Chương 7 Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10: Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác
Số hiệu: | 44/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2002 |
Ngày công báo: | 05/09/2002 | Số công báo: | Số 43 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tự mình hoặc theo đề nghị của một trong các cơ quan, tổ chức sau đây quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn:
a) Trưởng Công an cấp xã;
b) Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị dân cư ở cơ sở.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng có thể quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn trên cơ sở hồ sơ, biên bản về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung cấp.
2. Trước khi quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện pháp này.
3. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp quy định tại khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Tuỳ theo từng đối tượng mà Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định giao người được giáo dục cho cơ quan, tổ chức, gia đình quản lý, giáo dục.
4. Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được giáo dục, gia đình người đó, Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng, thời hạn áp dụng, ngày thi hành quyết định; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình được giao giáo dục, quản lý người được giáo dục; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để thi hành quyết định đó đối với người được giáo dục. Tuỳ từng đối tượng được giáo dục mà cuộc họp có sự tham gia của đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, cơ quan Công an, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên ở cơ sở, nhà trường và gia đình người được giáo dục.
Sau cuộc họp, cơ quan, tổ chức được giao quản lý, giáo dục có trách nhiệm giúp đỡ, động viên người được giáo dục trong cuộc sống, giúp đỡ họ tìm kiếm việc làm hoặc đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện, tìm kiếm việc làm cho người được giáo dục.
Mỗi tháng một lần, cơ quan, tổ chức, gia đình được giao nhiệm vụ quản lý, giáo dục có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã về việc thi hành quyết định; nếu người được giáo dục có tiến bộ rõ rệt thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm quản lý và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức có liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại của quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
1. Đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh này cần đưa vào trường giáo dưỡng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của nhà trường, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Ban Dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở, của cha mẹ hoặc người giám hộ.
2. Đối với người chưa thành niên không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, bản trích lục tiền án, tiền sự, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).
3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.
4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng Công an cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra, thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.
1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào trường giáo dưỡng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập gồm Trưởng Công an, Trưởng phòng Tư pháp, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện; Trưởng Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.
Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.
2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người được đưa vào trường giáo dưỡng, cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó, cơ quan Công an cấp huyện, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Quyết định đưa vào trường giáo dưỡng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được đưa vào trường giáo dưỡng; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với gia đình hoặc người giám hộ đưa người phải chấp hành quyết định vào trường giáo dưỡng.
2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định được đưa đi trường giáo dưỡng.
1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Gia đình đang có khó khăn đặc biệt có đơn đề nghị, được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành; nếu trong thời gian được hoãn, người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công, thì có thể được miễn chấp hành quyết định.
2. Người được đưa vào trường giáo dưỡng được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng Công an cùng cấp thẩm tra trước khi quyết định.
1. Người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời gian thi hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ sáu tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở. Đối với trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ có thai thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng. Quyết định này được gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng.
Khi người được đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận cho Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cho gia đình người đó.
1. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này cần đưa vào cơ sở giáo dục thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan.
2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, bản trích lục tiền án, tiền sự, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).
3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.
4. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm tra hồ sơ, gửi hồ sơ đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn. Trong trường hợp cơ quan Công an cấp tỉnh đã lập hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.
1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở giáo dục do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.
Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở giáo dục trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.
2. Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ quan Công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục.
2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục được tính từ ngày người bị áp dụng biện pháp này được đưa đi cơ sở giáo dục.
1. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;
c) Gia đình đang gặp khó khăn đặc biệt có đơn đề nghị và được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao cho Giám đốc Công an cùng cấp thẩm tra các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định.
1. Người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở giáo dục bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ ba tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở. Đối với phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết định này được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
Khi người bị đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở giáo dục cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Cục trưởng Cục quản lý trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
1. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh này cần áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, bệnh án (nếu có), tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó và các biện pháp giáo dục đã áp dụng, nhận xét của cơ quan Công an, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan.
2. Đối với người không có nơi cư trú nhất định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập biên bản, báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Trong trường hợp đối tượng do cơ quan Công an cấp tỉnh, cấp huyện trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan Công an đang thụ lý phải xác minh, thu thập tài liệu, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, bệnh án (nếu có), tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, biện pháp giáo dục đã áp dụng (nếu có).
3. Cơ quan Công an có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp trong việc thu thập tài liệu và lập hồ sơ.
4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hoặc biên bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra hồ sơ , thu thập tài liệu, hoàn chỉnh hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên của Hội đồng tư vấn.
1. Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập gồm Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng Công an, Chủ tịch Hội phụ nữ cấp huyện. Trong trường hợp đối tượng được đề nghị đưa vào cơ sở chữa bệnh là người chưa thành niên thì Hội đồng tư vấn phải có sự tham gia của Chủ nhiệm Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em cấp huyện. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng tư vấn.
2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.
Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc đưa vào cơ sở chữa bệnh trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.
2. Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, gia đình người đó, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, Hội đồng nhân dân cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đưa vào cơ sở chữa bệnh; hành vi vi phạm pháp luật của người đó và điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp huyện có trách nhiệm đưa người phải chấp hành quyết định vào cơ sở chữa bệnh.
2. Thời hạn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính từ ngày người phải chấp hành quyết định được đưa đi cơ sở chữa bệnh.
1. Người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Đang có thai có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên hoặc phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi có đơn đề nghị được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
2. Người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
a) Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện từ cấp huyện trở lên;
b) Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định việc hoãn hoặc miễn chấp hành trên cơ sở đơn đề nghị của người phải chấp hành quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh. Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao cho Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trưởng Công an cấp huyện thẩm tra các trường hợp cụ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trước khi ra quyết định.
1. Người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đã chấp hành một nửa thời hạn, nếu có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công, thì được xét giảm một phần hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
2. Trong trường hợp người đang chấp hành quyết định tại cơ sở chữa bệnh bị ốm nặng mà được đưa về gia đình điều trị thì được tạm đình chỉ chấp hành quyết định; thời gian điều trị được tính vào thời hạn chấp hành quyết định; nếu sau khi sức khoẻ được phục hồi mà thời hạn chấp hành còn lại từ ba tháng trở lên thì người đó phải tiếp tục chấp hành tại cơ sở. Đối với phụ nữ có thai thì được tạm đình chỉ thi hành quyết định cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi; nếu trong thời gian tạm đình chỉ mà người đó có tiến bộ rõ rệt hoặc lập công thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại. Đối với người mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn chấp hành phần thời gian còn lại.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào cơ sở chữa bệnh quyết định việc giảm thời hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn việc chấp hành quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở chữa bệnh.
Khi người bị đưa vào cơ sở chữa bệnh đã chấp hành xong quyết định thì Giám đốc cơ sở chữa bệnh cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cho gia đình người đó.
1. Đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh này cần quản chế hành chính, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú xem xét, lập hồ sơ gửi Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Hồ sơ gồm có bản tóm tắt lý lịch, tài liệu về các vi phạm pháp luật của người đó, nhận xét của cơ quan Công an cấp huyện, ý kiến của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và ý kiến của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
3. Cơ quan Công an cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc thu thập tài liệu để lập hồ sơ.
4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao hồ sơ cho Giám đốc Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ và gửi hồ sơ đến các thành viên Hội đồng tư vấn.
1. Hội đồng tư vấn về việc quản chế hành chính do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập gồm Giám đốc Công an, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh; Giám đốc Công an là thường trực Hội đồng tư vấn.
2. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Hội đồng tư vấn có trách nhiệm xem xét hồ sơ và tổ chức cuộc họp để xét duyệt hồ sơ.
Hội đồng tư vấn làm việc theo chế độ tập thể, kết luận theo đa số. Các ý kiến khác nhau phải được ghi vào biên bản cuộc họp kèm theo báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định việc quản chế hành chính trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của Hội đồng tư vấn.
2. Quyết định quản chế hành chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và phải được gửi ngay cho người bị quản chế hành chính, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi lập hồ sơ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi thi hành quyết định quản chế.
Quyết định quản chế hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị quản chế hành chính; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định quản chế hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định quản chế hành chính.
2. Thời hạn chấp hành quyết định quản chế hành chính được tính từ ngày người bị áp dụng quản chế hành chính bắt đầu chấp hành quyết định. Trong thời gian chấp hành quyết định, người bị quản chế phải chịu sự quản lý, giáo dục của chính quyền cấp xã và nhân dân địa phương nơi chấp hành quyết định quản chế hành chính.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người bị quản chế chấp hành quyết định có trách nhiệm quản lý, giáo dục người bị quản chế; định kỳ ba tháng một lần báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Người bị quản chế hành chính đã chấp hành được một nửa thời hạn quản chế, nếu có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công thì có thể được xét giảm thời hạn quản chế.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định quản chế hành chính xem xét, quyết định giảm thời hạn quản chế cho người bị quản chế trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi người đó đang chấp hành quyết định quản chế.
Khi người bị quản chế hành chính đã chấp hành xong quyết định thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi thi hành quyết định quản chế cấp giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao giấy chứng nhận đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định, Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đã lập hồ sơ.
1. Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở chữa bệnh quyết định tạm thời đưa người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính ra khỏi nơi chấp hành các biện pháp đó để tham gia tố tụng trong các vụ án có liên quan đến người đó.
2. Thời gian tạm thời đưa ra khỏi nơi chấp hành biện pháp xử lý hành chính được tính vào thời hạn chấp hành biện pháp đó.
1. Khi xem xét hồ sơ của đối tượng để quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu xét thấy các hành vi vi phạm của người đó có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Đối với trường hợp đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm của người bị áp dụng biện pháp này có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày huỷ quyết định phải chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
Trong trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì thời hạn chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính vào thời hạn chấp hành hình phạt tù. Hai ngày chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh được tính bằng một ngày chấp hành hình phạt tù.
Trong trường hợp phát hiện người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đã thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định, thì theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền, người đã ra quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn, quản chế hành chính hoặc Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở chữa bệnh phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đối với người đó và chuyển hồ sơ của đối tượng cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp bị Toà án xử phạt tù thì người đó được miễn chấp hành phần thời gian còn lại trong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác; nếu hình phạt được áp dụng không phải là hình phạt tù thì người đó có thể phải tiếp tục chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác.
Trong trường hợp một người thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh hoặc vừa thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng, vừa thuộc đối tượng đưa vào cơ sở chữa bệnh thì cơ quan có thẩm quyền chỉ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. Cơ quan đã thụ lý hồ sơ có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ về người đó cho Hội đồng tư vấn về việc đưa vào cơ sở chữa bệnh để tiến hành các thủ tục tiếp theo theo quy định của pháp luật.
PROCEDURES FOR APPLICATION OF OTHER ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Section I. PROCEDURES FOR EDUCATION AT COMMUNES, WARDS, DISTRICT TOWNSHIPS
Article 70.- Deciding on education at communes, wards, district townships
1. The commune-level People’s Committee presidents shall decide the education at communes, wards or district townships on their own or at the request of one of the following agencies or organizations:
a) The commune-level police chiefs;
b) The commune-level Fatherland Front Committee presidents;
c) The representatives of agencies, organizations or population quarters in localities.
The commune-level People’s Committee presidents may also decide on the education at communes, wards or district townships on the basis of the dossiers and records on law-breaking acts committed by subjects, which are supplied by the district- and/or provincial-level police offices.
2. Before deciding on the education at communes, wards or district townships, the commune-level People’s Committee presidents shall organize a meeting with the participation of the commune-level police chiefs, the representatives of the Legal Section, Fatherland Front Committee, relevant social organizations of the same level, local population and of families of the persons proposed for education for consideration and application of this measure.
3. Within three days after the end of the meeting prescribed in Clause 2 of this Article, the commune-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the education at communes, wards or district townships.
Depending on each subject, the commune-level People’s Committee presidents shall decide to hand the persons subject to education to agencies, organizations or families for management and education.
4. The decisions on education at communes, wards or district townships take effect as from the date of their signing and must be sent immediately to the persons subject to such education, their families, the commune-level People’s Councils as well as relevant agencies and organizations.
Article 71.- Contents of decisions on education at communes, wards or district townships
The decisions on education at communes, wards or district townships must clearly inscribe the issuance dates; the full names and positions of the decision issuers; the full names, birth dates and residence places of the persons subject to education; acts of law offense committed by such persons; clauses and articles of the applicable legal documents, the application time limits, the effective dates of the decisions; the responsibilities of agencies, organizations and families assigned to educate and manage the persons subject to education; the right to complain, initiate lawsuits against decisions on education at communes, wards or district townships according to law provisions.
Article 72.- Executing decisions on education at communes, wards or district townships
Within seven days as from the date the decisions take effect, the agencies or organizations assigned to manage and educate the target persons must organize meetings with such persons for the execution of those decisions. Depending on each education subject, the meeting shall be participated by representatives of the Fatherland Front Committee, the police office, the Women’s Union, the Peasants Association, the Youth Union in the locality, the school and the family of the person subject to education.
After such meetings, the agencies or organizations assigned to manage and educate such persons shall have to assist and encourage them in their life, help them find jobs or propose the commune-level People’s Committees to create conditions for the persons subject to education to find jobs or find jobs for them.
Once a month, the agencies or organizations assigned to manage and educate such persons shall have to report to the commune-level People’s Committee presidents on the execution of the decisions; if the target persons make marked progress, the commune-level People’s Committee presidents shall, at the requests of the agencies or organizations assigned the management responsibility and based on the written comments of the relevant agencies or organizations, decide to exempt the serving of the remaining duration of the decisions on education at communes, wards or district townships.
Article 73.- The statute of limitations for execution of the decisions on education at communes, wards or district townships
The statute of limitations for execution of decisions on education at communes, wards or district townships shall expire after six months as from the date of issuance of the decisions. Where the persons subject to education and communes, wards or district townships deliberately evade the execution, the above-said statute of limitations shall be recalculated as from the time the act of evasion terminates.
Article 74.- Expiry of the duration of serving the measure of education at communes, wards or district townships
When persons subject to education at communes, wards or district townships have completely served the decisions thereon, the commune-level People’s Committee presidents shall issue them certificates.
Section 2. PROCEDURES FOR SENDING TO REFORMATORIES
Article 75.- Compiling dossiers proposing the sending to reformatories
1. For minors who have committed acts of law offense, as prescribed in Article 24 of this Ordinance and need to be sent to reformatories, the commune-level People’s Committee presidents of the localities where such persons reside shall compile dossiers for submission to the district-level People’s Committee presidents.
Such a dossier shall comprise a curriculum vitae, the documents on law offenses committed by such person, the education measures already applied, remarks of the police office, comments of the reformatory, the Fatherland Front Committee, the Youth Union, the Women Union, the Population, Family and Children Board of the locality and of his/her parents or guardian.
2. For minors who have no fixed residence, the commune-level People’s Committee presidents of the localities where such persons have committed acts of law offenses shall make records thereon and report such to the district-level People’s Committee presidents.
Where the subjects in law-breaking cases are detected, investigated and handled directly by the district- and/or provincial-level police offices, who have committed offenses not to the extent of being examined for penal liability but are subjects to be sent to reformatories, the police offices which are processing the cases must verify, gather documents and compile dossiers for submission to the district-level People’s Committee presidents.
Such a dossier shall comprise a curriculum vitae, documents on the law offenses committed by such person, the extracts of previous judgments, previous incidents, the already applied education measures (if any).
3. The police offices shall have to assist the presidents of the People’s Committees of the same level in gathering documents and compiling dossiers.
4. Within three days after the receipt of the dossiers or records prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the district-level People’s Committee presidents shall hand them to the chiefs of the police offices of the same level. Within 15 days after the receipt of the dossiers, the district-level police offices shall have to verify, gather documents, complete the dossiers and send them to members of the Advisory Council.
Article 76.- The Advisory Council for sending to reformatories
1. The Advisory Council for sending to reformatories shall be set up under decision of the district-level People’s Committee presidents, comprising the district police chief, the head of the district Legal Section, the head of the district-level Population, Family and Children Board. The district police chief shall act as the standing member of Advisory Council.
2. Within seven days after the receipt of the dossiers, the Advisory Council shall have to examine the dossiers and organize meetings to scrutinize and approve the dossiers.
The Advisory Council shall work according to the collective regime and make conclusions by majority. Divergent opinions shall be recorded in the minutes of the meetings and enclosed to the report to be submitted to the district-level People’s Committee president.
Article 77.- Decisions on sending to reformatories
1. The district-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the sending to reformatories within five days after the receipt of the report from the Advisory Council.
2. The decisions shall take effect after their signing and must be sent immediately to persons to be sent to the reformatories, the parents or guardians of such persons, the district-level police offices, the district-level People’s Councils and the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside.
Article 78.- The contents of decisions on sending to reformatories
The decisions on sending to reformatories must clearly state the dates of their issuance; the full names and positions of the decision issuers; the full names, birth dates and residence places of persons to be sent to reformatories; acts of law offense committed by such persons, clauses and articles of applicable legal documents; the time limit and places for execution of decisions; the right to complain and initiate lawsuits against decisions on sending to reformatories according to law provisions.
Article 79.- Execution of decisions on sending to reformatories
1. Within five days as from the date of issuing the decisions, the district-level police offices shall have to coordinate with the families or guardians of the persons serving the decisions in sending such persons to reformatories.
2. The duration of serving the decisions on sending to reformatories shall be calculated from the date the persons subject to such decisions are sent to reformatories.
Article 80.- Postponement of or exemption from the execution of decisions on sending to reformatories
1. Persons sent to reformatories may postpone the execution of the decisions in the following cases:
a) Being seriously ill, with written certification of hospitals of the district or higher level;
b) Their families are meeting with particular difficulties and file the applications therefor, which are certified by the commune-level People’s Committee presidents of the localities where such persons reside.
When the conditions for postponement of the decision execution no longer exist, the decisions shall continue to be executed; if during the postponement period, such persons have made marked progress in the observance of law or recorded merits, they may be exempt from serving the decisions.
2. The persons sent to reformatories shall be exempt from serving the decisions in the following cases:
a) They have suffered from dangerous diseases as certified by hospitals of the district or higher level;
b) They are pregnant as certified by hospitals of the district or higher level or women who are nursing their children of under 36 months old and file their applications therefor with certification of the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside.
3. The district-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the postponement of or exemption from decision execution, based on the applications filed by the persons who have to serve the decisions on sending to reformatories. In case of necessity, the district-level People’s Committee presidents shall assign the chiefs of the police offices of the same level to verify the cases before making decisions.
Article 81.- Reduction of time limit for, temporary suspension of, or exemption from, serving the remaining duration in reformatories
1. Persons who are sent to reformatories and have served half of their terms, if making marked progress or recording merits, shall be considered for partly reduction of, or exemption from serving the remaining duration.
2. Where the persons serving decisions at reformatories are seriously ill and sent back to their families for treatment, they shall be temporarily suspended from serving the decisions; the medical treatment duration shall be counted into the decision-serving duration; if after their recovery from ailment the remaining serving duration is six months or more, such persons must continue to serve the decisions at the establishments. Persons suffering from dangerous diseases and pregnant women are exempt from serving the remaining duration.
3. The directors of the Detention Camp Management Department, education establishments or reformatories shall decide to reduce the time limit for, temporarily suspend or exempt the decision execution, as prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, at the proposals of the directors of the reformatories. These decisions shall be sent to the district-level People’s Committee presidents who have issued decisions on sending to reformatories.
Article 82.- The statute of limitation for execution of decisions on sending to reformatories
The statute of limitation for execution of decisions on sending to reformatories shall expire after one year as from the date of issuing the decisions. Where the persons to whom the measure of sending to reformatories is applied deliberately evade the execution thereof, the above-said statute of limitation shall be recalculated from the time the act of evasion terminate.
Article 83.- Expiry of the time limit for execution of the measure of sending to reformatories
When the persons sent to reformatories have completely served the decisions, the directors of the reformatories shall issue them certificates and send the copies thereof to the directors of the Detention Camp Management Department, education establishments, reformatories, the district-level People’s Committee presidents who have issued the decisions, the commune-level People’s Committee of the localities where such person reside as well as their families.
Section 3. PROCEDURES FOR SENDING TO EDUCATION ESTABLISHMENTS
Article 84.- Compiling dossiers proposing the sending to reformatories
1. For persons who have committed law-breaking acts prescribed in Article 25 of this Ordinance and need to be sent to education establishments, the commune-level People’s Committee presidents of the localities where such persons reside shall consider and compile dossiers for submission to the district-level People’s Committee presidents.
Such a dossier contains the curriculum vitae, documents on law offenses committed by such person, the already applied education measures, remarks of the police office, the opinions of the Fatherland Front Committee and the relevant social organizations of the same level.
2. For persons who have no fixed residence places, the commune-level People’s Committee presidents of the places where such persons committed law-breaking acts shall make records and report the cases to the district-level People’s Committee presidents.
Where the subjects are directly detected, investigated and handled by the district-and/or provincial-level police offices in law-breaking cases, who have committed offenses not to the extent of being examined for penal liability and are liable to be sent to education establishments, the police offices which are processing the cases shall have to verify, gather documents and compile dossiers for submission to the presidents of the People’s Committees of the same level.
Such a dossier shall include a curriculum vitae, documents on law offenses committed by such person, the extracts of previous judgments, previous incidents, the already applied education measures (if any).
3. The police offices shall have to assist the presidents of the People’s Committees of the same level in gathering documents for compilation of dossiers.
4. Within twenty days as from the date of receiving the dossiers prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the district-level People’s Committee presidents shall verify the dossiers and send them to the provincial-level People’s Committee presidents. Within three days after the receipt of the dossiers, the provincial-level People’s Committee presidents shall send the dossiers to the Advisory Council members. Where the provincial-level police offices have compiled the dossiers prescribed in Clause 2 of this Article, they must report such to the provincial-level People’s Committee presidents and send the dossiers to the Advisory Council Members.
Article 85.- The Advisory Council for sending into education establishments
1. The Advisory Council for sending into education establishments shall be set up under decisions of the provincial-level People’s Committee presidents, comprising the provincial-level Police Department director, the director of the provincial-level Justice Service, the director of the provincial-level Service of Labor, War Invalids and Social Affairs, the president of the provincial-level Fatherland Front Committee; the Police Department director shall act as standing member of the Advisory Council.
2. Within fifteen days after the receipt of the dossiers, the Advisory Council shall have to examine the dossiers and organize meetings to scrutinize the dossiers.
The Advisory Council shall work according to the collective regime and make conclusions by majority. Divergent opinions must be recorded in the minutes of the meetings, enclosed to the report to be submitted to the provincial-level People’s Committee presidents.
Article 86.- Decisions on sending into education establishments
1. The provincial-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the sending into education establishments within seven days after the receipt of reports of the Advisory Council.
2. The decisions on sending into education establishments take effects from the date of their signing and must be sent immediately to the persons to be sent to education establishments, the provincial-level police offices, the provincial-level People’s Councils and the commune-level People’s Committees of the places where such persons reside.
Article 87.- The contents of decisions on sending into education establishments
The decisions on sending violators into education establishments must clearly inscribe the date of their issuance; the full names and positions of the decision issuers; the full names, birth dates, occupations and residence places of the persons sent to education establishments; acts of law offenses committed by such persons; clauses and articles of the applicable legal documents; the time limits and places for execution of the decisions; the right to complain or initiate lawsuits against decisions on sending to education establishments according to law provisions.
Article 88.- Execution of decisions on sending violators into education establishments
1. Within five days after the issuance of decisions, the provincial-level police offices shall have to take the decision servers to education establishments.
2. The time limits for serving the decisions on sending to education establishments shall be counted from the dates the persons subject to the application of this measure are sent into education establishments.
Article 89.- Postponement of or exemption from execution of decisions on sending into education establishments
1. Persons to be sent into education establishments may postpone the execution of decisions thereon in the following cases:
a) They are seriously ill as certified by hospitals of the district or higher level;
b) They are pregnant as certified by hospitals of the district or higher level or they are women nursing their children of under 36 months old provided that they file the applications therefor and obtain the certification by the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside;
c) Their families are meeting with particular difficulties provided that they file the applications therefor and obtain the certification by the commune-level People’s Committees of the localities where they reside.
When the conditions for execution postponement no longer exist, the decisions shall continue to be executed.
2. Persons sent to education establishments shall be exempt from decision execution in the following cases:
a) They are suffering from dangerous diseases with certification by hospitals of the district or higher level and such persons are no longer dangerous to society;
b) During the period of postponement of decision execution, such persons have made marked progress in the observance of law or recorded merits.
3. The provincial-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the execution postponement or exemption on the basis of the written requests filed by the persons serving the decisions on sending to education establishments. In case of necessity, the provincial-level People’s Committee presidents shall assign the provincial Police Department director to verify specific cases prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article before making decisions.
Article 90.- Reduction of time limits for, temporary suspension of or exemption from, serving the remaining duration at education establishments
1. Persons sent to education establishments who have served half of their terms, if making marked progress or recording merits, shall be considered for partly reduction of or exemption from serving the remaining duration.
2. Where the persons serving decisions at education establishments are seriously ill and sent back to their families for treatment, they shall be temporarily suspended from execution of the decisions; the treatment duration shall be counted into the decision-executing duration; if after their recovery from ailment, the remainder of the decision-executing duration is three months or more, such persons must continue to serve the decisions at the establishments. For pregnant women, they shall be temporarily suspended from decision execution till their children are full 36 months old; if during the period of temporary suspension, such persons make marked progress or record merits, they shall be exempt from serving the remaining duration. Persons who suffer from dangerous diseases shall be exempt from serving the remaining duration.
3. The directors of the Detention Camp Management, the education establishments or reformatories shall decide to reduce the time limits for, temporarily suspend or to exempt the decision execution prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, based on the proposal of the director of the education establishment. These decisions shall be sent to the provincial-level People�s Committee presidents who have issued decisions on sending violators to education establishments.
Article 91.- Statute of limitation for execution of decisions on sending violators into education establishments
The statute of limitation for execution of decisions on sending violators into education establishments shall be one year as from the date of issuance. Where the persons sent to education establishments deliberately evade the execution, the above-said statute of limitation shall be recalculated from the time the acts of evasion terminate.
Article 92.- Expiry of the time limits for serving the measure of sending into education establishments
When the persons sent to education establishments have completely served the decisions thereon, the directors of the education establishments shall grant them certificates and send the copies thereof to the directors of the Detention Camp Management Department, the education establishments and the reformatories, the provincial-level People’s Committee presidents who have issued the decisions and the commune-level People’s Committees of the places where such persons reside.
Section 4. PROCEDURES FOR SENDING VIOLATORS TO MEDICAL TREATMENT ESTABLISHMENTS
Article 93.- Compilation of dossiers proposing sending into medical treatment establishments
1. For persons who have committed acts of law offense prescribed in Article 26 of this Ordinance and need the application of measure of sending into medical treatment establishments, the commune-level People’s Committee presidents of the localities where such persons reside shall consider and compile dossiers for submission to the district-level People’s Committee presidents.
Such a dossier shall include a curriculum vitae, medical records (if any), documents on law offenses committed by such person and the already applied education measures, remarks of the police office, opinions of the Fatherland Front Committee and relevant social organizations of the same level.
2. For persons who have no fixed residence places, the commune-level People’s Committee presidents of the localities where such persons have committed acts of law offense shall make records thereon and report such to the district-level People’s Committee presidents.
Where the subjects are directly detected, investigated and handled by the provincial- and/or district-level police offices in cases of law offenses, who are liable to be sent to medical treatment establishments, the police offices which are processing the cases must verify, gather documents and compile dossiers for submission to the district-level People’s Committee presidents.
Such a dossier shall include the curriculum vitae, the medical records (if any), documents on law offenses committed by such person, already applied education measures (if any).
3. The police offices shall have to assist the presidents of the People’s Committees of the same level in gathering documents and compiling dossiers.
4. Within three days after the receipt of the dossiers or records prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the district-level People’s Committee presidents shall hand them to the heads of the Labor, War Invalids and Social Affairs sections. Within fifteen days after the receipt of the dossiers, the heads of the Labor, War Invalids and Social Affairs sections shall coordinate with the police offices of the same level in verifying the dossiers, gathering documents, completing the dossiers and sending them to the Advisory Council members.
Article 94.- The Advisory Council for sending into medical treatment establishments
1. The Advisory Council for sending into medical treatment establishments shall be set up under decisions of the district-level People’s Committee presidents, comprising the head of the Labor, War Invalids and Social Affairs section, the head of the Justice section, the district police chief, the president of the district Women’s Union. Where the subjects proposed to be sent to medical treatment establishments are minors, the Advisory Council must be participated by the head of the district-level Population, Family and Children Board. The head of the Labor, War Invalids and Social Affairs section shall act as the standing member of the Advisory Council.
2. Within seven days after the receipt of the dossiers, the Advisory Council shall have to examine the dossiers and organize meetings to scrutinize and approve the dossiers.
The Advisory Council shall work according to the collective regime and make conclusions by majority. Divergent opinions must be recorded into the minutes of the meetings, enclosed to the report to be submitted to the district-level People’s Committee presidents.
Article 95.- Decisions on sending violators into medical treatment establishments
1. The district-level People’s Committee presidents shall consider and decide the sending of violators to medical treatment establishments within fifteen days as from the date of receiving the reports of the Advisory Council.
2. The decisions on sending violators into medical treatment establishments shall take effect after their signing and must be immediately sent to the persons to be sent to medical treatment establishments, their families, the district Labor, War Invalids and Social Affairs sections, the district police offices, People’s Councils and the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside. Where the subjects are minors, the decisions on sending them into medical treatment establishments must be sent to their parents or guardians.
Article 96.- Contents of decisions on sending violators into medical treatment establishments
The decisions on sending violators into medical treatment establishments must clearly inscribe the dates of their issuance, the full names and positions of the decision issuers; the full names, birth dates, occupations and residence places of the persons to be sent to medical treatment establishments; their acts of law offenses and clauses as well as articles of the applicable legal documents; the time limits and places for decision execution; the right to complain and initiate lawsuits against decisions on sending violators into medical treatment establishments according to law provisions.
Article 97.- Execution of decisions on sending violators into medical treatment establishments
1. Within five days after the decisions are issued, the district-level police offices shall have to take the decision servers into medical treatment establishments.
2. The time limit for executing the decisions on sending violators into medical treatment establishments shall be counted from the date the decision servers are sent to the medical treatment establishments.
Article 98.- Postponement of or exemption from the execution of decisions on sending violators into medical treatment establishments
1. The persons sent to medical treatment establishments may postpone the execution of the decisions in the following cases:
a) They are seriously ill, with certification by hospitals of the district or higher level;
b) They are pregnant as certified by hospitals of the district or higher level or are women who are nursing their children of under 36 months old and file their applications therefor and get certification of the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside.
When the conditions for execution postponement no longer exist, the decisions shall continue to be executed.
2. The persons sent to medical treatment establishments shall be exempt from execution of decisions in the following cases:
a) They are suffering from dangerous diseases, with certification of hospitals of the district or higher level;
b) During the period of postponement of execution of decisions, they make marked progress in the observance of law or record merits.
3. The district-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the execution postponement or exemption, based on the written requests of the persons who are subject to the execution of decisions on sending to medical treatment establishments. In case of necessity, the district-level People’s Committee presidents shall assign the heads of the Labor, War Invalids and Social Affairs sections to coordinate with the heads of the district-level police offices in verifying the specific cases prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article before making decisions.
Article 99.- Reduction of time limits for, temporary suspension of or exemption from serving the remaining duration at medical treatment establishments
1. Persons who have been sent to medical treatment establishments and served half of their terms, if making marked progress or recording merits, shall be considered for partly reduction of or exemption from serving the remaining duration.
2. Where persons who are serving decisions at medical treatment establishments are seriously ill and sent back to their families for treatment, they shall be temporarily suspended from execution of decisions; the treatment duration shall be counted into the time limits for execution of decisions; if after their recovery from ailment, the remaining decision- executing duration is three months or more, such persons shall have to continue serving the decisions at the establishments. For pregnant women, they shall be temporarily suspended from executing the decisions until their children reach the age of 36 months old; if during the temporary suspension, such persons make marked progress or record merits, they shall be exempt from serving the remaining duration. Persons suffering from dangerous diseases shall be exempt from serving the remaining duration.
3. The district-level People’s Committee presidents who have issued decisions on sending violators to medical treatment establishments shall decide to reduce the time limits for, temporarily suspend or exempt the execution as provided for in Clauses 1 and 2 of this Article, based on the proposals of the directors of the medical treatment establishments.
Article 100.- Statute of limitation for execution of decisions on sending violators to medical treatment establishments
The statute of limitation for execution of decisions on sending violators to medical treatment establishments shall expire after one year as from the date of issuing the decisions. Where the persons sent to medical treatment establishments deliberately evade the execution, the above-said statute of limitation shall be recalculated from the time the act of evasion terminates.
Article 101.- Expiry of the time limit for execution of measures of sending into medical treatment establishments
When the persons sent to medical treatment establishments have already served the decisions, the directors of the medical treatment establishments shall grant them certificates and send the copies thereof to the district-level People’s Committee presidents who have issued the decisions, the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside and to such persons families.
Section 5. PROCEDURES FOR APPLICATION OF ADMINISTRATIVE PROBATION
Article 102.- Compilation of dossiers proposing the administrative probation
1. For persons who have committed acts of law offense prescribed in Article 27 of this Ordinance and need to be placed on administrative probation, the district-level People’s Committee presidents of the localities where such persons reside shall consider and compile dossiers for submission to the provincial-level People’s Committee presidents.
2. Such a dossiers shall include the curriculum vitae, documents on law offenses committed by such person, remarks of the district-level police office, opinions of the Fatherland Front Committee of the same level and opinions of the commune-level People’s Committees of the locality where such person resides.
3. The district-level police offices and the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside shall have to assist the district-level People’s Committee presidents in gathering documents for compilation of the dossiers.
4. Within three days after the receipt of the dossiers prescribed in Clause 1 of this Article, the provincial-level People’s Committee presidents shall hand the dossiers to the directors of the provincial Police Departments. Within twenty days after the receipt of such dossiers, the directors of the provincial-level Police Departments shall have to verify the dossiers and send them to the Advisory Council members.
Article 103.- The Advisory Councils for administrative probation
1. A Advisory Council for administrative probation shall be set up by decision of the provincial-level People’s Committee president, comprising the director of the provincial Police Department, the director of the Justice Service, the president of the provincial Fatherland Front Committee. The director of the provincial Police Department shall act as standing member of the Advisory Council.
2. Within fifteen days as from the date of receiving the dossiers, the Advisory Council shall have to examine the dossiers and organize meetings to scrutinize and approve the dossiers.
The Advisory Council shall work according to the collective regime and make conclusions by majority. Divergent opinions must be recorded in the minutes of the meetings, enclosed to the report for submission to the provincial-level People’s Committee presidents.
Article 104.- Decisions on administrative probation
1. The provincial-level People’s Committee presidents shall consider and decide on the administrative probation within seven days after the receipt of reports from the Advisory Council.
2. The decisions on administrative probation take effect after their signing and must be immediately sent to the persons subject to administrative probation, the district-level People’s Committees of the localities where the dossiers are compiled, the provincial-level People’s Councils and the commune-level People’s Committees of the localities where such persons reside and the localities where the administrative-probation decisions are executed.
Article 105.- Contents of decisions on administrative probation
The administrative-probation decisions must clearly inscribe the dates of their issuance; the full names and positions of the decision issuers; the full names, birth dates, occupations, residence places of the administrative probationers; their acts of law offenses; clauses and articles of legal documents to be applied; the time limits and places of decision execution; the right to complain and initiate lawsuits against administrative-probation decisions according to law provisions.
Article 106.- Execution of administrative-probation decisions
1. Within five days after the issuance of decisions, the provincial-level police offices shall have to organize the execution of the decisions on administrative probation.
2. The time limit for execution of administrative-probation decisions shall be calculated from the date the administrative probationers start serving the decisions. While serving the decisions, the administrative probationers must submit to the management and education of the commune-level administration and local population at places where they serve the administrative-probation decisions.
3. The commune-level People’s Committee presidents of the localities where the administrative probationers serve the decisions shall have to manage and educate the probationers; and quarterly report to the district-level People’s Committee presidents thereon for further report to the provincial-level People’s Committee presidents.
Article 107.- Reduction of the administrative-probation time limits
1. The administrative probationers who have served half of the probation duration, if making marked progress in the observance of law or recording merits, may be considered for reduction of the probation duration.
2. The provincial-level People’s Committee presidents who have issued administrative-probation decisions shall consider and decide on the reduction of administrative probation duration to the probationers on the basis of the proposal of the district-level People’s Committee presidents of the localities where such persons are serving the probation decisions.
Article 108.- Statute of limitation for execution of administrative-probation decisions
The statute of limitation of administrative- probation decisions shall expire after one year as from the date of issuance of the decisions. Where the administrative probationers deliberately evade the execution, the above-said statute of limitation shall be recalculated from the time the acts of evasion terminate.
Article 109.- Expiry of the administrative probation
When the administrative probationers have completely served the decisions, the presidents of the People’s Committees of the communes where the probation decisions are executed shall grant certificates to such persons and send the copies thereof to the provincial-level People’s Committee presidents who have issued the decisions and the district-level People’s Committees of the localities where the dossiers were compiled.
Section 6. OTHER PROVISIONS ON THE APPLICATION OF ADMINISTRATIVE HANDLING MEASURES
Article 110.- Temporarily taking the persons who are serving the measures of sending into reformatories, education establishments or medical treatment establishments out of the places where they serve the administrative-handling measures at the request of the criminal proceeding agencies
1. At the request of the competent criminal proceedings agencies, the directors of reformatories, the directors of education establishments, the directors of the medical treatment establishments shall decide to temporarily take the persons serving the administrative-handling measures out of the places where they serve those measures for participation in the legal proceedings in cases related to such persons.
2. The duration of temporary taking such persons out of the places of serving the administrative-handling measures shall be counted into the duration of serving those measures.
Article 111.- Transferring the dossiers of subjects liable to the application of other administrative handling measures with criminal signs for penal liability examination
1. When scrutinizing the subjects dossiers in order to decide the application of other administrative handling measures, the competent persons, if deeming that their violation acts show criminal signs, must immediately transfer the dossiers to the competent bodies conducting the criminal proceedings.
2. For cases where decisions to apply other administrative handling measures were already issued and later the violation acts of the persons to whom these measures have been applied are detected with criminal signs while the statute of limitation for penal liability examination has not yet expired, the persons who have issued decisions to apply other administrative handling measures must cancel those decisions and within three days as from the date of canceling the decisions must transfer the subjects dossiers to the competent bodies conducting the criminal proceedings.
Where the imprisonment sentence was imposed by courts, the duration of serving the measures of sending to reformatories, education establishments or medical treatment establishments shall be counted into the duration of serving the imprisonment penalty. Two days of serving the measure of sending to reformatories, education establishments or medical treatment establishments are calculated as equal to one day of serving the imprisonment sentence.
Article 112.- Examination of penal liability for criminal acts committed before or during the time of serving the other administrative handling measures
Where the persons to whom other administrative handling measures have been applied are detected as having committed criminal acts before or during the time of serving the decisions thereon, at the requests of the competent criminal proceeding bodies, the persons who have issued decisions on education at communes, wards, district towns or on administrative probation, or the directors of reformatories, the directors of education establishments, or the directors of the medical treatment establishments must issue decisions to temporarily suspend the execution of decisions against such persons and transfer their dossiers to the criminal proceeding bodies; where such persons have been sentenced to imprisonment by courts, they shall be exempt from serving the remaining duration in the decisions on the application of other administrative handling measures; if the applied penalties are not the imprisonment penalty, those persons shall possibly have to continue serving the decisions on application of other administrative handling measures.
Article 113.- Handling cases where a person is subject to both the sending into an education establishment and the sending into a medical treatment establishment or both the sending into a reformatory and the sending into a medical treatment establishment
In cases where a person has committed law violation acts, being subject to the sending into education establishment and also to medical treatment establishment or subject to the sending into reformatory and also to medical treatment establishment, the competent body shall only apply the measure of sending him/her into a medical treatment establishment. The agency which has processed the dossiers shall have to transfer the entire dossiers on such person to the Advisory Council for the sending into a medical treatment establishment in order to carry out the subsequent procedures according to law provisions.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực