Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
Số hiệu: | 16/2011/UBTVQH12 | Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 30/06/2011 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2012 |
Ngày công báo: | 30/07/2011 | Số công báo: | Từ số 427 đến số 428 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Pháp lệnh này quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Pháp lệnh này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cư trú, nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.
2. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
3. Người ra mệnh lệnh hoặc quyết định sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải chịu trách nhiệm về mệnh lệnh, quyết định của mình.
4. Người sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng.
5. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích và hạn chế tối đa thiệt hại đối với người, tài sản và môi trường.
6. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ hết hạn sử dụng hoặc không còn khả năng sử dụng phải được xử lý hoặc tiêu hủy.
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.
5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.
8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.
9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ nước ngoài vào Việt Nam để bảo vệ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu nhà nước, cơ quan lập pháp, chính phủ và khách mời khác do Trung ương Đảng Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mời hoặc để luyện tập, thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam được mang vũ khí, công cụ hỗ trợ từ Việt Nam ra nước ngoài để bảo vệ người đứng đầu cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc để luyện tập, thi đấu thể thao, triển lãm, trưng bày, chào hàng, giới thiệu sản phẩm.
3. Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự, thủ tục và việc cấp giấy phép mang vũ khí, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định đối với các trường hợp thuộc chương trình, kế hoạch của Bộ Quốc phòng.
1. Chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Phân công người có đủ tiêu chuẩn bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này.
3. Chỉ được giao vũ khí cho người thuộc cơ quan, tổ chức sử dụng khi người đó có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này.
4. Bố trí kho hoặc nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này.
1. Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định
2. Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
3. Bàn giao lại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
4. Khi mang, sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ phải mang giấy phép sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Người được giao bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ phù hợp với công việc được giao;
b) Có chứng chỉ chuyên môn về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
c) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể khoản 1 Điều này đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể khoản 1 Điều này đối với Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định cụ thể khoản 1 Điều này đối với các đối tượng khác.
1. Vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ theo quy định.
2. Kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải được thiết kế, xây dựng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn về phòng, chống cháy, nổ và bảo đảm môi trường theo quy định; có nội quy, phương án bảo vệ, phương án phòng, chống cháy, nổ, phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan chủ quản và cơ quan chức năng phê duyệt.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.
1. Tổ chức, cá nhân phải khai báo, giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất trong các trường hợp sau đây:
a) Không thuộc đối tượng được trang bị, sử dụng theo quy định của pháp luật mà có từ bất kì nguồn nào;
b) Phát hiện, thu nhặt được.
2. Cơ quan Quân sự, Công an hoặc chính quyền địa phương phải tổ chức ngay việc tiếp nhận, thu gom, phân loại, bảo quản và xử lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do tổ chức, cá nhân khai báo, giao nộp.
3. Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ là vật chứng hoặc liên quan đến vụ án trong giai đoạn điều tra thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản. Trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan điều tra quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát quyết định việc xử lý; trường hợp vụ án ở giai đoạn xét xử thì Toà án hoặc Hội đồng xét xử quyết định việc xử lý.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, thẩm quyền, kinh phí phục vụ cho việc tiếp nhận, thu gom, thanh lý, tiêu huỷ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ giao nộp.
1. Người được sử dụng vũ khí phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Có sức khoẻ phù hợp;
c) Được huấn luyện về chuyên môn và kiểm tra định kỳ về kỹ năng sử dụng vũ khí.
2. Người sử dụng vũ khí không thuộc lực lượng vũ trang, ngoài tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này, phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng vũ khí.
1. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Thủ tục trang bị vũ khí quân dụng cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng, thực hiện như sau:
a) Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng nêu rõ nhu cầu, điều kiện, số lượng, chủng loại vũ khí đã được trang bị và số lượng, chủng loại vũ khí cần trang bị mới cho cơ quan, tổ chức, đơn vị. Văn bản đề nghị do lãnh đạo bộ, ngành ký nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu trang bị ở trung ương hoặc do lãnh đạo ban, ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu trang bị ở địa phương;
b) Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng của các bộ, ngành ở trung ương gửi Bộ Công an. Văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng của các ban, ngành ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng thì Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét báo cáo Bộ Công an quyết định;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị trang bị vũ khí quân dụng, Bộ Công an phải cấp giấy phép được trang bị, cấp giấy giới thiệu và hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị vũ khí làm thủ tục cung cấp, chuyển nhượng hoặc chuyển Bộ Quốc phòng xem xét, quyết định việc cung cấp, chuyển nhượng; trường hợp không đồng ý trang bị phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1. Thủ tục cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Thủ tục cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng đối với các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày được cung cấp hoặc chuyển nhượng vũ khí quân dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng gồm có văn bản đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng của cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép được trang bị vũ khí quân dụng của Bộ Công an; hóa đơn kiêm phiếu xuất kho của cơ quan cung cấp, chuyển nhượng vũ khí quân dụng, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương được trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Bộ Công an Cơ quan tổ chức, đơn vị ở địa phương được trang bị vũ khí quân dụng nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị được trang bị;
d) Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có giá trị 05 năm, chỉ cấp cho cơ quan tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng hết hạn, bị mất được cấp lại, bị hỏng được cấp đổi, bị thu hồi khi các cơ quan, tổ chức, đơn vị giải thể.
1. Các đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Dân quân tự vệ
2. Câu lạc bộ, trường, trung tâm đào tạo, huấn luyện thể thao.
3. Trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh.
4. Tổ chức khác có nhu cầu trang bị vũ khí thể thao để luyện tập, thi đấu thể thao được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập, cấp phép hoạt động.
1. Hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao gồm:
a) Quyết định thành lập tổ chức, đơn vị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; đối với cơ sở thể thao hoạt động theo loại hình doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Văn bản đề nghị trang bị vũ khí thể thao của tổ chức, đơn vị quy định tại các khoản 1 2 và 3 Điều 17 của Pháp lệnh này phải có phê duyệt của cơ quan trực tiếp quản lý, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại vũ khí thể thao đã được trang bị và cần trang bị thêm.
Đối với tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 17 của Pháp lệnh này, thì trong văn bản đề nghị phải ghi rõ nhu cầu, mục đích, số lượng, chủng loại vũ khí thể thao cần trang bị và phải được sự đồng ý của cơ quan chủ quản cấp trên.
2. Nơi nộp hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao:
a) Tổ chức, đơn vị ở địa phương có yêu cầu trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao tại Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm xem xét, báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;
b) Tổ chức, đơn vị ở trung ương có yêu cầu trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về trang bị vũ khí thể thao và hồ sơ đề nghị trang bị vũ khí thể thao của tổ chức, đơn vị ở trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải xem xét, quyết định cho phép trang bị vũ khí thể thao, trong đó ghi rõ số lượng, chủng loại, ký hiệu, số hiệu của từng vũ khí thể thao; trường hợp không đồng ý trang bị phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1. Thủ tục cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Thủ tục cấp và thu hồi giấy phép sử dụng vũ khí thể thao đối với các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vũ khí thể thao, tổ chức, đơn vị được trang bị phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thác gồm có văn bản đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao của tổ chức, đơn vị được trang bị; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép trang bị vũ khí thể thao; giấy tờ chứng minh xuất xứ hợp pháp của vũ khí thể thao; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục;
b) Tổ chức, đơn vị ở trung ương được trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Bộ Công an; tổ chức, đơn vị ở địa phương được trang bị vũ khí thể thao nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao tại Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép sử dụng vũ khí thể thao cho tổ chức, đơn vị được trang bị;
d) Giấy phép sử dụng vũ khí thể thao có giá trị 05 năm, chỉ cấp cho tổ chức, đơn vị được trang bị; giấy phép sử dụng vũ khí thể thao hết hạn, bị mất được cấp lại bị hỏng được cấp đổi, bị thu hồi khi tổ chức, đơn vị giải thể.
1. Việc nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao phải căn cứ vào nhu cầu, mục đích sử dụng. Vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao được nhập khẩu phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, có số hiệu, ký kiệu, chủng loại, tên nước sản xuất, năm sản xuất.
2. Thẩm quyền quyết định nhập khẩu vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu vũ khí quân dụng để trang bị cho Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu vũ khí quân dụng để trang bị cho các đối tượng khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an;
c) Thủ tướng Chính phủ quyết định nhập khẩu vũ khí thể thao theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an.
1. Việc vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển hoặc giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao của cấp có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm phải có phương tiện chuyên dùng;
d) Không được chở vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao và chở người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ.
3. Cơ quan Công an có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng theo thủ tục sau đây:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao gồm có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị nêu rõ số lượng, chủng loại vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao cần vận chuyển; nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện; giấy giới thiệu và Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người được cơ quan, tổ chức đơn vị cử đến làm thủ tục;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao tại Bộ Công an. Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận chuyển vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao tại công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, cơ quan Công an có thẩm quyền phải xem xét, cấp giấy phép vận chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị cấp phép; trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
1. Khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, việc nổ súng của Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, việc nổ súng của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Khi thi hành nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự có tổ chức, việc nổ súng tuân theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Khi thi hành nhiệm vụ độc lập, việc nổ súng tuân theo các nguyên tắc sau đây:
a) Phải căn cứ vào từng tình huống, tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm của đối tượng để quyết định việc nổ súng;
b) Chỉ nổ súng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc nổ súng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe cho bản thân hoặc người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được nổ súng ngay;
c) Không nổ súng vào đối tượng khi biết rõ người đó là phụ nữ, người tàn tật, trẻ em, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
d) Trong mọi trường hợp nổ súng, người sử dụng súng cần hạn chế thiệt hại do việc nổ súng gây ra.
3. Các trường hợp nổ súng gồm:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
d) Đối tượng đang đánh tháo người bị giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm; người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đang chạy trốn hoặc chống lại;
e) Được phép bắn vào phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế:
Đối tượng điều khiển phương tiện đó tấn công hoặc đe doạ trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do đối tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
g) Động vật đang đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
4. Người được giao sử dụng súng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc nổ súng đã tuân thủ quy định tại Điều này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
1. Các đối tượng quy định tại Điều 13 và Điều 17 của Pháp lệnh này.
2. Đội kiểm tra của lực lượng quản lý thị trường; ban, đội bảo vệ chuyên trách của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ; cơ quan thi hành án dân sự.
3. Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với Công an nhân dân, chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị vũ khí thô sơ đối với các đối tượng khác.
1. Việc sử dụng vũ khí thô sơ khi làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cá nhân, tài sản của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân và phòng vệ chính đáng phải bảo đảm an toàn, đúng đối tượng, đúng mục đích.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc sử dụng vũ khí thô sơ cho các đối tượng thuộc Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng vũ khí thô sơ cho các đối tượng thuộc Công an nhân dân và các đối tượng khác.
1. Việc nghiên cứu, sản xuất vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghiệp quốc phòng.
2. Việc nghiên cứu vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Việc nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp do các tổ chức khoa học, công nghệ hoặc doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện trên cơ sở đề án nghiên cứu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc triển khai sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp được thực hiện tại các cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp có đủ điều kiện theo quy định và có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Chủng loại sản phẩm, quy mô sản xuất phải phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp và đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng và kỹ thuật an toàn;
c) Nhà xưởng, kho chứa vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ. Nhà xưởng, kho chứa công nghệ, thiết bị, phương tiện phục vụ sản xuất phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh điện, an toàn và bảo vệ môi trường;
d) Người quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp được sản xuất, bán sản phẩm đúng chủng loại cho các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp; việc nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu, mua tiền chất thuốc nổ chỉ được thực hiện giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
e) Sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp phải có ký hiệu, nơi sản xuất, năm sản xuất hạn sử dụng.
4. Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp thực hiện theo quy định sau đây:
a) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ phải là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Công thương, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
b) Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ vật liệu nổ công nghiệp phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, bảo đảm khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ;
c) Kho chứa, thiết bị bốc dỡ, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phải được thiết kế, xây dựng phù hợp, đáp ứng các yêu cầu về bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, phòng cháy và chữa cháy;
d) Người quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa cháy, ứng phó với sự cố trong hoạt động liên quan đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được bán vật liệu nổ công nghiệp đã có trong Danh mục vật liệu nổ Việt Nam cho tổ chức có giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; phải mua lại vật liệu nổ công nghiệp thừa, không sử dụng hết của các tổ chức được phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
e) Tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp chỉ được kinh doanh tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy định tại giấy phép kinh doanh, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp.
1. Tổ chức, đơn vị vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải có các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hàng hóa hoặc tổ chức, đơn vị được phép sản xuất, kinh doanh hoặc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Có phương tiện đủ điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp;
c) Đáp ứng các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
d) Người quản lý, người điều khiển phương tiện, áp tải và người phục vụ khác có liên quan đến vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện đề phòng cháy và chữa cháy;
đ) Có giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
e) Có biểu trưng báo hiệu phương tiện đang vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
2. Người thực hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Thực hiện đúng nội dung ghi trong mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
b) Kiểm tra tình trạng hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng, đỗ và khắc phục ngay sự cố xảy ra;
c) Có phương án bảo đảm vận chuyển an toàn, an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp ứng phó sự cố khẩn cấp;
d) Thực hiện đầy đủ thủ tục giao, nhận về hàng hóa, tài liệu liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, gần trạm xăng, dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao; không vận chuyển khi thời tiết bất thường. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ.
3. Hồ sơ cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép trong đó nêu rõ lý do, khối lượng vật liệu nổ, nơi đi, nơi đến, thời gian và tuyến đường vận chuyển; họ và tên, địa chỉ của người chịu trách nhiệm vận chuyển, người điều khiển phương tiện; biển kiểm soát của phương tiện;
b) Bản sao được chứng thực từ bản chính giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của tổ chức, đơn vị nơi nhận vật liệu nổ công nghiệp;
c) Giấy giới thiệu của người được tổ chức, đơn vị cử đến làm thủ tục kèm theo một trong các giấy tờ sau: Chứng minh nhân dân, Chứng minh Quân đội nhân dân, Chứng minh Công an nhân dân hoặc giấy chứng nhận theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp phải xem xét, cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; trường hợp không cấp giấy phép thì phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc cấp, thu hồi và tạm ngừng cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc cấp thu hồi và tạm ngừng cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đối với các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
1. Tổ chức, đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật, có đăng ký kinh doanh hoạt động ngành nghề, lĩnh vực cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
b) Có hoạt động khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
d) Có địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;
đ) Người quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ nổ mìn và những người khác có liên quan đến việc nổ mìn phải đáp ứng yêu cầu về an ninh, trật tự; có đủ trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật phòng cháy và chữa cháy.
2. Tổ chức, đơn vị sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải theo quy định sau đây:
a) Chỉ được mua vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ Việt Nam từ các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp;
b) Vật liệu nổ công nghiệp thừa, không sử dụng hết phải bán lại cho tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp hợp pháp;
c) Thực hiện việc bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn và thực hiện đầy đủ các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi tiến hành nổ mìn;
d) Có thiết kế, phương án nổ mìn được cơ quan cấp giấy phép nổ mìn phê duyệt và được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép, phù hợp với quy mô sản xuất, trong đó có các biện pháp bảo đảm an toàn khi nổ mìn, việc giám sát việc tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp trong và sau khi nổ mìn.
3. Chính phủ quy định việc cấp giấy phép sử dụng, giám sát tiêu thụ, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp trong và sau khi nổ mìn.
1. Việc vận chuyển vật liệu nổ quân dụng thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển hoặc giấy phép vận chuyển của cấp có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển với số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm phải có phương tiện chuyên dùng;
d) Không được chở vật liệu nổ quân dụng và chở người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải thông báo ngay cho cơ quan Quân sự, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ quân dụng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển vật liệu nổ quân dụng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an.
1. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa các loại công cụ hỗ trợ được thực hiện trong các cơ sở, doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng .
2. Trường hợp cơ sở, doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng không bảo đảm việc nghiên cứu, sản xuất, sửa chữa thì có thể thực hiện theo phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng tại các cơ sở, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ.
3. Công cụ hỗ trợ sản xuất trong nước phải được đóng số hiệu, ký kiệu, tên nước sản xuất, cơ sở sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng, chủng loại.
4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể việc quản lý các cơ sở nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sửa chữa công cụ hỗ trợ.
1. Công cụ hỗ trợ được trang bị cho các đối tượng theo quy định của pháp luật.
2. Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với công an nhân dân; chủ trì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quy định việc trang bị công cụ hỗ trợ đối với các đối tượng khác.
1. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ phải bảo đảm an toàn theo đúng quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ với số lượng lớn hoặc loại nguy hiểm thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có mệnh lệnh hành quân, mệnh lệnh vận chuyển hoặc giấy phép vận chuyển của cấp có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Có phương tiện chuyên dùng;
d) Không được chở công cụ hỗ trợ và chở người trên cùng một phương tiện, trừ người có trách nhiệm trong việc vận chuyển;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện ở nơi đông người, khu vực dân cư, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố phải dừng lại lâu trên đường, khi không đủ lực lượng bảo vệ phải thông báo ngay cho cơ quan Quân đội, Công an nơi gần nhất biết để phối hợp bảo vệ.
1. Việc nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh công cụ hỗ trợ do các cơ sở, doanh nghiệp của Bộ Công an, Bộ quốc phòng và các tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện.
2. Công cụ hỗ trợ nhập khẩu, xuất khẩu, kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; tên nước sản xuất, cơ sở sản xuất, năm sản xuất, hạn sử dụng, chủng loại, ký hiệu trên từng công cụ hỗ trợ.
Căn cứ vào nhu cầu hàng năm của các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 30 của Pháp lệnh này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định nhập khẩu công cụ hỗ trợ để trang bị cho Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; Bộ trưởng Bộ Công an quyết định nhập khẩu công cụ hỗ trợ để trang bị cho các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Việc xuất khẩu công cụ hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định.
a) Cơ sở, doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh công cụ hỗ trợ phải bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự;
b) Chỉ được nhượng, bán công cụ hỗ trợ cho các đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh này.
1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;
b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác,
c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc sử dụng đối với từng loại công cụ hỗ trợ.
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
3. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố các danh mục vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; tiêu chuẩn kho bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
5. Tổ chức đăng ký, cấp, đổi, thu hồi các loại giấy phép trong công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
6. Tổ chức công tác đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ vật công cụ hỗ trợ.
8. Thực hiện thống kê nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
9. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác quản lý vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
10. Hợp tác quốc tế về công tác quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
11. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; khen thưởng và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
2. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ theo quy định của Pháp lệnh này và sự phân công của Chính phủ.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ tại địa phương.
1. Trường hợp có căn cứ để cho rằng trong người hoặc trên phương tiện đang giấu, cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép thì các lực lượng chức năng đang thi hành công vụ phải kiểm tra, kiểm soát, thu giữ, tạm giữ người, phương tiện để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật có liên quan về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, thì tuỳ theo tính chất, múc độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che cho người vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hoặc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; cá nhân vi phạm còn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 .
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh này; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Pháp lệnh này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 16/2011/UBTVQH12 |
Hanoi, June 30, 2011 |
ON MANAGEMENT AND USE OF WEAPONS, EXPLOSIVES AND SUPPORTING TOOLS
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;
Pursuant to Resolution No. 31/2009/QH12 on the 2010 law- and ordinance-making program and addition to the law- and ordinance-making program of the National Assembly, the XIIth term (2007- 2011);
The National Assembly Standing Committee promulgates the Ordinance on Management and Use of Weapons. Explosives and Supporting Tools.
Article 1. Scope of regulation
This Ordinance provides for the management and use of weapons, explosives and supporting tools; the responsibility for state management of weapons, explosives and supporting tools, aiming to protect the national security and maintain social order and safety.
Article 2. Subjects of application
This Ordinance applies to Vietnamese agencies, organizations and individuals, foreign agencies, organizations and individuals, and international organizations that reside, enter, exit, transit and operate in the territory of the Socialist Republic of Vietnam: if treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party otherwise provide for, such treaties shall prevail.
Article 3. Interpretation of terns
In this Ordinance, the terms below are construed as follows:
1. Weapons include military weapons, hunting guns, rudimentary weapons, sports weapons and other types of weapons with similar properties and effect.
2. Military weapons include:
a/ Hand guns of small size, which are weapons designed for personal use, including pistols, rifles, submachine guns, light machine guns and other types of guns with similar properties and effect.
b/ Light weapons, including machine guns, mortars of under 100 mm. recoilless guns (DKZ), anti-aircraft machine guns of under 23 mm, grenade launchers, personal anti-lank rockets, shoulder anti-aircraft missiles, and other types of light weapons with similar properties and effect:
c/ Bombs, mines, grenades, shells, torpedoes, water mines and flame throwers-.
d/ Weapons which are not on the Government-promulgated list of weapons hut have similar properties and effect like military weapons.
3 Hunting guns are guns used for hunting, including flint locks air guns, and other types of guns with similar properties and effect.
4. Rudimentary weapons include daggers, swords, long-handled spears, long-handled machetes, bayonets, knife-shaped lances, scimitars, clubs, bows and crossbows.
5. Sports weapons are guns and rudimentary weapons used for sports practice and competition.
6. Explosives include explosive powder and accessories.
7. Military explosives are explosives used for defense and security purposes.
8. Industrial explosives are explosives used for industrial, economic and civil purposes.
9. Supporting tools include:
a/ Guns for plastic bullets, rubber bullets, tear gas, asphyxiating gas, toxic substances, anesthetics, magnetic field, laser, flares and bullets used for guns of these types
b/ Sprayers of tear gas, asphyxiating gas, toxic substance, anesthetics or itchy substances;
c/ Smoke grenades, tear-gas grenades and exploding balls;
d/ Electric clubs, rubber clubs, metal clubs, handcuffs, spike boards, barbed wires, armors, electric gloves, knife- snatching gloves, shields and anti-bullet helmets;
e/ Army or police animals.
Article 4. Principles of equipment, management and use of weapons, explosives and supporting tools
1. Compliance with the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam.
2. Weapons, explosives and supporting tools must ensure standards and technical regulations prescribed by law.
3. Persons who order or decide to use weapons, explosives and supporting tools shall bear responsibility for their orders or decisions.
4 Persons who use weapons, explosives or supporting tools must be professionally trained and periodically examined in using skills.
5. Weapons, explosives and supporting tools must he used for proper purposes, restricting to the utmost damage caused to humans, properly and the environment.
6. Weapons, explosives and supporting tools which have expired or are unusable must be disposed of or destroyed.
1. Personally possessing weapons, excluding the weapons prescribed in Clause 4, Article 3 of this Ordinance.
2. Illegally manufacturing, storing, transporting, using, trading, importing or exporting or appropriating weapons, explosives and supporting tools.
3. Abusing the use of weapons, explosives or supporting tools to infringe upon the health or lives of other people, or the rights and legitimate interests of individuals, agencies or organizations.
4. Deliberately destroying or damaging assigned weapons.
5. Assigning weapons, explosives and supporting tools to agencies, organizations or persons that fail to fully satisfy set conditions and standards.
6. Giving away, presenting as gift, entrusting to others' care, borrowing, lending, renting, leasing, pledging or mortgaging weapons, explosives or supporting tools.
7. Illegally bringing weapons, explosives or supporting tools into or out of the Vietnamese territory.
8. Unsafely transporting or preserving weapons, explosives or supporting tools.
9. Exchanging, trading, forging, tampering with, erasing, borrowing, lending, renting, leasing, pledging or mortgaging licenses for manufacture, trading, transportation or use of weapons, explosives or supporting tools.
10. Illegally trading, giving away, presenting as gifts, borrowing, lending, renting, leasing, pledging or mortgaging discarded and faulty weapons, explosives and supporting tools.
11. Excavating and digging to search for weapons and explosives without permission of competent agencies.
12. Other acts in violation of regulations on management and use of weapons, explosives or supporting tools.
Article 6. Bringing of weapons, explosives and supporting tools into or out of the Vietnamese territory in special cases
1. Foreign organizations or individuals may bring weapons and supporting tools from abroad into Vietnam for protection of heads and deputy heads of the slates, legislative bodies and governments and other guests invited by the Party Central Committee, the President, the National Assembly or the Government of the Socialist Republic of Vietnam, or for sports practice and competitions, exhibition, display, sale promotion or product introduction.
2. Vietnamese organizations or individuals may carry weapons and supporting tools abroad from Vietnam for protection of heads of Party or state agencies, or for sports practice and competitions, exhibition, display, sale promotion or product introduction.
3. The Minister of Public Security shall provide for the order, procedures and grant of permits for carrying weapons and supporting tools into or out of the Vietnamese territory for the cases specified in Clauses 1 and 2 of this Article. The Minister of National Defense shall provide for cases under programs and plans of the Ministry of Defense.
Article 7. Responsibilities of heads of agencies or organizations equipped with and using weapons, explosives and supporting tools
1. To bear responsibility for the management and use of weapons, explosives and supporting tools.
2. To assign qualified persons to keep warehouses or storages of weapons, explosives and supporting tools under Article 9 of this Ordinance.
3. To assign weapons only to persons of their agencies or organizations for use who fully meet the conditions and criteria prescribed in Article 14 of this Ordinance.
4. To locale warehouses or storages of weapons, explosives and supporting tools under Article 10 of this Ordinance.
Article 8. Responsibilities of persons assigned to use weapons, explosives and supporting tools
1. To use weapons, explosives and supporting tools for proper purposes and according to regulations.
2. To preserve weapons, explosives and supporting tools according to prescribed regimes and processes, ensuring safety and no loss and damage.
3. To hand over weapons, explosives and supporting tools to persons responsible for management and preservation upon accomplishment of their tasks or at the end of the assignment lime limit.
4. When carrying or using weapons and supporting tools, to bring along use permits as provided for by law.
Article 9. Criteria of persons assigned to keep warehouses or storages of weapons, explosives and supporting tools
1. Persons assigned to keep warehouses or storages of weapons, explosives and supporting tools must satisfy the following criteria:
a/ Possessing good quality and morality and being physically fit for assigned tasks:
b/ Possessing a professional certificate of management of weapons, explosives and supporting tools, and a certificate of fire prevention and fighting training:
c/ Thoroughly understanding regulations and regimes on management and preservation of warehouses and storages of weapons. explosives and supporting tools.
2. The Minister of National Defense shall detail Clause 1 of this Article for the People's Army and Militia and Self-Defense Forces. The Minister of Public Security shall detail Clause 1 of this Article for the People's Public Security, and shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministers and heads of ministerial-level agencies in. detailing Clause 1 of this Article for other entities.
Article 10. Preservation of weapons, explosives and supporting tools
1. Weapons, explosives and supporting tools must be strictly managed and preserved according to regulations.
2. Weapon, explosive and supporting tool warehouses and storages must be designed and built up to prescribed technical standards and regulations on safety in fire and explosion prevention and fighting and on environmental protection; have internal rules, security plans. fire and explosion prevention and fighting plans and safety devices which are approved by managing and functional agencies.
3. The Minister of National Defense shall provide fur the preservation of weapons, explosives and supporting tools for the People' Army and Militia and Self-Defense Forces. The Minister of Public Security shall provide for the preservation of weapons, explosives and supporting tools for other entities.
Article 11.Hand-over, receipt and handling of weapons, explosives and supporting tools
1. Organizations and individuals shall declare and hand over weapons, explosives and supporting tools to the nearest military or police offices or local administrations in the following cases:
a/ They are ineligible for being equipped with and using under law but acquire weapons, explosives and supporting tools from any source;
b/ They have detected or collected weapons, explosives and supporting tools.
2. Military or police offices or local administrations shall immediately organize the receipt. Collection, classification, preservation and handling of weapons, explosives and supporting tools declared and handed over by organizations or individuals.
3. Weapons, explosives and supporting tools which are exhibits of or related to cases in the stage of investigation shall be received and preserved by investigation agencies. For a case terminated at the stage of investigation, the investigation agency shall decide on the handling. For a case terminated at the stage of prosecution, the procuracy shall decide on the handling. For a case terminated at the stage of adjudication, the court or trial panel shall decide on the handling.
4. The Government shall provide for the order, procedures, competence and funds for the receipt, collection, liquidation or destruction of handed-over weapons, explosives and supporting tools.
Article 12. Research into, and manufacture, production and repair of weapons
1. Research into, and manufacture, production and repair of weapons comply with the law on defense industry.
2. Research into, and manufacture, production and repair of weapons at establishments or enterprises of the Ministry of Public Security comply with regulations of the Government.
Article 13. Entities equipped with military weapons
1. People's Army.
2. People's Public Security Force.
3. Militia and Self Defense Forces.
4. Forest rangers, full-time anti smuggling customs forces and border-gale customs units.
5. Aviation security force.
6. The Government shall provide for types of military weapons to be equipped for the entities prescribed in Clauses 4 and 5 of this Article.
Article 14. Criteria of weapon users
1. Persons entitled to use weapons must satisfy the following criteria:
a/ Possessing good quality and morality;
b/ Being physically fit;
c/ Being professionally trained and periodically examined in weapon use.
2. Weapon users outside the armed forces must, apart from the criteria specified in Clause I of this Article, have weapon use certificates granted by competent agencies.
Article 15. Procedures for equipment of military weapons
1. The procedures for equipping members of the People's Army and Militia and Self-Defense Forces with military weapons comply with regulations of the Minister of National Defense.
2. The procedures for equipping entities not managed by the Ministry of National Defense with military weapons are as follows:
a/ A written request for equipment with military weapons, clearly staling the demand, conditions, quantity and types of weapons already equipped, the quantity and types of weapons to be equipped for the agency, organization or unit, which bears the signature of a leader of the ministry or sector, it the requesting agency, organization or unit is at central level or of a leader of the provincial-level department or sector, if the requesting agency, organization or unit is at local level.
b/ A written request for equipment with military weapons for a ministry or central sector, which shall be sent to the Ministry of Public Security. A written request for equipment with military weapons for a provincial-level department or sector shall be sent lo the provincial-level Department of Public Security; after receiving such written request, the provincial-level Department of Public Security shall consider and report it to the Ministry of Public Security for decision;
c/ Within 10 working days after receiving a written request for equipment with military weapons, the Ministry of Public Security shall grant an equipment permit and issue a (taper of introduction and guide the requesting agency, organization or unit in carrying out the supply or transfer procedures, or transfer the case to the Ministry of National Defense for consideration and decision on the supply or transfer. In case of refusal, it shall issue a written reply clearly stating the reason.
Article 16. Grant and withdraw al of military weapon use permits
1. The procedures for grant and withdrawal of military weapon use permits applicable to entities within the People's Army or Militia and Self-Defense Forces comply with regulations of the Minister of National Defense.
2. The procedures for grant and withdrawal of military weapon use permits applicable to entities not managed by the Ministry of National Defense are as follows:
a/ Within 10 working days after being supplied or transferred will) military weapons, the equipped agency, organization or unit shall carry out the procedures to apply for a military weapon use permit. A dossier of application for a military weapon use permit comprises an application for a military weapon use permit, made by the equipped agency, organization or unit: the Ministry of Public Security's permit for equipment of military weapons; invoices-cum-ex-warehousing bills, issued by the military weapon supplier or transferor clearing slating the quantity, type, serial number, sign number of every military weapon; the paper of introduction and the people's identity card or people's public security identity card of the person appointed by such agency, organization or unit to carry out the procedures;
b/ A central agency, organization or unit equipped with military weapons shall submit a dossier of application for a military weapon use permit to the Ministry of Public Security. A local agency, organization or unit equipped with military weapons shall submit a dossier of application for a military weapon use permit to the provincial-level Department of Public Security;
c/ Within 10 working days after receiving an application dossier, the competent public security office shall consider and grant a military weapon use permit to the applicant;
d/ The military weapon use permit is valid for 5 years and shall only be granted to an equipped agency, organization or unit. If expired or lost, a permit will be re-granted. A torn permit may be changed. This permit shall be withdrawn when its holder dissolves.
Article 17. Entities to be equipped with sports weapons
1. Units of the People's Army, the People's Public Security and Militia and Self-Defense Forces.
2. Sport clubs, schools and training centers.
3. Defense-security education centers.
4. Other organizations that need to be equipped with sports weapons for sports practice and competitions, which are established and operate under licenses issued by competent state agencies.
Article 18. Procedures for equipment with sports weapons
1. A dossier of request for equipment with sports weapons comprises:
a/ A competent state agency's decision on the establishment of the requesting organization or unit. For sports establishments operating as enterprises, the business registration certificate is required;
b/ A written request for equipment with sports weapons of an organization or a unit prescribed in Clause 1, 2 or 3, Article 17 of this Ordinance approved by its direct managing agency, which must clearly state the quantities and types of sports weapons already equipped and to be additionally equipped.
For the organizations prescribed in Clause 4. Article 17 of this Ordinance, the written request must clearly state the demand for, purposes, quantity and types of sports weapons to be equipped. It must be approved by the superior managing agency.
2. Places for submission of dossiers of request for equipment of sport weapons:
a/ Local organizations and units requesting equipment of sports weapons shall submit their dossiers of request to provincial-level People's Committees.
Within 10 working days after receiving a dossier of request for equipment of sports weapons, the provincial-level People's Committee shall consider and report it to the Ministry of Culture. Sports and Tourism;
b/ Central organizations and units requesting equipment of sports weapons shall submit their dossiers of request to the Ministry of Culture, Sports and Tourism.
3. Within 10 working days after receiving a report of the provincial-level People's Committee, proposing the equipment of sports weapons or a dossier of request from a central organization or unit, the Ministry of Culture, Sports and Tourism shall consider and decide to permit the equipment of sports weapons, clearly slating the quantity, type, sign and serial number of every sports weapon: in ease of refusal, it shall issue a written reply clearly staling the reason.
Article 19. Grant and withdrawal of sports weapon use permits
1. The procedures for grant and withdrawal of sports weapon use permits applicable to entities within the People's Army and Militia and Self-Defense Forces comply with regulations of the Minister of National Defense.
2. The procedures for grant and withdrawal of sports weapon use permits applicable to entities not managed by the Ministry of National Defense are as follows:
a/ Within 10 working days after receiving spoils weapons, the equipped organization or unit shall carry out procedures lo apply for a sports weapon use permit. A dossier of application for a sports weapon use permit comprises an application for a sports weapon use permit, made by the equipped organization or unit; the decision of the Minister of Culture. Sports and Tourism permitting equipment of sports weapons, papers evidencing the lawful origin of sports weapons; and paper of introduction and people's identity card or people's public security card of the person appointed by the organization or unit to carry out the procedures;
b/ Central organizations and units equipped with spoils weapons shall submit their dossiers of application for sport weapon use permits to the Ministry of Public Security. Local organizations and units equipped with sports weapons shall submit their dossiers of application for sports weapon use permits to provincial-level Departments of Public Security;
c/ Within 10 working days after receiving the dossiers of application, competent public security offices shall consider and grant sports weapon use permits to the equipped organizations or units;
d/ The sports weapon use permit is valid for 5 years and shall be only granted lo an equipped organization or unit. If expired or lost, a permit may be re-granted; a torn permit may be changed; and a permit shall be with drawn when its holder dissolves.
Article 20. Import of military weapons and sports weapons
1. The import of military weapons and spoils weapons must be based on demands and use purposes. Imported military weapons and sports weapons must meet technical requirements and bear serial numbers, signs, types, name of country of manufacture and year of manufacture.
2. Competence to decide on the import of military weapons and sports weapons:
a/ The Prime Minister shall decide on the import of military weapons for equipment of the People's Army and Militia and Self-Defense Forces at the proposal of the Minister of National Defense;
b/ The Prime Minister shall decide on the import of military weapons for equipment of other entities at the proposal of the Minister of Public Security;
c/ The Prime Minister shall decide on the import of sport weapons at the proposal of the Minister of Culture. Sports and Tourism after reaching agreement with the Minister of National Defense and the Minister of Public Security.
Article 21. Transport of military weapons and sports weapons
1. Transport of military weapons and sports weapons must comply with the following provisions:
a/ Being under operation orders, transport orders or permits for transport of military weapons or sports weapons, which are issued by competent authorities;
b/ Being kept secret and ensuring safety;
c/ The transport of great quantities of weapons or dangerous weapons must be carried out by specialized means of transport;
d/ Not transporting military weapons, sports weapons and people on a same means of transport, except persons responsible for the transport;
e/ Not stopping or parking vehicles at crowded places, residential areas or places of important defense, security, economic, cultural or diplomatic works. If overnight stay is needed or an incident occurs while security guards are insufficient, such must be immediately notified to the nearest military office or public security office for coordinated protection.
2. The Minister of National Defense shall provide for dossiers, and the order and procedures for the grant of operation orders, orders for transport of military weapons, sports weapons to entities within the People's Army and Militia and Self-Defense Forces.
3. Competent public security offices shall grant permits for transport of military weapons or sports weapons to entities not managed by the Ministry of National Defense according to the following procedures:
a/ A dossier of application for a permit for transport of military weapons or sports weapons comprises the application of the agency, organization or unit, clearly staling the quantity and types of military weapons or sports weapons to be transported: places of departure, destination, time and transportation routes: full names and addresses of persons responsible for the transport and of drivers: license plate numbers of the means of transport: and the paper of introduction and people's identity card or people's public security identity card of the person appointed by the agency, organization or unit to carry out the procedures;
b/ Central agencies, organizations and units shall submit their dossiers of application for permits for transport of military weapons or sports weapons to the Ministry of Public Security. Local agencies, organizations and units shall submit their dossiers of application for permits for transport of military weapons or sport weapons to provincial-level Departments of Public Security;
c/ Within 5 working days after receiving the dossiers, competent public security offices shall consider and grant permits to the applicants; if refusing to grant a permit, they shall issue a written reply clearly staling the reason.
Article 22. Provisions on opening of fire
1. When protecting the national security, the opening of fire by the People's Army and Militia and Self-Defense Forces complies with regulations of the Minister of National Defense, the opening of fire by the People's Public Security Force complies with regulations of the Minister of Public Security.
2. When maintaining security and order in an organized manner, the opening of fire must follow orders of competent persons. When performing the duty independently, the opening of fire must comply with the following principles;
a/ To decide on the opening of fire based on each circumstance, nature and extent of dangerous acts of subjects:
b/ Only to open fire when there is no alternative to stop acts of subjects and subjects disobey warnings. If untimely opening of fire will directly threaten the lives and health of one's own or other persons or may cause other especially serious consequences, to open fire immediately;
c/ Not to open fire on subjects when clearly realizing that they are women, disabled persons or children, unless they use weapons or explosives to attack or resist, thus threatening the lives or health of persons on duty or other persons;
d/ In all cases of opening fire, gun users should limit (he damage caused by the opening of fire.
3. Cases of fire opening include:
a/ Subjects are using force, weapons or explosives directly threatening the lives of persons on duty or other persons;
b/ Subjects are using weapons or explosives to attack or threaten the safety of important works related to national security or important targets protected under law;
c/ Subjects are seizing guns of persons on duty;
d/ Subjects are using weapons to cause public disorder, which may cause very serious or especially serious consequences;
e/ Subjects are rescuing persons who are detained or escorted due to their especially serious crimes or dangerous recidivism: persons who are detained, held in custody, escorted due to their especially serious crimes are escaping or resisting;
f/ To be allowed to fire on road motor vehicles or inland waterway craft in order to stop them in the following cases, except those of foreign diplomatic missions, consulates and representative offices of international organizations;
Drivers of such vehicles or craft attack or directly threaten the lives of persons on duty or other persons;
Clearly knowing that such vehicles or craft are operated by criminals and deliberately fleeing, unless there are passengers or hostages on board;
Clearly knowing that the deliberately fleeing vehicles, or craft are carrying criminals or illegally transported weapons, explosives, reactionary documents, stale secrets, drugs of great volume, especially rare and precious assets or national treasures, unless there are passengers or hostages on board;
g/ Animals threatening the lives and health of persons on duty or other persons.
4. Persons assigned to use guns shall not bear responsibility for damage when they open fire in accordance with this Article and other relevant laws.
Article 23. Entities to be equipped with rudimentary weapons
1. The entities defined in Articles 13 and 17 of this Ordinance.
2. Inspection teams of the market control force: full-time security boards or teams of agencies, organizations, enterprises and security service enterprises: civil judgment enforcement offices.
3. Other entities prescribed by law.
4. The Minister of National Defense shall provide for the equipment of rudimentary weapons by the People's Army and Militia and Self Defense forces. The Minister of Public Security shall provide for the equipment of rudimentary weapons by the People's Public Security and assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministers and heads of ministerial-level agencies in, providing for the equipment of rudimentary weapons by other entities.
Article 24. Use of rudimentary weapons
1. Use of rudimentary weapons in protecting the national security and maintaining social order and safety, protecting the lives and health of individuals, assets of the State, collectives or individuals, or for legitimate self-defense must ensure safety, proper subjects and proper purposes.
2. The Minister of National Defense shall provide for the use of rudimentary weapons by entities within the People's Army and Militia and Self-Defense Forces. The Minister of Public Security shall provide for the use of rudimentary weapons by entities within the People's Public Security, and other entities.
MANAGEMENT AND USE OF EXPLOSIVES
Article 25. Research into and production and trading of explosives
1. The research into and production of military explosives comply with the law on defense industry.
2. The research into industrial explosives complies with the following provisions:
a/ The research into and development and test of industrial explosives shall be carried out by scientific and technological organizations or industrial explosive production enterprises on the basis of research schemes approved by competent agencies;
b/ The production deployment or transfer of technology for industrial production shall be carried out at qualified industrial explosives production establishments under regulations and permits of competent state agencies.
3. The production of industrial explosives must comply with the following provisions:
a/ Industrial explosive producers must be enterprises with 100% slate capital, which are tasked by the Prime Minister at the proposal of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense;
b/ Types of products and scale of production must conform to the master plan on development of industrial explosives and meet quality and technical safely standards and specifications;
c/ Industrial explosive workshops and storehouses must meet the conditions on security and order and ensure a safety distance for facilities and entities in need of protection. Workshops and storehouses of production technologies, equipment and vehicles must be properly designed and constructed to meet the requirements on fire prevention and fighting, explosion prevention, lightning arrester, electrostatic control, safety and environmental protection;
d/ Managers, workers and laborers involved in the production of industrial explosives must satisfy the requirements on security and order; possess relevant professional qualifications and be trained in safety techniques, fire prevention and fighting and response to incidents in the production of industrial explosives;
e/ Industrial explosive producers may produce and sell products of proper types to industrial explosive dealing enterprises; the import or entrusted import, purchase of pre-explosive substances may be only carried out between industrial explosive-producing and -dealing enterprises.
f/ Industrial explosive products must hear signs and information on their place of production, year of production and expiry date.
4. Industrial explosive dealing must comply with the following provisions:
a/ Industrial explosive and pro-explosive substance dealers must be enterprises with 100% state capital, which are tasked by the Prime Minister at the proposal of the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense;
b/ Storehouses, wharves and places for receipt, loading and unloading of industrial explosives must satisfy the conditions on security and order and ensure a safety distance for facilities and entities in need of protection;
c/ Storehouses, handling equipment, means of transport, equipment and tools used in dealing activities must be properly designed and constructed, meeting the requirements on preservation and transport of industrial explosives and on fire prevention and fighting;
d/ Managers, workers and laborers involved in industrial explosive dealing must satisfy the requirements and standards on security and order; possess appropriate professional qualifications and be trained in safety techniques, fire prevention and fighting and response to incidents in industrial explosive dealing activities;
e/ Industrial explosive dealers may only sell industrial explosives on Vietnamese lists of explosives to organizations licensed to use industrial explosives: and buy back surplus and unused industrial explosives from these organizations;
1/ Industrial explosive dealers may only deal in pre-explosive substances and industrial explosives in accordance with their business licenses and permits for export or import of pre-explosive substances and industrial explosives.
Article 26.Transport of industrial explosives
1. Carriers of industrial explosives must satisfy the following conditions:
a/ Being enterprises with a business registration certificate for transport of commodities, or organizations or units licensed to produce, deal in or use industrial explosives;
b/ Having means fully qualified for transport of industrial explosives under the standards and norms on safety techniques in activities related to industrial explosives;
c/ Meeting the safely conditions on fire prevention and fighting;
d/ Managers, drivers, escorts and other workers involved in the transport of industrial explosives must meet the requirements on security and order: possess professional qualifications corresponding to their respective positions and responsibilities, and be trained in fire prevention and fighting;
e/ Possessing a permit for transport of industrial explosives or an order for transport of industrial explosives;
f/ Displaying signs showing that the means are carrying industrial explosives.
2. Persons transporting industrial explosives must observe the following provisions:
a/ To strictly comply with the contents of the orders for transport of industrial explosives or permits for transport of industrial explosives;
b/ To cheek the slate of commodities before departure or alter each slop or parking and immediately redress am incidents;
c/ To draw up plans to ensure safe transport, security, order, fire prevention and fighting; and to apply measures to respond to emergency incidents;
d/ To fully carry out the procedures for forwarding goods and documents related to industrial explosives;
e/ Not to stop or park vehicles at crowded places, residential areas, near filling stations, places with important defense, security, economic, cultural or diplomatic works; not to transport them under abnormal weather conditions. In case overnight slay is needed or an incident occurs, to immediately notify such lo the nearest military or public security offices for coordinated protection.
3. A dossier of application for a permit for transport of industrial explosives comprises:
a/ An application for a permit, clearly slating the reason, volumes of explosives, places of departure and destination, transport time and routes; full names and addresses of persons responsible for the transport and drivers; license plate number of carrying means of transport;
b/ Certified copies of the business registration certificates, certificates of full satisfaction of security and order conditions for industrial explosive production, dealing and use of organizations or units that receive industrial explosives;
c/ Paper of introduction of the person appointed to carry out the procedures, enclosed with any of the following papers: people's identity card, people's army identity card, people's public security identity card or certificate as provided by the Minister of Public Security or the Minister of National Defense.
Within 3 working days after receiving a complete dossier of application, the agency competent to grant permits for transport of industrial explosives shall consider and grant a permit: in case of refusal, they shall issue a written reply clearly stating the reason.
5. The Minister of National Defense shall provide for the grant, withdrawal and suspension from grant of permits for transport of industrial explosives to entities managed by the Ministry of National Defense. The Minister of Public Security shall provide for the grant, withdrawal and suspension from grant of permits for transport of industrial explosives to entities not managed by the Ministry of National Defense.
Article 27. Use of industrial explosives
1. Users of industrial explosives must fully meet the following conditions:
a/ They are set up under law and register business activities in the sectors or domains requiring the use of industrial explosives;
b/ Their minerals or petroleum exploitation activities or construction works, research or tests require the use of industrial explosives;
c/ Their storehouses, technologies, equipment, means and tools for the use of industrial explosives satisfy technical standards and norms;
d/ The locations for use of industrial explosives meet security and order conditions;
e/ Mine explosion managers, commanders and workers as well as other persons involved in mine explosion must satisfy security and order requirements: possess professional qualifications relevant to their posts and responsibilities, and he trained in fire fighting techniques.
2. Users of industrial explosives shall comply with the following provisions:
a/ To buy only industrial explosives on Vietnamese lists of industrial explosives from lawful explosive dealers;
b/ To sell back surplus or unused industrial explosives to lawful industrial explosive dealers;
c/ To appoint mine explosion commanders and fully observe regulations on standards and norms on safety in the use of industrial explosives upon mine explosion;
d/ To have mine explosion designs and plans approved by agencies granting permits for mine explosion and permitted by provincial-level People's Committees, which are conformable to their production, and spell out measures to ensure safety in mine explosion, and the supervision of use and destruction of industrial explosives during and alter mine explosion.
3. The Government shall provide for the grant of permits for use and supervision of the use and destruction of industrial explosives during and after mine explosion.
Article 28. Transport of military explosives
1. Transport of military explosives must comply with the following provisions:
a/ There must be operation orders, transport orders or transport permits, issued by competent authorities;
b/ It must be kept secret and safe;
c/ The transport of great volumes or dangerous types must be carried out by specialized means;
d/ Not to transport military explosives and people on the same means, except persons responsible for the transport;
e/ Not to stop or park transport means at crowded places, residential areas and places with important defense, security, economic, cultural or diplomatic works. If overnight stay is needed or an incident occurs, it shall be notified to the nearest military or public security offices for coordinated protection when necessary.
2. The Minister of National Defense shall provide for dossiers, the order and procedures for the grant of operation orders and orders on transport of military explosives to entities managed by the Ministry of National Defense. The Minister of Public Security shall provide for dossiers and the order and procedures for the grant of permits for transport of military explosives to entities managed by the Ministry of Public Security.
MANAGEMENT AND USE OF SUPPORTING TOOLS
Article 29. Research into, and manufacture, production and repair of supporting tools
1. Research into, and manufacture, production and repair of supporting tools shall be carried out at establishments or enterprises of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense.
2. In case establishments or enterprises of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense cannot undertake the research, production or repair, bidding or goods order placement can be applied at qualified establishments or enterprises under regulations of the Government,
3. Home-made supporting tools must be fixed with serial numbers, signs, name of country of manufacture, name of production establishment, year of production, expiry date and category.
4. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall specify the management of establishments researching into, manufacturing, producing and repairing supporting tools.
Article 30. Entities to be equipped with supporting tools
1. Supporting tools shall be equipped for entities prescribed by law.
2. For other entities that need to be equipped with supporting tools, the Minister of Public Security shall, based on the nature and requirements of their tasks, assume the prime responsibility for and coordinate with concerned ministers or heads of ministerial-level agencies in. submitting the cases to the Prime Minister for decision.
3. The Minister of National Defense shall provide for equipment of the People's Army and Militia and Sell-Defense Forces with supporting tools. The Minister of Public Security shall provide for equipment of the People's Public Security with supporting tools, and assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministers and heads of ministerial-level agencies in. providing for equipment of other entities with supporting tools.
Article 31. Transport of supporting tools
1. Transport of supporting tools must ensure safety strictly according to regulations of the Minister of National Defense or the Minister of Public Security.
2. Transport of supporting tools in great quantity or of dangerous types must comply with the following provisions:
a/ There must be operation orders, transport orders or transport permits issued by competent authorities prescribed by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security;
b/ It must he kept secret and safe;
c/ It is carried out by specialized means;
d/ Not to carry supporting tools and people on a same means, except persons responsible for the transport;
e/ Not to stop or park vehicles at crowded places, population areas or places with important defense, security, economic, cultural or diplomatic works. If overnight stay or long stop on road is required due to an incident, when security guards are inadequate for protection, this must be immediately notified to the nearest military or public security offices for coordinated protection.
Article 32. Import, export and trading of supporting tools
1. The import, export and trading of supporting tools shall be undertaken by establishments or enterprises of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense, and qualified organizations or enterprises as prescribed by the Prime Minister.
2. Imported, exported and traded supporting tools must satisfy the requirements on standards and technical norms: name of manufacturing country, manufacturer, year of manufacture, expiry date, type and sign on each supporting tool.
Based on annual demands of the entities prescribed in Clauses 1 and 2. Article 30 of this Ordinance, the Minister of National Defense shall decide on the import of supporting tools for equipment of the People's Army and Militia and Self-Defense Forces: the Minister of Public Security shall decide on the import of supporting tools for equipment of entities not managed by the Ministry of National Defense.
Export of supporting tools shall he considered and decided by the Minister of National Defense or the Minister of Public Security.
3. Dealing in supporting tools
a/ Establishments, enterprises and organizations dealing in supporting tools must meet the conditions on security and order;
b/ Only to transfer and sell supporting tools to entities permitted to be equipped under this Ordinance.
Article 33.Use of supporting tools
1. Persons assigned to use supporting tools may, when on duty, use supporting tools in the following cases:
a/ The cases prescribed in Clause 3, Article 22 of this Ordinance;
b/ Stopping persons who arc directly threatening the lives or health of others;
c/ Arresting people under law;
d/ Exercising legitimate self-defense under law.
2. The Minister of Public Security shall provide for the use of each type of supporting tools.
STATE MANAGEMENT OF WEAPONS, EXPLOSIVES AND SUPPORTING TOOLS
Article 34. Contents of state management of weapons, explosives and supporting tools
1. Promulgating, and organizing the implementation of, legal documents on management and use of weapons, explosives and supporting tools.
2. Organizing apparatuses for training its the management and use of weapons, explosives and supporting tools.
3. Promulgating, amending, supplementing and publicizing lists of weapons, explosives and supporting tools.
4. Setting standards and technical norms for weapons, explosives and supporting tools: and standards for weapon, explosive and supporting tool storehouses.
5. Organizing the registration, grant, change and withdrawal of permits in the management and use of weapons, explosives and .supporting tools.
6. Organizing the prevention and combat of violations of the law on management and use of weapons, explosives and supporting tools.
7. Organizing scientific and technological research and application to the management and use of weapons, explosives and supporting tools.
8. Making state statistics on weapons, explosives and supporting tools.
9. Propagating, disseminating and educating in the law on the management of weapons, explosives and supporting tools.
10. Promoting international cooperation in the management and use of weapons, explosives and supporting tools.
11. Checking, inspecting and settling complaints and denunciations; giving commendation and rewards, and handling violations of the law on management and use of weapons, explosives and supporting tools.
Article 35. Responsibilities for state management of weapons, explosives and supporting tools
l. The Government shall perform the unified state management of weapons, explosives and supporting tools.
2. The Ministry of Public Security, the Ministry of National Defense and the Ministry of Industry and Trade shall perform the stale management of weapons, explosives and supporting tools under this Ordinance and the Government's assignment.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective tasks and powers and under the Government's assignment, perform the state management of weapons, explosives and supporting tools.
4. The Peoples Committees at different levels shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of weapons, explosives and supporting tools in their respective localities.
Article 36. Handling of violations
1. If there are grounds to believe that weapons, explosives or supporting tools arc illegally hidden on human bodies or on board means of transport, the functional forces on duly shall inspect, search for and seize such weapons, explosives or supporting tools and temporarily seize the persons and means of transport for handling under law.
2. Agencies, organizations or persons that commit acts in violation of this Ordinance and other relevant laws on management and use of weapons, explosives and supporting tools, shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled: if causing damage, they shall pay compensations. Individual violators may also he examined for penal liability under law.
3. Agencies, organizations or persons that cover up violators of the law on management and use of weapons, explosives and supporting tools or show irresponsibility in the management and use of weapons, explosives and supporting tools, causing serious consequences, shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled: if causing damage, they shall pay compensations: individuals violators may also be disciplined or examined for penal liability under law.
This Ordinance takes effect on January 1, 2012.
Article 38. Implementation detailing and guidance
The Government shall detail and guide clauses and articles assigned to it in this Ordinance; and guide other necessary contents of this Ordinance to meet state management requirements.-
|
ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |