Chương IV Quyết định 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế: Phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn tại các cơ sở y tế
Số hiệu: | 43/2007/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 30/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 06/01/2008 |
Ngày công báo: | 22/12/2007 | Số công báo: | Từ số 831 đến số 832 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh chất thải.
2. Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã màu kèm biểu tượng theo đúng quy định.
1. Nơi đặt thùng đựng chất thải.
a) Mỗi khoa, phòng phải định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải y tế cho từng loại chất thải, nơi phát sinh chất thải phải có loại thùng thu gom tương ứng.
b) Nơi đặt thùng đựng chất thải phải có hướng dẫn cách phân loại và thu gom.
c) Sử dụng thùng đựng chất thải theo đúng tiêu chuẩn quy định và phải được vệ sinh hàng ngày.
d) Túi sạch thu gom chất thải phải luôn có sẵn tại nơi chất thải phát sinh để thay thế cho túi cùng loại đã được thu gom chuyển về nơi lưu giữ tạm thời chất thải của cơ sở y tế.
2. Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã màu quy định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
3. Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường. Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
4. Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
5. Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và khi cần.
6. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phát sinh tại các khoa/phòng phải được vận chuyển riêng về nơi lưu giữ chất thải của cơ sở y tế ít nhất một lần một ngày và khi cần.
2. Cơ sở y tế phải quy định đường vận chuyển và giờ vận chuyển chất thải. Tránh vận chuyển chất thải qua các khu vực chăm sóc người bệnh và các khu vực sạch khác.
3. Túi chất thải phải buộc kín miệng và được vận chuyển bằng xe chuyên dụng; không được làm rơi, vãi chất thải, nước thải và phát tán mùi hôi trong quá trình vận chuyển.
1. Chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường phải lưu giữ trong các buồng riêng biệt.
2. Chất thải để tái sử dụng, tái chế phải được lưu giữ riêng.
3. Nơi lưu giữ chất thải tại các cơ sở y tế phải có đủ các điều kiện sau:
a) Cách xa nhà ăn, buồng bệnh, lối đi công cộng và khu vực tập trung đông người tối thiểu là 10 mét.
b) Có đường để xe chuyên chở chất thải từ bên ngoài đến.
c) Nhà lưu giữ chất thải phải có mái che, có hàng rào bảo vệ, có cửa và có khóa. Không để súc vật, các loài gậm nhấm và người không có nhiệm vụ tự do xâm nhập.
d) Diện tích phù hợp với lượng chất thải phát sinh của cơ sở y tế.
đ) Có phương tiện rửa tay, phương tiện bảo hộ cho nhân viên, có dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh.
e) Có hệ thống cống thoát nước, tường và nền chống thấm, thông khí tốt.
g) Khuyến khích các cơ sở y tế lưu giữ chất thải trong nhà có bảo quản lạnh.
4. Thời gian lưu giữ chất thải y tế nguy hại tại cơ sở y tế.
a) Thời gian lưu giữ chất thải trong các cơ sở y tế không quá 48 giờ.
b) Lưu giữ chất thải trong nhà bảo quản lạnh hoặc thùng lạnh: thời gian lưu giữ có thể đến 72 giờ.
c) Chất thải giải phẫu phải chuyển đi chôn hoặc tiêu hủy hàng ngày.
d) Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh dưới 5 kg/ngày, thời gian thu gom tối thiểu hai lần trong một tuần.
CLASSIFICATION, COLLECTION, TRANSPORTATION AND STORAGE OF SOLID WASTES AT MEDICAL ESTABLISHMENTS
Article 13. Classification of solid wastes
1. Waste generators must classify wastes right at their sources.
2. Wastes must be stored in bags and bins with prescribed color codes and symbols.
Article 14. Collection of solid wastes in medical establishments
1. Waste bin locations
a/ Departments and sections must clearly identify places for bins to store each type of medical waste; waste sources must have corresponding collection bins.
b/ Waste bin locations must have classification and collection instructions.
c/ Waste bins must be up to prescribed standards and cleaned daily.
d/ Clean bags for waste collection must be always available at places where wastes are generated for replacement of bags of the same kinds, already transported to temporary waste storage places of medical establishments.
2. Each type of waste must be gathered into collection tools according to the prescribed color code and affixed with labels or inscriptions on the outside of waste bags.
3. Hazardous medical wastes must not be stored together with general wastes. If hazardous medical wastes are accidentally stored together with general wastes, such waste mixtures must be treated and destroyed like hazardous medical wastes.
4. The waste volume in each bag is only 3/4 full, then the bags must be tied up.
5. Collection frequency: Nurses or assigned employees shall collect hazardous medical wastes and general wastes from their sources to the concentrated waste places of departments at least once a day and when necessary.
6. Highly contagious wastes, before being collected to the concentrated waste places of medical establishments, must be preliminarily treated at their sources.
Article 15. Transportation of solid wastes in medical establishments
1. Hazardous wastes and general wastes generated at departments/sections must be separately transported to the waste storage places of medical establishments at least once a day and when necessary.
2. Medical establishments must prescribe the waste transport routes and time. The transportation of wastes through patients’ areas and other clean zones must be avoided.
3. Waste bags must be closely tied up and transported by special vehicles; wastes and waste liquid must not be dropped en route and their strong smells must not be dispersed in the course of transportation.
Article 16. Solid waste storage in medical establishments
1. Hazardous medical wastes and general wastes must be stored in separate chambers.
2. Re-usable and recyclable wastes must be stored separately.
3. Waste storage places in medical establishments must satisfy the following conditions:
a/ Being at least 10 meters away from dining halls, patients’ rooms, public passages, crowded places.
b/ Being accessible to waste-carrying vehicles from the outside.
c/ Waste storage houses must have roofs, protection fences, doors and locks and must not be intruded freely by animals, rodents or unconcerned persons.
d/ Their areas suit the volume of wastes generated at medical establishments.
dd/ Having hand-washing facilities and protection devices for personnel, having cleansing tools and chemicals.
e/ Having culvert systems, walls and anti-seepage floors, being well ventilated.
g/ Medical establishments are encouraged to store wastes in cold houses.
4. Duration for hazardous medical waste storage in medical establishments
a/ The duration for storage of hazardous wastes in medical establishments must not exceed 48 hours.
b/ The duration for waste storage in cold houses or boxes may reach 72 hours.
c/ Surgery wastes must be transported for daily burial or destruction.
d/ For medical establishments with a volume of less than 5 kg of medical waste a day, the collection frequency must be at least twice a week.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực