Chương 2 Nghị định 97/2007/NĐ-CP: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhtrong lĩnh vực hải quan
Số hiệu: | 97/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 15/06/2007 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương này quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan trong thời hạn quy định hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan nêu tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông báo về số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp;
b) Thông báo ấn định thuế;
c) Thông báo số tiền thuế phải nộp lại do được hoàn cao hơn;
d) Các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan;
đ) Các quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan.
1. Đối với các quyết định xử phạt quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14 và các quyết định cưỡng chế hành chính nêu tại các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 41 Nghị định này bị cưỡng chế trong trường hợp:
a) Đã quá 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt, quyết định hành chính mà tổ chức, cá nhân hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành;
b) Cá nhân, tổ chức chưa chấp hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan mà có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
2. Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan bị cưỡng chế khi đã quá 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc người bảo lãnh của họ không tự nguyện chấp hành.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
1. Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản.
2. Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
3. Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
5. Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
6. Cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
7. Cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
8. Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.
9. Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Các biện pháp cưỡng chế nêu tại các khoản 4, 8 và 9 Điều này được áp dụng riêng đối với các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
Nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và pháp luật khác liên quan.
Những người sau đây có thẩm quyền ra quyết định một trong các biện pháp cưỡng chế quy định tại Điều 43 Nghị định này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính:
1. Thủ trưởng cơ quan hải quan.
2. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan.
3. Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan.
1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế của người có thẩm quyền quy định tại Điều 45 Nghị định này.
2. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của đối tượng bị cưỡng chế; lý do cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định.
3. Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính phải được gửi cho đối tượng bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân liên quan trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi thực hiện cưỡng chế; trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại các khoản 3, 6 và 7 Điều 43 Nghị định này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thực hiện cưỡng chế trước khi thực hiện.
1. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có nghĩa vụ phối hợp với người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế hoặc cơ quan chủ trì tổ chức cưỡng chế triển khai các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định cưỡng chế.
1. Cơ quan chủ trì thi hành quyết định cưỡng chế có trách nhiệm bảo đảm trật tự trong quá trình cưỡng chế. Trường hợp nếu thấy cần thiết phải có lực lượng Cảnh sát nhân dân trong quá trình thi hành cưỡng chế thì phải có văn bản yêu cầu gửi đến cơ quan Công an cùng cấp 05 (năm) ngày trước khi thực hiện cưỡng chế để bố trí lực lượng.
3. Khi có yêu cầu tham gia bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình cưỡng chế, lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bố trí lực lượng ngăn chặn kịp thời các hành vi gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ra quyết định.
2. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm hành vi trốn tránh, trì hoãn được chấm dứt.
3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt quy định tại Điều 43 Nghị định này chấm dứt hiệu lực, kể từ khi tiền thuế, tiền phạt bị cưỡng chế đã được nộp đủ vào ngân sách nhà nước và các nội dung khác của quyết định xử phạt đã được thực hiện xong. Căn cứ để chấm dứt thi hành quyết định cưỡng chế là chứng từ nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước của người bị cưỡng chế, có xác nhận của Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan được phép thu thuế, cơ quan ngân hàng trích chuyển tiền nộp thuế, nộp phạt từ tài khoản của người nộp thuế.
Trình tự và thủ tục áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính nêu tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và khoản 9 Điều 43 Nghị định này thực hiện theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ quy định về thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 43 Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
2. Người có thẩm quyền quyết định cưỡng chế phải ra quyết định cưỡng chế và thông báo trên mạng thông tin hải quan chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu.
3. Quyết định cưỡng chế phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; họ tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; số tiền thuế, tiền phạt chưa nộp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định. Quyết định cưỡng chế được gửi đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế.
1. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn được thực hiện khi cơ quan hải quan đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại các khoản 1, 3, 4 và khoản 5 Điều 43 Nghị định này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
2. Người ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm:
a) Thông báo cho đối tượng bị cưỡng chế biết trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế;
b) Gửi văn bản yêu cầu cơ quan thuế có thẩm quyền để thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn.
3. Trình tự, thủ tục thu hồi mã số thuế, đình chỉ sử dụng hoá đơn thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
ENFORCING THE IMPLEMENTATION OF ADMINISTRATIVE DECISIONS IN THE CUSTOMS AREA
Article 41. Scope and subjects of application
1. This Chapter prescribes the order and procedures for imposing coercive measures on organizations, individuals that fail to voluntarily implement the administrative decisions in the customs area within the prescribed time limit, or commit acts of dispersing property, or flee.
2. Administrative violations in the customs area being prescribed in Clause 1 this Article include:
a) The notification of the outstanding tax and the fines for deferred payment;
b) The notification of imposing tax;
c) Notification of the refunded tax amount that needs to be returned due to over-refund;
d) Other decisions on handling administrative violations in the customs area
dd) The decisions on administrative enforcement in the customs area.
Article 42. Implementation enforcement of decisions on imposing sanctions in the customs area
1. The implementation of the decisions on imposing sanctions prescribed in Clause 4 Article 9, Article 14 and the decisions on administrative enforcement prescribed in Point a, b, c and dd Clause 2 Article 41 of this Decree shall be enforced in the following cases:
a) The organizations, individuals or the guarantors fail to voluntarily implement the decisions on imposing sanctions, administrative decisions after 90 (ninety) days as from the time limit for their implementation expires;
The individuals, organizations that have not implemented the administrative decisions in the customs area disperse their property or flee.
2. For the violating individuals, organizations or their guarantors fail to voluntarily implement the decisions on imposing sanctions after 10 (ten) days as from the expiry of the time limit for implementing the decisions on sanctions against administrative violations in the customs area.
Article 43. The coercive measures
The coercive measures for implementing administrative decisions in the customs area includes:.
1. Extracting money from the enforced subjects’ accounts at State Treasuries, commercial banks or other credit institutions; requesting to block their accounts.
2. Deducting from their salaries or incomes.
3. Distraining their property, put up the distrained property on auction as prescribed by law to sufficiently collect tax and fines.
4. Taking money or property of the enforced subjects being held by other organizations and individuals.
5. Suspending the customs procedures for imported goods.
6. Coercively confiscating exhibits and means of administrative violations.
7. Enforcing the procedures of measures to remedy the consequences cause by the administrative violations.
8. Withdrawing tax codes, suspending the use of invoices.
9. Withdrawing the Business certificates, establishment and operation licenses, practice certificates.
The coercive measures stated in Clause 4, 8 and 9 this Article are separately applicable to the decisions on enforcing the implementation of the administrative decisions on tax.
Article 44. Money sources for deduction and distrained property of enforced organizations
The money sources for deduction and distrained property of organizations being enforced to implement administrative decisions in the customs area must comply with the law provisions on handling administrative violations and relevant law provisions.
Article 45. Authority to make enforcement decisions
The following persons are entitled to make decisions on one of the coercive measures prescribed in Article 43 of this Decree and shall be responsible to organize the implementation enforcement of the administrative decisions:
1. Heads of customs agencies.
2. The Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department belonging to the General Department of Customs.
3. The Director of the Post-customs Clearance Inspection Department belonging to the General Department of Customs.
Article 46. Enforcement decisions
1. The implementation enforcement of administrative decisions shall only be carried out upon the enforcement decisions made by the competent persons prescribed in Article 45 of this Decree.
2. The decision on enforcing the implementation of administrative decisions include: Date of the decision, bases of the decision; full name, position (rank), unit of the decision-making person; full name, residence, office address of the enforced subject; reasons for enforcement; coercive measures; time and place of implementation; the agency that preside over the implementation enforcement; the cooperative agencies; the signature of the decision-making person, the seal of the decision-making agency.
3. The decisions on enforcing the implementation of administrative decisions must be sent to enforced subjects and relevant organizations, individuals within 05 (five) working days before the enforcement; for enforcement using the measures prescribed in Clause 3, 6 and 7 Article 43 of this Decree, the decisions must be sent to the Presidents of the People’s Committees of the communes, wards or towns where the enforcement is carried out before the implementation.
Article 47. The responsibilities for implementing the enforcement decisions.
1. The persons that make the enforcement decision are responsible to implement the enforcement decisions.
2. The relevant agencies, organizations and individuals are responsible to cooperate with the competent persons that make the enforcement decision, or the agencies that preside over the enforcement to implement the measures for implement the enforcement decision.
Article 48. Ensuring the order and safety during the enforcement
1. The agencies that preside over the implementation of enforcement decisions are responsible to ensure the order during the enforcement. If the presence of the Police during the enforcement is necessary, the written request must be sent to the Police department at the same level before the enforcement 05 (five) days in order to deploy forces.
3. Upon being requested to participate in keeping the order and safety of the enforcement, the Police departments are responsible to deploy forces to promptly prevent the acts of disruption or resisting the law enforcers during the implementation of the enforcement decision.
Article 49. Statute of limitation of the implementation of enforcement decisions.
1. The enforcement decision takes effect in 01 (one) year as from the date of issue.
2. If the enforced individuals, organizations deliberately avoid or delay the implementation, the statute of limitation shall be counted again from the time the avoidance or delay is ceased.
3. The coercive measures to implement the decisions on imposing sanctions prescribed in Article 43 of this Decree shall be invalidated as from the enforced tax, fines have been fully paid to the State budget, and other contents of the decisions on imposing sanctions have been done. The bases for terminating the implementation of enforcement decisions are the receipts of tax payment and fine payment to the State budget certified by State Treasuries or tax collection agencies or banking agencies that extract the tax amount, fines from the tax payers' account.
Section 2: PROCEDURES FOR TAKING COERCIVE MEASURES FOR IMPLEMENTING ADMINISTRATIVE DECISIONS IN THE CUSTOMS AREA
Article 50: Orders, procedures for taking coercive measures for implementing administrative decisions in the customs area
The orders, procedures for taking coercive measures for implementing administrative decisions prescribed in Clause 1, 2, 3, 4, 6, 7 and 9 Article 43 of this Decree shall be implemented as prescribed in the Government’s Decrees on the procedures for taking coercive measures for implementing decisions on sanctions against administrative violations, the Decrees on handling violations of law provisions on tax and enforcing the implementation of the administrative decisions on tax.
Article 51. Procedures for enforcement by suspending the customs procedures for imported goods.
1. The enforcement by suspending the customs procedures for imported goods shall be carried out in case the customs agencies fail to implement the measures prescribed in Clause 1, 3 and 4 Article 43, or fail to sufficiently collect the tax and fines after such measures are implemented.
2. The persons competent to make enforcement decisions must make enforcement decisions and post them on the customs information network within 05 (five) working days before suspending the customs procedures for imported goods.
3. The enforcement decision must specify the date of the decision, bases of the decision; full name, position, unit of the decision-making person; full name, residence, office address of the enforced organizations, individuals; the outstanding tax, fines; the signature of the decision-making person, the seal of the decision-making agency. The enforcement decisions must be sent to enforced individuals, organizations.
Article 52. Procedures for enforcement by withdrawing tax codes and suspending invoice use.
1. The enforcement by withdrawing tax codes and suspending invoice use shall be carried out in case the customs agencies fail to sufficiently collect the tax and fines implementing the implement the measures prescribed in Clause 1, 3 4 and 5 Article 43.
2. The persons that make the enforcement decision are responsible to:
a) Notifying the enforced subjects within 05 (five) working days before the enforcement;
b) Sending written requests to competent tax agencies for withdrawing tax codes and suspending the invoice use.
3. The orders, procedures for withdrawing tax codes and suspending the invoice use shall be implemented as prescribed in the Government’s Decrees on handling violations of law provisions on tax and enforcing the implementation of the administrative decisions on tax.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Điều 15. Vi phạm quy định về nộp thuế
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
Điều 18. Xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vục
Điều 23. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Mục 5. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
Điều 32. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 36. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
Điều 22. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 26. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
Điều 37. Chấp hành quyết định xử phạt và hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
Điều 39. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 41. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 42. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan
Điều 43. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 45. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
Điều 47. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
Mục 3. XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CƠ QUAN HẢI QUAN, CÔNG CHỨC HẢI QUAN
Điều 22. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 25. Khám người theo thủ tục hành chính
Điều 26. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
Điều 34. Thủ tục xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
Điều 39. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 41. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 42. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan
Điều 43. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 45. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế