Chương 2 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP: Khu vực phát triển đô thị
Số hiệu: | 11/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 14/01/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/03/2013 |
Ngày công báo: | 30/01/2013 | Số công báo: | Từ số 65 đến số 66 |
Lĩnh vực: | Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Dự án khu đô thị mới 100ha phải trình CP
Dự án xây dựng khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 100 ha trở lên hoặc Dự án thuộc địa giới hành chính của hai tỉnh trở lên, khu vực có ý nghĩa quan trọng về an ninh, quốc phòng phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định trước đây, các dự án khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên mới phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép đầu tư.
Đối với dự án khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 20 ha đến dưới 100 ha phải có sự cho phép đầu tư của UBND cấp tỉnh.
Đó là nội dung mới được quy định tại Nghị định 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị, có hiệu lực từ ngày 01/03/2013 và thay thế Nghị định số 02/2006/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được thực hiện theo quy định của Luật xây dựng, Luật quy hoạch đô thị và các văn bản hướng dẫn liên quan.
2. Đối với đô thị dự kiến mở rộng ranh giới hoặc các khu vực phát triển đô thị có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại I trở lên thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trình nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung để Bộ Xây dựng thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đồ án quy hoạch chung được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo triển khai lập quy hoạch phân khu để phê duyệt theo quy định.
4. Đối với những đồ án quy hoạch phân khu có quy mô dân số tương đương với đô thị loại IV trở lên tại các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, các đô thị có quy mô được xác định trong quy hoạch chung được phê duyệt tương đương với đô thị loại I, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án.
5. Thời hạn Bộ Xây dựng xem xét cho ý kiến đối với các đồ án quy hoạch phân khu được quy định tại Khoản 4 Điều này tối đa không vượt quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn lấy ý kiến và hồ sơ đồ án quy hoạch.
Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc quyết định các khu vực phát triển đô thị theo thẩm quyền được quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực phát triển đô thị dưới đây sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng về các nội dung được quy định tại Khoản 3 Điều này:
a) Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Khu vực phát triển đô thị thuộc địa giới hành chính của 2 tỉnh trở lên;
c) Khu vực phát triển đô thị nhằm hình thành một đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại IV trở lên theo quy hoạch đã được phê duyệt;
d) Khu vực phát triển đô thị có ý nghĩa quan trọng về an ninh - quốc phòng.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các khu vực phát triển đô thị còn lại.
3. Các nội dung thẩm định đề xuất khu vực phát triển đô thị:
a) Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, các quy hoạch và chiến lược phát triển ngành khác gắn với an ninh quốc phòng;
b) Sự phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, chương trình phát triển đô thị đã được phê duyệt;
c) Tính khả thi của kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị.
4. Số lượng hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị gửi về Bộ Xây dựng để thẩm định là 10 bộ.
5. Thời gian thẩm định hồ sơ đề xuất tối đa không vượt quá 30 ngày làm việc.
6. Nội dung Dự thảo Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị thực hiện theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm:
a) Tên khu vực phát triển đô thị;
b) Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa);
c) Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị;
d) Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị;
đ) Tính chất/các chức năng chính của khu vực;
e) Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt;
g) Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị;
h) Thời hạn thực hiện dự kiến;
j) Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị;
k) Đề xuất hình thức quản lý hoặc thành lập Ban quản lý khu vực phát triển đô thị theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. Thành lập mới hoặc sử dụng Ban quản lý khu vực phát triển đô thị sẵn có để quản lý từng khu vực phát triển đô thị,
1. Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở Quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt.
2. Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác.
3. Kế hoạch di dời, tái định cư.
4. Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn.
5. Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; cung cấp thông tin và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án phát triển đô thị.
2. Việc công bố công khai khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Nội dung công bố bao gồm những nội dung chính của Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị để các nhà đầu tư biết, lựa chọn và quyết định việc đầu tư các dự án.
1. Vị trí, chức năng của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Tùy theo điều kiện của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị theo các quy định tại Khoản 2 Điều này, Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành tại địa phương;
b) Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị có chức năng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị, bao gồm: Quản lý, giám sát quá trình đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch; đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng; trực tiếp quản lý các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; thực hiện một số nhiệm vụ khác về triển khai khu vực phát triển đô thị được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
2. Các trường hợp thành lập, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Các khu vực phát triển đô thị phải có Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị gồm: Khu vực phát triển đô thị tại các đô thị có đồ án quy hoạch chung thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ; các khu vực phát triển đô thị quy định tại các Khoản 2, 5, 6, 7 Điều 2 của Nghị định này;
b) Trừ các khu vực phát triển đô thị phải có Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị đã quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này, đối với các khu vực phát triển đô thị còn lại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ nhu cầu phát triển đô thị tại địa phương để quyết định việc thành lập hoặc không thành lập Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị;
c) Tùy thuộc vào nhu cầu phát triển đô thị, quy mô, tầm quan trọng của khu vực phát triển đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, một tỉnh có thể thành lập một hoặc nhiều Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị; một Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị cũng có thể được giao quản lý một hoặc nhiều khu vực phát triển đô thị;
d) Đối với khu vực phát triển đô thị thuộc hai tỉnh trở lên, Bộ Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh có liên quan thành lập Ban Điều phối khu vực phát triển đô thị để chỉ đạo, hỗ trợ các Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị của địa phương thực hiện đồng bộ quá trình đầu tư phát triển đô thị;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị sau khi Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị đã hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật, hoặc các nhiệm vụ đó được chuyển giao cho Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị khác.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện khu vực phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
b) Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị;
c) Lập kế hoạch lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị;
d) Tổ chức quản lý hoặc thực hiện chức năng chủ đầu tư đối với các dự án trong khu vực phát triển đô thị có sử dụng vốn ngân sách nhà nước được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
đ) Theo dõi giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển đô thị đảm bảo đúng theo quy hoạch, kế hoạch, tiến độ theo các nội dung dự án đã được phê duyệt; tổng hợp, đề xuất và phối hợp với các quan chức năng xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ, các chủ đầu tư, đảm bảo sự kết nối đồng bộ và quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung, kết nối hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án trong giai đoạn đầu tư xây dựng cho đến khi hoàn thành việc bàn giao cho chính quyền đô thị;
g) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác về quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị trong phạm vi khu vực phát triển đô thị do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án phát triển đô thị được đảm bảo một phần từ ngân sách, một phần từ chi phí quản lý các dự án được giao và một phần từ nguồn thu dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Article 7. Requirements for the preparation, appraisal and approval of urban planning
1. The formulation, appraisal and approval of construction planning, urban planning are implemented as prescribed by the Law on Construction, Law on Urban Planning and related guiding documents.
2. For urban areas are expected for expansion of the boundaries or urban development areas with the anticipated population size equivalent to the level I urban center or more, the provincial-level People's Committees shall hectaresve to submit tasks and general scheme to be appraised by the Ministry of Construction and submitted to the Prime Minister for approval.
3. Within 30 days after the general scheme is approved, the provincial-level People's Committee shall direct the subdivision planning for approval as prescribed.
4. For the subdivision scheme with the population size equivalent to grade IV or more at special urban centers, level 1 urban centers and the centers with the scale determined in the master plan approved equivalent to level-1 urban center, the provincial-level people's Committee shall consult the Ministry of Construction before the approval of the competent agency;
5. The time limit the Ministry of Construction shall consider and give opinion on subdivision scheme specified in Clause 4 of this Article shall not exceed 15 working days from the date of receipt of the written consultation and dossier of planning scheme.
Article 8. Responsibility for preparation of dossier to propose urban development areas
Based on the master plan for socio-economic development, regional construction planning, general urban planning, subdivision planning, urban development program, the provincial-level People's Committee shall prepare proposal dossier of the urban development areas for submission to the Prime Minister or make a decision on urban development areas under the authority specified in Article 9 of this Decree.
Article 9. Authority to decide on urban development areas
1. The Prime Minister shall decide on the following urban development areas after obtaining the appraisal opinion of the Ministry of Construction on the contents specified in Clause 3 of this Article:
a) Urban development areas in the urban centers with the general planning scheme under the approval authority of the Prime Minister;
b) Urban development areas within the administrative boundaries of two or more provinces;
c) Urban development areas in order to form a new urban center with the population size equivalent to level IV or more under the approved plan;
d) Urban development areas hectaresve important implication on security and national defense.
2. Provincial-level People's Committee shall decide on the remaining urban development areas.
3. Appraisal contents to propose the urban development areas:
a) The conformity with the master plan of socio-economic development, orientation of master plan of national urban systems, planning and development strategies of other sectors associated with national security;
b) Conformity with the master plan, subdivision planning and urban development programs which hectaresve been approved;
c) The feasibility of implementation plan for urban development area
4. The number of dossier proposing the urban development areas sent to the Ministry of Construction for appraisal is 10 sets.
5. The time for appraisal of proposal dossier shall not exceed 30 working days.
6. Content of the Draft of Decision on approval of the urban development area shall comply with the form in the Appendix attached to this Decree.
Article 10. Content of proposal dossier of urban development areas
1. Report
2. Summary report on urban development area is expected to include
a) Name of urban development area
b) Location and boundaries of the urban development area (with schematic illustration);
c) Describing the current state of urban development area;
d) Explanation about the foundation of urban development areas;
e) Nature / main functions of the area
g) Introduction of the basic content of the approved urban master plan;
h) Implementation plan for urban development area;
i) Estimated time limit of implementation
k) Preliminary estimates and expected investment resources for urban development;
l) Proposal of the form of management or establishment of the Management Board of urban development area as prescribed in Article 13 of this Decree. New establishment or use of Management Board of urban development area available to manage each urban development area;
Article 11. Content of implementation plan of urban development area;
1. Determining the list of projects in the urban development area on the basis of the subdivision planning for level IV urban city or higher, the master plan for level V urban cities and specific functional areas.
2. Determining the order of construction, implementation progress of urban development investment projects to ensure the implementation of the framework technical infrastructure projects and some urgent social infrastructure works of the area before implementing the component projects.
3. Relocation and resettlement.plan
4. Capital plan and capital mobilization model.
5. Organization of management and implementation under capital mobilization models.
Article 12. Publication of urban development area and implementation plan.
1. Within 30 days after the decision on approving the urban development areas, the provincial-level People's Committees shall publicize the urban development areas and implementation plans; providing information and creating favorable conditions for investors to invest in urban development projects.
2. The publication of urban development areas and the implementation plans are carried out through mass media and other means in accordance with local conditions.
3. The publication includes the main content of the Decision on approving the urban development area and implementation plan for urban development area for the investors to know, choose and make decision on investment in projects.
Article 13. Management Board of urban development area
1. Location, function of the Management Board of urban development area:
a) Depending on local conditions, the Chectaresirman of the provincial-level People's Committee shall decide to set up the Management Board of urban development area in accordance with the provisions of Clause 2 of this Article, the Management Board of urban development area is the non-business unit under the provincial People's Committee, Having legal status and seal, subject to the direction and management on the organization and operation of the provincial People's Committee, subject to the direction, professional instruction of the Service of Construction and the local Services of specialized management;
b) The Management Board of urban development area hectaress the functions to help the provincial-level People's Committee implement a number of tasks of urban development investment management in the area of urban development area including: Managing and supervising the process of urban development investment as planned; ensuring synchronous connection and managing the system of framework technical infrastructure, technical infrastructure connection between projects in the construction investment phectaresse; directly managing projects using state budget capital assigned by the provincial-level people's Committees; performing some other tasks on implementing urban development areas assigned by the provincial people's Committee.
2. Cases of establishment or dissolution of the Management Board of urban development area:
a) The urban development areas must hectaresve Management Board of urban development area including: urban development area in the urban centers with the general planning scheme under the planning authority of the Prime Minister; the urban development areas are specified in Clauses 2, 5, 6, 7, Article 2 of this Decree;
b) Except for the urban development areas which must hectaresve Management Board of urban development area specified at Point a, Clause 2 of this Article, for the remaining urban development areas, the Chectaresirman of provincial-level People's Committee shall base on the local urban development needs to decide on the establishment or non-establishment of Management Board of urban development area;
c) Depending on the needs of urban development, scale and importance of the urban development area and the conditions for local socio-economic development, a province may establish one or more of the Management Board of urban development area; one Management Board of urban development area can also be assigned to manage one or more urban development areas;
d) For urban development areas of the two provinces or more, the Ministry of Construction in collaboration with People's Committees of provinces concerned to establish a coordination Board of urban development area to direct and support the local Management Board of urban development area to synchronously implement the investment process of urban development;
e) Chectaresirman of the provincial People's Committee shall decide to dissolve the Management Board of urban development area after the Management Board of urban development area hectaress completed its assigned tasks in accordance with the law, or those tasks are transferred to the another Management Board of urban development area.
3. Duties and power of Management Board of urban development area
a) Assuming the prime responsibility and coordinating with relevant agencies to build the five-year and annual plan to implement urban development areas for the submission to the provincial-level People's Committee for approval and implementation;
b) Organizing activities to promote investment in the urban development area; studying and suggesting preferential policies, specific mechectaresnism applied to the construction investment activities in the urban development area;
c) Planning the selection of investor of projects of urban development for the submission to the provincial-level People's Committee for decision; guiding and assisting investors in the process of investment preparation and implementation of investment projects of urban development;
d) Organizing the management or implementing investor function for projects in the urban development area with the use of state budget assigned by the provincial-level People’s Committee;
e) Monitoring and supervising the implementation of urban development investment projects to ensure the conformity with the planning and progress in accordance with the contents of project approved; summarizing, proposing and coordinating with the competent agencies to hectaresndle problems and difficulties arising in the course of investment implementation;
g) Assuming the prime responsibility and coordinating with other agencies, service providers, investors to ensure the synchronous connection and management of framework technical infrastructure, technical infrastructure connection between the projects in the construction investment phectaresse until the completion of the hectaresndover to urban authorities;
h) Building the database system, providing information on urban development area; summarizing and making report to the provincial-level People's Committee and the Ministry of Construction every 6 months, annually or irregularly on the implementation situation of investment projects and deployment plan of urban development area assigned for management;
i) Performing other duties and powers on management of investment and construction and urban development within the urban development area assigned or authorized by the provincial-level People's Committee as prescribed by law.
4. The operating expenses of the Management Board of urban development projects are partially guaranteed from the budget, the cost of management of projects assigned and from the service revenue as prescribed by law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực