Phần thứ nhất Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
Số hiệu: | 03/2021/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 25/01/2021 |
Ngày công báo: | 31/01/2021 | Số công báo: | Từ số 139 đến số 140 |
Lĩnh vực: | Bảo hiểm | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiếp tục hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp đến hết 2021
Mới đây, Thủ tướng ban hành Quyết định 03/2021/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
Theo đó, tiếp tục thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp cho các đối tượng sau đây đến hết 31/12/2021 thay vì đến 31/12/2020:
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật về chuẩn nghèo đa chiều quốc gia áp dụng cho giai đoạn 2021 - 2025: Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
- Tổ chức sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2018/NĐ-CP: Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 22/2019/QĐ-TTg .
Quyết định 03/2021/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 25/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
a) Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
b) Các cơ quan của Hải quan;
c) Các cơ quan của Kiểm lâm;
d) Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;
e) Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
g) Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cơ quan cụ thể được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản này được quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
2. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;
b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;
c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;
d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
e) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
g) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
h) Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, kiểm tra việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra; kiểm tra các hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của Điều tra viên, Cán bộ điều tra; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Điều tra viên.
d) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
Khi vắng mặt, Thủ trưởng Cơ quan điều tra ủy quyền cho một Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng Cơ quan điều tra. Phó Thủ trưởng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập hoặc tách vụ án; quyết định ủy thác điều tra;
b) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo quy định của Bộ luật này;
c) Quyết định truy nã, đình nã bị can, khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;
d) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.
đ) Trực tiếp kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và tiến hành các biện pháp điều tra;
e) Kết luận điều tra vụ án;
g) Quyết định tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra vụ án, bị can;
h) Ra các lệnh, quyết định và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra.
3. Khi được phân công tiến hành việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;
đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;
g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.
2. Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.
1. Cán bộ điều tra thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Điều tra viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác khi Điều tra viên tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm và điều tra vụ án hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Điều tra viên trong việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, hồ sơ vụ án và thực hiện hoạt động tố tụng khác.
2. Cán bộ điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên về hành vi của mình.
1. Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;
d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra;
đ) Quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát.
Khi vắng mặt, cấp trưởng ủy quyền cho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng. Cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;
d) Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
đ) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
e) Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;
g) Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.
3. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;
c) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
d) Triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại, đương sự.
4. Cán bộ điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
c) Hỏi cung bị can; lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, bị hại, đương sự;
d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án.
5. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;
d) Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra.
Khi cấp trưởng vắng mặt, một cấp phó được ủy quyền thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng và chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, những người được quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;
c) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện trường;
d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
đ) Triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự.
3. Cán bộ điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
c) Lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người làm chứng, bị hại, đương sự;
d) Tiến hành khám nghiệm hiện trường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;
đ) Giao, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
4. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự;
b) Quyết định phân công hoặc thay đổi Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát;
c) Quyết định phân công hoặc thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; kiểm tra hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự của Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Kiểm sát viên;
d) Quyết định rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Khi vắng mặt, Viện trưởng Viện kiểm sát ủy quyền cho một Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng và chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định khởi tố, không khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố bị can; quyết định nhập, tách vụ án;
c) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt; quyết định việc gia hạn kiểm tra và xác minh nguồn tin về tội phạm, gia hạn tạm giữ, gia hạn điều tra, gia hạn tạm giam, gia hạn truy tố;
d) Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ, xử lý vật chứng;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
e) Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
g) Phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định, lệnh của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
h) Quyết định hủy bỏ các quyết định, lệnh không có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
i) Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra; quyết định chuyển vụ án;
k) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
l) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;
m) Quyết định truy tố bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc điều tra lại;
n) Yêu cầu phục hồi điều tra; quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án, đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; quyết định phục hồi điều tra vụ án, phục hồi điều tra đối với bị can, phục hồi vụ án, phục hồi vụ án đối với bị can;
o) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Bộ luật này;
p) Thực hiện quyền kiến nghị theo quy định của pháp luật;
q) Ban hành quyết định, lệnh và tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
3. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Trực tiếp giải quyết và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;
c) Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; kiểm sát việc lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm, việc lập hồ sơ vụ án của cơ quan, người có thẩm quyền điều tra; kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
d) Trực tiếp kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói, thực nghiệm điều tra, khám xét;
đ) Kiểm sát việc tạm đình chỉ, phục hồi việc giải quyết nguồn tin về tội phạm; việc tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, phục hồi điều tra, kết thúc điều tra;
e) Đề ra yêu cầu điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã, đình nã bị can;
g) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân, người làm chứng, bị hại, đương sự; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;
h) Quyết định áp giải người bị bắt, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;
i) Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này;
k) Yêu cầu thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, đề nghị thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
l) Tiến hành tố tụng tại phiên tòa; công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, các quyết định khác của Viện kiểm sát về việc buộc tội đối với bị cáo; xét hỏi, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, luận tội, tranh luận, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa, phiên họp;
m) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn xét xử của Tòa án và những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định và các văn bản tố tụng khác của Tòa án;
n) Kiểm sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án;
o) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật;
p) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo sự phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này.
2. Kiểm sát viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát về hành vi, quyết định của mình.
1. Kiểm tra viên thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây theo sự phân công của Kiểm sát viên:
a) Ghi biên bản lấy lời khai, ghi biên bản hỏi cung và ghi các biên bản khác trong tố tụng hình sự;
b) Giao, chuyển, gửi các lệnh, quyết định và các văn bản tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
c) Giúp Kiểm sát viên trong việc lập hồ sơ kiểm sát, hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm và tiến hành hoạt động tố tụng khác.
2. Kiểm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát và Kiểm sát viên về hành vi của mình.
1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Trực tiếp tổ chức việc xét xử vụ án hình sự; quyết định giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử;
b) Quyết định phân công Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm giải quyết, xét xử vụ án hình sự; quyết định phân công Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự; quyết định phân công Thẩm tra viên thẩm tra hồ sơ vụ án hình sự;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Ra quyết định thi hành án hình sự;
đ) Quyết định hoãn chấp hành án phạt tù;
e) Quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù;
g) Quyết định xoá án tích;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Khi vắng mặt, Chánh án Tòa án ủy quyền cho một Phó Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án. Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án về nhiệm vụ được ủy quyền.
2. Khi tiến hành việc giải quyết vụ án hình sự, Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam, xử lý vật chứng;
b) Quyết định áp dụng, đình chỉ biện pháp bắt buộc chữa bệnh;
c) Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn hoặc hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn;
d) Kiến nghị, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
đ) Quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án;
e) Tiến hành hoạt động tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Khi được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự, Phó Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, trừ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Phó Chánh án Tòa án không được giải quyết khiếu nại, tố cáo về hành vi, quyết định của mình.
4. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
1. Hội thẩm được phân công xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
2. Hội thẩm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;
b) Phổ biến nội quy phiên tòa;
c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;
d) Ghi biên bản phiên tòa;
đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
1. Thẩm tra viên được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thẩm tra hồ sơ vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án;
b) Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án;
c) Thẩm tra viên giúp Chánh án Tòa án thực hiện nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án hoặc Phó Chánh án Tòa án.
2. Thẩm tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án, Phó Chánh án Tòa án về hành vi của mình.
Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
1. Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
2. Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật trong vụ án đó;
3. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
1. Kiểm sát viên.
2. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự và người đại diện của họ.
3. Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự.
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định.
Điều tra viên bị thay đổi là Thủ trưởng Cơ quan điều tra thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thì việc điều tra vụ án do Cơ quan điều tra cấp trên trực tiếp tiến hành.
1. Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên hoặc Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa do Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
1. Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;
c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.
Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa.
1. Thư ký Tòa án phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;
b) Đã tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Thẩm phán, Hội thẩm, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Việc thay đổi Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.
Việc thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thư ký Tòa án tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
AUTHORITIES AND PERSONS AUTHORIZED TO INSTITUTE PROCEEDINGS
Article 34. Presiding authorities and presiding officers
1. Presiding authorities are:
a) Investigation authorities;
b) Procuracy;
c) Courts.
2. Presiding officers are:
a) Heads and vice heads of investigation authorities and investigators and investigation officers;
b) Heads and vice heads of The procuracy, procurators and checkers;
c) Court presidents, Vice court presidents, judges, lay assessors, Court clerks, verifiers.
Article 35. Authorities and persons assigned to perform certain activities of investigation
1. The authorities assigned to perform certain activities of investigation are:
a) Border protection force’s units;
b) Customs authorities;
c) Forest ranger’s units;
d) Maritime police force’s units;
dd) Fisheries resources surveillances units;
e) People’s police force’s units assigned to perform certain activities of investigation (referred to as units assigned to investigate);
g) Other units in the People’s Army, as assigned to perform certain activities of investigation.
Authorities assigned to perform certain activities of investigation in this Section are stipulated in the Law on the organization of criminal investigation authorities.
2. The persons assigned to perform certain activities of investigation are:
a) Personnel of the Border protection force, as assigned to performed certain activities of investigation, include heads and vice heads of Border reconnaissance department, Drug and crime department; heads and vice heads of Special service against drug and crime; captains and vice captains of Border protection units in provinces and centrally-affiliated cities; commanding officers and deputies in Border protection posts; commanders and deputies of Border protection units at border gates;
b) Personnel of Customs authorities, as assigned to perform certain activities of investigation, are heads and vice heads of Anti-smuggling and investigation department; heads and vice heads of Post clearance audit department; heads and vice heads of provincial and inter-provincial Departments of customs and those in centrally-affiliated cities; heads and ice heads of Customs departments at border gates;
c) Personnel of Forest ranger, as assigned to perform certain activities of investigation, include heads and vice heads of Forest protection department, heads and vice heads of Forest ranger departments; heads and vice heads of Forest ranger stations;
d) Personnel of Maritime police force, as assigned to perform certain activities of investigation, include commanders, vice commanders, zone commanders and vice zone commanders of Maritime police force; heads and vice heads of Specialized and legal department; heads and vice heads of Special service of drug enforcement; heads and vice heads of Naval battalions, Naval flotilla; captains and deputies of Maritime police force’s special task units;
dd) Personnel of Fisheries resources surveillances, as assigned to perform activities of investigation, include heads and vice heads of Bureau of fisheries resources surveillances, heads and vice heads of zonal Bureaus of fisheries resources surveillances;
e) Personnel of other units of People's Police force, as assigned to perform certain activities of investigation, include directors and vice directors of Fire Police; heads, vice heads, managers and vice managers of People's Police force’s units assigned to investigate; warders and vice warders of prisons according to the Law on the organization of criminal investigation authorities;
g) Personnel of other units of People’s Army, as assigned to perform certain activities of investigation include warders and vice warders of prisons; heads of independent regiment units and similar ones.
h) Investigation officers in the authorities and units as defined in Section 1 of this Article.
Article 36. Duties, authority and responsibilities of Heads and vice heads of Investigation authorities
1. Heads of investigation authorities bear the following duties and power:
a) Organize and direct the processing of criminal information, charges and investigation by investigation authorities;
b) Make decisions on the appointment or replacement of vice heads of investigation authorities and units handling criminal information, inspect criminal charges and investigation done by vice heads, make decisions on amendments or abolishment of unfounded and illegal decisions made by vice heads.
c) Make decisions on the appointment or replacement of investigators and investigation officers, inspect the processing of criminal information, criminal charges and investigation done by investigators or investigation officers, and make decisions on amendments or invalidation of unsubstantiated and unlawful decisions made by investigators.
d) Handle complaints and accusations within the powers of investigation authorities.
The head of the investigation authority, upon his absence, delegates a vice head to carry out the head’s missions and power. Vice heads are held liable before the Head for the assignments.
2. Heads of investigation authorities, when instituting criminal proceedings, bear the following duties and power:
a) Make decisions on suspending the processing of denunciations, criminal information disclosed and requisitions for charges (referred to as denunciations, information and requisitions); decisions on pressing or not filing charges, amendments or alterations of decisions on filing lawsuits or charges against suspects; decisions on combining or dividing lawsuits; decisions on mandating investigations;
b) Make decisions on implementing, changing or terminating preventive measures, coercive actions, and means for special investigation and proceedings according to this Law;
c) Make decisions on issuing and annulling warrants on arrest, search, seizure, impoundment and handling of evidences;
d) Make decisions on requests, addition or repetition of expert examinations, burial excavation, experimental investigation, change or request for replacement of expert witnesses. Request valuation, revaluation of property and change of valuators.
dd) Directly inspect and verify criminal information and carry out investigation measures;
e) Draw conclusions on investigations;
g) Make decisions on suspending or terminating or resuming investigations into cases or against suspects;
h) Make orders and decisions and perform other activities of legal proceedings within the powers of investigation authorities.
3. Vice heads of investigation authorities, when mandated to file charges or investigate criminal cases, bear the duties and power as stated in Section 1 and Section 2 of this Article, save Point b, Section 1 of this Article. Vice heads of investigation authorities cannot handle complaints or accusations against their actions and decisions.
4. Heads and vice heads of investigation authorities shall be held liable for their actions and decisions. Heads and vice heads of investigation authorities cannot mandate investigators to carry out their duties and power.
Article 37. Duties, authority and responsibilities of investigators
1. Investigators, as assigned to file charges and investigate criminal cases, have the following duties and authority:
a) Directly inspect, verify and document criminal information;
b) Document criminal cases;
c) Request or recommend the designation and replacement of defense counsels, interpreters and translators;
d) Summon and interrogate suspects; convene denouncers, informants, persons denounced or facing position of charges, legal representatives of juridical persons to obtain their statements; take statements from persons held in emergency custody, arrested, temporarily detained; convoke witness testifiers, crime victims and plaintiffs for their statements;
dd) Make decisions on delivering by force persons held in emergency custody, arrested, temporarily detained, suspects; escorting by force witness testifiers, persons denounced or charged, crime victims; make decisions on transferring persons under 18 to entities responsible for supervision; decide changes of supervisors of perpetrators under 18;
e) Enforce emergency custody orders, decisions or orders of arrest, temporary detainment or detention, search, seizure, withholding, distrainment of property, freezing of accounts, handling of evidences;
g) Search crime scenes, unearth and dissect corpses, examine traces on bodies, confront persons involved, facilitate identifications, conduct experimental investigations;
h) Perform other duties and authority of legal proceedings within the powers of investigation authorities as per assignments by the head according to this Law.
2. Investigators shall be held liable under the laws and before the head and vice heads of the investigation authority for their actions and decisions.
Article 38. Duties, authority and responsibilities of Investigation officers of investigation authorities
1. Investigation officers, as per assignments given by Investigators, perform the following duties and authority:
a) Record statements and interrogation in writing and make other written records upon investigators’ inspection and verification of criminal information and criminal investigation;
b) Deliver and convey orders, decisions and other documents on proceedings as per this Law;
c) Support investigators to prepare documents on criminal information, case files and perform other activities of legal proceedings.
2. Investigation officers are held liable under the laws and before the head, vice heads, investigators for their actions.
Article 39. Duties, authority and responsibilities of chiefs, deputies, investigation officers, in Border protection force, Customs, Forest ranger, Maritime police force and Fisheries Surveillance, on assignments of certain activities of investigation.
1. Chiefs of units assigned to investigate as per Points a, b, c, and dd, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:
a) Direct the processing of intra vires criminal information, charges and criminal investigation;
b) Decide the appointment or replacement of deputies and investigation officers for the handling of criminal information, charges and investigation;
c) Inspect deputies’ and investigation officers’ processing of criminal information, charges and investigation;
d) Decide changes and abrogation of unproven and illicit decisions made by deputies and investigation officers;
dd) Make decisions on handing over persons under 18, who face accusations, to their representative for supervision.
The chief, upon his absence, mandates a deputy to perform his duties and authority. The deputy is held liable before the chief for the duties assigned. Chiefs and deputies are not permitted to mandate investigation officers to perform their duties and authority.
2. When conducting criminal proceedings against perpetrators of misdemeanors in flagrante and having clear evidences and culprits' profile, the persons as defined in Points a, b, c, d and dd, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:
a) Collect evidences, documents and items from concerned individuals to check and verify criminal information;
b) Decide to suspend the processing of denunciations, criminal information disclosed; requisitions for charges, decisions on filing or not pressing charges, amendments to decisions on filing lawsuits; decisions on pressing charges or amendments to decisions of filing charges against suspects;
c) Directly organize and command the examinations of the scenes;
d) Make decisions on requisitioning expert examinations, valuation or on search, seizure, impoundment and maintenance of evidences and materials directly related to the lawsuits;
dd) Summon and interrogate suspects; convene crime victims and litigants for statements; convoke denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges for extraction of statements; call in witness testifiers for statements; take statements from persons held in emergency custody;
e) Decide to implement preventive and coercive measures as per this Law;
g) Conclude investigations, propose charges or conclusions from investigations and decide to terminate or suspend or resume investigations.
3. When instituting criminal proceedings against perpetrators of ordinary, drastic and exorbitant felonies or complicated misdemeanors, the persons as defined in Points a, b, c, d and dd, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:
a) Collect evidences, documents and items from concerned people to inspect and verify criminal information;
b) Decide to suspend the processing of accusations and criminal information disclosed, propose charges, decide to file or not press charges, alter decisions on filing charges;
c) Decide to search, seize, temporarily withhold and maintain evidences and documents directly related to the lawsuits;
d) Convene witness testifiers, crime victims and litigants for statements.
4. Investigation officers have the following duties and authority:
a) Document criminal information, extract statements from concerned persons to inspect and verify criminal information;
b) Prepare criminal case files;
c) Interrogate suspects; obtain statements from denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, persons held in emergency custody, arrested or temporarily detained, witness testifiers, crime victims, litigants;
d) Investigate the scenes, enforce warrants of search, seizure, impoundment and maintenance of evidences and documents directly related to the cases.
5. Chiefs, deputies and investigation officers of border protection force, customs, forest ranger, maritime police force, fisheries resources surveillances, when assigned to carry out certain activities of investigation within their responsibilities, shall be held liable for their actions and decisions. Chiefs and deputies are not permitted to mandate investigation officers to perform their duties and authority.
Article 40. Duties, authority and responsibilities of chiefs, deputies and investigation officers of other units in People’s Police Force and People’s Army on assignments of certain activities of investigation
1. Chiefs of units assigned to investigate as per Point e and Point g, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:
a) Direct intra vires activities of charge filing and criminal investigation;
b) Decide to appoint or replace deputies and investigation officers for filing of charges and criminal investigation;
c) Inspect deputies' and investigation officers' processing of criminal information, pressing of charges and criminal investigation;
d) Decide to redress or annul baseless and illegitimate decisions made by deputies and investigation officers.
A deputy, upon the absence of the chief, shall be mandated to perform the chief’s duties and authority and assume liabilities before the chief for the duties mandated.
2. When instituting criminal proceedings, the persons as defined in Point e and Point g, Section 2, Article 35 of this Law bear the following duties and authority:
a) Collect evidences, documents and items from concerned persons to check and attest criminal information;
b) Decide to suspend the processing of criminal information; decide to press or not to file charges, amend decisions on charge filing;
c) Direct and command the examination of crime scenes;
d) Decide to search, seize, temporarily withhold and maintain evidences and documents related directly to the cases;
dd) Summon denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, witness testifiers, crime victims and litigants for statements.
3. Investigation officers have the following duties and authority:
a) Document criminal information, acquire statements from relevant persons to inspect and verify criminal information;
b) Prepare criminal case files;
c) Gather statements from denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, witness testifiers, defendants and litigants;
d) Investigate crime scenes, enforce orders of search, seizure, impoundment and maintenance of evidences and documents related directly to the lawsuits;
dd) Convey and send orders, decisions and other documents on legal proceedings as per this Law.
4. Chiefs, deputies and investigation officers of units of people's police force and People’s Army, when assigned to perform certain activities of investigation within their responsibilities, must assume liabilities for their actions and decisions. Chiefs and deputies are not permitted to mandate investigation officers to perform their duties and authority.
Article 41. Duties, authority and responsibilities of Heads and Vice heads of The procuracy
1. Heads of The procuracy bear the following duties and authority:
a) Directly organize and command the activities of exercising rights of prosecution and manage legal compliance of criminal procedure;
b) Decide to appoint or replace vice heads of The procuracy, inspect vice heads’ activities of exercising rights of prosecution and manage legal compliance of criminal procedure, decide to redress or annul groundless and lawless decisions made by vice heads;
c) Decide to appoint or replace procurators and checkers, inspect and manage procurators’ and checkers’ activities of exercising rights of prosecution and legal compliance in criminal proceedings, decide to redress or vacate unfounded and illegal decisions made by procurators;
d) Decide to remove, terminate or annul unproven and illicit decisions made by an inferior Procuracy;
dd) Handle complaints and accusations within the powers of The procuracy.
The head of The procuracy, upon his absence, mandates a vice head to perform his duties and authority and assume liabilities before the head for the duties mandated.
2. When exercising rights of prosecution and managing legal compliance in criminal proceedings, the head of The procuracy bears the following duties and authority:
a) Request investigation authorities and units assigned to investigate (referred to as investigation authorities and units assigned) to process criminal information, press charges or amend decisions on filing criminal lawsuits or charges against suspects; decide to press or not to file charges, redress decisions on filing criminal lawsuits or charges against defendants as per this Law;
b) Decide to suspend the handling of criminal information; decide to file or not to press charges, amend decisions on filing lawsuits; decide to press charges against suspects and amend such decisions; decide to join or separate cases;
c) Decide to enforce, alter or terminate preventive and coercive measures, and special investigation methods and proceedings; decide to extend the inspection and verification of criminal information, detention, investigation, temporary imprisonment, prosecution;
d) Decide to search, seize, temporarily withhold, and handle evidences;
dd) Decide the request, addition or repetition of expert examination, experimental investigation; change or demand to replace expert witnesses. Request valuation, re-valuation, and demand to change valuators;
e) Request heads of investigation authorities, chiefs of units assigned to investigate to change investigators and investigation officers;
g) Approve or disapprove decisions and orders made by investigation authorities and units assigned to investigate;
h) Decide to abrogate unproven and unlawful decisions and orders made by investigation authorities and units assigned to carry out certain activities of investigation;
i) Settle disputes over the authority to handle criminal information, file charges, conduct investigation; and decide to transfer cases;
k) Decide to enforce or terminate obligatory medical treatment measures;
l) Decide to implement summary procedures; or terminate such decisions;
m) Decide to press charges against suspects and return documents to further or reset investigations;
n) Request the restoration of investigation works, decide to adjourn or dismiss charges or lawsuits against suspects; decide to annul the decision to suspend the processing of criminal information; decide to resume investigations of cases or defendants and to retake cases and lawsuits against suspects;
o) Make appeals through appellate Courts, reopening and cassation procedures against a Court’s judgments and rulings as per this Law;
p) Exercise the right to express proposition as per the laws;
q) Issue decisions and orders, and carry out other activities of prosecution within the powers of The procuracy.
3. Vice heads of The procuracy, when assigned to exercise rights of prosecution and manage legal compliance in criminal proceedings, bear the following rights and duties as per Section 1 and Section 2 of this Article, except for Point b, Section 1 of this Article. Vice heads of The procuracy is not permitted to handle complaints and accusations against their own actions and decisions.
4. The head and vice heads of The procuracy shall be held liable for their actions and decisions. The head and vice heads of The procuracy cannot mandate procurators to perform their duties and authority.
Article 42. Duties, authority and responsibilities of Procurators
1. Procurators, when assigned to exercise rights of prosecution and manage legal compliance in criminal proceedings, have the following duties and authority:
a) Administer competent entities' handling of criminal information;
b) Directly manage and prepare documents on criminal information;
c) Administer the processing of criminal information and charges, implement preventive and coercive measures; administer the competent investigation entities’ documentation of criminal information and lawsuits; manage activities of prosecution and investigation done by investigation authorities and units assigned to investigate;
d) Directly administer scene investigation, autopsy, confrontation, identification, voice recognition, experimental investigation and search;
dd) Administer the temporary suspension and resumption of the processing of criminal information; suspension, adjournment, resumption and closure of investigations;
e) Propose requirements for investigation and request investigation authorities to issue or terminate wanted notices against suspects;
g) Summon and interrogate suspects, convene denouncers, informants, persons denounced or facing requisitions for charges, juridical persons’ legal representatives, witness testifiers, litigants for statements; extract statements from persons held in emergency custody;
h) Make decisions on the coercive delivery of arrestees, suspects; and on the forced escort of witness testifiers, persons denounced or facing requisitions for charges, crime victims; on the entrustment of persons under 18 to authorities and entities in charge of supervision; on the replacement of supervisors of perpetrators under 18;
i) Directly perform certain activities of investigation as per this Law;
k) Request the replacement of persons authorized to institute legal proceedings; request and propose the appointment or replacement of defense counsels; request the appointment and replacement of translators and interpreters;
l) Institute legal proceedings in court; announce charges or decisions on prosecution through summary procedures, and other decisions by The procuracy on pressing charges against suspects; conduct interrogation, present evidences, documents, items, impeachment, arguments and viewpoints regarding the settlement of the cases and conference sessions;
m) Administer legal compliance of the Court's adjudication and participants in legal proceedings; supervise the Court's judgments, rulings and other documents of legal procedure;
n) Supervise the enforcement of the Court’s judgments and rulings;
o) Exercise rights to express requests and proposition as per the laws;
p) Perform other duties and authority of prosecution within the powers of The procuracy as per the assignments by the head of The procuracy as per this Law.
2. Procurators shall be held liable under the laws and before the head and vice heads of The procuracy for their decisions and actions.
Article 43. Duties, authority and responsibilities of Checkers
1. Checkers perform the duties and exercise power below as per the assignments from the procurators:
a) Make written records of statements and interrogation and other records of criminal proceedings;
b) Deliver and convey orders, decisions and other documents of legal procedure as per this Law;
c) Support procurators to prepare documents on administration and processing of criminal information, and to perform other activities of legal procedure.
2. Checkers shall be held liable under the laws and before the head, vice heads and checkers of The procuracy for their actions.
Article 44. Duties, authority and responsibilities of Court president and Vice court president
1. The court president bears the following duties and authority:
a) Directly organize the adjudication of criminal cases; make decisions on the settlement of disputes over the jurisdiction;
b) Decide to assign Vice court presidents, judges, lay assessors to hear criminal cases; to assign Court clerks to institute legal proceedings on criminal cases; to assign verifiers to verify criminal case files;
c) Decide to replace judges, lay assessors and Court clerks prior to the start of a trial;
d) Decide the enforcement of criminal sentences;
dd) Decide to postpone jail sentences;
e) Decide to suspend prison sentences;
g) Decide to expunge criminal records;
h) Handle complaints and accusations within the powers of the Court.
The court president, upon his absence, must mandate a vice presiding judge to carry out the judge's duties and power. Vice court president shall be held liable before The court president on the duties mandated.
2. When hearing criminal cases, The court president bears the following duties and authority:
a) Decide to enforce, alter or terminate measures for handling of evidences and detention;
b) Decide to implement or terminate civil commitment;
c) Decide to enable and deactivate summary procedures;
d) Propose and make appeal for cassation procedures against the Court‘s judgments and rulings in effect;
dd) Decide and perform other activities of legal proceedings within the Court’s powers;
e) Engage in other activities of legal proceedings as per this Law.
3. Vice court presidents, when assigned to hear criminal cases, bear the duties and authority as defined in Section 1 and Section 2 of this Article, save Point b, Section 1 of this Article. Vice court presidents are not permitted to settle complaints or accusations against their actions and decisions.
4. The court president and Vice court presidents are held liable under the laws for their actions and decisions. The court president and Vice court presidents are not permitted to mandate judges to carry out their duties and powers.
Article 45. Duties, authority and responsibilities of Judge
1. A judge, when assigned to hear criminal cases, bears the following duties and authority:
a) Examine case files prior to the start of a trial;
b) Hear cases;
c) Engage in other activities of legal procedure and vote on matters within the powers of the Trial panel;
d) Transact other activities of legal procedure within the Court’s powers as per The court president’s assignments.
2. The presiding judge has the duties and powers as stipulated in Section 1 of this Article and below:
a) Decide to implement, alter and abort preventive and coercive measures, save those for detention;
b) Decide to return case files for further investigation;
c) Decide to have cases heard; to dismiss or adjourn lawsuits;
d) Manage the hearing of cases, oral arguments in court;
dd) Decide to have expert examinations started newly or afresh or extended, to perform experimental investigations; to change or have expert witnesses replaced; to order valuation or have valuators changed;
e) Order or requisition the appointment or change of defense counsels; change of supervisors for perpetrators under 18; request the appointment and replacement of translators and interpreters;
g) Decide to summon witness testifiers to the Court;
h) Engage in other duties and powers of legal procedure within the Court’s powers as per The court president’s assignments according to this Law.
3. Judges shall be held liable under the laws for their actions and decisions.
Article 46. Duties, authority and responsibilities of lay assessors
1. The lay assessors on assignments to hear criminal cases bears the following duties and authority:
a) Examine case files prior to the start of a trial;
b) Hear cases;
c) Engage in activities of legal procedure and vote on the Trial panel’s intra vires matters.
2. The lay assessors shall be held liable under the laws for their actions and decisions.
Article 47. Duties, authority and responsibilities of Court clerk
1. Court clerks on assignments to handle criminal proceedings have the following duties and authority:
a) Verify the presence of persons receiving the Court’s subpoena; and specify excuses of those absent;
b) Announce the Court’s rules;
c) Report to the Trial panel about the list of persons convened and absent;
d) Record the Court’s proceedings in writing;
dd) Perform other activities of legal proceedings within the Court’s powers as per the assignments by The court president.
2. Court clerks are held liable under the laws and before the judge for their actions.
Article 48. Duties, authority and responsibilities of Verifier
1. Verifies on assignment to engage in criminal proceedings have the following duties and authority:
a) Examine files of lawsuits on which a Court has passed sentences in binding force, as per the assignments by The court president or Vice court presidents;
b) Conclude activities of verification and report to the tribunal president or Vice court presidents;
c) Verifiers facilitate The court president’s enforcement of sentences within the Court's powers and other assignments from The court president or Vice court presidents.
2. Verifiers shall be held liable under the laws and before The court president and Vice court presidents for their actions.
Article 49. Disapproval or replacement of persons given authority to institute legal proceedings
Persons given authority to institute legal procedure must refuse to engage in proceedings or submit to replacement in the following events:
1. They are crime victims, litigants, or delegates, relatives of crime victims, litigants, suspects or defendants;
2. They have acted as defense counsels, witness testifiers, verifiers, valuators, interpreters or translators in the lawsuits;
3. Clear grounds of their potential bias at work are found.
Article 50. Individuals having the right to propose change of persons given authority to institute legal proceedings
1. Procurators.
2. Detainees, suspects, defendants, crime victims, civil plaintiffs, civil defendants and their representatives.
3. Defense counsels and protectors of legitimate rights and benefits for crime victims, civil plaintiffs and defendants.
Article 51. Replacement of investigators and investigation officers
1. Investigators and investigation officers must decline to engage in legal proceedings or submit to replacement in the following events:
a) As per stipulations in Article 49 of this Law;
b) They have engaged in legal proceedings of the lawsuit as procurators, checkers, judges, lay assessors, verifiers or Court clerks.
2. The head or vice heads of the investigation authority shall decide the replacement of investigators and investigation officers.
If the replaced investigator is the head of the investigation authority according to Section 1 of this Article, the superior investigation authority shall directly investigate the case.
Article 52. Replacement of Procurators and Checkers
1. Procurators and checkers must reject their engagement in legal proceedings or submit to replacement in the following events:
a) As per Article 49 of this Law;
b) They have engaged in legal proceedings in the lawsuit as investigators, investigation officers, judges, lay assessors, verifiers or Court clerks.
2. The head or vice heads of The procuracy assigned to settle lawsuits shall decide the replacement of procurators at equal level of hierarchy prior to the start of a trial.
If the replaced procurator is the head of The procuracy, the head of the superior Procuracy shall give direct decisions on relevant matters.
If a procurator must be changed during the Court's proceedings, the Trial panel shall adjourn the trial.
Article 53. Replacement of Judge and lay assessors
1. Judges and lay assessors must repudiate their hearing of trials or submit to replacement in the following events:
a) As per Article 49 of this Law;
b) They appear in the same trial panel and biologically related to each other;
c) They have heard cases in first-instance or appellate Courts or engaged in legal proceedings in such Courts as investigators, investigation officers, procurators, checkers, verifiers or Court clerks.
2. The court president or Vice court presidents assigned to settle the lawsuit shall decide the replacement of judges and lay assessors prior to the start of the trial.
If the replaced judge is The court president, the president of the immediate superior Court shall decide relevant matters.
The Trial panel decides the replacement of the judge or lay assessors by voting in the lay assessors’ room prior to the stage of interrogation. The lay assessors consider opinions of the lay assessors to be replaced and make decisions under majority rule.
If the judge or lay assessors are changed during the Court's proceedings, the Trial panel shall adjourn the trial.
Article 54. Replacement of Court clerks
1. Court clerks must demur to engage in legal proceedings or submit to replacement in the following events:
a) As per Article 49 of this Law;
b) They have engaged in legal proceedings of the lawsuit as procurators, checkers, investigators, investigation officers, judges, lay assessors, verifiers or Court clerks.
2. The tribunal president or Vice court presidents assigned to settle lawsuits shall decide to replace Court clerks prior to the start of the trial.
The Trial panel decides the replacement of Court clerks during the Court's proceedings.
If Court clerks in court must be changed, the Trial panel shall suspend the trial.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Ðiều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
Điều 76. Chỉ định người bào chữa
Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
Điều 133. Chương trình an toàn, vệ sinh lao động
Mục 4. LAO ĐỘNG LÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn