Chương 1 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11: Những quy định chung
Số hiệu: | 20/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/04/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 26/05/2004 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
2. Biên độ bán phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.
3. Biên độ bán phá giá không đáng kể là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
4. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước không vượt quá 3% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ nhiều nước đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này không nhập khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
6. Hàng hóa tương tự là hàng hoá có tất cả các đặc tính giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc trong trường hợp không có hàng hoá nào như vậy thì là hàng hoá có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
7. Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.
8. Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:
a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.
1. Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
2. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải dựa trên các kết luận điều tra quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
3. Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng trực tiếp đối với hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này.
4. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi có hai điều kiện sau đây:
1. Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
2. Việc bán phá giá hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Chính phủ thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cơ quan chống bán phá giá thuộc Bộ Thương mại gồm:
a) Cơ quan điều tra chống bán phá giá (sau đây gọi là cơ quan điều tra) để tiến hành điều tra, rà soát vụ việc chống bán phá giá và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
b) Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá gồm một số thành viên thường trực và một số thành viên khác làm việc theo từng vụ việc để xem xét các kết luận của cơ quan điều tra; thảo luận và quyết định theo đa số về việc không có hoặc có bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.
3. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá, quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chịu trách nhiệm về quyết định này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance provides for anti-dumping measures; procedures and contents of investigation for application, and application of such measures to imports dumped into Vietnam.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the following terms are construed as follows:
1. Anti-dumping tax means an additional import tax imposed on imports dumped into Vietnam, which causes or threatens to cause material injury to a domestic industry.
2. Dumping margin means the calculable difference between the normal prices and the export prices of goods imported into Vietnam.
3. Negligible dumping margin means a dumping margin which is no more than 2% of the export prices of goods imported into Vietnam.
4. Immaterial volume, quantity or value of imports dumped into Vietnam means a volume, quantity or value of imports dumped into Vietnam, which satisfies the following conditions:
a/ The volume, quantity or value of goods dumped from one country does not exceed 3% of the total volume, quantity or value of the like goods imported into Vietnam;
b/ The total of the volumes, quantities or values of goods dumped from many countries, which satisfy the condition set at Point a of this Clause, does not exceed 7% of the total volume, quantity or value of the like goods imported into Vietnam.
5. Domestic industry means a group of domestic producers or their representatives that produce a volume, quantity or value of goods accounting for a major proportion in the total volume, quantity or value of domestically produced the like goods under the condition that these producers do not import, and have no direct alignment relations with the organizations or individuals exporting or importing the goods which are requested for application of anti-dumping measures.
6. Like goods mean goods bearing all of their characteristics resembling goods which are requested to be subject to the application of anti-dumping measures or, in the absence of such goods, mean goods having many of their basic characteristics resembling goods which are requested to be subject to the application of anti-dumping measures.
7. Material injury to a domestic producing industry means the state of significant decline or growth restriction in terms of capacity, price and sale of goods, profit, production development rate, employment, investment and other indexes of the domestic industry, or the state of retardation of the formation of a domestic industry.
8. Threat to cause material injury to a domestic industry means an imminent, apparent and provable possibility to cause material injury to a domestic industry.
Article 3.- Determination of imports dumped into Vietnam
1. Goods originated from a country or territory shall be regarded as sold at a dumping price when imported into Vietnam (hereinafter called goods dumped into Vietnam) if such goods are sold at a price lower than the normal price prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. The normal price of an import into Vietnam is a comparable price of the like goods currently on sale on the domestic market of the exporting country or territory under normal commercial conditions.
3. In cases where there are no like goods on sale on the domestic market of the exporting country or territory or there are like goods on sale on the domestic market of the exporting country or territory but in a negligible volume, quantity or value, the normal prices of the imports into Vietnam shall be determined in either of the following two ways:
a/ The comparable prices of the like goods of the exporting country or territory, which are on sale on the market of a third country under normal commercial conditions.
b/ The reasonable costs of the goods plus other reasonable expenses as well as reasonable profits, determined at each stage from production to circulation on the market of the exporting country or territory or of a third country.
Article 4.- Anti-dumping measures
1. Application of anti-dumping tax.
2. Commitments to take measures to preclude dumping, made by organizations or individuals producing and/or exporting the goods which are requested for application of anti-dumping measures with Vietnamese State bodies competent to apply anti-dumping measures or with domestic producers if it is so approved by Vietnamese State bodies competent to apply anti-dumping measures.
Article 5.- Principles for application of anti-dumping measures
1. Anti-dumping measures shall be applied at a necessary and reasonable level only in order to prevent or limit material injury to the domestic industries.
2. The application of anti-dumping measures shall be effected only after investigation has been conducted and must be based on the investigation conclusions prescribed in Chapter II of this Ordinance.
3. Anti-dumping measures shall only be applied directly to the imports dumped into Vietnam under the provisions of this Ordinance.
4. The application of anti-dumping measures must not cause harm to the national socio-economic interests.
Article 6.- Conditions for application of anti-dumping measures
Anti-dumping measures shall be applied to goods dumped into Vietnam only when there exist the following two conditions:
1. The goods dumped into Vietnam and the dumping margins must be specifically determined;
2. The dumping of goods prescribed in Clause 1 of this Article constitutes the cause of, or the threat to cause, material injury to the domestic industries.
Article 7 - State management responsibility for anti-dumping
1. The Government shall perform the uniform State management over anti-dumping of imports into Vietnam.
2. The Government shall set up, and specify the organizational apparatuses, functions, tasks and powers of, anti-dumping bodies under the Ministry of Trade, including:
a/ The anti-dumping investigation agency (hereinafter called the investigation agency), which shall investigate and look into anti-dumping cases and, when necessary, propose the Trade Minister to issue decisions to apply provisional anti-dumping taxes;
b/ The Council for handling of anti-dumping cases, which shall consist of a number of standing members and other members who shall work on each case to review the conclusions of the investigation agency, discuss and decide by majority on whether the goods are dumped into Vietnam or not, causing or threatening to cause material injury to the domestic industries; and propose the Trade Minister to issue decisions to apply anti-dumping taxes.
3. The Trade Minister shall be responsible before the Government for performing the State management over anti-dumping, decide on the application of anti-dumping measures and bear responsibility for such decisions.
4. The ministries, the ministerial-level agencies and the provincial/municipal People's Committees shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Trade Ministry in performing the State management over anti-dumping measures and applying anti-dumping measures.