Chương 5 Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10: Các biện pháp vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
Số hiệu: | 44/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2002 |
Ngày công báo: | 05/09/2002 | Số công báo: | Số 43 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
a) Tạm giữ người;
b) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Khám người;
d) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
đ) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
e) Bảo lãnh hành chính;
g) Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;
h) Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong trường hợp bỏ trốn.
2. Khi áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định tại các điều từ Điều 44 đến Điều 52 của Pháp lệnh này; nếu vi phạm thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính.
2. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
3. Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ.
Đối với người vi phạm quy chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.
4. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
5. Nghiêm cấm việc giữ người vi phạm hành chính trong các phòng tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
6. Chính phủ ban hành Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
1. Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
a) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, Trưởng Công an phường;
b) Trưởng Công an cấp huyện;
c) Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Trưởng phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất cảnh, nhập cảnh của Công an cấp tỉnh;
d) Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên hoạt động có tính chất độc lập, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu;
đ) Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động;
e) Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan;
g) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;
h) Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;
i) Hải đội trưởng, Hải đoàn trưởng Cảnh sát biển;
k) Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời sân bay, bến cảng.
2. Trong trường hợp những người quy định tại khoản 1 Điều này vắng mặt thì cấp phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.
Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở và Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh này.
5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ, thì ngoài những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ được khám người theo thủ tục hành chính và báo cáo ngay bằng văn bản cho thủ trưởng của mình là một trong những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khám người.
3. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp cần khám ngay theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều này.
4. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản. Quyết định khám người và biên bản khám người phải được giao cho người bị khám một bản.
1.Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, chiến sỹ Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên thuế vụ, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật trong phạm vi thẩm quyền của mình.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
1. Bảo lãnh hành chính là việc giao cho gia đình, tổ chức xã hội nhận quản lý, giám sát người có hành vi vi phạm pháp luật thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong thời gian cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp này nếu người đó có nơi cư trú nhất định.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định giao việc bảo lãnh hành chính cho gia đình, tổ chức xã hội nơi đối tượng cư trú. Trong trường hợp đối tượng là người chưa thành niên thì trách nhiệm bảo lãnh hành chính được giao cho cha mẹ hoặc người giám hộ.
Gia đình, tổ chức xã hội, người được giao trách nhiệm bảo lãnh hành chính có trách nhiệm không để đối tượng tiếp tục vi phạm pháp luật và bảo đảm sự có mặt của đối tượng tại nơi cư trú khi được yêu cầu.
Việc bảo lãnh hành chính chấm dứt khi hết thời hạn bảo lãnh ghi trong quyết định giao bảo lãnh hoặc khi đối tượng được đưa đi chấp hành biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định cụ thể về bảo lãnh hành chính.
1. Trong trường hợp người đã có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bỏ trốn trước khi được đưa vào trường hoặc cơ sở, thì cơ quan Công an cấp huyện nơi người đó cư trú ra quyết định truy tìm đối tượng.
Trong trường hợp người đang chấp hành tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh bỏ trốn thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng hoặc Giám đốc cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh ra quyết định truy tìm đối tượng. Cơ quan Công an có trách nhiệm phối hợp với trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh trong việc truy tìm đối tượng để đưa người đó trở lại trường hoặc cơ sở.
2. Đối với người có quyết định đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khi bị bắt lại mà người đó đã đủ 18 tuổi thì Trưởng Công an cấp huyện đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện huỷ quyết định đưa vào trường giáo dưỡng và lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở giáo dục.
MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 43.- Measures to prevent administrative violations and ensure the handling of administrative violations
1. In cases where it is necessary to promptly prevent administrative violations or to ensure the handling of administrative violations, the competent persons may apply the following measures according to administrative procedures:
a) Custody of involved persons;
b) Custody of material evidences and/or means of the administrative violations;
c) Body search;
d) Inspection of transport means and objects;
e) Search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden;
f) Administrative bail;
g) Management of foreigners who have violated Vietnamese law while the expulsion procedures are carried out;
h) Hunt for subjects who have to serve decisions on sending to reformatories, education establishments or medical treatment establishments if they escape.
2. When applying the measures prescribed in Clause 1 of this Article, the competent persons must strictly abide by the provisions in Articles 44 thru 52 of this Ordinance; if committing violations, they shall be handled according to the provisions in Article 121 of this Ordinance.
Article 44.- Human custody according to administrative procedures.
1. The custody of people according to administrative procedures shall apply only in cases where it is necessary to prevent or immediately stop acts of causing public disturbance, causing injury to other persons or necessary to gather and/or verify important circumstances which serve as bases for deciding on the handling of administrative violations.
2. All cases of human custody must be decided in writing and copies of the decisions must be handed over to the persons subject to custody.
3. The time limit for human custody according to administrative procedures must not exceed 12 hours as from the time of starting to keep the violators; in case of necessity, the custody time limit can be prolonged but must not exceed 24 hours.
For persons who violate border regulations or commit administrative violations in distant, secluded mountain or island areas, the custody time limit may be longer, but must not exceed 48 hours as from the date of starting to keep the violators.
4. At the request of the persons in custody, the persons who have issued the custody decisions must notify their families and organizations where they work or study thereof. In case of custody of minors, who have committed administrative violations, at night or for more than 6 hours, the persons who have issued the custody decisions must immediately notify their parents or guardians thereof.
5. It is strictly forbidden to keep persons who have committed administrative violations in criminal custody rooms or temporary detention rooms or in places unhygienic and unsafe for custody persons.
6. The Government shall promulgate Regulation on human custody according to administrative procedures.
Article 45.- Competence to keep persons in custody according to administrative procedures
1. The following persons are entitled to decide on human custody according to administrative procedures:
a) The commune/district town People’s Committee presidents, the ward police chiefs;
b) The district police chiefs;
c) The heads of the Police Bureaus for Administrative Management of Social Order, the heads of the Traffic Police Bureaus, the heads of the Economic Police Bureaus, the heads of the Criminal Police Bureaus, the heads of the Police Bureaus for Prevention and Combat of Drug-Related Crimes, the heads of the Exit and Entry Management Bureaus of the provincial-level Police Departments;
d) The heads of mobile police units of company or higher levels operating independently, the heads of the border-gate police stations;
e) The heads of the ranger units, the leaders of the mobile ranger teams;
f) The heads of the Customs Sub- Departments, the leaders of the Control Teams of the Customs Departments, the leaders of the Anti-Smuggling Inspection Teams and the leaders of the sea patrol flotillas under the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Customs;
g) The leaders of the Market Management teams;
h) The commanders of the border sub-regions, the commanders of the border fleets, commanders of the border flotillas, the heads of the border posts and the commanders of the border guard units stationing in border and island regions;
i) Commanders of the Coast Guard flotillas, fleets;
j) Airplane or ship captains when airplanes or ships leave airports or sea ports.
2. Where the persons defined in Clause 1 of this Article are absent, their authorized deputies are entitled to decide on human custody according to administrative procedures and must be accountable for their decisions.
Article 46.- Custody of material evidences and/or means of administrative violations
1. The custody of material evidences and/or means of administrative violations shall apply only to cases where it is necessary to verify circumstances which serve as bases for deciding to handle or immediately stop the administrative violations.
Persons defined in Article 45 of this Ordinance, the chief specialized inspectors of provincial-level Services and the chief specialized inspectors of the ministries, the ministerial-level agencies or the agencies attached to the Government are entitled to decide on the custody of material evidences and/or means of administrative violations.
2. In cases where there are grounds to believe that the material evidences and/or means of administrative violations may be dispersed or destroyed if they are not temporarily seized immediately, the immediate superiors of people’s police officers, border guards, ranger officers, customs officials, market controllers or specialized inspectors are entitled to decide on the custody of material evidences and/or means of administrative violations. Within 24 hours after the decisions are issued, the decision issuers must report to their superiors who are among those competent to temporarily seize the material evidences and/or means of administrative violations, defined in Clause 1 of this Article, and get their written consents; in cases of failure to get the written consents of such persons, the decision issuers must immediately disregard the custody decisions and return the temporarily seized things, money, goods and/or means.
3. Persons who make decisions on the custody of material evidences and/or means of administrative violations must make records on the custody, which must clearly state the name, quantity, category of the temporarily seized material evidences and/or means and be signed by the decision makers and the violators. They have the responsibility to preserve those material evidences and/or means; if the material evidences and/or means are lost, sold or damaged due to such persons faults, they shall have to pay the compensations therefor.
Where the material evidences and/or means need to be sealed, the sealing thereof must be conducted immediately in front of the violators; if the violators are absent, the sealing must be conducted in front of their families representatives, organizations representatives, the administrations representatives and the witnesses.
4. For Vietnamese currency, foreign currencies, gold, silver, precious stones, precious metals, narcotics and other objects subject to special management regimes, the preservation thereof shall comply with the provisions of law.
For material evidences being commodities and/or articles which are easy to decay, the persons issuing decisions on the custody thereof must handle them according to Clause 3, Article 61 of this Ordinance.
5. Within ten days as from the date of custody, the persons who have issued the custody decisions must handle the custody material evidences and/or means with measures inscribed in the handling decisions or return them to the concerned individuals and/or organizations if the sanctioning form of confiscating the custody material evidences and/or means is not applied. The time limit for custody of material evidences and/or means of administrative violations may be prolonged for complicated cases requiring verification, but shall not exceed sixty days as from the date of custody of material evidences and/or means. The prolongation of the time limit for temporary seizure of material evidences and/or means must be decided by persons defined in Clause 1 of this Article.
6. The custody of material evidences and/or means of administrative violations must be effected by written decisions which must be enclosed with records on the custody and handed over to the violators or representatives of the violating organizations, each with one copy thereof.
Article 47.- Body search according to administrative procedures
1. The body search according to administrative procedures shall be conducted only when there are grounds to believe that such persons hide in their bodies the objects, documents and/or means of administrative violations.
2. The persons defined in Article 45 of this Ordinance are entitled to decide on body search according to administrative procedures.
In cases where there are grounds to believe that if the search is not conducted immediately, the objects, documents and/or means of administrative violations may be dispersed or destroyed, apart from the persons defined in Article 45 of this Ordinance, the people’s police officers, policemen of the Coast Guard operation teams, Border Guard combatants, ranger officers and market controllers being on official duty may conduct the body search according to administrative procedures and have to immediately report such in writing to their superiors being among persons defined in Article 45 of this Ordinance and have to bear responsibility before law for the body search.
3. The body search must be effected under written decisions, except for case of immediate search as provided for in Paragraph 2, Clause 2, this Article.
4. Before conducting the body search, the searchers must informed the to be-searched persons of the decisions thereon. Upon body search, men shall search men and women search women, and the search must be witnessed by persons of the same sex.
5. All cases of body search must be recorded in writing. The body search decisions and records must be handed over to the searched persons, one copy each.
Article 48.- Searching transport means and objects according to administrative procedures
1. The search of transport means and objects according to administrative procedures shall be carried out only when there are grounds to believe that hidden in those transport means and/or objects are material evidences of administrative violations.
2. Persons defined in Article 45 of this Ordinance, people’s police officers, members of the Coast Guard operation teams, Border Guard combatants, ranger officers, tax officials, market controllers and specialized inspectors, who are on official duty, may search transport means and/or objects within the ambit of their respective jurisdiction.
3. The search of transport means and/or objects must be carried out in the presence of the transport means and/or object owners or the transport means operators and an witness; where the transport means and/or object owners or the transport means operators are absent, there must be two witnesses.
4. All cases of search of transport means and/or objects must be recorded in writing, and the copies of such records must be handed to the transport means and/or object owners or the transport means operators.
Article 49.- Search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden
1. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations shall be conducted only when there are grounds to believe that the material evidences and/or means of administrative violations are hidden in those places.
2. The persons defined in Article 45 of this Ordinance are entitled to decide the search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden; where such places are dwelling places, the search decisions must be consented in writing by the district-level People’s Committee presidents before conducting the search.
3. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden must be conducted in the presence of the owners of such places or members of their families and the witnesses. Where the place owners or members of their families are absent while the search cannot be postponed, there must be the representative of the local administration and two witnesses.
4. The search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden must not be conducted at night, except for emergency cases, but the reasons therefor must be clearly stated in the records thereof.
5. All cases of search of places where material evidences and/or means of administrative violations are hidden must be effected under written decisions and must be recorded in writing. Such decisions and records must be handed to the place owners, one copy each.
Article 50.- Administrative bail
1. The administrative bail means the handing to families, social organizations for management and supervision of persons who have committed acts of law offenses and are subject to the application of measure of being sent to reformatories, education establishments or medical treatment establishments during the time the competent agencies are carrying out procedures to consider and decide the application of this measure, provided that such persons have got certain residence places.
2. The district-level People’s Committee presidents shall decide on the assignment of administrative bail responsibility to the families or social organizations in the places where the subjects reside. Where the subjects are minors, the administrative bail responsibility shall be assigned to their parents or guardians.
The families, social organizations and persons assigned the administrative bail responsibility are obliged not to let the subjects relapse into law violations and ensure their presence at the residence places when requested.
The administrative bail shall terminate upon the expiry of the bail duration inscribed in the bail assignment decisions or upon the sending of subjects to places for the execution of the measures prescribed in Clause 1 of this Article.
3. The Government shall specify the administrative bail.
Article 51.- Management of foreigners who have violated Vietnamese laws during the time of carrying out the procedures for their expulsion
The management of foreigners who have violated Vietnamese laws while the expulsion procedures are being carried out shall be stipulated by the Government.
Article 52.- Hunt for subjects to be sent, under decisions, to reformatories, education establishments or medical treatment establishments in case of escape
1. Where the persons to be sent, under decisions, to reformatories, education establishments or medical treatment establishments escape before they are sent to such establishments, the district-level police offices of the localities where such persons reside shall issue decisions to hunt for them.
Where the persons who are serving decisions at reformatories, education establishments or medical treatment establishments escape, the directors of the reformatories or the directors of the education establishments or medical treatment establishments shall issue decisions to hunt for them. The police offices shall have to coordinate with the reformatories, education establishments or medical treatment establishments in hunting for the subjects in order to send them back to such establishments.
2. For persons to be sent, under decisions, to reformatories or serving such decisions at reformatories as prescribed in Clause 1 of this Article, if they turn full 18 when they are re-captured, the district-level police chiefs shall propose the district-level People�s Committee presidents to cancel the decisions on sending them to reformatories and compile dossiers proposing to send them to education establishments.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực