Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004
Số hiệu: | 20/2004/PL-UBTVQH11 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 29/04/2004 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2004 |
Ngày công báo: | 26/05/2004 | Số công báo: | Số 18 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Pháp lệnh này quy định về các biện pháp chống bán phá giá; thủ tục, nội dung điều tra để áp dụng và việc áp dụng các biện pháp đó đối với hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế chống bán phá giá là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
2. Biên độ bán phá giá là khoảng chênh lệch có thể tính được giữa giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với giá xuất khẩu hàng hóa đó vào Việt Nam.
3. Biên độ bán phá giá không đáng kể là biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.
4. Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam không đáng kể là khi khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ một nước không vượt quá 3% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá từ nhiều nước đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a khoản này không vượt quá 7% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự được sản xuất ở trong nước với điều kiện các nhà sản xuất này không nhập khẩu và không có mối quan hệ liên kết trực tiếp với tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
6. Hàng hóa tương tự là hàng hoá có tất cả các đặc tính giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc trong trường hợp không có hàng hoá nào như vậy thì là hàng hoá có nhiều đặc tính cơ bản giống với hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
7. Thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là tình trạng suy giảm đáng kể hoặc kìm hãm tăng trưởng về sản lượng, mức giá, mức tiêu thụ hàng hoá, lợi nhuận, tốc độ phát triển sản xuất, việc làm của người lao động, đầu tư và các chỉ tiêu khác của ngành sản xuất trong nước hoặc là tình trạng dẫn đến khó khăn cho việc hình thành một ngành sản xuất trong nước.
8. Đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước là khả năng trước mắt, rõ ràng và chứng minh được sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1. Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam) nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá thông thường theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Giá thông thường của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự đang được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường.
3. Trong trường hợp không có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc có hàng hoá tương tự được bán trên thị trường nội địa của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu nhưng với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa không đáng kể thì giá thông thường của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xác định theo một trong hai cách sau đây:
a) Giá có thể so sánh được của hàng hoá tương tự của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu đang được bán trên thị trường một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường;
b) Giá thành hợp lý của hàng hoá cộng thêm các chi phí hợp lý khác và lợi nhuận ở mức hợp lý, xét theo từng công đoạn từ sản xuất đến lưu thông trên thị trường của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hoặc nước thứ ba.
1. Áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp chống bán phá giá của Việt Nam đồng ý.
1. Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
2. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải dựa trên các kết luận điều tra quy định tại Chương II của Pháp lệnh này.
3. Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng trực tiếp đối với hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam theo quy định của Pháp lệnh này.
4. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã hội trong nước.
Biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam khi có hai điều kiện sau đây:
1. Hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá phải được xác định cụ thể;
2. Việc bán phá giá hàng hoá quy định tại khoản 1 Điều này là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.
2. Chính phủ thành lập và quy định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cơ quan chống bán phá giá thuộc Bộ Thương mại gồm:
a) Cơ quan điều tra chống bán phá giá (sau đây gọi là cơ quan điều tra) để tiến hành điều tra, rà soát vụ việc chống bán phá giá và trong trường hợp cần thiết kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời;
b) Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá gồm một số thành viên thường trực và một số thành viên khác làm việc theo từng vụ việc để xem xét các kết luận của cơ quan điều tra; thảo luận và quyết định theo đa số về việc không có hoặc có bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá.
3. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá, quyết định việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chịu trách nhiệm về quyết định này.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thực hiện quản lý nhà nước về chống bán phá giá và áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1. Việc điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá được thực hiện khi có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của tổ chức, cá nhân đại diện cho ngành sản xuất trong nước.
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được coi là đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có hai điều kiện sau đây:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá do họ sản xuất hoặc đại diện chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của ngành sản xuất trong nước;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hoá quy định tại điểm a khoản này và của các nhà sản xuất trong nước ủng hộ việc nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá phải lớn hơn khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá tương tự của các nhà sản xuất trong nước phản đối yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định điều tra khi có bằng chứng rõ ràng về việc bán phá giá hàng hoá gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá được gửi đến cơ quan điều tra, bao gồm:
1. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá có các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong đó bao gồm tên gọi của hàng hoá, các đặc tính cơ bản và mục đích sử dụng chính, mã số theo biểu thuế nhập khẩu hiện hành và mức thuế nhập khẩu đang áp dụng, xuất xứ của hàng hoá nhập khẩu;
c) Mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá nhập khẩu quy định tại điểm b khoản này trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
d) Mô tả khối lượng, số lượng và trị giá của hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
đ) Thông tin về giá thông thường và giá xuất khẩu của hàng hoá được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng trước khi nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
e) Biên độ bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
g) Thông tin, số liệu, chứng cứ về thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước do hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra;
h) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tổ chức, cá nhân sản xuất và xuất khẩu hàng hoá vào Việt Nam bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
i) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng;
2. Tài liệu, thông tin liên quan khác mà tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho là cần thiết.
1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chưa đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung hồ sơ do cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn ba mươi ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo.
3. Trước khi Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam.
4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra; trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá ba mươi ngày.
5. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quan khác.
6. Bộ trưởng Bộ Thương mại không được ra quyết định điều tra nếu tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá rút hồ sơ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này.
Các bên liên quan đến quá trình điều tra bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
4. Tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất hàng hoá tương tự;
5. Hiệp hội ngành hàng trong nước đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hoá tương tự;
6. Hiệp hội ngành hàng nước ngoài đại diện cho đa số tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
7. Tổ chức công đoàn hoặc các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của người lao động trong ngành sản xuất trong nước;
8. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
9. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
10. Cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
11. Tổ chức, cá nhân khác mà quyền và lợi ích của họ có liên quan đến quá trình điều tra.
1. Xác định hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam và biên độ bán phá giá
2. Xác định thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước trên cơ sở xem xét các nội dung sau:
a) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất hoặc tiêu thụ trong nước đã, đang hoặc sẽ tăng lên đáng kể một cách tuyệt đối hoặc tương đối;
b) Tác động về giá của hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá đến việc phải hạ giá hoặc kìm hãm khả năng tăng giá hợp lý của hàng hoá tương tự trong nước;
c) Tác động xấu đến ngành sản xuất trong nước hoặc đến sự hình thành ngành sản xuất trong nước.
3. Quan hệ giữa việc bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam với thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1. Các bên liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này có trách nhiệm cung cấp thông tin xác thực và tài liệu cần thiết theo yêu cầu của cơ quan điều tra.
2. Trường hợp thông tin, tài liệu cần thiết không được cung cấp theo đúng yêu cầu thì cơ quan điều tra quyết định dựa trên những thông tin, tài liệu sẵn có.
1. Cơ quan điều tra tổ chức tham vấn với các bên liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này để tạo điều kiện cho các bên trình bày ý kiến và cung cấp thông tin cần thiết.
2. Các bên liên quan đến quá trình điều tra không bắt buộc phải có mặt tại các cuộc tham vấn; nếu bên nào không có mặt tại các cuộc tham vấn thì lợi ích của bên đó liên quan đến việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá vẫn được đảm bảo.
3. Việc tiến hành tham vấn không được gây cản trở đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Cơ quan điều tra chịu trách nhiệm giữ bí mật thông tin được cung cấp khi nhận được yêu cầu thoả đáng của các bên liên quan đến quá trình điều tra và yêu cầu các bên này cung cấp tóm tắt thông tin cần giữ bí mật.
2. Các bên liên quan đến quá trình điều tra được phép tiếp cận các thông tin đã cung cấp cho cơ quan điều tra, trừ thông tin cần giữ bí mật.
1. Thời hạn điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định điều tra.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không quá sáu tháng.
1. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận sơ bộ về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này; trường hợp đặc biệt, thời hạn công bố kết luận sơ bộ có thể được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.
2. Kết luận sơ bộ và các căn cứ chính để kết luận sơ bộ phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
1. Khi kết thúc quá trình điều tra, cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung liên quan đến quá trình điều tra quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này.
2. Kết luận cuối cùng và các căn cứ chính để kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định chấm dứt điều tra trong các trường hợp sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá tự nguyện rút hồ sơ;
2. Kết luận sơ bộ quy định tại Điều 17 của Pháp lệnh này có ít nhất một nội dung sau đây:
a) Không có bán phá giá theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này;
b) Biên độ bán phá giá không đáng kể;
c) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam không đáng kể;
d) Không có thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
1. Sau sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra, căn cứ vào kết luận sơ bộ, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.
2. Thuế suất thuế chống bán phá giá tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận sơ bộ.
3. Thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này.
5. Khi có yêu cầu của các nhà xuất khẩu hàng hóa tương tự, Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.
1. Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hoá thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ Thương mại, với các nhà sản xuất trong nước về một hoặc các nội dung sau đây:
a) Điều chỉnh giá bán;
b) Tự nguyện hạn chế khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể chấp nhận, không chấp nhận hoặc đề nghị điều chỉnh nội dung cam kết nhưng không được ép buộc các bên phải cam kết.
3. Cơ quan điều tra công bố công khai nội dung cam kết cho các bên liên quan đến quá trình điều tra được biết.
4. Trường hợp không chấp nhận cam kết của các bên liên quan, Bộ trưởng Bộ Thương mại phải thông báo lý do không chấp nhận cam kết đó và cho tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.
5. Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định đình chỉ điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp cam kết nếu xét thấy việc thực hiện cam kết đó không gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Các bên có cam kết phải định kỳ cung cấp cho cơ quan điều tra thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện cam kết và chứng minh tính chính xác của các thông tin đó theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
6. Trường hợp các bên liên quan không thực hiện đúng theo cam kết, gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định tiếp tục tiến hành điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc ra quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại Điều 21 của Pháp lệnh này, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá.
2. Thuế suất thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng.
3. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá không quá năm năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
4. Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá có thể được gia hạn trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng thuế chống phá giá theo quy định tại Chương IV của Pháp lệnh này.
5. Cơ quan điều tra thông báo bằng phương thức thích hợp quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá cho các bên liên quan đến quá trình điều tra.
1. Trường hợp kết luận cuối cùng xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước và thuế chống bán phá giá tạm thời đã được áp dụng trước khi có kết luận cuối cùng thì thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước.
2. Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn chín mươi ngày trước khi áp dụng biện pháp tạm thời nếu có hai điều kiện sau đây:
a) Hàng hoá nhập khẩu đó bị bán phá giá;
b) Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam tăng nhanh đột biến gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
3. Không truy thu khoản chênh lệch về thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kết luận cuối cùng cao hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.
4. Hoàn lại khoản chênh lệnh về thuế khi áp dụng mức thuế chống bán phá giá trong kết luận cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này.
5. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định không áp dụng thuế chống bán phá giá thì thuế chống bán phá giá tạm thời đã được thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá giá tạm thời quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh này sẽ được hoàn lại.
1. Sau một năm, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi có đề nghị của một hoặc nhiều bên có liên quan quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này và trên cơ sở xem xét các bằng chứng do bên đề nghị cung cấp.
2. Một năm trước ngày thời hạn quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá hết hiệu lực, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
3. Cơ quan điều tra tiến hành rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định tại các điều 9, 10, 11, 12, 13, 14 và 15 của Pháp lệnh này.
4. Việc tiến hành các thủ tục liên quan đến quá trình rà soát không được gây cản trở việc đang áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
5. Thời hạn rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là không quá mười hai tháng, kể từ ngày có quyết định rà soát.
Khi kết thúc rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra một trong các quyết định sau đây:
1. Tiếp tục áp dụng hoặc gia hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá;
2. Điều chỉnh mức thuế chống bán phá giá tương ứng với kết quả rà soát;
3. Chấm dứt việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
1. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định về áp dụng thuế chống bán phá giá, nếu các bên liên quan đến quá trình điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Thương mại.
2. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại; trường hợp đặc biệt, thời hạn giải quyết khiếu nại được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày và phải thông báo bằng phương thức thích hợp cho tổ chức, cá nhân có khiếu nại.
3. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Bộ trưởng Bộ Thương mại chưa ra quyết định giải quyết khiếu nại hoặc tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Thương mại thì có quyền khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2004.
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
|
Nguyễn Văn An (Đã ký) |
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 20/2004/PL-UBTVQH11 |
Hanoi, April 29, 2004 |
ON ANTI-DUMPING OF IMPORTS INTO VIETNAM
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001 of the Xth National Assembly, the 10th session;
Pursuant to the December 26, 1991 Export Tax and Import Tax Law, which was amended and supplemented under the July 5, 1993 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Export Tax and Import Tax Law and the May 20, 1998 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Export Tax and Import Tax Law;
Pursuant to Resolution No. 21/2003/QH11 of November 26, 2003 of the XIth National Assembly, the 4th session, on the 2004 law- and ordinance-making program;
This Ordinance provides for anti-dumping of imports into Vietnam.
Article 1.- Scope of regulation
This Ordinance provides for anti-dumping measures; procedures and contents of investigation for application, and application of such measures to imports dumped into Vietnam.
Article 2.- Interpretation of terms
In this Ordinance, the following terms are construed as follows:
1. Anti-dumping tax means an additional import tax imposed on imports dumped into Vietnam, which causes or threatens to cause material injury to a domestic industry.
2. Dumping margin means the calculable difference between the normal prices and the export prices of goods imported into Vietnam.
3. Negligible dumping margin means a dumping margin which is no more than 2% of the export prices of goods imported into Vietnam.
4. Immaterial volume, quantity or value of imports dumped into Vietnam means a volume, quantity or value of imports dumped into Vietnam, which satisfies the following conditions:
a/ The volume, quantity or value of goods dumped from one country does not exceed 3% of the total volume, quantity or value of the like goods imported into Vietnam;
b/ The total of the volumes, quantities or values of goods dumped from many countries, which satisfy the condition set at Point a of this Clause, does not exceed 7% of the total volume, quantity or value of the like goods imported into Vietnam.
5. Domestic industry means a group of domestic producers or their representatives that produce a volume, quantity or value of goods accounting for a major proportion in the total volume, quantity or value of domestically produced the like goods under the condition that these producers do not import, and have no direct alignment relations with the organizations or individuals exporting or importing the goods which are requested for application of anti-dumping measures.
6. Like goods mean goods bearing all of their characteristics resembling goods which are requested to be subject to the application of anti-dumping measures or, in the absence of such goods, mean goods having many of their basic characteristics resembling goods which are requested to be subject to the application of anti-dumping measures.
7. Material injury to a domestic producing industry means the state of significant decline or growth restriction in terms of capacity, price and sale of goods, profit, production development rate, employment, investment and other indexes of the domestic industry, or the state of retardation of the formation of a domestic industry.
8. Threat to cause material injury to a domestic industry means an imminent, apparent and provable possibility to cause material injury to a domestic industry.
Article 3.- Determination of imports dumped into Vietnam
1. Goods originated from a country or territory shall be regarded as sold at a dumping price when imported into Vietnam (hereinafter called goods dumped into Vietnam) if such goods are sold at a price lower than the normal price prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article.
2. The normal price of an import into Vietnam is a comparable price of the like goods currently on sale on the domestic market of the exporting country or territory under normal commercial conditions.
3. In cases where there are no like goods on sale on the domestic market of the exporting country or territory or there are like goods on sale on the domestic market of the exporting country or territory but in a negligible volume, quantity or value, the normal prices of the imports into Vietnam shall be determined in either of the following two ways:
a/ The comparable prices of the like goods of the exporting country or territory, which are on sale on the market of a third country under normal commercial conditions.
b/ The reasonable costs of the goods plus other reasonable expenses as well as reasonable profits, determined at each stage from production to circulation on the market of the exporting country or territory or of a third country.
Article 4.- Anti-dumping measures
1. Application of anti-dumping tax.
2. Commitments to take measures to preclude dumping, made by organizations or individuals producing and/or exporting the goods which are requested for application of anti-dumping measures with Vietnamese State bodies competent to apply anti-dumping measures or with domestic producers if it is so approved by Vietnamese State bodies competent to apply anti-dumping measures.
Article 5.- Principles for application of anti-dumping measures
1. Anti-dumping measures shall be applied at a necessary and reasonable level only in order to prevent or limit material injury to the domestic industries.
2. The application of anti-dumping measures shall be effected only after investigation has been conducted and must be based on the investigation conclusions prescribed in Chapter II of this Ordinance.
3. Anti-dumping measures shall only be applied directly to the imports dumped into Vietnam under the provisions of this Ordinance.
4. The application of anti-dumping measures must not cause harm to the national socio-economic interests.
Article 6.- Conditions for application of anti-dumping measures
Anti-dumping measures shall be applied to goods dumped into Vietnam only when there exist the following two conditions:
1. The goods dumped into Vietnam and the dumping margins must be specifically determined;
2. The dumping of goods prescribed in Clause 1 of this Article constitutes the cause of, or the threat to cause, material injury to the domestic industries.
Article 7 - State management responsibility for anti-dumping
1. The Government shall perform the uniform State management over anti-dumping of imports into Vietnam.
2. The Government shall set up, and specify the organizational apparatuses, functions, tasks and powers of, anti-dumping bodies under the Ministry of Trade, including:
a/ The anti-dumping investigation agency (hereinafter called the investigation agency), which shall investigate and look into anti-dumping cases and, when necessary, propose the Trade Minister to issue decisions to apply provisional anti-dumping taxes;
b/ The Council for handling of anti-dumping cases, which shall consist of a number of standing members and other members who shall work on each case to review the conclusions of the investigation agency, discuss and decide by majority on whether the goods are dumped into Vietnam or not, causing or threatening to cause material injury to the domestic industries; and propose the Trade Minister to issue decisions to apply anti-dumping taxes.
3. The Trade Minister shall be responsible before the Government for performing the State management over anti-dumping, decide on the application of anti-dumping measures and bear responsibility for such decisions.
4. The ministries, the ministerial-level agencies and the provincial/municipal People's Committees shall, within the scope of their respective tasks and powers, have to coordinate with the Trade Ministry in performing the State management over anti-dumping measures and applying anti-dumping measures.
INVESTIGATION FOR APPLICATION OF ANTI-DUMPING MEASURES
Article 8.- Grounds for investigation
1. The investigation for application of anti-dumping measures shall be conducted when dossiers of request for application of anti-dumping measures are filed by organizations or individuals representing the domestic industries.
Organizations or individuals filing dossiers of request for application of anti-dumping measures shall be regarded as representatives of a domestic industry when there exist the following two conditions:
a/ The volume, quantity or value of goods they produce or represent accounts for at least 25% of the total volume, quantity or value of the like goods of the domestic industry.
b/ The volume, quantity or value of goods prescribed at Point a of this Clause and of the domestic producers that support the filing of dossiers of request for application of anti-dumping measures must be bigger than the volume, quantity or value of the like goods of the domestic producers that oppose the requests for application of anti-dumping measures.
2. The Trade Minister may issue investigation decisions when there are clear evidences that the dumping of goods causes or threatens to cause material injury to a domestic industry.
Article 9.- Dossiers of request for application of anti-dumping measures
A dossier of request for application of anti-dumping measure, which shall be addressed to the investigation agency, comprises:
1. The written request for application of anti-dumping measures, including the following contents:
a/ The name, address and other necessary information of the organization or individual filing the request for application of anti-dumping measures;
b/ Description of the imports which are requested to be subject to the application of anti-dumping measures, stating the name of the goods, their basic characteristics and main use purpose, their codes according to the current import tariffs, the currently applied import tax rates, and the imports' origin;
c/ Description of the volume, quantity and value of the imports stated at Point b of this Clause within twelve months before the dossier of request for application of anti-dumping measures is filed;
d/ Description of the volume, quantity and value of the like goods domestically produced within twelve months before the dossier of request for application of anti-dumping measures is filed;
e/ Information on the normal prices and export prices of the goods described under the provisions of Point b of this Clause at the time of their importation into Vietnam within twelve months before the dossier of request for application of anti-dumping measures is filed;
f/ The dumping margin of the imports requested to be subject to the application of anti-dumping measures;
g/ Information, data and proofs on the material injury which the goods dumped into Vietnam cause or threaten to cause to the domestic industry in question;
h/ The name, address and other necessary information of the organization and/or individual producing and exporting into Vietnam the goods requested to be subject to the application of anti-dumping measures;
i/ The specific request regarding the application of anti-dumping measures, the application time limit and extent;
2. Other relevant documents and information which are deemed necessary by the organization or individual requesting the application of anti-dumping measures.
Article 10.- Decision on investigation for application of anti-dumping measures
1. Within fifteen days after receiving the dossiers of request for application of anti-dumping measures, if deeming that such dossiers fail to fully contain the contents prescribed in Article 9 of this Ordinance, the investigation agency must inform the filing organization or individual thereof for supplementation.
2. The time limit for dossier supplementation shall be set by the investigation agency but must not be shorter than thirty days as from the date the organization or individual receives the dossier supplementation notice.
3. Before the Trade Minister issues investigation decisions, the investigation agency must notify Vietnamese anti-dumping regulations to the competent authorities of the countries or territories that export the goods requested to be subject to the application of anti-dumping measures.
4. Within sixty days as from the date of receiving the dossiers with the full contents prescribed in Article 9 of this Ordinance, the Trade Minister shall issue investigation decisions; in special cases, the time limit for issuance of investigation decisions may be extended for no more than thirty days.
5. Within fifteen days as from the date of issuance of the decisions on investigation for application of anti-dumping measures, the investigation agency shall notify the investigation decisions to the organizations or individuals requesting the application of anti-dumping measures; the producers, exporters and competent authorities of the countries or territories that export the goods requested for application of anti-dumping measures and announce them to the other involved parties.
6. The Trade Minister must not issue investigation decisions if the organizations or individuals requesting the application of anti-dumping measures withdraw their dossiers, except for the case specified in Clause 2, Article 8 of this Ordinance.
Article 11.- Parties involved in the investigation process
The parties involved in the investigation process include:
1. Organizations, individuals filing dossiers of request for the application of anti-dumping measures;
2. Foreign organizations, individuals producing or exporting goods requested for application of anti-dumping measures;
3. Organizations, individuals importing goods requested for application of anti-dumping measures;
4. Domestic organizations, individuals producing the like goods;
5. Domestic business associations representing the majority of organizations, individuals producing and/or importing the like goods;
6. Foreign business associations representing the majority of organizations, individuals producing and/or exporting the goods requested for application of anti-dumping measures;
7. Trade union or other organizations representing the interests of laborers in the domestic industries;
8. Organizations protecting consumers' interests;
9. Competent Vietnamese State bodies;
10. Competent authorities of the countries or territories exporting the goods requested for application of anti-dumping measures;
11. Other organizations, individuals that have their rights and interests involved in the investigation process.
Article 12.- Contents of investigation for application of anti-dumping measures
1. Determining the goods dumped into Vietnam and the dumping margin.
2. Determining the material injury or the threat to cause the material injury to the domestic industries on the basis of examining the following contents:
a/ The volume, quantity or value of the goods dumped into Vietnam, compared with the volume, quantity or value of the like goods domestically produced or sold, which has been increasing significantly in absolute or relative terms;
b/ Price effects of the goods requested for application of anti-dumping measures on the reduction of, or the restriction of the possibility to reasonably increase, the prices of the domestic like goods;
c/ Adverse impacts on the domestic industries or on the formation of the domestic industries.
3. The link between the dumping of goods into Vietnam and the material injury or the threat to cause material injury to the domestic industries.
Article 13.- Supply of information, documents in the investigation process
1. The parties involved in the investigation process prescribed in Article 11 of this Ordinance shall have to supply truthful information and necessary documents at the request of the investigation agency.
2. Where necessary information or documents are not supplied as requested, the investigation agency shall make decisions on the basis of available information and documents.
1. The investigation agency shall organize consultations with the parties involved in the investigation process prescribed in Article 11 of this Ordinance in order to create conditions for the parties to express their opinions and supply necessary information.
2. The parties involved in the investigation process are not obliged to attend consultation meetings; if any party is absent from consultation meetings, its interests related to the application of anti-dumping measures shall still be assured.
3. Consultations must not obstruct the investigation process and the application of anti-dumping measures prescribed in this Ordinance.
1. The investigation agency shall be responsible for keeping confidential information supplied to it when receiving justified requests of the parties involved in the investigation process and request these parties to supply brief information which needs to be kept confidential.
2. The parties involved in the investigation process may have access to information already supplied to the investigation agency, excluding information which needs to be kept confidential.
Article 16.- Investigation time limit
1. The time limit for investigation for application of anti-dumping measures shall not exceed twelve months as from the date of issuance of investigation decisions.
2. In special cases, the Trade Minister may decide to extend the investigation time limit for no more than six months.
Article 17.- Preliminary conclusions
1. Within ninety days as from the date of issuance of investigation decisions, the investigation agency shall publicize the preliminary conclusions on the contents related to the investigation process prescribed in Article 12 of this Ordinance; in special cases, the time limit for publicization of preliminary conclusions may be extended for no more than sixty days.
2. Preliminary conclusions and major grounds for making such preliminary conclusions must be publicized by appropriate modes to the parties involved in the investigation process.
Article 18.- Final conclusions
1. After completing the investigation process, the investigation agency shall publicize its final conclusions on the contents related to the investigation process prescribed in Article 12 of this Ordinance,
2. The final conclusions and major grounds for making such final conclusions must be publicized by appropriate modes to the parties involved in the investigation process.
Article 19.- Termination of investigation
The Trade Minister shall decide to terminate investigation in the following cases:
1. Organizations or individuals that have filed dossiers of request for application of anti-dumping measures voluntarily withdraw their dossiers;
2. Preliminary conclusions prescribed in Article 17 of this Ordinance contain at least one of the following contents:
a/ There is no dumping as prescribed in Article 3 of this Ordinance;
b/ The dumping margin is negligible;
c/ The volume, quantity and value of the goods dumped into Vietnam is negligible;
d/ There is no material injury or no threat to cause material injury to the domestic industries.
APPLICATION OF ANTI-DUMPING MEASURES
Article 20.- Application of provisional anti-dumping taxes
1. After sixty days as from the date of issuance of investigation decisions, on the basis of the preliminary conclusions, the Trade Minister may issue decisions to impose provisional anti-dumping taxes.
2. The rates of provisional anti-dumping taxes must not exceed the dumping margins determined in the preliminary conclusions.
3. The payment of provisional anti-dumping taxes may be secured with cash deposits or by other measures as prescribed by law.
4. The time limit for application of provisional anti-dumping taxes must not exceed one hundred and twenty days as from the date of issuance of decisions on the application of this measure.
5. At the requests of the exporters of the like goods, the Trade Minister may extend the time limit for application of provisional anti-dumping taxes for no more than sixty days.
Article 21.- Application of commitment measures
1. After the preliminary conclusions are made available and before termination of the investigation process, organizations or individuals producing or exporting the goods under investigation may make commitments with the Trade Ministry or domestic producers on one of the following contents:
a/ To adjust the selling prices;
b/ To voluntarily restrict the volume, quantity or value of the goods dumped into Vietnam.
2. The Trade Minister may accept or reject or request adjustment of the commitment contents but must not force the parties to make such commitments.
3. The investigation agency shall make public the commitments' contents to the parties involved in the investigation process.
4. In case of rejecting the commitments of the involved parties, the Trade Minister must notify the reasons therefor and order the investigation to be continued for application of anti-dumping measures according to the provisions of this Ordinance.
5. The Trade Minister shall issue decisions to cease the anti-dumping investigation and apply the commitment measure if deeming that the realization of such commitments shall not cause or threaten to cause material injury to the domestic industries.
The committing parties must periodically supply the investigation agency with information and documents on the realization of their commitments and prove the accuracy of such information under decisions of the Trade Minister.
6. Where the involved parties fail to properly realize their commitments, causing or threatening to cause material injury to the domestic industries, the Trade Minister shall issue decisions to resume the investigation for application of anti-dumping measures or issue decisions to apply anti-dumping measures as provided for by this Ordinance.
Article 22.- Application of anti-dumping taxes
1. Where the commitments prescribed in Article 21 of this Ordinance cannot be fulfilled, on the basis of the final conclusions and proposals of the Council for handling of anti-dumping cases, the Trade Minister shall issue decisions to impose or not to impose anti-dumping taxes.
2. The rates of anti-dumping taxes must not exceed the dumping margins determined in the final conclusions.
3. The time limit for application of anti-dumping taxes shall not exceed five years as from the date of issuance of the decisions to apply anti-dumping measures.
4. The time limit for application of anti-dumping taxes may be extended in cases where the Trade Minister issues decisions to review the application of anti-dumping taxes as provided for in Chapter IV of this Ordinance.
5. The investigation agency shall notify by appropriate modes the decisions to impose or not to impose anti-dumping taxes to the parties involved in the investigation process.
Article 23.- Retrospective application of anti-dumping taxes
1. Where the final conclusions determine that there is material injury or a threat to cause material injury to the domestic industries and the provisional anti-dumping taxes have been applied before the final conclusions are made, anti-dumping taxes shall be applied retrospectively.
2. The anti-dumping taxes shall be retrospectively applied to the imports for ninety days back before the application of the provisional anti-dumping taxes if there exist the following two conditions:
a/ The imports are sold at dumping prices;
b/ The volume, quantity or value of the goods sold at dumping prices into Vietnam surge suddenly, causing hardly remediable injury to the domestic industries.
3. Any tax difference shall not be retrospectively collected when the applied anti-dumping tax rate stated in the final conclusion is higher than the provisional anti-dumping tax rate prescribed in Article 20 of this Ordinance.
4. Any tax difference shall be refunded when the applied anti-dumping tax rate stated in the final conclusion is lower than the provisional anti-dumping tax rate prescribed in Article 20 of this Ordinance.
5. Where the Trade Minister issues decisions not to impose anti-dumping taxes, the provisional anti-dumping taxes already collected or amounts deposited to secure the payment of provisional anti-dumping taxes prescribed in Article 20 of this Ordinance shall be refunded.
REVIEW OF APPLICATION OF ANTI-DUMPING MEASURES
Article 24.- Review of the application of anti-dumping measures
1. After one year, as from the date of issuance of the decisions to apply anti-dumping measures, the Trade Minister shall be entitled to review the application of such anti-dumping measures when it is so requested by one or many of the involved parties prescribed in Article 11 of this Ordinance and on the basis of examining the proofs supplied by the requesting party(ies).
2. One year before the expiry of the decisions to apply anti-dumping measures, the Trade Minister shall issue decisions to review the application of such anti-dumping measures.
3. The investigation agency shall review the application of anti-dumping measures according to the provisions of Articles 9, 10, 11, 12, 13, 14 and 15 of this Ordinance.
4. The carrying out of procedures related to the review process must not obstruct the current application of anti-dumping measures.
5. The time limit for reviewing the application of anti-dumping measures prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall not exceed twelve months as from the date of issuance of the review decisions.
Article 25.- Decisions on the results of review of the application of anti-dumping measures
At the end of the review of the application of anti-dumping measures, the Trade Minister shall issue one of the following decisions:
1. To continue, or extend the time limit for, the application of anti-dumping measures;
2. To adjust the anti-dumping tax rates as appropriate to the review results;
3. To terminate the application of anti-dumping measures.
COMPLAINTS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 26.- Complaints, lawsuits
1. Within sixty days as from the date the Trade Minister issues the decisions to apply anti-dumping measures, if the parties involved in the investigation process and the application of anti-dumping measures disagree with such decisions, they may lodge complaints with the Trade Minister.
2. Within sixty days as from the date of receiving complaints, the Trade Minister shall have to settle them; in special cases, the time limit for settling complaints may be extended for no more than sixty days and such must be notified by appropriate modes to the complaining organizations or individuals.
3. Past the time limit stated in Clause 2 of this Article, if the Trade Minister fails to issue decisions to settle their complaints or the complaining organizations or individuals disagree with the Trade Minister's decisions to settle their complaints, they may initiate lawsuits at courts according to Vietnamese law provisions.
Article 27.- Settlement of disputes and handling of violations
The settlement of disputes and the handling of violations of the legislation on anti-dumping of goods into Vietnam shall comply with Vietnamese laws; if international agreements which Vietnam has signed or acceded to otherwise provide for, such international agreements shall apply.
Article 28.- Implementation effect
This Ordinance takes effect as from October 1, 2004.
Article 29.- Implementation guidance
The Government and the Supreme People's Court shall, within the scope of their respective tasks and powers, detail and guide the implementation of this Ordinance.
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |