Số hiệu: | 43/2007/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Quốc Triệu |
Ngày ban hành: | 30/11/2007 | Ngày hiệu lực: | 06/01/2008 |
Ngày công báo: | 22/12/2007 | Số công báo: | Từ số 831 đến số 832 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường, Thể thao, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2016 |
Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 nhóm sau:
1. Chất thải lây nhiễm
2. Chất thải hóa học nguy hại
3. Chất thải phóng xạ
4. Bình chứa áp suất
5. Chất thải thông thường
1. Chất thải lây nhiễm:
a) Chất thải sắc nhọn (loại A): Là chất thải có thể gây ra các vết cắt hoặc chọc thủng, có thể nhiễm khuẩn, bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, lưỡi dao mổ, đinh mổ, cưa, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và các vật sắc nhọn khác sử dụng trong các hoạt động y tế.
b) Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn (loại B): Là chất thải bị thấm máu, thấm dịch sinh học của cơ thể và các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (loại C): Là chất thải phát sinh trong các phòng xét nghiệm như: bệnh phẩm và dụng cụ đựng, dính bệnh phẩm.
d) Chất thải giải phẫu (loại D): Bao gồm các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể người: rau thai, bào thai và xác động vật thí nghiệm.
2. Chất thải hóa học nguy hại:
a) Dược phẩm quá hạn, kém phẩm chất không còn khả năng sử dụng.
b) Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quy chế này)
c) Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quy chế này).
d) Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin, ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).
3. Chất thải phóng xạ:
Chất thải phóng xạ: Gồm các chất thải phóng xạ rắn, lỏng và khí phát sinh từ các hoạt động chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu và sản xuất.
Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Bình chứa áp suất:
Bao gồm bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung. Các bình này dễ gây cháy, gây nổ khi thiêu đốt.
5. Chất thải thông thường:
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hóa học nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
a) Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
b) Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thủy tinh, chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gãy xương kín. Những chất thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hóa học nguy hại.
c) Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu đóng gói, thùng các tông, túi nilon, túi đựng phim.
d) Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
IDENTIFICATION OF MEDICAL WASTES
Article 5. Groups of medical wastes
Based on their physical, chemical and biological properties and hazards, wastes in medical establishments are classified into the following 5 groups:
1. Contagious wastes
2. Hazardous chemical wastes
3. Radioactive wastes
4. Pressure containers
5. General wastes.
Article 6. Types of medical wastes
1. Contagious wastes:
a/ Sharp and pointed wastes (Type A) are those which can cause cuts or punctures and may be infected, including injection needles, sharp and pointed ends of transfusion tubes, scalpels, nails and saws, injection ampoules, broken glass pieces and other sharp and pointed instruments used in medical activities.
b/ Non sharp and non-pointed contagious wastes (Type B) are those stained with blood or body biological fluids and wastes from isolation wards.
c/ Highly contagious wastes (Type C) are those generated at laboratories such as swabs and containers stained with swabs.
d/ Surgery wastes (Type D), which include human tissues, organs, body parts; placentas, fetuses and tested animal carcasses.
2. Hazardous chemical wastes:
a/ Expired or poor-quality pharmaceuticals which are no longer usable.
b/ Hazardous chemicals used in medical activities (Appendix 1 to this Regulation).
c/ Tissue intoxicants, including drug bottles and pots, instruments stained with tissue intoxicants or substances secreted from patients treated with chemicals (Appendix 2 to this Regulation).
d/ Wastes containing heavy metals: mercury (from broken thermometers, blood pressure meters, wastes from dental treatment), cadimi (Cd (from batteries, accumulated batteries), lead (from lead-coated boards or materials used to prevent X-rays from image diagnosis or X-ray treatment rooms).
3. Radioactive wastes:
Radioactive wastes include solid, liquid and gaseous ones, which are generated from diagnostic, therapeutic, research and production activities.
The list or radioactive drugs and marked compounds used in diagnosis and therapy was promulgated together with Decision No. 33/2006/QD-BYT of October 24, 2006, of the Minister of Health.
4. Pressure containers, which include oxygen, CO2 or gas cylinders, prone to cause fires and explosion when put on the fire.
5. General wastes are those which do not contain contagious elements, hazardous chemicals, radioactive substances, inflammable or explosive elements, including:
a/ Garbage from patients’ rooms (excluding isolation wards).
b/ Wastes generated from medical activities such as glass bottles and pots, serum bottles, plastic materials, assorted plasters for broken bone cast, which are not stained with blood, biological fluids and hazardous chemicals.
c/ Wastes generated from administrative activities: papers, newspapers, documents, packing materials, cardboard boxes, plastic bags and film bags.
d/ External wastes: leaves and garbage from external areas.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực