Chương 1 Pháp lệnh 44/2002/PL-UBTVQH10: Những quy định chung
Số hiệu: | 44/2002/PL-UBTVQH10 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 02/07/2002 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2002 |
Ngày công báo: | 05/09/2002 | Số công báo: | Số 43 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác.
2. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Các biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.
Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước; quy định chế độ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.
3. Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
1. Cơ quan, tổ chức và mọi công dân phải nghiêm chỉnh tuân thủ những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dục thành viên thuộc cơ quan, tổ chức mình về ý thức bảo vệ và tuân theo pháp luật, các quy tắc của cuộc sống xã hội, kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra vi phạm hành chính trong cơ quan, tổ chức mình.
2. Khi phát hiện có vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm xử lý vi phạm đó theo đúng quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn, sách nhiễu, dung túng, bao che, xử lý không nghiêm minh vi phạm hành chính.
3. Công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố cáo mọi hành vi vi phạm hành chính và hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.
4. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
1. Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thi hành pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
Quân nhân tại ngũ, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện và những người thuộc lực lượng Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với các công dân khác; trong trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng một số giấy phép hoạt động vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người xử phạt không trực tiếp xử lý mà đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội, Công an có thẩm quyền xử lý theo Điều lệnh kỷ luật;
b) Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
2. Đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác là những người được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.
Các biện pháp xử lý hành chính khác quy định tại Pháp lệnh này không áp dụng đối với người nước ngoài.
1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì bị phạt cảnh cáo.
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. Khi phạt tiền đối với họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên; trong trường hợp họ không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay.
2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật được quy định tại khoản 2 Điều 23, khoản 2 Điều 24, điểm b khoản 2 Điều 26 của Pháp lệnh này thì bị xử lý theo quy định tại các điều khoản đó.
3. Người chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
a) Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
b) Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi;
c) Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra;
d) Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
đ) Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
e) Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
g) Vi phạm do trình độ lạc hậu.
2. Ngoài những tình tiết quy định tại khoản 1 Điều này, Chính phủ có thể quy định những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ trong các văn bản quy định về xử phạt vi phạm hành chính.
Chỉ những tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng:
2. Vi phạm nhiều lần trong cùng lĩnh vực hoặc tái phạm trong cùng lĩnh vực;
3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần vi phạm;
4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác;
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm;
6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm;
7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính;
8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh này.
Người có thẩm quyền xử phạt nếu có lỗi trong việc để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh này.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện vi phạm hành chính mới trong cùng lĩnh vực trước đây đã vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
4. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác được quy định tại các điều 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh này.
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu qua một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác, nếu qua hai năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử lý mà không thực hiện hành vi được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này thì được coi như chưa bị áp dụng biện pháp đó.
Article 1.- Handling of administrative violations
1. Handling of administrative violations shall include the administrative sanctions and other administrative handling measures.
2. The administrative sanctions shall apply to individuals, agencies and organizations (hereinafter referred collectively to as individuals and organizations), that intentionally or unintentionally commit acts of violating law provisions on State management, which, however, do not constitute crimes and, as required by law, must be administratively sanctioned.
3. Other administrative handling measures shall apply to individuals who commit acts of violating the legislation on security, social order and safety but not to the extent of being examined for penal liability as prescribed in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of this Ordinance.
Article 2.- Competence to prescribe acts of administrative violation and the regime of application of other administrative handling measures
The Government shall prescribe acts of administrative violation, sanctioning forms, consequence-overcoming measures applicable to each act of administrative violation in the field of State management; prescribe the regime of application of measure of education at communes, wards, district towns, sending to reformatories, education establishments or medical treatment establishments, and placing under administrative probation.
Article 3.- Principles for handling administrative violations
1. All administrative violations must be detected in time and stopped immediately. The handling of administrative violations must be effected swiftly, fairly and absolutely; all consequences caused by administrative violations must be overcome strictly according to law provisions.
2. Individuals and organizations shall be administratively sanctioned only when they commit administrative violations prescribed by law.
Individuals shall be subject to the application of other administrative handling measures only if they belong to one of the subjects prescribed in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of this Ordinance.
3. The handling of administrative violations must be effected by competent persons strictly according to law provisions.
4. An act of administrative violation shall be administratively sanctioned only once.
If many persons commit the same act of administrative violation, each of the violators shall be sanctioned.
If a person commits may acts of administrative violation, he/she shall be sanctioned for each act of violation.
5. The handling of administrative violations must be based on the nature and seriousness of the violations, the personal identity of the violators and the extenuating as well as aggravating circumstances in order to decide on appropriate handling forms and measures.
6. Administrative violations committed in cases of emergency circumstances, legitimate self-defense, unexpected incident or in cases where the violators are suffering from mental diseases or other ailments, which deprive them of the capability to be aware of or control their acts.
Article 4.- Responsibilities to combat, prevent and oppose administrative violations
1. Agencies, organizations and all citizens must strictly abide by the law provisions on handling of administrative violations. Agencies and organizations are obliged to educate their members in the sense of defending and abiding by laws, the rules of social life, and take prompt measures to preclude causes and conditions for committing administrative violations in their agencies and organizations.
2. Upon detection of any administrative violations, the persons with competence to handle administrative violations shall have to handle such violations strictly according to the provisions of law.
It is strictly forbidden to abuse ones positions and/or powers to harass, tolerate, cover up and/or unseverely and unjustly handle administrative violations.
3. Citizens have the rights and obligations to detect, denounce all acts of administrative violations and acts of law offenses committed by persons competent to handle administrative violations.
4 The Vietnam Fatherland Front Committee and the Front’s member organizations shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to supervise the law observance in handling administrative violations.
Article 5.- Supervision and inspection in handling of administrative violations
1. The Nationality Council and Committees of the National Assembly, the People’s Councils shall, within the ambit of their tasks and powers, supervise the law observance in handling administrative violations.
2. The heads of State bodies shall have to regularly inspect the handling of administrative violations by persons competent to handle administrative violations under their respective management, timely handle law offenses and settle complaints and denunciations in the handling of administrative violations according to law provisions.
Article 6.- Subjects handled for administrative violations
1. The subjects sanctioned for administrative violations include:
a) Persons aged between full 14 and under 16 shall be administratively sanctioned for intentional administrative violations; persons aged full 16 or older shall be administratively sanctioned for all administrative violation acts they have committed.
Active-service army men, reserve army men during the time of concentrated training and persons of the people’s police force, who commit administrative violations, shall be handled like other citizens; in cases where it is necessary to apply the sanctioning form of stripping off the right to use a number of operation permits for defense and security purposes, the sanctioning persons shall not directly handle but propose the competent agencies, army units or police units to handle according to discipline regulations;
b) Organizations shall be administratively sanctioned for all administrative violations they have committed. After serving the sanctioning decisions, the sanctioned organizations shall determine individuals who have committed the administrative violations in order to determine their legal liability according to law provisions;
c) Foreign individuals and organizations that commit administrative violations within the territory, the exclusive economic zone and/or continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall be administratively sanctioned according to the provisions of Vietnamese laws, except otherwise provided for by international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to.
2. Subjects liable to the application of other administrative handling measures are persons defined in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of this Ordinance.
The other administrative handling measures prescribed in this Ordinance shall not apply to foreigners.
Article 7.- Handling minors who commit administrative violations
1. Persons aged between full 14 and under 16 who commit administrative violations shall be sanctioned with warning.
Persons aged between full 16 and under 18 who commit administrative violations may be subject to the application of the administrative-violation sanctioning forms prescribed in Article 12 of this Ordinance. When imposing fines on them, the fine levels must not exceed half of the fine levels applicable to the majors; where they have no money to pay the fines, their parents or guardians shall have to pay instead.
2. Minors who commit acts of law offenses prescribed in Clause 2 of Article 23, Clause 2 of Article 24, Point b, Clause 2, Article 26 of this Ordinance shall be handled according to the regulations therein.
3. Minors who commit administrative violations thus causing damage shall have to pay the compensations therefor according to the provisions of law.
Article 8.- Extenuating circumstances
1. The following circumstances shall be the extenuating circumstances:
a) The violators have prevented or reduced harms done by the violations or volunteer to overcome the consequences, pay compensations;
b) The violators have voluntarily reported their violations, honestly repenting their mistakes;
c) The violators commit violations in the state of being spiritually incited by other persons illegal acts;
d) The violators commit violations due to being forced to or due to their material or spiritual dependence;
e) The violators are pregnant women, old and weak persons, persons suffering from ailment or disability which restrict their capacity to perceive or to control their acts;
f) The violators commit violations due to particularly difficult plights brought upon them not by themselves;
g) The violations are committed due to backwardness.
2. Apart from the circumstances prescribed in Clause 1 of this Article, the Government may define others as the extenuating circumstances in documents prescribing the sanctioning of administrative violations.
Article 9.- Aggravating circumstances
Only the following circumstances are aggravating circumstances:
1. The violations are committed in an organized manner;
2. The violations are committed many times in the same domain or repeated in the same domains;
3. Inciting, dragging minors to commit violations, forcing materially or spiritually dependent persons to commit violations;
4. The violations are committed in the state of being intoxicated by alcohol, beer or other stimulants;
5. Abusing one’s positions and powers to commit violations;
6. Taking advantage of war, natural disaster circumstances or other special difficulties of the society to commit violations;
7. Committing violations while serving criminal sentences or decisions on handling of administrative violations;
8. Continuing to commit administrative violations though the competent persons have requested the termination of such acts;
9. After the violations, having committed acts of fleeing or concealing the administrative violations.
Article 10.- Statute of limitations for handling of administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation shall be one year as from the date such administrative violation is committed; for administrative violations in the fields of finance, securities, intellectual property, construction, environment, radiation safety and control, dwelling houses, land, dykes, publication, export, import, exit, entry or administrative violations being acts of smuggling, producing and/or trading in fake goods, the statute of limitations shall be two years; past the above-mentioned time limits, no sanction shall be imposed but other consequence-overcoming measures prescribed at Points a, b, c, d and e of Clause 3, Article 12 of this Ordinance shall still apply.
If the persons with sanctioning competence are at fault in letting the statue of limitations for sanctioning administrative violations expire, they shall be handled according to the provisions in Article 121 of this Ordinance.
2. For individuals who were sued, prosecuted or got decisions to be brought to trial according to criminal procedures, but later got decisions to suspend investigation or suspend the cases where acts of violation show signs of administrative violations, they shall be administratively sanctioned; within three days as from the date of issuing the decisions to suspend the investigation, suspend the cases, the decision issuers must send the decisions to the persons with sanctioning competence; for this case, the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be three months as from the date the persons with sanctioning competence receive the suspension decisions and the dossiers on the violations.
3. Within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, if the violating individuals or organizations commit new administrative violations in the same field where the violations were previously committed or deliberately evade or obstruct the sanctioning, the statute of limitations prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article shall not apply; the statute of limitations for sanctioning administrative violations shall be re-calculated from the time the new administrative violations are committed or the time the acts of evading and/or obstructing the sanctioning terminate.
4. The statute of limitations for application of other administrative handling measures are prescribed in Articles 23, 24, 25 and 26 of this Ordinance.
Article 11.- Time limits for being considered not yet administratively sanctioned
1. One year as from the date of completely serving the sanctioning decisions or the date of expiry of the statute of limitations for executing the sanctioning decisions, if the individuals and organizations sanctioned for administrative violations do not repeat their violations, they shall be considered not yet being administratively sanctioned.
2. Two years as from the date of completely serving the handling decisions or the date of expiry of the statute of limitations for executing the handling decisions, if the individuals subject to the application of other administrative handling measures do not commit acts prescribed in Articles 23, 24, 25, 26 and 27 of this Ordinance, they shall be considered not yet subject to the application of those measures.