng một số loại chất thải nguy hại và chất thải để tái chế phải có biểu tượng chỉ loại chất thải phù hợp (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quy chế này):
a) Túi, thùng màu vàng đựng chất thải lây nhiễm có biểu tượng nguy hại sinh học.
b) Túi, thùng màu đen đựng chất thải gây độc tế bào có biểu tượng chất gây độc tế bào kèm dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO”.
c) Túi, thùng màu đen đựng chất thải phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ và có dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ”.
b) Túi, thùng màu trắng đựng chất thải để tái chế có biểu tượng chất thải có thể tái chế.
Xe vận chuyển chất thải phải đảm bảo các tiêu chuẩn: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô.
1. Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.
2. Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo đúng quy định.
1. Nơi đặt thùng đựng chất thải.
a) Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.
b) Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.
c) Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.
d) Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.
2. Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
3. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
4. Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
5. Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
6. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.
2. Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
3. Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.
2. Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
3. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a) Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét.
b) Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
c) Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
d) Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
đ) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.
e) Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.
g) Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.
4. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.
a) Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.
b) Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.
c) Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.
d) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.
1. Các cơ sở y tế ký hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải. Trường hợp địa phương chưa có cơ sở đủ tư cách pháp nhân vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế thì cơ sở y tế phải báo cáo với chính quyền địa phương để giải quyết.
2. Chất thải y tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng bảo đảm vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
3. Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được đóng gói trong các thùng để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển.
4. Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng riêng trong thùng hoặc hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “CHẤT THẢI GIẢI PHẪU” trước khi vận chuyển đi tiêu hủy.
Mỗi cơ sở y tế phải có hệ thống sổ theo dõi lượng chất thải phát sinh hàng ngày; có chứng từ chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường được chuyển đi tiêu hủy theo mẫu quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
1. Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
a) Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung.
b) Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế.
c) Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
2. Các cơ sở y tế căn cứ vào quy hoạch, yếu tố địa lý, điều kiện kinh tế và môi trường để áp dụng một trong các mô hình xử lý và tiêu hủy chất thải y tế quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm tiêu chuẩn môi trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2. Các công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại gồm: thiêu đốt trong lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường, khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công nghệ xử lý khác. Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
1. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải phát sinh.
2. Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong dung dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc các hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo quy định của Bộ Y tế.
b) Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
c) Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
3. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn hoặc cho vào túi nilon màu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất thải thông thường và có thể tái chế.
1. Chất thải lây nhiễm có thể xử lý và tiêu hủy bằng một trong các phương pháp sau:
a) Khử khuẩn bằng nhiệt ướt (autoclave)
b) Khử khuẩn bằng vi sóng
c) Thiêu đốt
d) Chôn lấp hợp vệ sinh: Chỉ áp dụng tạm thời đối với các cơ sở y tế các tỉnh miền núi và trung du chưa có cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn tại địa phương. Hố chôn lấp tại địa điểm theo quy định của chính quyền và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường tại địa phương. Hố chôn lấp phải đáp ứng các yêu cầu: có hàng rào vây quanh, cách xa giếng nước, xa nhà tối thiểu 100m, đáy hố cách mức nước bề mặt tối thiểu 1,5 mét, miệng hố nhô cao và che tạm thời để tránh nước mưa, mỗi lần chôn chất thải phải đổ lên trên mặt hố lớp đất dầy từ 10-25 cm và lớp đất trên cùng dầy 0,5 mét. Không chôn chất thải lây nhiễm lẫn với chất thải thông thường. Chất thải lây nhiễm phải được khử khuẩn trước khi chôn lấp.
đ) Trường hợp chất thải lây nhiễm được xử lý bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng và các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý, tái chế, tiêu hủy như chất thải thông thường.
2. Chất thải sắc nhọn:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy như sau:
a) Thiêu đốt trong lò đốt chuyên dụng cùng với chất thải lây nhiễm khác.
b) Chôn trực tiếp trong các hố xây xi măng chuyên dùng để chôn vật sắc nhọn: hố có đáy, có thành và có nắp đậy bằng bê tông.
3. Chất thải giải phẫu:
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Xử lý và tiêu hủy giống như các chất thải lây nhiễm đã nêu ở Khoản 1 Điều 22.
b) Bọc trong hai lớp túi màu vàng, đóng thùng và đưa đi chôn ở nghĩa trang.
c) Chôn trong hố bê tông có đáy và nắp kín.
1. Các phương pháp chung để xử lý, tiêu hủy chất thải hóa học nguy hại:
a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao.
c) Phá hủy bằng phương pháp trung hòa hoặc thủy phân kiềm.
d) Trơ hóa trước khi chôn lấp: trộn lẫn chất thải với xi măng và một số vật liệu khác để cố định các chất độc hại có trong chất thải. Tỷ lệ các chất pha trộn như sau: 65% chất thải dược phẩm, hóa học, 15% vôi, 15% xi măng, 5% nước. Sau khi tạo thành một khối đồng nhất dưới dạng cục thì đem đi chôn.
2. Xử lý và tiêu hủy chất thải dược phẩm, áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Thiêu đốt cùng với chất thải lây nhiễm nếu có lò đốt.
b) Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải nguy hại
c) Trơ hóa
d) Chất thải dược phẩm dạng lỏng được pha loãng và thải vào hệ thống xử lý nước thải của cơ sở y tế.
3. Xử lý và tiêu hủy chất thải gây độc tế bào, áp dụng một trong các phương pháp tiêu hủy sau:
a) Trả lại nhà cung cấp theo hợp đồng.
b) Thiêu đốt trong lò đốt có nhiệt độ cao (Phụ lục 2: Một số thuốc gây độc tế bào thường sử dụng trong y tế và nhiệt độ tối thiểu để tiêu hủy chất gây độc tế bào).
c) Sử dụng một số chất oxy hóa như KMnO4, H2SO4 v.v… giáng hóa các chất gây độc tế bào thành hợp chất không nguy hại.
d) Trơ hóa sau đó chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải tập trung.
4. Xử lý và tiêu hủy chất thải chứa kim loại nặng:
a) Trả lại nhà sản xuất để thu hồi kim loại nặng.
b) Tiêu hủy tại nơi tiêu hủy an toàn chất thải công nghiệp.
c) Nếu 2 phương pháp trên không thực hiện được, có thể áp dụng phương pháp đóng gói kín bằng cách cho chất thải vào các thùng, hộp bằng kim loại hoặc nhựa polyethylen có tỷ trọng cao, sau đó thêm các chất cố định (xi măng, vôi cát), để khô và đóng kín. Sau khi đóng kín có thể thải ra bãi thải.
Cơ sở y tế sử dụng chất phóng xạ và dụng cụ thiết bị liên quan đến chất phóng xạ phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật về an toàn bức xạ.
Có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
a) Trả lại nơi sản xuất.
b) Tái sử dụng
c) Chôn lấp thông thường đối với các bình áp suất có thể tích nhỏ.
1. Tái chế, tái sử dụng
a) Danh mục chất thải thông thường được tái chế, tái sử dụng theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Chất thải thông thường được tái chế phải bảo đảm không có yếu tố lây nhiễm và các chất hóa học nguy hại gây ảnh hưởng cho sức khỏe.
c) Chất thải được phép tái chế, tái sử dụng chỉ cung cấp cho tổ chức cá nhân có giấy phép hoạt động và có chức năng tái chế chất thải.
d) Cơ sở y tế giao cho một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xử lý chất thải thông thường theo đúng quy định để phục vụ mục đích tái chế, tái sử dụng.
2. Xử lý và tiêu hủy: Chôn lấp tại bãi chôn lấp chất thải trên địa bàn.
1. Mỗi bệnh viện phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đồng bộ.
2. Các bệnh viện không có hệ thống xử lý nước thải phải bổ sung hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh.
3. Các bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải từ trước nhưng bị hỏng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, phải tu bổ và nâng cấp để vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường.
4. Các bệnh viện xây dựng mới, bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải trong hạng mục xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phải đáp ứng với các tiêu chuẩn môi trường, phải phù hợp với các điều kiện địa hình, kinh phí đầu tư, chi phí vận hành và bảo trì.
6. Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải và lưu giữ hồ sơ xử lý nước thải.
1. Bệnh viện phải có hệ thống thu gom riêng nước bề mặt và nước thải từ các khoa, phòng. Hệ thống cống thu gom nước thải phải là hệ thống ngầm hoặc có nắp đậy.
2. Hệ thống xử lý nước thải phải có bể thu gom bùn.
1. Có quy trình công nghệ phù hợp, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
2. Công suất phù hợp với lượng nước thải phát sinh của bệnh viện;
3. Cửa xả nước thải phải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
4. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được xử lý như chất thải rắn y tế.
5. Định kỳ kiểm tra chất lượng xử lý nước thải. Có sổ quản lý vận hành và kết quả kiểm tra chất lượng liên quan.
1. Các phòng xét nghiệm, kho hóa chất, dược phẩm phải có hệ thống thông khí và các tủ hốt hơi khí độc đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
2. Các thiết bị sử dụng khí hóa chất độc hại phải có hệ thống xử lý khí đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.
3. Khí thải lò đốt chất thải rắn y tế phải được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
1. Người đứng đầu các cơ sở y tế
a) Chịu trách nhiệm về quản lý chất thải y tế từ khi phát sinh tới khâu tiêu hủy cuối cùng
b) Khâu vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải y tế, có thể hợp đồng với tổ chức, cá nhân có tư cách pháp nhân thực hiện.
c) Lập kế hoạch quản lý chất thải y tế và xây dựng đề án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho quản lý chất thải y tế của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án xử lý, tiêu hủy chất thải y tế phải thực hiện theo các quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành.
d) Mua và cung cấp đủ các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải; phối hợp với các cơ quan môi trường, các cơ sở xử lý chất thải của địa phương để xử lý và tiêu hủy chất thải y tế theo quy định.
đ) Thực hiện các biện pháp làm giảm lượng chất thải y tế phải tiêu hủy thông qua các hoạt động giảm thiểu, thu gom, tái chế và tái sử dụng sau khi xử lý đúng quy định.
2. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế trên địa bàn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét phê duyệt, và tổ chức thực hiện.
3. Thủ trưởng các cơ sở y tế trực thuộc Bộ Y tế; Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm quản lý và xây dựng kế hoạch xử lý chất thải y tế của cơ sở và các đơn vị trực thuộc trình Bộ trưởng Bộ chủ quản để xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Các Vụ, Cục, Thanh tra Bộ Y tế chịu trách nhiệm trong việc quản lý chất thải y tế theo chức năng, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
1. Bộ Y tế xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo về quản lý chất thải y tế để áp dụng thống nhất trong các cơ sở y tế; Đưa nội dung quản lý chất thải y tế vào chương trình đào tạo trong các trường y, dược; Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến và phù hợp cho việc xử lý và tiêu hủy chất thải y tế.
2. Các cơ sở y tế tổ chức hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ viên chức của đơn vị và các đối tượng có liên quan, hướng dẫn người bệnh và gia đình người bệnh việc phân loại chất thải y tế theo quy định.
Các cơ sở y tế thực hiện đăng ký chủ nguồn thải và xử lý chất thải theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
1. Các cơ sở y tế phải bố trí nguồn kinh phí cho quản lý chất thải y tế.
2. Kinh phí đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng, vận hành và quản lý chất thải y tế từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước:
- Ngân sách sự nghiệp y tế
- Ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường
b) Nguồn vốn của các tổ chức quốc tế, các Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ.
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác./.
CHẤT HÓA HỌC NGUY HẠI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Formaldehyde
Các chất quang hóa học:
hydroquinone;
kali hydroxide;
bạc;
glutaraldehyde.
Các dung môi:
Các hợp chất halogen: methylene chloride, chlorofom, freons, trichloro ethylene và 1,1,1-trichloromethane
Các thuốc mê bốc hơi: halothane (Fluothane), enflurane (Ethrane), isoflurane (Forane)
Các hợp chất không có halogen: xylene, acetone, isopropanol, toluen, ethyl acetate, acetonitrile, benzene
Oxite ethylene
Các chất hóa học hỗn hợp:
phenol
dầu mỡ
các dung môi làm vệ sinh
cồn ethanol; methanol
acide
MỘT SỐ THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG Y TẾ VÀ NHIỆT ĐỘ TỐI THIỂU ĐỂ TIÊU HỦY THUỐC GÂY ĐỘC TẾ BÀO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Thuốc |
Nhiệt độ phá hủy (oC) |
Asparaginase Bleomycin Carboplatin Carmustine Cisplatin Cyclophosphamide Cytarabine Dacarbazine Dactinomycin Daunorubicin Doxorubicin Epirubicin Etoposide Fluorouracil Idarubicin Melphalan Metrotrexate Mithramycin Mitomycin C Mitozantrone Mustine Thiotepa Vinblastine Vincristine Vindesine |
800 1000 1000 800 800 900 1000 500 800 700 700 700 1000 700 700 500 1000 1000 500 800 800 800 1000 1000 1000 |
MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Biểu tượng nguy hại sinh học:
Biểu tượng chất phóng xạ:
(Hình vẽ màu đen trên nền đỏ)
Biểu tượng chất gây độc tế bào:
Biểu tượng chất thải có thể tái chế:
DANH MỤC CHẤT THẢI ĐƯỢC PHÉP THU GOM PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH TÁI CHẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm:
a) Nhựa:
- Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác.
- Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại;
b) Thủy tinh:
- Chai thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại.
- Lọ thủy tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại.
c) Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy.
d) Kim loại: Các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại.
THE MINISTER OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
|
No. 43/2007/QD-BYT |
Hanoi, November 30, 2007 |
PROMULGATING THE REGULATION ON MANAGEMENT OF MEDICAL WASTES
THE MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Government’s Decree No. 49/2003/ND-CP of May 15, 2003, defining the functions, tusks and organizational structure of the Health Ministry;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
At the proposal of the Director of the Therapy Department, the Director of Vietnam Preventive Medicine Department and the Director of the Legal Department of the Health Ministry,
DECIDES:
Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on Management of Medical Wastes.
Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”
To annul Decision No. 2575/1999/QD-BYT of August 27, 1999, of the Minister of Health, promulgating the Regulation on Management of Medical Wastes.
Article 3. The directors of the Office, Departments and Inspectorate of the Health Ministry; directors of provincial/municipal Health Services; directors of hospitals and institutes of the Health Ministry, principals of medical workers-training schools; heads of health sections of branches, managers of private establishments, and heads of concerned units shall implement this Decision.
|
THE MINISTER OF HEALTH |
ON MANAGEMENT OF MEDICAL WASTES
(Promulgated together with Decision No. 43/2007/QD-BYT of November 30, 2007, of the Minister of Health)
1. This Regulation provides for the management of medical wastes, the rights and responsibilities of organizations and individuals in the management of medical wastes.
2. Medical establishments and organizations as well as individuals participating in the treatment and destruction of medical wastes shall, apart from implementing this Regulation, implement current state regulations on management of wastes.
Article 2. Subjects of application
This Regulation applies to medical examination and treatment establishments, maternity homes, health stations, establishments engaged in medical and pharmaceutical research, preventive medicine, training of heath workers, production of and trading in pharmaceutical products, vaccines, medical biologicals (collectively referred to as medical establishments) and organizations as well as individuals involved in the transportation, treatment or destruction of medical wastes.
Article 3. Interpretation of terms
In this Regulation, the terms below are construed as follows:
1. Medical wastes means materials in solid, liquid or gaseous form, discharged from medical establishments, including hazardous medical wastes and ordinary medical wastes.
2. Hazardous medical wastes means medical wastes containing elements hazardous to human health and environment such as contagiousness, intoxication, radiation, flammability, explosiveness, corrosiveness or other hazardous characters if these wastes are not safely destroyed.
3. Management of medical wastes means activities of managing the classification, preliminary treatment, collection, transportation, storage, minimization, re-use, recycle, treatment and destruction of medical wastes, and inspecting as well as overseeing the implementation.
4. Minimization of medical wastes means activities of restricting to the utmost the discharge of medical wastes, including reduction of medical waste volumes at their sources, use of recyclable or re-usable products, good management and strict control of the process of accurate classification of wastes.
5. Re-use means the use of a product for many times until the end of its lifetime or the use of products for a new function or a new purpose.
6. Recycle means the re-production of discarded materials into new products.
7. Collection of wastes at their sources means the process of classifying, gathering, packing and temporarily storing wastes at places where wastes are generated in medical establishments.
8. Transportation of wastes means the process of transporting wastes from their sources to places of preliminary treatment, storage or destruction.
9. Preliminary treatment means the process of disinfecting or sterilizing highly contagious wastes at their sources before the transportation thereof to places of storage or destruction.
10. Waste treatment and destruction means the process of using technologies to deprive the wastes of their hazard to human health and environment.
1. Discharging hazardous medical wastes, which are not yet treated or destroyed up to prescribed standards, into the environment.
2. Treating and destroying hazardous medical wastes not according to the prescribed technical process and not at the prescribed place.
3. Delivering medical wastes to organizations or individuals having no legal person status for operation in the domain of waste management.
4. Trading in hazardous wastes.
5. Recycling hazardous medical wastes.
IDENTIFICATION OF MEDICAL WASTES
Article 5. Groups of medical wastes
Based on their physical, chemical and biological properties and hazards, wastes in medical establishments are classified into the following 5 groups:
1. Contagious wastes
2. Hazardous chemical wastes
3. Radioactive wastes
4. Pressure containers
5. General wastes.
Article 6. Types of medical wastes
1. Contagious wastes:
a/ Sharp and pointed wastes (Type A) are those which can cause cuts or punctures and may be infected, including injection needles, sharp and pointed ends of transfusion tubes, scalpels, nails and saws, injection ampoules, broken glass pieces and other sharp and pointed instruments used in medical activities.
b/ Non sharp and non-pointed contagious wastes (Type B) are those stained with blood or body biological fluids and wastes from isolation wards.
c/ Highly contagious wastes (Type C) are those generated at laboratories such as swabs and containers stained with swabs.
d/ Surgery wastes (Type D), which include human tissues, organs, body parts; placentas, fetuses and tested animal carcasses.
2. Hazardous chemical wastes:
a/ Expired or poor-quality pharmaceuticals which are no longer usable.
b/ Hazardous chemicals used in medical activities (Appendix 1 to this Regulation).
c/ Tissue intoxicants, including drug bottles and pots, instruments stained with tissue intoxicants or substances secreted from patients treated with chemicals (Appendix 2 to this Regulation).
d/ Wastes containing heavy metals: mercury (from broken thermometers, blood pressure meters, wastes from dental treatment), cadimi (Cd (from batteries, accumulated batteries), lead (from lead-coated boards or materials used to prevent X-rays from image diagnosis or X-ray treatment rooms).
3. Radioactive wastes:
Radioactive wastes include solid, liquid and gaseous ones, which are generated from diagnostic, therapeutic, research and production activities.
The list or radioactive drugs and marked compounds used in diagnosis and therapy was promulgated together with Decision No. 33/2006/QD-BYT of October 24, 2006, of the Minister of Health.
4. Pressure containers, which include oxygen, CO2 or gas cylinders, prone to cause fires and explosion when put on the fire.
5. General wastes are those which do not contain contagious elements, hazardous chemicals, radioactive substances, inflammable or explosive elements, including:
a/ Garbage from patients’ rooms (excluding isolation wards).
b/ Wastes generated from medical activities such as glass bottles and pots, serum bottles, plastic materials, assorted plasters for broken bone cast, which are not stained with blood, biological fluids and hazardous chemicals.
c/ Wastes generated from administrative activities: papers, newspapers, documents, packing materials, cardboard boxes, plastic bags and film bags.
d/ External wastes: leaves and garbage from external areas.
STANDARDS OF INSTRUMENTS AND BAGS FOR CONTAINING AND TRANSPORTING SOLID WASTES IN MEDICAL ESTABLISHMENTS
1. Yellow for contagious wastes.
2. Black for hazardous chemical and radioactive wastes.
3. Green for ordinary wastes and small pressure cylinders.
4. White for recycled wastes.
1. Yellow and black bags must be made of PE or PP, not PVC plastic.
2. Medical waste bags must be at least 0.1 mm thick and have sizes suitable to waste volume and the maximum volume of 0.1 m3
3. The bag outside must be printed with a line at the 3/4 height of the bag and the phrase “KHONG DUOC DUNG QUA VACH NAY” (NOT CONTAINED ABOVE THIS LINE).
4. Waste bags must comply with the color system specified in Article 7 of this Regulation and be used for proper purposes.
Article 9. Sharp and pointed waste containers
1. Sharp and pointed waste containers must suit the final destruction methods.
2. Sharp and pointed waste containers must satisfy the following standards:
a/ Their walls and bottoms are hard enough so as not to be punctured.
b/ They can resist infiltration.
c/ They have proper sizes.
d/ They have lids which are easy to open and close.
dd/ Their mouths are big enough for putting sharp and pointed objects without push.
e/ They are printed with the phrase “CHI DUNG CHAT THAI SAC NHON” (FOR SHARP AND POINTED WASTES ONLY) and a line at the 3/4 height and the phrase “KHONG DUOC DUNG QUA VACH NAY” (NOT CONTAINED ABOVE THIS LINE).
g/ They are in yellow.
h/ They have handles or are attached with a fixed system.
i/ The contained sharp and pointed objects do not fall outside upon transportation.
3. For medical establishments using injection needle-destroying machines or injection syringe- and needle-cutters, sharp and pointed waste containers must be made of metal or hard plastic, which can be usable and must constitute a part of the injection needle- and syringe-destroying machines or cutters.
4. For re-usable sharp and pointed waste plastic containers, before their re-use, they must be cleansed and disinfected under the medical instrument-disinfecting process. The disinfected plastic containers for re-use must retain all their original properties.
a/ To be made of high-density plastic with thick and hard bottoms or made of metal with pedal lids. Collection bins of 50 liters or larger should be wheeled.
b/ Yellow bins are used for gathering yellow waste bags and boxes.
c/ Black bins are used for gathering black waste bags. For radioactive wastes, bins must be made of metal.
d/ Green bins are used for gathering green waste bags.
dd/ White bins are used for gathering white waste bags.
e/ Bin capacity depends on generated waste volumes, ranging from 10 liters to 250 liters.
g/ The bin’s outside must be printed with a signal line at the 3/4 height and with the phrase “KHONG DUOC DUNG QUA VACH NAY” (NOT CONTAINED ABOVE THIS LINE).
Article 11. Waste type symbols
The outside of bags and bins storing assorted hazardous wastes and to-be-recycled wastes must bear symbols indicating proper waste types (Appendix 3 to this Regulation, not printed herein):
a/ Yellow bags and bins storing contagious wastes display the symbol of biological hazard.
b/ Black bags and bins storing tissue-intoxicating wastes display the symbol of tissue intoxicants and the phrase “CHAT GAY DOC TE BAO” (TISSUE INTOXIOANTS).
c/ Black bags and bins storing radioactive wastes display and the phrase “CHAT THAI PHONG XA” (RADIOACTIVE WASTES).
d/ White bags and bins storing to-be-recycled wastes display the symbol of recyclable wastes.
Article 12. Waste-carrying vehicles
Vehicles carrying wastes must meet the standards of having walls, lids and tight bottoms, being convenient for loading and unloading wastes, for cleaning, cleansing and drying.
CLASSIFICATION, COLLECTION, TRANSPORTATION AND STORAGE OF SOLID WASTES AT MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 13. Classification of solid wastes
1. Waste generators must classify wastes right at their sources.
2. Wastes must be stored in bags and bins with prescribed color codes and symbols.
Article 14. Collection of solid wastes in medical establishments
1. Waste bin locations
a/ Departments and sections must clearly identify places for bins to store each type of medical waste; waste sources must have corresponding collection bins.
b/ Waste bin locations must have classification and collection instructions.
c/ Waste bins must be up to prescribed standards and cleaned daily.
d/ Clean bags for waste collection must be always available at places where wastes are generated for replacement of bags of the same kinds, already transported to temporary waste storage places of medical establishments.
2. Each type of waste must be gathered into collection tools according to the prescribed color code and affixed with labels or inscriptions on the outside of waste bags.
3. Hazardous medical wastes must not be stored together with general wastes. If hazardous medical wastes are accidentally stored together with general wastes, such waste mixtures must be treated and destroyed like hazardous medical wastes.
4. The waste volume in each bag is only 3/4 full, then the bags must be tied up.
5. Collection frequency: Nurses or assigned employees shall collect hazardous medical wastes and general wastes from their sources to the concentrated waste places of departments at least once a day and when necessary.
6. Highly contagious wastes, before being collected to the concentrated waste places of medical establishments, must be preliminarily treated at their sources.
Article 15. Transportation of solid wastes in medical establishments
1. Hazardous wastes and general wastes generated at departments/sections must be separately transported to the waste storage places of medical establishments at least once a day and when necessary.
2. Medical establishments must prescribe the waste transport routes and time. The transportation of wastes through patients’ areas and other clean zones must be avoided.
3. Waste bags must be closely tied up and transported by special vehicles; wastes and waste liquid must not be dropped en route and their strong smells must not be dispersed in the course of transportation.
Article 16. Solid waste storage in medical establishments
1. Hazardous medical wastes and general wastes must be stored in separate chambers.
2. Re-usable and recyclable wastes must be stored separately.
3. Waste storage places in medical establishments must satisfy the following conditions:
a/ Being at least 10 meters away from dining halls, patients’ rooms, public passages, crowded places.
b/ Being accessible to waste-carrying vehicles from the outside.
c/ Waste storage houses must have roofs, protection fences, doors and locks and must not be intruded freely by animals, rodents or unconcerned persons.
d/ Their areas suit the volume of wastes generated at medical establishments.
dd/ Having hand-washing facilities and protection devices for personnel, having cleansing tools and chemicals.
e/ Having culvert systems, walls and anti-seepage floors, being well ventilated.
g/ Medical establishments are encouraged to store wastes in cold houses.
4. Duration for hazardous medical waste storage in medical establishments
a/ The duration for storage of hazardous wastes in medical establishments must not exceed 48 hours.
b/ The duration for waste storage in cold houses or boxes may reach 72 hours.
c/ Surgery wastes must be transported for daily burial or destruction.
d/ For medical establishments with a volume of less than 5 kg of medical waste a day, the collection frequency must be at least twice a week.
TRANSPORTATION OF SOLID MEDICAL WASTES FROM MEDICAL ESTABLISHMENTS
1. Medical establishments shall sign contracts with establishments having the legal person status for transportation and destruction of wastes. Where there are no establishments with the legal person status for transportation and destruction of medical wastes in localities, medical establishments shall report such to local administrations for solution.
2. Hazardous medical wastes must be transported by special vehicles meeting the requirements stated in Circular No. 12/2006/TT-BTNMT of December 26, 2006, of the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding conditions for professional practice and procedures for making dossiers, registration, grant of practice licenses and hazardous waste management codes.
3. Hazardous medical wastes, before being transported to destruction places, must be packed in bins to avoid cracks or breaks en route.
4. Surgery wastes must be stored in two yellow hags, packed separately in bins or boxes closely tied up and displaying the phrase “CHAT THAI GIAl PHAU (SURGERY WASTES) before being transported for destruction.
Article 18. Dossiers on waste monitoring and transportation
Each medical establishment must establish a system of books to monitor the daily waste volume; keep records of hazardous medical wastes and general wastes carried for destruction, made according to a set form in Circular No. 12/2006/TT-BTNMT of December 26, 2006, of the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding conditions for professional practice and procedures for making dossiers, registration, grant of practice licenses, hazardous waste management codes.
SOLID MEDICAL WASTE TREATMENT AND DESTRUCTION MODELS AND TECHNOLOGIES
Article 19. Hazardous solid medical waste treatment and destruction models and the application thereof
1. Hazardous solid medical waste treatment and destruction models include:
a/ Model 1: Concentrated hazardous medical waste treatment and destruction centers.
b/ Model 2: Hazardous medical waste treatment and destruction facilities for clusters of medical establishments.
c/ Model 3: On-spot treatment and destruction of hazardous solid medical wastes.
2. Medical establishments shall base themselves on plannings, geological elements, economic and
environmental conditions to apply one of the medical waste treatment and destruction models specified in Clause I of this Article.
Article 20. Hazardous medical waste treatment and destruction technologies
1. The selection of hazardous medical waste treatment technologies must ensure environmental standards and satisfy the requirements of treaties to which Vietnam is a contracting party.
2. Hazardous medical waste treatment technologies include incineration in furnaces reaching environmental standards; hot-steam disinfection; microwave and other treatment technologies. The application of environment-friendly technologies is encouraged.
Article 21. Methods of preliminary treatment of highly contagious wastes
1. Highly contagious wastes must be safely treated near their sources.
2. Highly contagious wastes can be preliminarily treated by one of the following methods:
a/ Chemical disinfection: Highly contagious wastes are soaked in 1-2% cloramin B or 1-2% javel water for at least 30 minutes or other disinfectant chemicals under the use instructions of producers and regulations of the Health Ministry.
b/ Hot-steam disinfection: Highly contagious wastes are put into disinfection steamers which are operated under producers’ instructions.
c/ Non-stop boiling for at least 15 minutes.
3. Highly contagious wastes, after being preliminarily treated, can be buried or wrapped in yellow plastic bags for mixture with contagious wastes. If these wastes are preliminarily treated by autoclave or microwave methods or other modern technologies up to prescribed standards, they can be later treated like general wastes and be recycled.
Article 22. Contagious waste treatment and destruction methods
1. Contagious wastes can be treated and destroyed by one of the following methods:
a/ Autoclave disinfection
b/ Microwave disinfection
c/ Incineration
d/ Hygienic burial: Being only temporarily applied to medical establishments in mountain and midland areas where local standard hazardous medical waste treatment facilities are not yet available. The burial sites are designated by local administrations and approved by local environment management bodies. Burial pits must meet the requirements: being surrounded by fences, at least 100m away from water wells and residential houses; their bottoms are at least 1.5m below the surface water level, their mouths are above the ground and temporarily roofs against rain water, each waste layer must be covered by an earth layer of 10-25 cm thick and the final earth layer must be 0.5 m thick. Contagious wastes must not be buried together with general wastes. Contagious wastes must be disinfected before being buried.
dd/ Where contagious wastes are treated by autoclave, microwave method or other modern technologies up to the prescribed standards, they can be later treated, recycled or destroyed like general wastes.
2. Sharp and pointed wastes:
One of the following destruction methods can be applied:
a/ Incineration in special furnaces together with other contagious wastes.
b/ Direct burial in cement holes exclusively used for burial of sharp and pointed objects: The holes are built with concrete bottoms, walls and lids.
3. Surgery wastes:
One of the following methods can apply:
a/ The contagious waste treatment and destruction methods mentioned in Clause 1 of Article 22.
b/ They are wrapped in two yellow bags, packed in cases and buried in cemeteries.
c/ Burial in concrete pits with tight bottoms and lids.
Article 23. Chemical waste treatment and destruction methods
1. General methods for treatment and destruction of hazardous chemical wastes:
a/ Returning them to suppliers under contracts.
b/ Incinerating them in high blast furnaces
c/ Destroying them by method of alkali neutralization or hydrolysis.
d/ Pre-burial inertization: Mixing wastes with cement and a number of other materials in order to fasten hazardous substances in wastes. The mixture ratios will be as follows: 65% pharmaceutical, chemical wastes, 15% lime, 15% cement, 5% water. After an unique block is created, it is transported for burial.
2. One of the following methods can be applied to the treatment and destruction of pharmaceutical wastes:
a/ Incinerating them in furnaces, if any, together with contagious wastes.
b/ Burying them at hazardous waste burial sites.
c/ Inertization.
d/ Liquid pharmaceutical wastes are diluted and discharged into waste water treatment systems of medical establishments.
3. One of the following methods can apply to the treatment and destruction of tissue-intoxicating wastes:
a/ Returning them to suppliers under contracts.
b/ Incinerating them in high-temperature furnaces (Appendix 2: A number of tissue-intoxicating drugs frequently used in medical activities and the minimum temperature for destruction of tissue intoxicants).
c/ Using a number of oxides such as KMnO2, H2SO4, etc., degrading tissue intoxicants into non-hazardous compounds.
d/ Inertization then burial at concentrated waste burial sites.
4. Treatment and destruction of wastes containing heavy metals:
a/ Returning them to producers for recovery of heavy metals.
b/ Destroying them at places for safe destruction of industrial wastes.
c/ If these two methods cannot be applied, the method of packing wastes tight in metal or high-density polyethylene cans or boxes, then adding fastening-substances (cement, lime, sand), letting them dry and packing them tight, then discharging them to waste dumping sites.
Article 24. Radioactive waste treatment and destruction
Medical establishments using radioactive substances and radioactive substance- related instruments or equipment must comply with current legal provisions on radiation safety.
Article 25. Pressure cylinder treatment and destruction
One of the following methods can apply:
a/ Returning them to producers,
b/ Re using them.
c/ Burying them like pressure cylinders of small capacity.
Article 26. General solid waste treatment and destruction
1. Recycling, re-use
a/ The list of general wastes to be recycled or re-used complies with Appendix 4 to this Regulation.
b/ To be- recycled general wastes must not contain contagious elements and hazardous chemicals affecting human health.
c/ Wastes allowed for recycling and reuse are only supplied to organizations or individuals licensed for such operation and having the function of recycling wastes.
d/ Medical establishments assign one unit to organize, inspect and strictly supervise the treatment of general wastes according to regulations for recycling and re-use.
2. Treatment and destruction: Burial at local waste burial sites.
TREATMENT OF WASTE WATER AND GASEOUS WASTE
Article 27. General provisions on treatment of waste water
1. Each hospital must have a synchronous waste water collection and treatment system.
2. Those hospitals, which do not have waste water treatment systems, must build complete waste water treatment systems.
3. Those hospitals already having waste water treatment systems which are, however, out of order or have operated inefficiently, must repair and upgrade them for operation up to environmental standards.
4. Newly built hospitals must include waste water treatment systems into construction items approved by competent agencies.
5. Hospital waste water treatment technologies must satisfy environmental standards and conform to topographical conditions, investment, transportation and maintenance costs.
6. Waste water treatment must be qualitatively examined periodically and waste water treatment dossiers must be kept.
Article 28. Waste water collection
1. Hospitals must have separate systems for collecting surface water and waste water from various departments, rooms. Waste water culvert systems must run underground or be covered with lids.
2. Waste water treatment systems must have mud-gathering tanks.
Article 29. Requirements on hospital waste water treatment systems
1. They are structured with an appropriate technological process for treatment of waste water up to environmental standards;
2. Their capacities suit the volume of hospitals’ waste water;
3. Waste water discharge gates must be convenient for inspection and supervision;
4. Mud discharged from waste water treatment systems must be managed like solid medical wastes.
5. Waste water treatment must be qualitatively inspected periodically. There must be books on management of operation and results of relevant quality inspection.
Article 30. Treatment of gaseous wastes
1. Laboratories, chemicals or pharmaceuticals storehouses must be constructed with air ventilation systems and toxic gas-gathering cabinets up to the prescribed standards.
2. Equipment using toxic chemical gas must have systems for treating gas up to prescribed standards before it is discharged into environment.
3. Gas discharged from solid medical waste incinerators must be treated up to Vietnam’s environmental standards.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 31. Responsibilities for management of medical wastes
1. Heads of medical establishments:
a/ To manage medical wastes from the time they are generated to the time they are finally destroyed.
b/ To possibly contract the transportation, treatment and destruction of medical wastes to organizations or individuals having the legal person status.
c/ To formulate plans on management of medical wastes and work out schemes for investment in and upgrading of infrastructure for management of their units’ medical wastes and submit them to competent authorities for approval. Investment projects on construction of infrastructure for medical waste treatment and destruction must comply with current regulations on management of capital construction investment.
d/ To purchase and supply adequate special means up to standards for the classification, collection, transportation and treatment of wastes; to coordinate with local environment bodies and waste treatment establishments in treating and destroying medical wastes according to regulations.
e/ To apply measures to reduce the volume of to be- destroyed medical wastes through minimization, collection, recycling and re-use activities after they are treated according to regulations.
2. Directors of provincial/municipal Health Services shall manage and formulate plans on treatment of medical wastes in their respective localities and submit them to provincial/municipal People’s Committee presidents for consideration, approval and implementation organization.
3. Heads of medical establishments under the Health Ministry and heads of branches’ health sections shall manage, draw up plans on disposal of medical wastes of their establishments and attached units, and submit them to the minister of the managing ministry for consideration, approval and implementation organization.
4. Bureaus, departments and the Inspectorate of the Health Ministry shall manage medical wastes according to their respective functions and tasks prescribed by the Minister of Health.
Article 32. Training and research
1. The Health Ministry shall formulate programs and documents for training on medical waste management for uniform application to medical establishments; incorporate medical waste management into training programs in medical and pharmaceutical schools; research into and apply modern technologies suitable to the treatment and destruction of medical wastes.
2. Medical establishments shall guide the implementation of the Regulation on management of medical wastes to their staff members and concerned subjects, guide patients and their families in classification of medical wastes according to regulations.
Article 33. Registration of owners of waste sources and waste treatment
Medical establishments shall register to be owners of waste sources and waste treatment under the guidance in Circular No. 12/2006/TT-BTNMT of December 26, 2006, of the Ministry of Natural Resources and Environment, guiding conditions for professional practice and procedures for making dossiers, registration, grant of practice licenses and hazardous waste management codes.
1. Medical establishments shall arrange funds for medical waste management.
2. Funds invested in the construction of infrastructure, operation and management of medical wastes come from the following sources:
a/ State budget:
- Health non-business budget.
- Environmental protection non-business budget.
b/ Capital sources of international organizations, foreign governments, non-governmental organizations.
c/ Other lawful capital sources.
|
MINISTER OF HEALTH |
HAZARDOUS CHEMICALS FREQUENTLY USED IN MEDICAL ACTIVITIES
(Attached to Decision No. 43/2007/QD-BYT of November 30, 2007, of the Minister of Health)
Formaldehyde
Photochemical substances:
- Hydroquinone;
- Hydroxidekali;
- Silver;
- Glutaraldehyde
Dissolvents:
- Halogen compounds: Methelene chloride, chloroform, freons, teichloro ethylene and 1.1.1-trichloromethane.
- Evaporating anaesthetics: Halothane (fluothane), enflurane (ethrane), isoflurane (forane).
- Sans-halogen compounds: cylene, acetone, isopropanol, toluen, ethylo acetate, acetonitrile, benzene.
Ethylencoxide
Chemical compounds:
- Phenol
- Grease
- Cleansing dissolvents
- Ethanol alcohol; methanol
- Acide.
SOME TISSUE INTOXICANTS FREQUENTLY USED IN MEDICAL ACTIVITIES AND MINIMUM TEMPERATURES FOR DESTRUCTION THEREOF
(Attached to Decision No. 43/2007/QD-BYT of November 30, 2007, of the Minister of Health)
Drugs |
Destruction temperature (0C) |
Asparaginase Bleomycin Carboplatin Camustine Cisplatin Cyclophosphamide Cytarabine Decarbazine Dactinomycin Daunorubicin Doxorubicin Epirubicin Etoposide Fluorouracil Idarubicin Melphalan Metroptrexate Mithramycin Mitomycin C Mitozantrone Mustine Thiotepa Vinblastine Vincristine Vindesine |
800 1,000 1,000 800 800 900 1,000 500 800 700 700 700 1,000 700 700 500 1,000 1,000 500 800 800 800 1,000 1,000 1,000 |
WASTE TYPE SYMBOLS
(Attached to Decision No. 43/2007/QD-BYT of November 30, 2007, of the Minister of Health)
The symbol of biological hazard |
|
The symbol of tissue intoxicants |
|
The symbol of radioactive substance |
|
The symbol of recyclable wastes |
|
LIST OF WASTES TO BE GATHERED FOR RECYCLING
(Attached to Decision No. 43/2007/QD-BYT of November 30, 2007, of the Minister of Health)
General waste materials neither stained with nor containing hazardous elements (contagious elements, hazardous chemicals, radioactive substances, tissue intoxicants), which are allowed to be collected for recycling, including:
a/ Plastic:
- Plastic bottles containing solutions without hazardous chemicals, such as NaCl 0.9% solulion, Bicarbonatenatri, ringer lactat, molecular paste solution, kidney filtering fluid and plastic bottles containing other non-hazardous solutions.
- Other plastic materials not stained with hazardous elements.
b/ Glass
- Glass bottles containing solutions without hazardous elements.
- Glass ampoules containing injection drugs not containing hazardous elements.
c/ Paper: Paper, newspapers, cardboard, cardboard boxes, drug boxes and paper materials.
d/ Metal: Metal materials not stained with hazardous elements.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực