Thông tư 49/2008/TT-BTC hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 49/2008/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 12/06/2008 | Ngày hiệu lực: | 13/07/2008 |
Ngày công báo: | 28/06/2008 | Số công báo: | Từ số 369 đến số 370 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2011 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2008/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2008 |
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NGƯỜI NỘP THUẾ, NGƯỜI KHAI HẢI QUAN DO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THUẾ, CÁN BỘ, CÔNG CHỨC HẢI QUAN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY RA
Căn cứ Luật quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan;
Căn cứ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
Bộ Tài chính hướng dẫn bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật cán bộ, công chức thuế, cán bộ, công chức hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra như sau:
I. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
a) Cơ quan quản lý thuế trực tiếp quản lý cán bộ, công chức thuế, cán bộ công chức hải quan (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý thuế) phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế, người khai hải quan do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức gây ra trong thi hành công vụ.
b) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế, người khai hải quan thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; Kịp thời giải quyết bồi thường thiệt hại một cách công khai, công bằng và đúng pháp luật.
2. Người nộp thuế, người khai hải quan khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, hải quan có khả năng gây thiệt hại cho mình thì cảnh báo cho cán bộ, công chức thuế, hải quan hoặc cơ quan quản lý thuế biết.
Trường hợp có đủ điều kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, người nộp thuế, người khai hải quan phải có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại (trong đơn ghi rõ: tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường thiệt hại; tên, địa chỉ của cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại; lý do yêu cầu cơ quan quản lý thuế bồi thường; Các thiệt hại và mức yêu cầu bồi thường; số hiệu và trích yếu quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án) và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan tới việc xác định mức bồi thường thiệt hại gửi cơ quan quản lý thuế để xem xét giải quyết.
3. Các trường hợp bồi thường thiệt hại
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bồi thường cho người nộp thuế, người khai hải quan (sau đây gọi tắt là người bị thiệt hại) trong trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan có hành vi sau:
a) Quyết định hoàn thuế, ấn định thuế không đúng quy định của pháp luật;
b) Xử lý và ra quyết định xử phạt hành chính thuế sai quy định của pháp luật về thuế;
c) Xử lý và ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế và các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan trái quy định;
d) Thực hiện các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính không có căn cứ và yêu cầu theo đúng quy định của pháp luật về thuế, hải quan;
Trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan có hành vi vi gây thiệt hại về tiền, tài sản cho người bị thiệt hại nhưng được xác định là do lỗi của người bị thiệt hại thì cơ quan quản lý thuế không phải bồi thường thiệt hại; Trường hợp người bị thiệt hại có lỗi thì cơ quan quản lý thuế chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi do cán bộ công chức thuế, hải quan gây ra.
4. Điều kiện bồi thường thiệt hại
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án xác định hành vi của cán bộ, công chức thuế hải quan là trái pháp luật gây thiệt hại;
b) Có thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức thuế, hải quan trong khi thi hành công vụ gây ra cho người nộp thuế, người khai hải quan thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 3, mục I Thông tư này;
c) Người bị thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án xác định hành vi của cán bộ, công chức thuế hải quan là trái pháp luật gây thiệt hại;
5. Nguyên tắc thực hiện bồi thường.
a) Đối với thiệt hại là tiền thuế, tiền phạt, tiền tịch thu, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm :
- Hoàn trả lại khoản tiền thuế, tiền phạt, tiền tịch thu (nếu đã nộp vào ngân sách nhà nước thì làm thủ tục thoái thu ngân sách) và bồi thường tiền lãi tính trên số tiền thuế, tiền phạt, tiền tịch thu không đúng của người bị thiệt hại.
Thời gian tính lãi được tính từ ngày người bị thiệt hại nộp tiền thuế, tiền phạt; hoặc bị tịch thu tiền đến ngày ghi trong Quyết định bồi thường của cơ quan quản lý thuế.
Khoản tiền lãi được tính theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế ra Quyết định bồi thường.
b) Đối với thiệt hại là tài sản, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm:
- Trường hợp tài sản vẫn còn và không bị hư hỏng: trả lại tài sản cho người bị thiệt hại;
- Trường hợp tài sản còn nhưng bị hư hỏng mà có thể sửa chữa được: trả lại tài sản cho người bị thiệt hại và bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa; Nếu tài sản bị hư hỏng không thể sửa chữa được, cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bồi thường thiệt hại như đối với tài sản bị mất và thanh lý tài sản hư hỏng theo quy định;
- Trường hợp không còn tài sản (bị mất hoặc đã bán đấu giá): bồi thường tài sản theo giá thị trường của tài sản cùng loại hoặc tài sản có cùng tính năng, tiêu chuẩn kỹ thuật và mức độ hao mòn trên thị trường tại thời điểm giải quyết bồi thường;
6. Trình tự, thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại
a) Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm tiếp nhận đơn và hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại không có quyết định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án xác định hành vi của cán bộ, công chức thuế hải quan là trái pháp luật gây thiệt hại thì cán bộ tiếp nhận phải trả lời ngay người yêu cầu bồi thường thiệt hại về việc không nhận đơn và hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại do chưa đủ điều kiện xem xét giải quyết bồi thường.
b) Đối với hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại có đủ điều kiện xem xét giải quyết bồi thường, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ để xem xét xử lý trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Nếu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại đã có kết luận cụ thể về hành vi vi phạm của cán bộ công chức thuế, hải quan và mức độ thiệt hại tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ nếu đồng ý với kết luận tại văn bản trên thì ra quyết định bồi thường thiệt hại.
Trường hợp, không đồng ý với kết luận tại bản án, quyết định của Toà án thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) có quyền từ chối giải quyết bồi thường thiệt hại và kháng án theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Nếu hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại mà tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án mới kết luận về hành vi vi phạm nhưng chưa xác định cụ thể về mức độ thiệt hại thì cơ quan quản lý thuế xử lý theo đúng trình tự quy định tại điểm c, khoản 6, Mục I Thông tư này.
c) Trình tự giải quyết hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại mà tại quyết định xử lý khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản án, quyết định của Toà án chưa xác định cụ thể về mức độ thiệt hại:
- Cơ quan quản lý thuế tiếp nhận đơn, lập hồ sơ xử lý bồi thường thiệt hại (xác minh sơ bộ về mức độ thiệt hại thực tế do hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ công chức thuế, hải quan gây ra) và trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại biết về dự kiến thời gian, địa điểm thương lượng hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường.
- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) phải thành lập Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại và hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại (sau đây gọi tắt là Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại).
Thành phần Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại có 03 đến 05 thành viên, bao gồm: Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) làm Chủ tịch Hội đồng; Người phụ trách công tác tài chính - kế toán cơ quan quản lý thuế làm ủy viên; Đại diện đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ thuế, hải quan có liên quan đến trường hợp bồi thường thiệt hại; Lãnh đạo trực tiếp của cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại; Chuyên gia trong lĩnh vực bị thiệt hại (nếu cần).
Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại có nhiệm vụ: kiến nghị với người có thẩm quyền ra Quyết định bồi thường thiệt hại về mức và phương thức bồi thường thiệt hại; kiến nghị trách nhiệm hoàn trả, mức và phương thức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại tại điểm a, khoản 3, Mục II Thông tư này.
Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại hoạt động theo nguyên tắc làm việc tập thể, quyết định theo đa số và giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Trong thời hạn 10 ngày (đối với vụ việc phức tạp là 15 ngày) kể từ ngày có Quyết định thành lập, Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại có trách nhiệm gửi văn bản kiến nghị với người có thẩm quyền ra Quyết định bồi thường thiệt hại về mức và phương thức bồi thường thiệt hại (kèm theo Biên bản họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại).
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) căn cứ vào mức và phương thức bồi thường thiệt hại do Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại kiến nghị để tổ chức thương lượng với người bị thiệt hại và ra quyết định bồi thường thiệt hại;
d) Quyết định bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào kết quả thương lượng, trường hợp thương lượng không thành thì căn cứ vào kiến nghị của Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại để xem xét, quyết định. Trong Quyết định bồi thường thiệt hại phải nêu rõ số tiền bồi thường thiệt hại; phương thức bồi thường thiệt hại (tiền mặt hoặc chuyển khoản); thời hạn bồi thường thiệt hại (không quá 15 ngày kể từ ngày ký Quyết định bồi thường thiệt hại); và phải gửi cho cơ quan có trách nhiệm bồi thường, người được bồi thường thiệt hại và người có nghĩa vụ hoàn trả.
Trường hợp người bị thiệt hại không đồng ý với Quyết định bồi thường thiệt hại của cơ quan quản lý thuế thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên hoặc yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện bằng tiền và chi trả một lần (trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác) theo đúng quy định về mức, phương thức và thời hạn bồi thường ghi trong Quyết định bồi thường thiệt hại. Quá thời hạn ghi trong Quyết định mà cơ quan quản lý thuế chưa thực hiện bồi thường thì phải trả tiền lãi tính trên số tiền bồi thường cho thời gian chậm bồi thường theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố và có hiệu lực tại thời điểm cơ quan quản lý thuế thực hiện việc bồi thường.
7. Kinh phí bồi thường thiệt hại: căn cứ vào Quyết định bồi thường thiệt hại của cấp có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế được sử dụng các nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý sử dụng để bồi thường kịp thời cho người bị thiệt hại.
Nguồn kinh phí đã sử dụng để bồi thường thiệt hại được bù đắp từ khoản tiền hoàn trả của cán bộ, công chức gây thiệt hại; nguồn tiền thu được từ xử lý tài sản (đối với trường hợp đã bán đấu giá hoặc bán thanh lý tài sản bị hỏng không thể sửa chữa được); từ các khoản bồi thường thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm (nếu có); và từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
II. HOÀN TRẢ KHOẢN TIỀN BỒI THƯỜNG CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC THUẾ, HẢI QUAN
1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện bồi thường có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức thuế, hải quan hoàn trả khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường cho người bị thiệt hại khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại quy định tại khoản 3, Mục I Thông tư này. Trong trường hợp người bị thiệt hại đã có cảnh báo về hành vi vi phạm và khả năng gây thiệt hại mà cán bộ, công chức thuế, hải quan vẫn cố tình thực hiện thì phải hoàn trả toàn bộ khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường cho người bị thiệt hại.
2. Xác định trách nhiệm hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại:
a) Việc xác định trách nhiệm hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào số tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường thiệt hại, mức độ lỗi của hành vi vi phạm và khả năng kinh tế của cán bộ, công chức thuế, hải quan.
Trường hợp nhiều người có hành vi vi phạm pháp luật cùng gây thiệt hại thì mỗi người vi phạm phải liên đới hoàn trả số tiền bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế đã bồi thường. Trách nhiệm hoàn trả của mỗi người được xác định tương ứng với mức độ lỗi của từng người; Trường hợp không xác định được mức độ lỗi của từng người thì mỗi người phải hoàn trả theo phần bằng nhau.
b) Cán bộ công chức thuế, hải quan gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả các khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường cho người bị thiệt hại cụ thể như sau:
- Đối với thiệt hại là tiền, tuỳ từng trường hợp để xác định cụ thể các khoản hoàn trả trong số các khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a, khoản 5, Mục I Thông tư này, bao gồm: tiền lãi các khoản tiền tịch thu, phạt vi phạm hành chính, ấn định thuế sai quy định của pháp luật hoặc tiền lãi của khoản tiền hoàn thuế chậm.
- Đối với thiệt hại là tài sản, tuỳ theo từng trường hợp để xác định các khoản phải hoàn trả trong số các khoản tiền mà cơ quan quản lý thuế đã bồi thường thiệt hại quy định tại điểm b, khoản 5, Mục I Thông tư này, bao gồm: chi phí sửa chữa tài sản; hoặc giá trị của tài sản bị mất; hoặc chênh lệch giữa giá trị của tài sản với số tiền thực thu được do bán đấu giá, thanh lý tài sản.
c) Cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại được xem xét giảm trách nhiệm hoàn trả trong các trường hợp sau:
- Vi phạm lần đầu; hoặc đã chủ động áp dụng các biện pháp ngăn chặn nhằm giảm bớt hậu quả thiệt hại.
- Vi phạm gây thiệt hại do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.
- Các điều kiện để thực thi công vụ bị hạn chế (nếu có đủ cơ sở để chứng minh).
- Thiệt hại xảy ra quá lớn mà khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại không có khả năng hoàn trả được toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại đó. Cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại yêu cầu giảm mức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải có tài liệu chứng minh khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài không đủ để hoàn trả toàn bộ hoặc phần lớn thiệt hại xảy ra.
3. Trình tự, thủ tục hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có Quyết định bồi thường thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) có trách nhiệm yêu cầu Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại làm việc để xem xét việc hoàn trả khoản tiền đã bồi thường thiệt hại của cán bộ, công chức thuế hải quan. Để bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công chức, Hội đồng bổ sung thêm Chủ tịch công đoàn hoặc uỷ viên ban chấp hành công đoàn cơ quan quản lý thuế (nếu thủ trưởng cơ quan là chủ tịch công đoàn) tham gia Hội đồng. Trong quá trình Hội đồng xem xét giải quyết việc hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hạ. Hội đồng có trách nhiệm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức thuế hải quan gây ra thiệt hại tham dự cuộc họp của Hội đồng để giải trình cụ thể vụ việc làm cơ sở xem xét nghĩa vụ hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại;
Hội đồng có nhiệm vụ: đánh giá tính chất của hành vi gây vi phạm thiệt hại, xác định trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ, công chức thuế, hải quan có liên quan gây thiệt hại; xem xét các tình tiết giảm nhẹ; đánh giá khả năng kinh tế của cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại; Trên cơ sở đó, kiến nghị mức và phương thức hoàn trả.
Trong thời hạn 10 ngày (đối với vụ việc phức tạp là 15 ngày) kể từ ngày họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại, Hội đồng có trách nhiệm gửi văn bản kiến nghị với cấp có thẩm quyền mức và phương thức hoàn trả (kèm theo Biên bản họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại);
b) Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được Biên bản họp Hội đồng giải quyết bồi thường thiệt hại và văn bản kiến nghị về mức và phương thức hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế hoặc Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp (trường hợp người gây thiệt hại là thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường) có trách nhiệm ký Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại.
Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải nêu rõ: Số tiền hoàn trả; Phương thức và thời hạn hoàn trả. Việc hoàn trả có thể thực hiện một lần bằng tài sản riêng (thời hạn 45 ngày, kể từ ngày ký quyết định hoàn trả) hoặc trừ dần vào thu nhập hàng tháng của cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại nhưng không quá 20% tổng thu nhập từ tiền lương và phụ cấp (nếu có); việc giảm trách nhiệm hoàn trả (nếu có).
c) Thực hiện Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại
- Cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ hoàn trả ghi trong Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại cho cơ quan quản lý thuế đã trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hại.
- Trong quá trình thực hiện Quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại, người có nghĩa vụ hoàn trả được xem xét tạm hoãn thực hiện hoàn trả trong trường hợp: đang điều trị bệnh tại các bệnh viện, phụ nữ trong thời kỳ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới một tuổi; gia đình đang trong hoàn cảnh khó khăn đặc biệt về kinh tế được Uỷ ban nhân dân xã (phường) nơi cư trú xác nhận. Thời hạn tạm hoãn thực hiện hoàn trả tối đa là 6 tháng. Trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan có nghĩa vụ hoàn trả không thể thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả do sự kiện bất khả kháng (tai nạn, thiên tai, hoả hoạn, tử vong) thì được xem xét giảm hoặc miễn nghĩa vụ hoàn trả.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi ra quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại có trách nhiệm xem xét, quyết định đối với việc tạm hoãn; giảm hoặc miễn nghĩa vụ hoàn trả.
- Tiền hoàn trả phải được thu, theo dõi chi tiết cho từng lần nộp (nếu nộp nhiều lần) và được dùng để hoàn lại đúng với nguồn kinh phí đã sử dụng để bồi thường thiệt hại.
d) Biện pháp đảm bảo thực hiện việc hoàn trả
- Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm giám sát, đôn đốc việc thực hiện hoàn trả.
- Người chưa hoàn thành nghĩa vụ hoàn trả mà xin chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu thì Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi ra quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại có trách nhiệm yêu cầu người đó phải hoàn trả phần còn thiếu trước khi chuyển công tác, thôi việc hoặc nghỉ hưu. Trường hợp, người đang thực hiện hoàn trả chưa có điều kiện trả ngay phần còn thiếu, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi ra quyết định hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại phải phối hợp với cơ quan, tổ chức nơi tiếp nhận công tác hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú để yêu cầu người đó tiếp tục thực hiện việc hoàn trả.
- Trường hợp, người có nghĩa vụ hoàn trả cố tình trì hoãn, trốn tránh việc hoàn trả thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương nơi người có nghĩa vụ hoàn trả cư trú để có biện pháp đảm bảo thực hiện hoàn trả theo quy định của pháp luật.
e) Trường hợp cán bộ, công chức thuế, hải quan gây thiệt hại không đồng ý với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế về việc hoàn trả khoản tiền bồi thường thiệt hại thì có quyền khiếu nại lên cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc yêu cầu Toà án giải quyết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG
|
THE MINISTRY OF FINANCE -------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 49/2008/TT-BTC |
Hanoi, June 12, 2008 |
CIRCULAR
GUIDING THE PAYMENT OF COMPENSATION TO TAXPAYERS AND CUSTOMS DECLARANTS FOR DAMAGE CAUSED BY ILLEGAL ACTS OF TAX OFFICERS AND CUSTOMS OFFICERS ON DUTY
Pursuant to November 29, 2006 Law No. 78/2006/QH11 on Tax Administration;
Pursuant to the Governments Decree No. 85/2007/ND-CP of May 25, 2007, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Tax Administration;
Pursuant to the Governments Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7, 2007, providing for sanctioning of violations of law and enforcement of administrative decisions in the customs domain;
Pursuant to the Governments Decree No. 98/2007/ND-CP of June 7, 2007, providing for sanctioning of violations of the tax law and enforcement of tax-related administrative decisions,
The Ministry of Finance guides the payment of compensation to taxpayers and customs declarants for damage caused by illegal acts of tax officers and customs officers on duty as follows:
I. COMPENSATION
1. Compensation liability
a/ Tax administration agencies directly managing tax or customs officers (below referred to as tax administration agencies) shall pay compensation to taxpayers or customs declarants for damage caused by illegal acts of their cadres or employees on duty.
b/ Tax administration agencies shall create favorable conditions for taxpayers or customs declarants to exercise their right to claim compensation; and promptly settle compensation claims in a public, fair and lawful manner.
2. When detecting illegal acts of tax or customs officers which may cause damage to them, taxpayers and customs declarants shall warn tax or customs officers or tax agencies about these acts.
When having sufficient conditions for filing compensation claims, taxpayers or customs declarants shall file compensation petitions (clearly indicating the full name and address of the petitioner; name and address of the agency directly managing the damage-causing tax or customs officer; reason for compensation by the tax administration agency; damage and requested level of compensation; number and summary content of the complaint settlement decision of the competent state agency or the courts judgment or ruling), and provide information and documents used for the determination of the compensation level, and send them to the tax administration agency for consideration and settlement.
3. Cases of compensation
Tax administration agencies shall pay compensation to taxpayers or customs declarants (below referred to as damage sufferer) when tax or customs officers commit the following acts:
a/ Deciding on tax refund or tax assessment in contravention of law;
b/ Handling and issuing decisions on tax-related administrative sanctions in contravention of the tax law;
c/ Handling and issuing decisions on enforcement of tax-related administrative decisions and other decisions on sanctioning administrative violations in the customs domain in contravention of regulations;
d/ Taking measures for stopping administrative violations without having any grounds and meeting requirements as prescribed by the tax or customs law;
In case tax or customs officers commit acts of causing damage in money or assets to damage sufferers but the damage was due to the fault of damage sufferers, tax administration agencies are not liable to pay compensation; in case damage sufferers are partly at fault, tax administration agencies shall only pay compensation for the portion of damage in proportion to the extent of fault of the tax or customs officers concerned.
4. Conditions on compensation
Compensation may be paid only when all the following conditions are met:
a/ There is a complaint settlement decision of a competent state agency or a court judgment or ruling that confirms the act of the tax or customs officer is illegal and causes the damage;
b/ There is real damage caused by the illegal act of the tax or customs officer on duty to the taxpayer or customs declarant, which falls into one of the cases specified in Clause 3, Section I of this Circular;
c/ The damage sufferer files a compensation petition within 2 years from the date of issuance of the complaint settlement decision by a competent state agency or a court judgment or ruling that confirms the act of the tax or customs officer is illegal and causes the damage.
5. Principles for compensation
a/ For damage being tax money, fine or confiscated money, tax administration agencies shall:
- Return the tax money, fine or confiscated money (if already remitted in the state budget, carry out procedures for returning the money from the state budget) and pay an interest on the improperly collected tax money, imposed fine or confiscated money to the damage sufferer.
The time of calculating such interest is counted from the date the damage sufferer pays the tax money or fine or has the money confiscated to the date indicated in the compensation decision issued by the tax administration agency.
The interest shall be calculated at the basic interest rate notified by the State Bank and effective at the time the tax administration agency issues the compensation decision.
b/ For damage being assets, the tax administration agency shall:
- If the assets still exist and remain undamaged, return the assets to the damage sufferer;
- If the assets still exist but are reparably damaged, return the assets to the damage sufferer and pay all repair expenses; if the assets are irreparably damaged, the tax administration agency shall pay compensation as for lost assets and liquidate the damaged assets according to regulations;
- If the assets no longer exist (already lost or auctioned), pay compensation for the assets at the market price of assets of the same kind or with the same technical properties and specifications and the level of wear at the time of compensation.
6. Order and procedure for compensation
a/ Tax administration agencies shall receive petitions and dossiers of compensation claim. For dossiers of compensation claim without the complaint settlement decision of a competent state agency or a court judgment or ruling confirming the act of the tax or customs officer is illegal and causes damage, the official receiving the dossier shall immediately notify the claimer that his/her petition and dossier of compensation claim are refused for failure to fully meet the conditions for consideration and payment of compensation.
b/ For dossiers of compensation claim which fully meet the conditions for consideration and payment of compensation, the tax administration agency shall classify these dossiers for consideration and handling of compensation liability.
- If the dossier of compensation claim contains a concrete conclusion on the illegal act of the tax or customs officer and the level of damage as indicated in the complaint settlement decision of a competent agency or the court judgment or ruling, within 15 days after receiving the dossier, the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is head of the agency liable to pay compensation) shall examine the dossier and, if agreeing with the conclusion in the said document, issue a decision on compensation.
If disagreeing with the conclusion in the court judgment or ruling, the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is head of the agency liable to pay compensation) may refuse to settle the compensation claim and lodge a protest according to civil procedures.
- If the dossier of compensation claim contains a concrete conclusion on the illegal act of the tax or customs officer as indicated in the complaint settlement decision of a competent agency but the level of damage has not yet been specified, the tax administration agency shall handle it strictly in the order specified at Point c, Clause 6, Section I of this Circular.
c/ Order of settling dossiers of compensation claim containing a concrete conclusion on the illegal act of the tax or customs officer as indicated in the complaint settlement decision of a competent agency but the level of damage has not yet been specified:
- The tax administration agency shall receive the petition and compile a dossier of settlement of compensation (preliminarily verifying the level of real damage caused by the illegal act of the tax or customs officer), and within 5 days after receiving the compensation petition, notify in writing the damage sufferer of the intended time and venue for negotiation or settlement of the petition.
- Within 10 days after receiving the dossier of compensation claim, the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is head of the agency liable to pay compensation) shall set up a council for settlement of compensation and refund of compensation money (below referred to as council for settlement of compensation).
A council for settlement of compensation consists of between 3 and 5 members, including the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is the head of the agency liable to pay compensation) as chairman; a person in charge of finance and accounting of the tax management agency as member; a representative of the professional tax or customs unit related to the case of compensation; the direct supervisor of the tax or customs officer who causes the damage; and a specialist in the damage (when necessary).
The council for settlement of compensation shall recommend to the person competent to issue a compensation decision the level and mode of compensation; the liability to refund, level and method of refunding the compensation money at Point a, Clause 3, Section II of this Circular.
The council for settlement of compensation shall operate on the principle of collective work, make decisions by majority and be dissolved after finishing its tasks.
Within 10 days (or 15 days for complicated cases) from the date of issuance of its founding decision, the council for settlement of compensation shall send written recommendations to the person competent to issue compensation decisions on the level and mode of compensation (enclosed with the minutes of the councils meeting).
- Within 10 days from the date of receipt of written recommendations of the council for settlement of compensation, the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is head of the agency liable to pay compensation) shall, on the basis of the level and mode of compensation recommended by the council for settlement of compensation to organize negotiations with the damage sufferer and issue a compensation decision;
d/ The compensation decision must be based on results of negotiations; if negotiations fail, recommendations of the council for settlement of compensation will be used as grounds for consideration and decision. The compensation decision must clearly indicate the amount and mode of compensation (in cash or account transfer) and the time limit for compensation (not exceeding 15 days after the compensation decision is signed), and shall be sent to the agency responsible for compensation, the compensation recipient and the person with the refund obligation.
The damage sufferer that disagrees with the compensation decision of the tax administration agency may lodge a complaint with the superior agency or request a court to settle the case in accordance with the law on complaints and denunciations.
Compensation shall be paid in cash in a lump sum (unless otherwise agreed upon by the parties) according to the level, method and time limit of compensation indicated in the compensation decision. Past the time limit specified in the decision, if the tax administration agency fails to pay the compensation, it shall have to additionally pay an interest on the compensation for the late payment at the basic interest rate notified by the State Bank and effective at the time it pays compensation.
7. Funds for compensation: Pursuant to compensation decisions of competent authorities, tax administration agencies may use various funds under their management for paying compensation in time to damage sufferers.
Funds already used to pay compensation shall be offset with amounts refunded by damage-causing officers; proceeds from the disposal of assets (in cases in which irreparably damaged assets have been auctioned or liquidated), asset indemnities paid by insurers (if any) and other lawful sources.
II. REFUND OF COMPENSATION MONEY BY TAX AND CUSTOMS OFFICERS
1. Tax administration agencies having paid compensation shall request tax or customs officers to refund the money already compensated by tax administration agencies to damage sufferers when these tax or customs officers commit one of damage-causing illegal acts specified in Clause 3, Section I of this Circular. If damage sufferers had warned about illegal acts and the possible damage but tax or customs officers still deliberately committed the acts, these officers shall refund the whole of the compensation money already paid by tax administration agencies to damage sufferers.
2. Determination of responsibilities to refund compensation money:
a/ The determination of responsibilities to refund compensation money must be based on the amounts already compensated by tax administration agencies, the extent of fault of the illegal acts and the financial capability of tax or customs officers.
If many persons jointly commit an illegal act causing damage, all of them shall jointly refund the amount already compensated by the tax administration agency. The responsibility of each person shall be determined in proportion to the extent of fault of each person. In case the extent of fault of each person cannot be determined, each person shall pay an equal amount.
b/ Damage-causing tax or customs officers shall refund the amounts already compensated by tax administration agencies to damage sufferers, specifically:
- For damage in cash, on a case-by-case basis, specific amounts already paid by the tax administration agencies shall be determined under Point a, Clause 5, Section I of this Circular, including interests on confiscated amounts, fines for administrative violations, incorrectly assessed tax amounts or interests on late returned tax amounts.
- For damage in assets, on a case-by-case basis, specific amounts already paid by the tax administration agencies shall be determined under Point b, Clause 5, Section I of this Circular, including expense for asset repair; or value of lost assets, or difference between the value of assets and proceeds from the auction or liquidation of assets.
c/ Damage-causing customs or tax officers may be considered for reduction of their refund liabilities in the following cases:
- First-time violations; or having taken on their own initiative measures to reduce consequences of damage.
- Damage-causing violations committed due to coercion or material or spiritual dependence.
- Limited conditions for duty performance (if there are sufficient proof).
- The inflicted damage is too big and the damage-causing person cannot afford, due to his/her financial capability both in the immediate time as well as in the long term, to refund the whole or most of the damage. The damage-causing tax or customs officer requesting the reduction of the to be-refunded amount shall supply documents proving their present and long-term financial capability insufficient to refund the whole or most of the amount already compensated for the damage.
3. Order of and procedures for refunding compensation money
a/ Within 30 days from the date of issuance of the compensation decision, the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is head of the agency liable to pay compensation) shall request the council for settlement of compensation to consider the refund of the compensated amount by the tax or customs officer(s). To protect the interests of these officers, the council shall be added with the chairman of the trade union or a member of the trade union executive committee of the tax administration agency (if the head of the agency is chairman of the trade union). In the course of examining the refund of the compensation money, the council shall create conditions for the damage-causing tax or customs officer(s) to attend its meetings to give detailed explanations on the case for use as a basis for the council to consider the obligation to refund the compensation money.
The council shall evaluate the nature of the damage-causing illegal act, determine the liability of each tax or customs officer concerned, review extenuating circumstances, and assess the financial capability of the damage-causing tax or customs officers before proposing the level and mode of refund.
Within 10 days (or 15 days for complicated cases) from the date of holding a meeting, the council for settlement of compensation shall send written recommendations to competent authorities on the level and mode of refund (enclosed with the minutes of the meeting);
b/ Within 10 days from the date of receipt of the minutes of the meeting of the council for settlement of compensation and its written recommendations on the level and mode of refund the compensation money, the head of the tax administration agency or the head of the immediate superior agency (if the damage-causing person is head of the agency liable to pay compensation) shall sign a decision on refund of the compensation money.
The compensation refund decision must clearly indicate the to be-refunded amount, the mode of and time limit for refund. Refund can be effected in a lump sum with personal assets (within 45 days from the date of signing of the refund decision) or incrementally subtracted from the monthly income of the damage-causing tax or customs officer with an amount not exceeding 20% of the total of salary and allowance (if any); and the reduction of the refund obligation (if any).
c/ Compliance with the decision on refund of compensation money
- The damage-causing tax or customs officer shall properly discharge his/her refund obligation indicated in the decision on refund of compensation money towards the tax administration agency that has directly paid the compensation to the damage sufferer.
- In the course of complying with the decision on refund of compensation money, the person with the refund liability may be considered for delayed refund in the following cases: Currently receiving medical treatment in a hospital; women during pregnancy or lactation or nursing an under-one child; family meeting with special economic difficulty, which is certified by the Peoples Committee of the commune (ward) where such person resides. The delayed time must not exceed 6 months. If the tax or customs officer obliged to refund the compensation money is unable to perform the refund obligation due to a force majeure event (accident, natural disaster, fire or death), his/her refund obligation may be considered for reduction or exemption.
The head of the tax administration agency that has issued the decision on refund of compensation money shall consider and decide on the delay of or exemption from the refund obligation.
- The refunded amount shall be received and monitored upon each time of payment (if the amount is paid in installments) and be returned to the source already used for paying compensation.
d/ Security for refund
- Heads of tax administration agencies shall supervise and urge the refund.
- When those who have not yet discharged the refund obligation wish to switch to another job, give up working or retire, the head of the tax administration agency that has issued the decisions on refund of compensation money shall request those persons to refund the outstanding amount before he/she switches to another job, gives up working or retires. If those persons are unable to promptly refund the outstanding amount, the head of the tax administration agency that has issued the decisions on refund of compensation money shall work with the agencies or organizations that employ those persons or the administrations of the places where those person reside to request those person to continue the refund.
- If the persons with the refund obligation deliberately delay or shirk the refund, the heads of the tax administration agencies shall work with the administrations of the places where those person reside to apply measures to ensure the refund in accordance with law.
e/ The damage-causing tax or customs officer who disagrees with the decision of the head of the tax administration agency on refund of compensation money may lodge a complaint with the immediate superior agency or request a court to settle.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.
The General Department of Taxation and the General Department of Customs shall organize the implementation of this Circular. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement.
|
FOR THE MINISTRY OF FINANCE |