Chương 1 Nghị định 97/2007/NĐ-CP: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Số hiệu: | 97/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 07/06/2007 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2007 |
Ngày công báo: | 15/06/2007 | Số công báo: | Từ số 380 đến số 381 |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chương này quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về hải quan và vi phạm pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là lĩnh vực hải quan) mà không phải là tội phạm; xử lý vi phạm đối với cơ quan hải quan và công chức hải quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khác với Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế.
2. Các hành vi vi phạm hành chính được quy định tại các văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực hải quan mà không được quy định tại Nghị định này thì thực hiện xử phạt hành chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
b) Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
c) Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là thuế);
d) Vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác (sau đây gọi chung là hàng hoá); vi phạm các quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (sau đây gọi chung là vi phạm hành chính) phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính khi thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này hoặc các Nghị định khác của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực hải quan.
3. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan phải do người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 Nghị định này tiến hành.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân của người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại Điều 7 Nghị định này.
1. Vi phạm lần đầu.
2. Tang vật vi phạm có trị giá nhỏ hơn mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.
3. Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của vi phạm hoặc đã tự nguyện khai báo và khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại.
4. Vi phạm trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra.
5. Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
6. Người vi phạm là phụ nữ có thai, người già yếu, người có bệnh hoặc tàn tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
7. Vi phạm vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra.
8. Vi phạm do trình độ lạc hậu.
1. Vi phạm có tổ chức.
2. Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
3. Xúi giục, lôi kéo người chưa thành niên vi phạm, ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chật, tinh thần vi phạm.
4. Vi phạm trong tình trạng say do dùng rượu, bia hoặc các chất kích thích khác.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.
6. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, hoàn cảnh thiên tai hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm.
7. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính.
8. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.
9. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che dấu vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hai năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và hành vi chậm nộp tiền thuế quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14 và Điều 15 Nghị định này thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 05 (năm) năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Quá thời hiệu xử phạt trên đây thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này; đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số thuế phải nộp theo quy định.
2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thì bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt hành chính là 03 tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ vi phạm.
3. Trong thời hạn quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nếu cá nhân, tổ chức lại tiếp tục có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo.
b) Phạt tiền.
Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì mức phạt tiền là từ 1 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.
Đối với hành vi khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn thì mức phạt tiền là 10% số tiền thuế khai thiếu, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn khai tăng.
Đối với hành vi chậm nộp tiền thuế thì mức phạt tiền là 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền thuế nộp chậm.
Đối với hành vi không thực hiện trích, chuyển toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế vào ngân sách nhà nước thì bị phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển.
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính khác về hải quan là 70.000.000 đồng và về thủ tục thuế là 100.000.000 đồng. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Trường hợp có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt được giảm xuống nhưng không thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Trường hợp có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể được tăng lên nhưng không vượt mức tối đa của khung tiền phạt.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, phương tiện vi phạm tại cửa khẩu nhập;
c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
4. Đối với hành vi vi phạm không bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu hàng hoá và các biện pháp khắc phục hậu quả thì hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính có thể được thông quan theo quy định của pháp luật nếu đối tượng vi phạm đã nộp đủ tiền phạt theo quy định hoặc được tổ chức tín dụng, tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng bảo lãnh đối với số tiền phải nộp để thực hiện quyết định xử phạt.
1. Các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
2. Hàng hoá, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ Việt Nam do bị hoả hoạn, thiên tai, địch hoạ, sự kiện bất ngờ, trong tình thế cấp thiết phải khai hải quan theo quy định của pháp luật; hàng hoá, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
3. Nhầm lẫn trong quá trình nhập khẩu, gửi hàng hoá vào Việt Nam nhưng đã được người gửi hàng, người nhận hoặc người đại diện hợp pháp thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan, được thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ chấp nhận trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá. Quy định này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá nhập khẩu là ma túy, vũ khí, tài liệu phản động.
4. Khai bổ sung hồ sơ hải quan trong các trường hợp sau:
a) Trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, người khai hải quan phát hiện hồ sơ hải quan đã nộp có sai sót;
b) Người nộp thuế tự phát hiện những sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhưng trước khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Trong trường hợp này, người nộp thuế vẫn bị xử phạt về hành vi chậm nộp thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
5. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan quy định tại khoản 4 Điều 9 Nghị định này làm thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn nhưng số thuế chênh lệch không quá 500.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do cá nhân thực hiện hoặc 1.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện.
6. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng với khai hải quan về số lượng, trọng lượng quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 9 Nghị định này mà hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không đúng với khai hải quan có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
7. Khai đúng tên hàng hoá thực xuất khẩu, nhập khẩu nhưng khai sai mã số, thuế suất lần đầu.
8. Vi phạm quy định về khai hải quan đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh mà tang vật vi phạm có trị giá dưới 10.000.000 đồng.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Khai và nộp hồ sơ hải quan không đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Không nộp đúng thời hạn chứng từ thuộc hồ sơ hải quan được chậm nộp theo quy định của pháp luật hải quan;
c) Khai bổ sung hồ sơ khai thuế quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan trước khi cơ quan hải quan kiểm tra, phát hiện việc khai thiếu nghĩa vụ thuế hoặc khai tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn;
d) Nộp hồ sơ xét hoàn thuế quá thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
đ) Không chấp hành đúng chế độ báo cáo hàng hoá chịu sự giám sát hải quan tại kho, cảng theo quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Khai thuế quá thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được miễn thuế;
b) Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập hàng hoá, phương tiện vận tải quá thời hạn quy định;
c) Không nộp hồ sơ để thanh khoản hợp đồng, tờ khai hải quan, hàng hoá đúng thời hạn quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, số lượng, trọng lượng hàng hoá trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá từ nước ngoài vào cảng trung chuyển, khu phi thuế quan hoặc từ cảng trung chuyển, khu phi thuế quan ra nước ngoài;
b) Hàng hoá quá cảnh, chuyển khẩu;
c) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá trong các trường hợp sau:
a) Hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu thuộc diện miễn thuế;
b) Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế; hàng hoá từ kho ngoại quan, kho bảo thuế, cửa hàng miễn thuế đưa ra nước ngoài;
c) Hàng hoá tạm nhập, tạm xuất;
d) Hàng hoá thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu không thuộc hợp đồng thuê kho ngoại quan thì bị buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu, trừ hàng hoá xuất khẩu là sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu hoặc tạm xuất, tái xuất;
b) Khai không đúng các nội dung trong hồ sơ thanh khoản hàng hoá trong doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế.
4. Xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn: ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định, người nộp thuế còn bị phạt 10% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế được miễn, giảm, được hoàn khai tăng nếu có một trong các hành vi sau đây:
a) Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế;
b) Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, mã số hàng hoá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, trừ các hành vi quy định tại Điều 14 Nghị định này;
c) Khai tăng so với định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hoá để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra;
d) Vi phạm quy định tại điểm b khoản này mà bị phát hiện sau khi hàng hoá đã thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm đã tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm.
5. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
1. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 30.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
2. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi nhập cảnh thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá tương đương từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
3. Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này mà số ngoại, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng đã khai nhiều hơn số lượng thực tế mang theo thì xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp trị giá khai khống tương đương từ 100.000.000 đồng Việt Nam trở lên.
4. Tang vật vi phạm được trả lại khi quyết định xử phạt đã được thực hiện. Việc xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng thực hiện theo quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải khi cơ quan hải quan yêu cầu mà không có lý do xác đáng;
b) Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan;
c) Không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật;
d) Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan;
đ) Vi phạm các quy định về lưu mẫu, lưu hồ sơ, chứng từ.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Thay đổi hình thức, cấu tạo, tính chất hàng hoá để hợp thức hoá việc xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm.
4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này để trốn thuế, gian lận thuế thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 14 Nghị định này. Trường hợp tang vật vi phạm thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện theo quy định của pháp luật thì bị tịch thu sung công quỹ.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá quá cảnh, chuyển cảng, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan;
b) Tự ý phá niêm phong hải quan.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tự ý thay đổi bao bì, xuất xứ, nhãn hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Không bảo quản nguyên vẹn hàng hóa theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Tự ý thay đổi chủng loại, số lượng, chất lượng, trọng lượng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan;
b) Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
4. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp tang vật vi phạm không còn thì buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của công chức hải quan theo quy định khi di chuyển phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan;
b) Không thực hiện yêu cầu mở nơi cất giữ hàng hoá theo quy định để thực hiện quyết định khám hành chính;
c) Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan;
d) Đưa hàng hoá, phương tiện qua biên giới không đúng cửa khẩu hoặc địa điểm quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều này mà tang vật vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng trở lên;
b) Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hoá mà không có lý do xác đáng;
c) Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan;
d) Tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
3. Tịch thu tang vật vi phạm đối với các vi phạm quy định tại điểm c, điểm d khoản 1, điểm a, điểm d khoản 2 Điều này.
Vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
1. Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài việc phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định còn bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn, gian lận:
a) Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn;
b) Khai sai mã số hàng hoá đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp;
c) Vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 Điều 9 Nghị định này mà không tự giác nộp đủ số tiền thuế theo quy định trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm;
d) Vi phạm quy định về quản lý hàng hoá trong khu phi thuế quan;
đ) Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu;
e) Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hoá xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu mà số thuế gian lận từ 50.000.000 đồng trở lên;
g) Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu;
h) Tự ý sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, linh kiện nhập khẩu để gia công không đúng mục đích quy định;
i) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá được miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế;
k) Không khai hoặc khai sai hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa;
l) Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
m) Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế.
2. Vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này mà tái phạm nhiều lần đối với cùng hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt tiền từ 2 đến 3 lần số thuế trốn, gian lận.
3. Quy định tại Điều này không áp dụng đối với trường hợp vi phạm đã bị xử lý theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
1. Người nộp thuế, người bảo lãnh nộp thuế có hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định pháp luật quản lý thuế thì ngoài việc phải nộp đủ tiền thuế theo quy định còn bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số tiền thuế chậm nộp.
2. Người nộp thuế do khai sai đã được hoàn thuế cao hơn quy định thì bị phạt 0,05% mỗi ngày, tính trên số thuế được hoàn cao hơn.
3. Số ngày chậm nộp tiền thuế được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế hoặc thời hạn gia hạn nộp thuế theo quy định đến trước ngày người nộp thuế đã tự giác nộp đủ số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về:
a) Trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới;
b) Nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hoá của người xuất cảnh, nhập cảnh;
d) Vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì ngoài việc phạt tiền còn bị tịch thu tang vật vi phạm; trường hợp tang vật vi phạm thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép thì bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập, đình chỉ xuất khẩu hoặc buộc tiêu huỷ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép;
b) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam;
c) Xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ;
d) Nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu;
đ) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;
e) Xuất khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định;
g) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có nhãn hàng hoá theo quy định pháp luật;
h) Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công; hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm là hàng hoá gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho sức khoẻ con người, sinh vật và hệ sinh thái.
6. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị phạt bổ sung hoặc bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm a, b và h khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 30 ngày đến 90 ngày đối với các trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần một trong các vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và các điểm c, d, đ, e, g khoản 4 Điều này;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
đ) Vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này mà tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Không thông báo cho cơ quan hải quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn;
b) Không đưa hàng hoá ra khỏi kho ngoại quan khi hợp đồng thuê kho đã hết hạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Di chuyển hàng hoá từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa được sự đồng ý của cơ quan hải quan;
b) Tự ý mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm kho ngoại quan;
c) Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hoá theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau:
a) Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định;
b) Tiếp tục kinh doanh kho ngoại quan khi đã bị thu hồi Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
c) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập kho ngoại quan;
d) Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế;
đ) Tiêu hủy hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định pháp luật.
4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Tịch thu hàng hoá nếu vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 3 Điều này. Trường hợp tang vật vi phạm không còn thì bị buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm;
b) Buộc đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt hoặc buộc tiêu hủy hàng hoá vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Đối với hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi, xuất xứ Việt Nam thì buộc phải loại bỏ các dấu hiệu vi phạm trước khi đưa hàng hoá ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xúc phạm danh dự hoặc cản trở công chức hải quan đang thi hành công vụ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại công chức hải quan đang thi hành công vụ mà không phải là tội phạm.
1. Trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày hết hạn trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế mà Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trích toàn bộ hoặc một phần tương ứng số tiền thuế, tiền phạt phải nộp từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan vào tài khoản của ngân sách nhà nước theo yêu cầu của cơ quan hải quan, khi mà tại thời điểm nhận được quyết định cưỡng chế, tài khoản tiền gửi của người bị cưỡng chế có số dư đủ hoặc thừa so với số tiền thuế, tiền phạt phải nộp thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền tương ứng với số tiền không trích chuyển vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với trường hợp người nộp thuế bị xử lý vi phạm pháp luật về thuế hoặc bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện các quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực hải quan.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc khấu trừ một phần tiền lương, thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo quyết định cưỡng chế của cơ quan hải quan.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức có liên quan có các hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan.
1. Cán bộ, công chức hải quan có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hải quan mà gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân thì cơ quan hải quan phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục, trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Công chức hải quan gây phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Công chức hải quan thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Công chức hải quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Công chức hải quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt và tiền bán tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu trong lĩnh vực hải quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường cho Nhà nước theo quy định pháp luật toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt.
1. Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính trong các trường hợp: người vi phạm không có giấy tờ tuỳ thân, không biết rõ lai lịch nhân thân, không có nơi cư trú nhất định, cần xác minh làm rõ lai lịch nhân thân và những tình tiết quan trọng liên quan đến hành vi vi phạm.
2. Thời hạn tạm giữ người vi phạm hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ. Ở những vùng rừng núi hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn, nhưng không được quá 48 giờ.
3. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.
4. Nghiêm cấm giữ người vi phạm hành chính trong các nhà tạm giữ, phòng tạm giam hình sự hoặc những nơi không bảo đảm vệ sinh, an toàn cho người bị tạm giữ.
5. Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho người thân trong gia đình, cơ quan, nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Khi tạm giữ người chưa thành niên vào ban đêm hoặc giữ trên 6 giờ thì nhất thiết phải báo cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.
1. Những người sau đây có quyền ra quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
Chi cục trưởng Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan; Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan.
Trong trường hợp những người quy định trên đây vắng mặt thì cấp Phó được uỷ quyền có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
2. Việc tạm giữ người phải tuân thủ đúng nguyên tắc, thủ tục, trình tự quy định tại Điều 44 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ.
1. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ để có quyết định xử lý.
Những người quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này có quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan, Trưởng đoàn thanh tra thuế có thẩm quyền quyết định tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình được quy định tại khoản 1 Điều này và phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Việc quản lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc diện quản lý đặc biệt phải được bảo quản theo quy định của pháp luật.
5. Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải lập biên bản riêng và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trường hợp tang vật không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
6. Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ và xử phạt phải xử lý tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp trong quyết định xử phạt. Nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu thì trả lại tài liệu, tang vật hoặc tiền thu được do bán hàng hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Thời hạn tạm giữ tài liệu tang vật, phương tiện vi phạm có thể được kéo dài nhưng không quá 60 (sáu mươi) ngày đối với các trường hợp vi phạm có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh hoặc liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài.
7. Việc tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho tổ chức, cá nhân có tài liệu, tang vật, phương tiện bị tạm giữ một bản.
1. Việc khám người theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người hàng hoá, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính. Việc khám người phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền và phải giao cho người bị khám một bản.
2. Chỉ những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này mới được quyết định khám người theo thủ tục hành chính.
3. Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người bị khám biết. Khi khám người, nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám người đều phải lập biên bản và phải giao cho người bị khám một bản.
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.
2. Chỉ những người quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này mới có quyền quyết định việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải một bản.
5. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao phải tuân theo các quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Khi có căn cứ để khẳng định túi ngoại giao, túi lãnh sự bị lạm dụng vào mục đích trái với quy định của Điều ước quốc tế về quan hệ ngoại giao, quan hệ lãnh sự mà Việt Nam là thành viên hoặc trong hành lý, phương tiện vận tải có hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hoá thuộc diện không được hưởng chế độ ưu đãi, miễn trừ theo quy định của pháp luật thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định xử lý theo quy định của Điều ước quốc tế.
1. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định này có quyền quyết định việc khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
Khi phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế thì Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Hải quan có thẩm quyền quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là nơi ở thì quyết định khám phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tiến hành.
3. Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện của chính quyền cấp xã và hai người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm vào ban đêm, ngày lễ, ngày Tết, khi người chủ nơi khám có việc hiếu, việc hỉ, trừ trường hợp khẩn cấp, phạm pháp bắt quả tang và phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm đều phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
1. Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chi cục trưởng Hải quan (bao gồm Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Hải quan); Đội trưởng Đội Kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng.
3. Cục trưởng Cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá thuộc diện gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
4. Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng. Riêng Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan được phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về thuế đến mức 100.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện vi phạm;
e) Buộc tiêu hủy tang vật là văn hoá phẩm độc hại, hàng hoá gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng;
g) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái phép.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
6. Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về hải quan được quy định tại Điều 13 Nghị định này.
7. Chi cục trưởng Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định này.Bổ sung
1. Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định Điều 28 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm. Quy định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 28 Nghị định này.
2. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó vượt thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
3. Đối với hành vi có khung tiền phạt mức tối đa trên 20.000.000 đồng, Cục trưởng Cục Hải quan chuyển hồ sơ đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xảy ra vi phạm hành chính hoặc nơi Cục Hải quan đóng trụ sở trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên vùng biển thuộc quyền chủ quyền, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định xử phạt.
4. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của Hải quan nơi nào thì Hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt theo thẩm quyền quy định tại Nghị định này; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.
5. Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức hải quan thì Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại các Điều 32 và 33 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Khi phát hiện hành vi vi phạm, công chức hải quan đang thi hành nhiệm vụ phải ra quyết định bằng lời nói, còi, tín hiệu hoặc các hình thức khác tuỳ từng trường hợp vi phạm cụ thể để đình chỉ ngay hành vi vi phạm và báo cáo kịp thời cho người có thẩm quyền xử phạt.
Trường hợp áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo thực hiện theo quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan không thuộc trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản theo quy định. Nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì thủ trưởng trực tiếp của người đó là một trong những người quy định tại Điều 28 Nghị định này phải ký tên vào biên bản; trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh trước khi ký biên bản.
Hình thức, nội dung, trình tự lập biên bản thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Người nộp thuế tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức phạt tiền quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 15 Nghị định này để nộp vào ngân sách nhà nước. Trường hợp người nộp thuế không tự xác định được hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan xác định và thông báo cho người nộp thuế biết.
2. Quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thì cơ quan hải quan ra thông báo về số tiền thuế nợ và số tiền phạt chậm nộp thuế; đồng thời, yêu cầu người nộp thuế nộp đủ tiền thuế, tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
1. Hàng hoá nhập khẩu quá thời hạn 90 (chín mươi) ngày, kể từ ngày hàng hoá tới cửa khẩu dỡ hàng mà không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Trong thời hạn 180 (một trăm tám mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu không có người đến làm thủ tục hải quan thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
2. Trường hợp không xác định được chủ sở hữu của tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thông báo về việc này trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan. Sau thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo mà vẫn không có người đến nhận thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định.
3. Hàng hoá nhập khẩu không đúng giấy phép, hợp đồng, vận tải đơn hoặc lược khai hàng hoá mà người nhận hàng từ chối nhận, thì xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thông báo cho cá nhân, tổ chức có trách nhiệm về trường hợp hàng hoá theo quy định phải tái xuất hoặc buộc phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Quá thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan hải quan mà hàng hoá vẫn chưa được tái xuất hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 28 Nghị định này phải thực hiện đúng thủ tục tịch thu quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người ra quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản và phân loại tang vật, phương tiện vi phạm để chuyển giao cho cơ quan tài chính cấp quận, huyện hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tỉnh, thành phố bán đấu giá theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Điều 32, 33 và 34 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
3. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, hàng hoá gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng thì bị tiêu hủy theo quy định tại khoản 2 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Tang vật vi phạm là hàng hoá dễ bị hư hỏng thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.Bổ sung
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt. Việc nộp tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân, tổ chức đã nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Chương II Nghị định này.
3. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên đang gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế có thể đề nghị hoãn chấp hành quyết định phạt tiền. Việc hoãn chấp hành quyết định phạt tiền thực hiện theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 4 Điều 9, Điều 14, Điều 15 và Điều 19 Nghị định này mà gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ, bất khả kháng khác thì có quyền đề nghị miễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Điều kiện để được xem xét miễn xử phạt gồm:
a) Vi phạm hành chính xảy ra trong khoảng thời gian 30 (ba mươi) ngày trước hoặc sau khi xảy ra thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ hoặc bất khả kháng khác;
b) Người bị xử phạt chưa thi hành quyết định xử phạt.
3. Số tiền phạt được miễn không vượt quá mức độ thiệt hại của đối tượng bị xử phạt.
4. Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan có quyền ra quyết định miễn xử phạt đối với những vụ việc do mình hoặc cấp dưới trực tiếp phát hiện, xử lý.
5. Bộ Tài chính quy định cụ thể hồ sơ đề nghị miễn xử phạt, trình tự thủ tục giải quyết miễn xử phạt
1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
2. Trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải huỷ quyết định đó và trong thời hạn 03 (ba ngày), kể từ ngày huỷ quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
3. Trong thời hạn quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đã chuyển hồ sơ việc quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan hải quan phải chuyển hồ sơ gốc vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền.
4. Quá thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự mà cơ quan hải quan chưa nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc khởi tố hay không khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 28 Nghị định này ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 40. Trả lại hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt vi phạm hành chính
1. Trường hợp hồ sơ vụ vi phạm đã được chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự nhưng xét thấy hành vi vi phạm không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự. Trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định không khởi tố vụ án hình sự và hồ sơ vi phạm để cơ quan hải quan xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó lại có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án thì trong thời hạn 03 (ba) ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án và hồ sơ vụ việc để cơ quan hải quan xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE CUSTOMS AREA
Article 1. Scope and subjects of application
1. This chapter prescribes the sanctions against administrative violations committed by individuals, organizations deliberately or unintentionally violating the provisions on the State management of customs and taxation on imported, exported goods (hereinafter referred to as the customs area) that does not constitute crimes; the handling of violations committed by customs agencies and customs officials.
In case the International treaties of which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting members prescribe the handling of administrative violations in the customs area differently from that in this Decree, the provisions of the International treaties shall apply.
2. The acts of administrative violations prescribed in other legal documents relating to the customs area that are not prescribed in this Decree, the provisions in such legal documents shall apply.
3. Administrative violations in the customs area being prescribed in this Decree includes:
a) Violating the law provisions on customs procedures;
a) Violating the law provisions on customs inspection, customs supervision and customs control;
c) Violating the law provisions on tax on exported goods, imported goods (hereinafter referred to as tax);
d) Violating the law provisions on the export, import, transit of goods, foreign currency, gold, Vietnamese currency, precious metal, jewels, antiques, cultural products, mails, items on means of transport that enter, exit or transit the country, and other property (hereinafter referred to as goods); Violating the law provisions on exporting, importing and transiting means of transport.
Article 2. Principles of handling administrative violations in the customs area
1. Every acts of administrative violations in the customs area (hereinafter referred to as administrative violations) must be promptly detected and suspended. The administrative violations must be promptly, impartially and thoroughly sanctioned. The consequences caused by the administrative violations must be remedied as prescribed by law.
2. Individuals, organizations shall be sanctions against administrative violations only when violating this Decree or other Decrees of the Government on sanctions against administrative violations relating to the customs area.
3. The sanctions against administrative violations in the customs area must be implemented by the persons competent to impose sanctions prescribed in Article 8 of this Decree.
4. An acts of administrative violations shall only be administratively sanctioned once. In case multiple individuals, organizations commit the same acts of administrative violations, each of them shall all be sanctioned. Individuals, organizations committing various acts of administrative violations shall be sanctioned against each of the acts of violation.
5. The sanctions against administrative violations must base on the nature and extent of the violation, the violators’ record, the aggravating and mitigating circumstances to make decisions on the sanction forms, sanction rates and appropriate handling measures in accordance with this Decree.
6. The cases prescribed in Article 7 of this Decree shall not be administratively sanctioned.
Article 3. Mitigating circumstances
1. First violations
2. The exhibit value is smaller than the minimum fine in the fine bracket of such violation.
3. The administratively violating person has stopped and reduced the damage of the violation, or has voluntarily declared, remedied the consequences and paid compensation
4. Committing violations while mentally incited by illegal acts committed by other people.
5. Committing violations due to coercion, mental or physical dependence.
6. Violating persons being pregnant women, elderly, sick or disabled persons of whom the awareness or self-control is inhibited.
7. Committing violations due to objective special difficulties.
8. Committing violations due to obsolete comprehension.
Article 4. Aggravating circumstances
1. Systematic violations.
2. Repeated violations.
3. Enticing, tempting minors to commit violations, forcing the mental or physical dependants to commit violations.
4. Committing violations while being intoxicated due to the consumption of alcohol or other stimulant.
5. Misusing the position and power to commit violations.
6. Taking advantages of wars, natural disaster or other social difficulties to commit violations.
7. Committing violations while serving the criminal sentence or implementing the decision on handling administrative violations.
8. Keep committing acts of administrative violations though the competent person has request to stop such acts.
9. Avoiding, hiding the administrative violation after committing it.
Article 5. Sanction prescription
1. The prescription of sanctions against administrative violations in the customs area is two years as from the administrative violation is committed. For acts of insufficient tax declaration, tax avoidance, tax fraud not liable to criminal prosecutions, and acts of deferring tax payment prescribed in Clause 4 Article 9, Article 14 and Article 15 of this Decree, the prescription of sanctions against administrative violations is 05 (five) years as from the administrative violation is committed.
After these prescription expire, the administrative violations shall not be sanctioned but the remedial measures must still be imposed as prescribed in Clause 3 Article 6 of this Decree; for acts of tax avoidance, tax fraud, tax deferment and insufficient tax declaration, the tax payers must sufficiently pay the tax amount payable as prescribed.
2. Individuals that had been charged or given the decisions on bringing the lawsuit to criminal proceedings but then received the decision on suspending the lawsuit of which the acts of violations denote of administrative violations in the customs area shall be administratively sanctioned as prescribed in this Decree; In this case, the prescription of administrative sanctions is 03 months as from the person competent to impose sanctions receives the decisions on suspending the investigation or suspending the lawsuits and violation dossiers.
3. Within the time limit prescribed in Clause 1 and 2 this Article, if individuals, organizations continue to commit acts of administrative violations in the customs area, or deliberately avoid and obstruct the sanctions, the prescription of sanctions against administrative violations prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article shall not apply; The prescription of sanctions against administrative violations shall be counted again as from the new administrative violations are committed or stopping the avoidance and obstruction of the sanctions.
Article 6. Forms of administrative violations in the customs area and remedial measures
1. For each administrative violation, violating organizations, individuals shall be liable to one of the following forms of sanctions:
a) Warnings.
b) Fines.
For acts of tax avoidance, tax fraud, the fines are from 1 to 3 times of the tax amount being avoided or defrauded.
For acts of insufficient tax declaration, or increasing the exempted, reduced, refunded tax, the fine is 10% of the tax amount declared lower, or the increased amount of the exempted, reduced, refunded tax.
For acts of deferring tax payment, the fine is 0.05% per day of the deferred tax payment.
For acts of not extracting or transferring the amount proportionally to the mount payable from the account of organizations, individuals being constrained to implement the administrative decision on tax to the State budget, the fine shall be proportional to the amount omitted to be transferred.
The maximum fines for other acts of administrative violations of customs is 70,000,000 VND and that of tax procedures is 100,000,000 VND. The specific fine rate for a violation is the average rate in the fine bracket being prescribed for such act. The fines in mitigating circumstances shall be reduced but not be lower than the minimum rate of the fine bracket. The fines in aggravating circumstances shall be increased but not be higher than the maximum rate of the fine bracket.
2. Depending on the nature and extent of violations, organizations, individuals committing administrative violations may also be liable to one or a number of the following additional forms of sanctions:
a) Depriving the right to use practice certificates and licenses;
b) Confiscating exhibits and means of administrative violations.
3. Apart from the forms of sanctions prescribed in Clause 1 and 2 this Article, organizations, individuals committing administrative violations may also be liable to one or a number of the following remedial measures:
a) Coercively destructing the exhibits being harmful cultural products, goods dangerous for human health, domestic animals and plants;
b) Coercively taking out of the Vietnam’s territory or coercively re-exporting the goods, means of violations at importing border gates;
c) Coercively paying the amount equivalent to the value of the exhibits, means of violations that have been consumed, destructed or illegally dispersed and hidden.
4. For acts of violations not subject to the additional form of sanctions being confiscating goods and remedial measures, such goods and means of administrative violations shall be granted customs clearance as prescribed by law if the violating subjects have fully paid fines as prescribed, or the fine amount payable has been underwritten by credit institutions, other organizations allowed to perform banking activities.
Article 7. Cases not liable to sanctions against administrative violations
1. The cases prescribed in Clause 6 Article 3 of the Ordinance on Handling administrative violations, Article 4 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 on detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations in 2002.
2. The goods, means of transport being taken into the Vietnam’s territory due to fire, natural disasters, enemy invasion, unexpected incidents or state of emergency must be include in the customs declaration as prescribed by law. Such goods and means of transport must be taken out of the Vietnam’s territory after those incidents are handled.
3. The mistakes during the import and dispatch of goods into Vietnam that have been notified in writing by the sender, the recipient or the legal representative to the customs agency and the head of the customs agency where the dossier is received and handled has accepted before the field inspection of goods or has made the decisions on exempting the goods from field inspection. These provisions are not applicable to goods being drugs, weapons, reactionary documents.
4. Make additional customs declarations in the following cases:
a) The declarant discovers that the submitted customs dossier contain mistakes before the time customs agencies carry out field inspections of the goods or make decisions on exempting the goods from field inspection.
b) The tax payer actively discovers the mistakes that affect the tax amount payable within 60 (sixty) days as from the date of making the customs declaration but before the customs agency carries out tax inspection at the head office of the tax payer. In this case, the tax payer is sanctioned against the deferred tax payment as prescribed in Article 15 of this Decree.
5. Exporting, importing goods inconsistently with the customs declaration as prescribed in Clause 4 Article 9 of this Decree that leads to the deficiency of the tax amount payable or the increase of the exempted, reduced or refunded tax but the difference does not exceed 500,000 VND if committed by individuals, or does not exceed 1,000,000 VND if committed by organizations.
6. Exporting, importing goods inconsistently with the customs declaration regarding the quantity, weight prescribed in Clause 1, 2 and Clause 3 Article 9 of this Decree of which the goods being exported, imported inconsistently with the customs declaration is valued at under 10,000,000 VND.
7. 7. Making declarations consistently with the names of goods being exported, imported but the tax rates, tax codes are incorrect for the first time.
8. Violating the provisions on customs declaration of foreign currency, Vietnamese currency in cash of people entering, exiting the country of which the exhibits are valued at under 10,000,000 VND.
Section 2. ACTS OF VIOLATIONS AND FORMS OF SANCTIONS AGAINST ORGANIZATIONS, ORGANIZATIONS COMMITTING VIOLATIONS IN THE CUSTOMS AREA
Article 8. Violations of the time limits for customs procedures and tax dossier submission
1. Warnings of fines of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:
a) Declaring and submitting customs dossiers unpunctually, except for the violations prescribed in Point b Clause 2 this Article;
b) Failing to punctually submitting the documents belonging to the customs dossiers eligible for deferred submission as prescribed by the Law on Customs;
c) Making additional tax declaration over 60 (sixty) as from the date of registering the customs declaration before customs agencies discover the insufficient tax declaration or the increase the exempted, reduced, refunded tax amount;
a) Submitting tax refund dossiers unpunctually, except for the violations prescribed in Point c Clause 2 this Article;
dd) Not complying with the goods report regulation subject to customs supervisions at warehouses and ports as prescribed by law.
2. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a) Making tax declaration unpunctually or changing use purposes of goods exempted from tax;
b) Temporarily importing for re-exporting; temporarily exporting for re-importing goods, means of transport unpunctually;
c) Failing to submit dossiers to liquidate contracts, customs declaration and goods punctually.
Article 9. Violations of provisions on customs declaration and tax declaration
1. Warnings or fines of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for not making declaration or incorrectly making declaration of the goods names, quantity, weight in the following cases:
a) Goods from abroad to transit ports, non-tariff zones or from transit ports, non-tariff zones to abroad;
b) Goods in transit;
c) Humanitarian aid, non-refundable aid approved by competent authorities.
2. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for not making declaration or incorrectly making declaration of the goods names, types, quantity, weight, value in the following cases:
a) Goods being imported components, raw materials, machinery, equipment eligible for tax exemption;
b) Goods from abroad to bonded warehouses, tax-suspension warehouses, duty-free shops; goods from bonded warehouses, tax-suspension warehouses, duty-free shops to abroad;
c) Goods temporarily imported for re-export;
d) If the goods prescribed in Point b this Clause is not under the bonded warehouse contract, such goods must be taken out of the Vietnam’s territory.
3. Fines of from 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a) Fictitiously making declaration of exported goods name, quantity, weight, value except for exported goods being processed products, products made of imported, temporarily exported, re-exported materials
b) Making incorrect declarations compared to the liquidation dossiers of goods in exporting and processing enterprises, tax-suspension warehouses.
4. Sanctions against acts of incorrect declaration that leads to the deficiency of tax amount payable or the increase of the exempted, reduced, refunded tax amount: Apart from sufficiently paying tax as prescribed, the tax payer shall get the fine being 10% of the tax amount declared lower, or the increased amount of the exempted, reduced, refunded tax if one of the following acts is committed:
a) Making declaration inconsistently with the tax accounting dossiers, liquidation dossiers, or tax exemption, tax reduction, tax refund dossiers;
b) Failing to make declaration or making incorrect declaration of goods names, types, quantity, weight, quality, value, goods code, tax rates, origins of exported goods, imported goods that customs agencies detect during the customs clearance of exported and imported goods, except for the acts prescribed in Article 14 of this Decree;
c) Increasing the consumption rate of materials for processing exported goods, of imported materials for producing exported goods without making additional declarations before the inspection by customs agencies;
d) Committing violations of Point b this Clause that have been detected after the customs clearance but the violating individuals, organizations have voluntarily paid the tax amount payable before the violation record is made, or within 10 (ten) days as from the violation record is made.
5. The provisions in this Article are not applicable to the handled violations as prescribed in Article 16 of this Decree.
Article 10. Violations of customs declaration committed by persons entering, exiting the country regarding foreign currency, Vietnamese currency in cash, gold (in bullion, bar, grain)
1. Acts of failing to make declaration or illegitimately making declarations of foreign currency, Vietnamese currency in cash, or gold being taken along when exiting the country shall be sanctioned as follows:
a) Fines of from 500,000 VND to 3,000,000 VND for exhibits valued at from 10,000,000 VND to under 30,000,000 VND;
a) Fines of from 3,000,000 VND to 10,000,000 VND for exhibits valued at from 30,000,000 VND to under 70,000,000 VND;
a) Fines of from 10,000,000 VND to 15,000,000 VND for exhibits valued at from 70,000,000 VND to under 100,000,000 VND;
a) Fines of from 30,000,000 VND to 70,000,000 VND for exhibits valued at from 100,000,000 VND or above that do not constitute crimes.
2. Acts of failing to make declaration or illegitimately making declarations of foreign currency, Vietnamese currency in cash, or gold being taken along when entering the country shall be sanctioned as follows:
a) Fines of from 500,000 VND to 2,000,000 VND for exhibits valued at from 10,000,000 VND to under 50,000,000 VND;
a) Fines of from 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for exhibits valued at from 50,000,000 VND to under 100,000,000 VND;
a) Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for exhibits valued at from 100,000,000 VND or above that do not constitute crimes.
3. The violations prescribed in Clause 2 this Article in which the declared foreign currency, Vietnamese currency in cash or gold is higher than the actual amount shall be sanctioned as follows:
a) Fines of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for fictitious declarations valued at from 10,000,000 VND to under 100,000,000 VND;
a) Fines of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for fictitious declarations valued at from 10,000,000 VND or above;
4. The exhibits shall be returned after the decisions on sanctioned have been implemented. The export, import of foreign currency, Vietnamese currency in cash and gold must comply with law provisions.
Article 11. Violations of provisions on customs inspection and tax inspection
1. Fines of from 500,000 VND to 3,000,000 VND for one of the following violations:
a) Failing to arrange personnel and facilities to serve the field inspection of goods, means of transport at the request from customs agencies without legitimate reasons;
b) Failing to present the retained goods being the subjects of post-customs clearance inspections at the request of customs agencies;
c) Failing to provide documents and electronic data relating to exported goods, imported goods, means of transport entering, exiting the country at the request of customs agencies as prescribed by law;
d) Failing to comply with the decisions on tax inspections from customs agencies;
dd) Committing violations of forms, dossiers and documents
2. Fines of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for one of the following violations:
a) Changing the goods properties, form and structure to legalize the export, import;
b) Swapping the goods that has undergone customs inspections for that without customs inspections.
3. Fines of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for forging customs seals, customs papers to export, import goods that does not constitute crimes.
4. Confiscating exhibits regarding violations prescribed in Point b Clause 2 this Article.
The violations prescribed in Clause 3 this Article being committed in order to avoid tax, defraud tax shall be sanctioned as prescribed in Article 14 of this Decree. For exhibits banned from export, import or subject to conditional export, import as prescribed by law shall be expropriated.
Article 12. Violations of provisions on customs supervision
1. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a) Driving means of transport carrying goods in transit, port transfer, border-gate transfer on incorrect routes, places and border-gate as prescribed or as registered in customs dossiers;
b) Breaking customs seals without permission.
2. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a) Changing goods labels, packages, origins under the customs supervision without permission;
b) Failing to preserve the goods status quo while waiting for the customs clearance.
3. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following violations:
a) Changing the types, quantity, quality, weight of goods under the customs supervision without permission;
b) Selling the goods under the customs supervision without permission.
4. Confiscating the exhibits regarding violations prescribed in Clause 3 this Article; in case the exhibits are no longer available, an amount equal to such exhibits shall be paid.
Article 13. Violations of provisions on customs supervision
1. Fines of from 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following violations:
a) Failing to observe the customs officials’ command when driving means of transport within the customs area;
b) Failing to open the goods chamber to undergo administrative inspection;
c) Storing, trading, transporting exported goods, imported goods without valid documents within the customs area;
d) Taking goods, means of transport through the border at incorrect border-gates or places.
2. Fines of from 5,000,000 VND to 15,000,000 VND for one of the following violations:
a) Violations prescribed in Point c, Point d Clause 1 this Article in which the exhibits are valued Article at 20,000,000 VND or above;
d) Unloading goods at incorrect port of destination in the goods statement without legitimate reasons;
c) Arranging, moving, exported goods, imported goods, goods in transit on means of transport under customs inspection and customs supervision without permission;
d) Illegally dispersing, hiding, destructing or discarding goods in order to avoid customs inspection and supervision.
3. Confiscating exhibits regarding violations prescribed in Point c, Point d Clause 1, Point a, Point d Clause 2 this Article.
In case the exhibits of the violations prescribed in Clause 2 this Article are no longer available, an amount equal to such exhibits shall be paid.
Article 14. Sanctions against acts of tax avoidance and tax fraud
1. Tax payers committing one of the following acts of tax evasion, tax fraud that do not constitute crimes must pay an amount equal to the evaded tax amount apart from sufficiently paying such tax as prescribed:
a) Using illegal documents that are inconsistent with the actual transactions to make tax declaration; erasing, adjusting the documents without permission that leads to the deficiency of the tax payable or the increase of the exempted, reduced and refunded tax amount;
b) Declaring incorrect goods codes regarding the goods of which the codes have been set during the previous import that leads to the deficiency of the tax amount payable;
c) The violations prescribed in Point d Clause 4 Article 9 this Article of which the tax amount is not paid within 10 (ten) days as from the date of the violation record;
d) Violations of provisions on goods management in non-tariff zones;
dd) Carrying out export procedures without exporting processed products, products made of imported raw materials;
e) Declaring more than the actual quantity, types, weight of processed products, products made of imported raw materials of which the fraud tax is 50,000,000 VND or above;
g) Exporting processed products, products made of imported materials inconsistently with the imported materials; importing processed products from abroad inconsistently with the exported materials;
Using imported components, materials, machinery and equipment to process for improper purposes without permission;
a) Changing the use purposes of goods eligible for tax exemption without making tax declaration;
Failing to declare or incorrectly declaring the goods imported from non-tariff zones;
l) Failing to record into accounting books the revenues relating to the calculation of the tax amount payable;
b) Deliberately failing to make declaration or making incorrect declaration of goods names, types, quantity, weight, quality, value, tax rates, origins of exported goods, imported goods in order to avoid tax;
2. For violations of provisions on in Clause 1 this Article that are repeated but do not constitute crimes, the fines shall be 2 to 3 times higher than the avoided tax amount.
3. The provisions in this Article are not applicable to the handled violations as prescribed in Article 16 of this Decree.
Article 15. Violations of provisions on tax payment
1. The tax payer, the tax payer’s guarantor deferring tax payment as prescribed by the Law on Tax administration must pay 0.05% of the deferred amount each day apart from fully paying the tax as prescribed.
2. The tax payers receiving tax refund due to incorrect declaration shall get the fine of 0.05% of the overly refunded amount.
3. The number of days of deferred tax payment shall be counted after the last day of the tax payment term or the tax payment extension until the day the tax payer has completely paid the tax payable to the State budget.
Article 16. violations of provisions on the management of exported goods, imported goods, goods in transit; means of transport entering, exiting the country or in transit
1. Fines of 5 00,000 VND to 1,000,000 VND for exporting, importing inconsistently with the provisions on:
a) Goods trading of border residents;
b) Importing humanitarian aid;
c) Exporting, importing gifts, mobile assets, goods of immigrants;
d) For violations prescribed in Point a, b, c this Clause, apart from getting fines, the exhibits shall also be confiscated; the exhibits belonging to the list of conditional export, import or requiring the license shall be coercively taken out of the Vietnam’s territory at the importing border-gate, suspended from export of coercively destructed.
2. Fines of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for transiting goods; importing, exporting, transiting means of transport that require licenses without obtaining the license from competent agencies.
3. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a) Temporarily importing for re-export, temporarily exporting for re-import goods that require licenses without license;
b) Exporting, importing goods inconsistently with the contents in the license.
4. Fines of from 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following violations:
a) Exporting, importing goods that is banned from export, import or suspended from export, import;
b) Bring goods of counterfeit origins into the Vietnam’s territory;
c) Exporting goods of counterfeit origins;
d) Importing goods that require licenses while the licenses are not able to be presented within 30 (thirty) days as from the goods arrive at the border-gate;
dd) Exporting, importing goods of which the technical standards and conditions are not satisfied as prescribed by law;
e) Exporting goods without licenses as prescribed;
dd) Exporting, importing goods without label as prescribed by law;
h) Arbitrarily changing the use purposes of goods being raw materials, components, machinery and equipment for processing; goods temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import that is banned from import or export, or being subjects of conditional import, export without permission from competent State agencies.
5. Fines of 50,000,000 VND to 70,000,000 VND for the violations in Clause 4 this Article in case the exhibits are goods that causes environment pollution and harms human health and the ecology.
6. Apart from fines, individuals, organizations committing administrative violations may also be liable to the following additional sanctions or remedial measures:
a) Confiscating exhibits regarding violations prescribed in Point a, b and h Clause 4 this Article.
b) Depriving the right to use licenses for 30 to 90 days if repeating one of the violations prescribed in Point b Clause 3 this Article;
c) Coercively taking out of the Vietnam’s territory at the importing border-gate or suspending the export regarding violations prescribed in Clause 2, 3 and Point c, d, dd, e, g Clause 4 this Article;
d) Coercively taking out of the Vietnam’s territory at the importing border-gate or destructing the exhibits and means of violations regarding violations prescribed in Clause 5 this Article;
dd) In case the exhibits of the violations prescribed in Clause 4 this Article are no longer available, an amount equal to such exhibits shall be paid.
Article 17. Violations of provisions on the management of bonded warehouses and tax-suspension warehouses
1. Fines of from 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following violations:
a) Failing to notify customs agencies when the warehouse rent contract expires;
a) Failing to notify customs agencies when the warehouse rent contract expires;
2. Fines of from 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for one of the following violations:
a) Moving goods from one bonded warehouses to another without the consent from customs agencies;
b) Expanding, contracting or move the bonded warehouse without permission;
c) Failing to make books for monitoring the export and import, the warehouse import and export as prescribed by law.
3. Fines of from 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following violations:
a) Importing from other countries into bonded warehouses goods not allowed to be kept in bonded warehouses as prescribed;
b) Retaining the bonded warehouse business after the License to establish bonded warehouse is withdrawn;
c) Erasing, adjusting the License to establish bonded warehouse;
d) Dispersing and hiding goods being kept in bonded warehouses, tax-suspension warehouses without permission;
dd) Improperly destructing goods being kept in bonded warehouses, tax-suspension warehouses.
4. Apart from fines, individuals, organizations committing administrative violations may also be liable to the following additional sanctions or remedial measures:
a) Confiscating exhibits regarding violations prescribed in Point d and dd Clause 3 this Article. In case the exhibits of violations are no longer available, an amount equal to the value of such exhibits shall be paid;
b) Coercively taking goods out of the Vietnam’s territory within 30 (thirty) days, as from being given the decision on sanctions or destructing violating goods regarding violations prescribed in Point a Clause 3 this Article. For goods of which the labels counterfeit the Vietnamese origin or names, the signs of violation must be eliminated before taking such goods out of the Vietnam’s territory.
Article 18. Offending, threatening, obstructing customs officials on duty
1. Fines of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for offending or obstructing customs officials on duty.
2. Fines of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for threatening or using violence against customs officials on duty that do not constitute crimes.
Article 19. Sanctions against State Treasuries, commercial banks, credit institutions and relevant organizations, individuals
1. Within 10 (ten) days as from the expiry of the time limit for extracting from the deposit account of the enforced persons, if State Treasuries, commercial banks, credit institutions fail to extract completely or partly the amount corresponding to the tax, the fine payable from the deposit account of the organizations, individuals subject to the implementation enforcement of the administrative decisions in the customs area and transfer to the State budget account at the request of customs agencies as long as the deposit account of the enforced person contain sufficient or surplus amount compared to the tax payable, fine payable, this case shall be sanctioned as follows:
a) The fines are equivalent to the amount that fails to be extracted and transferred to the State budget account from the account of the tax payer that violate the law on tax or is subject to the enforced implementation of administrative decisions on tax;
b) Fines of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for failing to implement the decisions on the enforced implementation of other decisions on sanctions against administrative violations in the customs area.
2. Fines of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for individuals, organizations that manage the salaries or incomes of individuals subject to enforced implementation of administrative decisions in the customs area but fail to deduct or improperly deduct part of the salaries or incomes of the enforced individuals under the enforcement decisions from customs agencies.
3. Warnings or fines of from 200,000 VND to 1,000,000 VND for individuals, organizations that fail to provide or incorrectly provide the information, documents and electronic data relating to exported goods, imported goods and means of transport at the request of customs agencies as prescribed by law.
4. Fines of 2,000,000 VND to 8,000,000 VND for relevant individuals, organizations that collaborate with or screening tax payers committing acts of tax avoidance, tax fraud or not implementing the decision on administrative enforcement in the customs area.
Section 3: HANDLING VIOLATIONS COMMITTED BY CUSTOMS AGENCIES AND CUSTOMS OFFICIALS
Article 20: Handling violations committed by customs agencies
1. If customs officials and officers committing violations of law in the customs area that cause damage to organizations, individuals, customs agencies must pay compensation as prescribed by law.
2. The Ministry of Finance shall guide the procedures and orders for settling the compensation prescribed in Clause 1 this Article.
Article 21: Handling violations committed by customs officials
1. Customs officials causing irritation or pressing demands that affect the goods export and import shall be disciplined or liable to criminal prosecution depending on the nature and extent of violations, and pay compensation for the damage as prescribed by law.
2. Customs officials lacking responsibilities or handle unlawfully shall be disciplined or liable to criminal prosecution depending on the nature and extent of violations, and pay compensation for the damage as prescribed by law.
3. Customs officials misusing the positions and powers to collaborate and screen other organizations and individuals that committing violations of law on customs shall be disciplined or liable to criminal prosecution depending on the nature and extent of violations as prescribed by law.
4. Customs officials misusing the positions and powers to illegally use or appropriate the tax, fines and money from the sale of confiscated exhibits of administrative violations in the customs area shall be disciplined or liable to criminal prosecution depending on the nature and extent of violations and must pay compensation for the appropriated and illegally used tax, fines and money from the sale of confiscated exhibits to the State.
Section 4. MEASURES TO PREVENT ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ENSURE THE SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 22. Detention under administrative procedures
1. The detention under administrative procedures is only applicable to urgent prevention and suspension of the acts of disrupting the order within the customs area, hurting customs officials on duty, or to urgent collection and verification of important facts as the basis for making decisions on imposing administrative sanctions in the following cases: the violator does not have personal papers, clear records, certain residence of whom the record and circumstances relating to the violations need to be verified.
2. The time limit for detaining administratively violating persons is 12 hours. If necessary, such time limit may be longer but must not exceed 24 hours. In remote areas or islands, such time limit may be longer but must not exceed 48 hours.
3. The decisions on detention must be made in writing of competent persons and the person in detention shall keep one copy.
4. It is prohibited to detain administratively violating persons in criminal detention places or in unhygienic and unsafe places.
5. At the request of the detained person, the person that makes decisions on detention must notify their relatives, colleagues or classmates. When detaining minors at night or more than 6 hours, their parents or guardians must be notified.
Article 23. Authority to detain under administrative procedures
1. The following persons are entitled to make decisions on detention under administrative procedures
The Directors of Customs Sub-department, the Chief of Control teams belonging to the Customs Department; The Chief of the Smuggling investigation and prevention team and the Chief of the Sea control team belonging to the Smuggling investigation and prevention department of the General Department of Customs.
In case those persons are not present, their deputies shall be entitled to make decisions on detaining under administrative procedures
2. The detention must comply with the principles, procedures and orders prescribed in Article 44 of the Ordinance on Handling administrative violations and the Regulation on detention under administrative procedures promulgated together with the Government's Decree No. 162/2004/ND-CP of September 07, 2004.
Article 24. Impounding documents, exhibits and means of administrative violations.
1. The impounding of documents, exhibits and means relating to the acts of violations is applicable to the prevention of the violation in order to verify the facts as the basis for making handling decisions.
The persons prescribed in Clause 1 Article 23 of this Decree are entitled to make decisions on impounding documents, exhibits and means of administrative violations.
If there are signs or tax avoidance or tax fraud, the Director of the General Department of Customs, the Director of the Post-customs Clearance Inspection Department belonging to the General Department of Customs, the Directors of Customs Departments, the Directors of Customs Sub-department, the Chief tax inspectors are entitled to make decisions on impounding documents , exhibits and means of administrative violations.
2. If necessary, customs officials on duty may make decisions on impounding exhibits and means of administrative violations. Within 24 hours as from the decisions are made, the decision-making persons must notified their direct superiors prescribed in Clause 1 this Article and must obtain their written consent.
3. The management of impounded documents, exhibits and means must comply with law provisions.
4. Exhibits being Vietnamese currency, foreign currency, gold, silver, jewels, precious metals and drugs being subjects of special management must be preserved as prescribed by law.
5. For exhibits of administrative violations being decayable goods, the decision-making persons must make separate records and hold prompt sale. The collected money must be transferred to the impounding accounts opened at State Treasuries. If the exhibits are confiscated under the decision from competent persons, the collected money must be remitted to the State budget; if the exhibits are not confiscated, such money must be refunded to the owners, the managers or legal users.
6. Within 10 (ten) working days as from the date of impounding, the persons competent to make decisions on impounding and imposing sanctions must handle the impounded documents, exhibits and means in accordance with the measures stated in the sanctioning decisions. If not confiscated, the document, exhibits or money collected from their sale shall be returned to their owners, managers or legal users.
The time limit for impounding document, exhibits and means of violations may be extended but must not exceed 60 (sixty) days regarding violations with complicated circumstances that require verification or relate to multiple domestic individuals, organizations and foreign individuals, organizations.
7. The decisions on impounding of documents, exhibits and means of violations must be made in writing and enclosed with the impounding records. The organizations, individuals that possess the impounded documents, exhibits and means shall keep one copy.
Article 25. Frisking under administrative procedures
1. A person shall only be frisked under administrative procedures when there are grounds for presuming that such person is carrying goods, documents or means of administrative violations. The decisions on frisking must be made in writing by competent persons and the frisked person shall keep one copy.
2. Only the competent persons prescribed in Clause 1 Article 23 of this Decree are entitled to make decisions on frisking under administrative procedures.
3. Before frisking, the frisker must show the frisked person his/her Customs ID and notify them of the decision. Males shall frisk male, female shall frisk female and the frisk must be witnessed by persons of the same gender
4. The frisk must be recorded in writing and the frisked person shall keep one copy.
Article 26. Searching means of transport and items under administrative procedures
1. The means of transport and items shall only be searched under administrative procedures when there are grounds for presuming that such means of transport, items are carrying goods, documents or means of administrative violations. The decisions on searching means of transport and items under administrative procedures must be made in writing by competent persons.
2. Only the competent persons prescribed in Clause 1 Article 23 of this Decree are entitled to make decisions on searching means of transport and items under administrative procedures.
3. When searching means of transport and items, their owners, managers or drivers and a witness must be present. In case the owner or the driver of means of transport and items are absent, two witness must be present.
4. When searching means of transport and items, the record must be made and one copy must be sent to their owner, manager or driver.
5. The search of means of transport, items of subjects under diplomatic immunity regulations must comply with the international treaties that Vietnam has signed or joined. If there are grounds for presuming that the diplomatic bags, consular bags are misused at contravention of the international treaties on diplomatic and consular relationships that Vietnam is contracting member, or that the luggage, means of transport contain goods banned from export, import or goods not being under incentives and immunity regulations as prescribed by law, the Director of the General Department of Customs shall make decisions on handling such case in accordance with the international treaties.
Article 27. Searching places that conceal documents, exhibits and means of administrative violations.
1. The places that conceal documents, exhibits and means of violations shall only be searched when there are grounds for presuming that such places conceal documents, exhibits and means of relating to the violations.
2. The competent persons prescribed in Clause 1 Article 23 of this Decree are authorized to make decisions on searching places that conceal documents, exhibits and means relating to the violations.
If there are signs or tax avoidance or tax fraud, the Director of the General Department of Customs, the Director of the Post-customs Clearance Inspection Department belonging to the General Department of Customs, the Directors of Customs Departments, the Directors of Customs Sub-department are entitled to make decisions on searching places that conceal documents, exhibits and means of administrative violations.
If the places that conceals documents, exhibits and means of administrative violations are residences, the search decisions must be agreed in writing by the President of the commune-level People’s Committee before the search.
3. When searching places that conceal documents, exhibits and means of violations, the place owners or their relatives and the witness must be present. In case the place owners or their relatives are absent and the search cannot be delayed, the representatives of the commune-level authorities and two witnesses must be present.
4. It is prohibited to search these places at night, on holidays or when the place owners are handling ceremonial family affairs, except for emergencies, caught red-handed. The reasons must be specified in the record.
5. The decisions on searching places that conceal documents, exhibits and means relating to the violations must be made and in writing and the search must be recorded in writing. The place owner must be given one copy of the decision and record on the search of places that conceal documents, exhibits and means.
Section 5: AUTHORITY AND PROCEDURES FOR HANDLING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE CUSTOMS AREA
Article 28: Authority for handling administrative violations in the customs area
1. The Chief of the Operational teams belonging to Customs Sub-departments are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to 500,000 VND.
2. The Directors of Customs Sub-department (including the Directors of Border-gate Customs Sub-department, the Directors of non-border-gate Customs Sub-department, the Directors of the Post-customs Clearance Inspection Sub-departments); the Chief of Control teams belonging to Customs Departments of provinces, inter-provinces and central-affiliated cities (hereinafter referred to as Customs Departments); The Chief of the Smuggling investigation and prevention team and the Chief of the Sea control team belonging to the Smuggling investigation and prevention department of the General Department of Customs are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to 10,000,000 VND;
b) Confiscating exhibits and means of administrative violations valued at up to 20,000,000 VND.
3. The Directors of Customs Departments are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to 20,000,000 VND;
c) Depriving the right to use licenses intra vires;
b) Confiscating exhibits and means of administrative violations.
b) Enforcing to out of the Vietnam’s territory or enforcing to re-export the goods, means of violations;
e) Enforcing to destruct the exhibits of violations being harmful cultural products, goods dangerous for human health, domestic animals and plants;
c) Enforcing to pay the amount equal to the value of the exhibits, means of violations that have been consumed, illegally destructed, dispersed, hidden.
4. The Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, the Director of the Post-customs Clearance Inspection Department belonging to the General Department of Customs are entitled to:
a) Issue warnings.
b) Impose fines of up to 70,000,000 VND. The Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department belonging to the General Department of Customs are entitled to impose fines for administrative violations of tax up to 100,000,000 VND;
c) Depriving the right to use licenses intra vires;
d) Confiscating exhibits and means of administrative violations;
dd) Enforcing to take out of the Vietnam’s territory or enforcing to re-export the goods, means of violations;
e) Enforcing to destruct the exhibits being harmful cultural products, goods dangerous for human health, domestic animals and plants;
g) Enforcing to pay the amount equal to the value of the exhibits, means of violations that have been consumed, illegally destructed, dispersed, hidden.
5. The Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces are entitled to impose sanctions against administrative violations as prescribed in Article 30 of the Ordinance on Handling administrative violations regarding the acts of violations prescribed in this Decree.
6. The Border guard, the Coastguard are entitled to impose sanctions as prescribed in Article 32 and Article 33 of the Ordinance on Handling administrative violations regarding the acts of violations in the customs area prescribed in Article 13 of this Decree.
7. The Directors of Customs Sub-department, the Directors of Customs Departments, the Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department and the Director of the Post-customs Clearance Inspection Department are entitled to impose sanctions against acts of violations of tax prescribed in Clause 4 Article 9, Article 14, Article 15 and Point a Clause 1 Article 19 of this Decree.
Article 29. Assignment of authority to impose sanctions
1. The authority to impose sanctions of the persons prescribed in Article 28 of this Decree is the authority applicable to one act of administrative violations. In case of fines, the authority to impose sanctions shall be determined basing on the maximum rate of the fine bracket for each acts of violations. This provision is not applicable to the cases prescribed in Clause 4 Article 28 of this Decree.
2. When imposing sanctions against on person that commits multiple violations, the authority to impose sanctions shall be determined under the following principles: if the fine rates, additional forms of sanctions, remedial measures for each act are under the authority of the sanctioning person, the authority to impose sanctions still belong to that person.. If the fine rate, additional form of sanctions, remedial measure for one of the act beyond the authority of the sanctioning person, such person must transfer the violation dossiers to the another person competent to impose sanctions
3. For acts of violations of which the fine bracket is over 20,000,000 VND, the Directors of Customs Departments shall send the dossier to People’s Committees of central-affiliated cities and provinces where the administrative violations are committed or where the Customs Departments are located in case the administrative violations are committed within the territorial sea in order for the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces to make decisions on imposing sanctions.
4. When acts of violations of customs are committed on the land, sea, adjacent sea, continental shelves and exclusive economic zones of the Socialist Republic of Vietnam belonging to a management area, the Customs of that area shall be responsible for imposing sanctions under the authority prescribed in this Decree. In case the Smuggling Investigation and Prevention Department, the Post-customs Clearance Inspection Department detect the violations, the sanctions shall be imposed under their authority.
5. In areas along the national border where the Customs is not organized, the Border guard, the Coastguard securing such areas are entitled to impose sanctions as prescribed in Article 32 and Article 33 of the Ordinance on Handling administrative violations regarding the acts of violations in the customs area prescribed in Article 13 of this Decree.
Article 30. Suspending the acts of violations
Upon detecting acts of violations, customs officials on duty shall make decisions verbally or by whistles, signals or other forms depending on the particular violations in order to immediately suspend the acts of violations and notify the persons competent to impose sanctions.
The warnings shall be issued in accordance with Article 54 of the Ordinance on Handling administrative violations.
Article 32. Making records on administrative violations
For administrative violations in the customs area not being prescribed in Article 31 of this Decree, the persons competent to impose sanctions must promptly make records as prescribed. If the record maker is not competent to impose sanctions, his/her direct superior being one of the persons prescribed in Article 28 of this Decree must sign the record, or verify before signing if necessary.
The records shall be made under the form, contents and orders prescribed in Article 55 of the Ordinance on Handling administrative violations.
Article 33. Decisions on imposing sanctions
The decisions on imposing sanctions in the customs area shall be made under the form, contents and orders prescribed in Article 56 of the Ordinance on Handling administrative violations.
Article 34. Sanctions against deferred tax payment
1. The tax payers shall calculate the fines for deferred payment basing on the deferred tax amount, the number of deferred days and the fine rates prescribed in Clause 1 and 2 Article 15 of this Decree in order to make payment to the State budget . In case the tax payers fail to calculate or incorrectly calculate the fines for deferred payment, customs agencies shall calculate and notify the tax payers.
2. If the tax payers fail to fully pay tax and the fines for deferred payment after 30 (thirty) days as from the time limit for paying tax expires, customs agencies shall notify the tax payers of the outstanding tax amount and the fines for deferred tax payment, and request the tax payers to fully pay the tax and fines to the State budget.
Article 35. Handling imported goods of which the time limit for customs procedures has expired or being enforced to be taken out of the Vietnam’s territory, or to be re-exported.
1. After 90 days as from the day the imported goods arrives at the unloading border-gate, if the customs procedures for such goods are not carried out, the competent persons prescribed in Clause 2, 3 and 4 Article 28 on this Decree must notify the case on means of mass media and publicly post it at the Customs office. Within 180 (one hundred and eighty) days as from the date of notification, if the customs procedures are not carried out, the competent persons prescribed in Clause 2, 2 and 4 Article 28 of this Decree shall make decisions on confiscating or destructing the exhibits of violations as prescribed.
2. If the owner of the exhibits and means of violations is not identifiable, the competent persons prescribed in Clause 2, 3 and 4 Article 28 on this Decree must notify the case on means of mass media and publicly post it at the Customs office. After 30 (thirty) days as from the date of notification, if the goods is not claimed by anyone, the competent persons prescribed in Clause 2, 3 and 4 Article 28 of this Decree shall make decisions on confiscating or destructing the exhibits of violations as prescribed.
3. The goods imported inconsistently with the license, contract, bill of lading or goods statement that the recipient denies shall be handled as prescribed in Clause 2 this Article.
4. The competent persons prescribed in Clause 3 and 4 Article 28 of this Decree must notify the responsible individuals, organizations of the goods that must be coercively re-exported or taken out of the Vietnam’s territory. After 30 (thirty) days as from receiving the notification from customs agencies, if the goods is not re-exported or taken out of the Vietnam’s territory, the competent persons prescribed in Clause 3 and 4 Article 28 of this Decree shall make decisions on confiscating or destructing the exhibits of violations as prescribed, unless legitimate reasons are given.
Article 36. Procedures for confiscating exhibits and means of administrative violations;
1. When confiscating exhibits and means of administrative violations in the customs area, the competent persons prescribed in Clause 2, 3 and 4 Article 28 of this Decree must follow the procedures prescribed in Article 60 of the Ordinance on Handling administrative violations.
2. The persons making confiscation decisions are responsible to preserve, classify and transfer exhibits and means of violations to district-level financial agencies or Auction centers of provinces and cities to put up for auction as prescribed in Clause 1 Article 61 of the Ordinance on Handling administrative violations and Article 32, 33, 34 of the Government's Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 on detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Handling administrative violations in 2002.
3. 3. Confiscated exhibits and means of administrative violations being harmful cultural products, useless counterfeits, goods dangerous for human health, domestic animals and plants shall be destructed as prescribed in Clause 2 Article 61 of the Ordinance on Handling administrative violations.
4. Exhibits of violations being decayable goods shall be handled as prescribed in Clause 3 Article 61 of the Ordinance on Handling administrative violations.
Article 37. Implementing decisions on imposing sanctions and delaying implementing decisions on fines
1. Individuals, organizations being administratively sanctioned must implement the decisions on sanctions against administrative violations within 10 (ten) days as from receiving the decisions on imposing sanctions. The fines shall be paid in accordance with Article 58 of the Ordinance on Handling administrative violations.
2. Individuals, organizations receiving decisions on sanctions against administrative violations that do not voluntarily implement shall be subject to implementation enforcement as prescribed in Chapter II of this Decree.
3. Individuals getting fines of 500,000 VND or above that are facing special financial difficulties may request a delay in implementing the decisions on fines. The delay in implementing decisions on fines shall be carried out in accordance with Article 65 of the Ordinance on Handling administrative violations.
Article 38. Exemption from sanctions against administrative violations
1. Individuals, organizations committing acts of administrative violations prescribed in Clause 3 Article 9, Article 14, Article 15 and Article 19 of this Decree that are suffering from natural disasters, fire, unpredictable or inevitable accidents may request the exemption from sanctions against administrative violations in the customs area when all of the conditions prescribed in Clause 2 this Article are satisfied.
2. The conditions for considering sanction exemption include:
a) The administrative violations are committed within 30 (thirty) days before or after the occurrence the natural disaster, fire, unpredictable or inevitable accidents;
b) The sanctioned person has not implemented the decisions on imposing sanctions.
3. The exempted fines do not exceed the damage caused by the sanctioned subject.
4. The Directors of Customs Departments, the Director of the Smuggling Investigation and Prevention Department, the Director of the Post-customs Clearance Inspection Department are entitled to issue decisions on sanction exemption regarding the violations detected and handled themselves or by their inferiors.
5. The Ministry of Finance shall prescribe the dossier on requesting sanction exemption, the order and procedures for sanction exemption.
Article 39. Transferring the dossier of violation denoting crimes to initiate criminal prosecution
1. When examining the violations to make decisions on imposing sanctions, if the competent persons deem that such violations denote crimes that exceed their jurisdiction, the dossier must be instantly transferred competent criminal proceedings agencies.
2. If the decisions on imposing sanctions have been made before discovering the acts of violations denoting crimes and the time limit for criminal prosecution is unexpired, the decision-making person must annul such decisions and transfer the violation dossiers to competent criminal proceedings agencies within 03 (three) days as from the date of annulling the decisions.
3. Within the time limit prescribed in Article 103 of the Criminal Procedure Code, competent criminal proceedings agencies are responsible to notify the agencies that have transferred the dossier on initiating or not initiating the criminal lawsuit.
Within 05 (five) days as from receiving the notification on initiating the criminal prosecution, customs agencies must transfer the original violation dossiers to competent proceedings agencies.
4. After 03 (three) days as from the time limit prescribed in Article 103 of the Criminal Procedure Code expires, if customs agencies do not receive the notification from competent agencies of initiating or not initiating the lawsuit, the persons competent to impose sanctions prescribed in Article 28 of this Decree shall make the decisions on sanctions against administrative violations as prescribed by law.
Article 40. Returning violation dossiers for sanctioning administrative violations.
1. If the violation dossiers have been transferred to criminal proceedings agencies but then deemed that the acts of violations do not constitute crimes, the competent persons of criminal proceedings agencies shall make decisions on not initiating criminal prosecution as prescribed in Article 103 of the Criminal Procedure Code. Within 03 (three) days as from the decisions are made, criminal proceedings agencies must send the decisions on not initiating criminal prosecution and the violations dossiers to customs agencies for them to handle the violation intra vires.
2. For individuals that have been prosecuted or given the decisions on initiating criminal proceedings but then given the decisions on suspending investigations or suspending lawsuits, within 03 (three) days as from the decisions on suspending investigations or suspending lawsuits are made, criminal proceedings agencies must transfer such decisions and their dossiers to customs agencies for them to handle the administrative violations intra vires.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Điều 15. Vi phạm quy định về nộp thuế
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
Điều 18. Xúc phạm, đe doạ, cản trở công chức hải quan đang thi hành công vục
Điều 23. Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Mục 5. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
Điều 32. Lập biên bản vi phạm hành chính
Điều 36. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
Điều 22. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 26. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
Điều 37. Chấp hành quyết định xử phạt và hoãn chấp hành quyết định phạt tiền
Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
Điều 39. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 41. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 42. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan
Điều 43. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 45. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế
Điều 47. Trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 7. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính
Điều 8. Vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Điều 9. Vi phạm quy định về khai hải quan và khai thuế
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra thuế
Điều 12. Vi phạm quy định về giám sát hải quan
Điều 13. Vi phạm quy định về kiểm soát hải quan
Điều 14. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Điều 17. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế
Mục 3. XỬ LÝ VI PHẠM ĐỐI VỚI CƠ QUAN HẢI QUAN, CÔNG CHỨC HẢI QUAN
Điều 22. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Điều 24. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Điều 25. Khám người theo thủ tục hành chính
Điều 26. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
Điều 27. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Điều 28. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 29. Phân định thẩm quyền xử phạt
Điều 34. Thủ tục xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế
Điều 38. Miễn xử phạt vi phạm hành chính
Điều 39. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 41. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Điều 42. Trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt trong lĩnh vực hải quan
Điều 43. Các biện pháp cưỡng chế
Điều 45. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế