Chương IV Luật bảo vệ môi trường 2020: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường
Số hiệu: | 96/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 08/12/2015 |
Ngày công báo: | 30/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1073 đến số 1074 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp về: số lượng, hình thức, nội dung mẫu dấu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện; quản lý, sử dụng con dấu; doanh nghiệp xã hội; hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty… được ban hành ngày 19/10/2015.
Tiếp nhận viện trợ, tài trợ Doanh nghiệp xã hội
- Theo Nghị định 96/2015, doanh nghiệp xã hội tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường theo quy định của pháp luật về tiếp nhận viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội được tiếp nhận tài trợ bằng tài sản, tài chính hoặc hỗ trợ kỹ thuật từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp
- Nghị định 96 quy định Chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần quyết định số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý và sử dụng con dấu, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác. Nội dung Điều lệ hoặc Quyết định về con dấu của doanh nghiệp phải bao gồm:
Mẫu con dấu, gồm: Hình thức, kích cỡ, nội dung, mầu mực dấu.
Số lượng con dấu.
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
- Nghị định 96/2015/NĐ-CP còn quy định thêm: Mẫu con dấu doanh nghiệp được thể hiện dưới một hình thức cụ thể. Mỗi doanh nghiệp có một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
- Thông tin về mã số doanh nghiệp và tên doanh nghiệp trong nội dung mẫu con dấu thực hiện theo quy định tại Điều 30 và Khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm ngôn ngữ, hình ảnh khác vào nội dung mẫu con dấu, trừ các trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định 96 năm 2015.
Quản lý và sử dụng con dấu
- Doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015 tiếp tục sử dụng con dấu đã được cấp mà không phải thông báo mẫu con dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp làm thêm con dấu, thay đổi màu mực dấu thì thông báo mẫu con dấu theo quy định về đăng ký doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015 làm con dấu mới theo quy định tại Nghị định số 96 thì phải nộp lại con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Cơ quan công an cấp giấy biên nhận đã nhận lại con dấu.
- Trường hợp doanh nghiệp đã thành lập trước ngày 01/07/2015 bị mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu thì doanh nghiệp được làm con dấu theo quy định tại Nghị định 96/2015; đồng thời thông báo việc mất con dấu, mất Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho cơ quan công an nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu.
Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật doanh nghiệp về doanh nghiệp xã hội; số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp; hạn chế sở hữu chéo giữa các công ty có hiệu lực từ ngày 08/12/2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
2. Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
3. Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có tác động lớn đến môi trường thuộc danh mục do Chính phủ quy định.
4. Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 của Luật này có trách nhiệm đánh giá môi trường chiến lược đồng thời với quá trình xây dựng chiến lược, quy hoạch đó.
2. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 25 của Luật này được tích hợp trong hồ sơ trình phê duyệt chiến lược.
3. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này được lập thành báo cáo riêng kèm theo hồ sơ trình thẩm định quy hoạch.
4. Cơ quan chủ trì thẩm định quy hoạch có trách nhiệm thẩm định kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình thẩm định quy hoạch. Cơ quan phê duyệt chiến lược có trách nhiệm xem xét kết quả đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình phê duyệt.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản về nội dung đánh giá môi trường chiến lược đối với chiến lược, quy hoạch.
6. Kết quả đánh giá môi trường chiến lược là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt chiến lược, quy hoạch.
1. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của chiến lược bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của chính sách có liên quan đến bảo vệ môi trường trong chiến lược với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật này;
b) Đề xuất phương án điều chỉnh, hoàn thiện nội dung của chiến lược để bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và theo quy định của Luật này.
2. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch bao gồm:
a) Các nội dung của quy hoạch có khả năng tác động đến môi trường;
b) Phạm vi thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
c) Thành phần môi trường, di sản thiên nhiên có khả năng bị tác động bởi quy hoạch;
d) Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược đã áp dụng;
đ) So sánh, đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường, chiến lược, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
e) Kết quả nhận dạng các vấn đề môi trường chính có tính tích cực và tiêu cực của quy hoạch;
g) Tác động của biến đổi khí hậu;
h) Kết quả dự báo xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính khi thực hiện quy hoạch; giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính;
i) Định hướng bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch;
k) Kết quả tham vấn các bên có liên quan trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược;
l) Vấn đề cần lưu ý về bảo vệ môi trường (nếu có), kiến nghị phương hướng và giải pháp khắc phục.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.a
1. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:
a) Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
b) Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;
c) Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.
2. Căn cứ tiêu chí về môi trường quy định tại khoản 1 Điều này, dự án đầu tư được phân thành nhóm I, II, III và IV.
3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
4. Dự án đầu tư nhóm II là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 Điều này, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
5. Dự án đầu tư nhóm III là dự án ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
b) Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý hoặc có phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
6. Dự án đầu tư nhóm IV là dự án không có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, gồm dự án không thuộc quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
7. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và ban hành danh mục loại dự án đầu tư quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường là dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
2. Thời điểm đánh giá sơ bộ tác động môi trường được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, xây dựng.
3. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án đầu tư với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch khác có liên quan;
b) Nhận dạng, dự báo các tác động môi trường chính của dự án đầu tư đối với môi trường trên cơ sở quy mô, công nghệ sản xuất và địa điểm thực hiện dự án;
c) Nhận diện yếu tố nhạy cảm về môi trường của khu vực thực hiện dự án đầu tư theo các phương án về địa điểm (nếu có);
d) Phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án về quy mô, công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, địa điểm thực hiện dự án đầu tư và biện pháp giảm thiểu tác động môi trường;
đ) Xác định các vấn đề môi trường chính và phạm vi tác động đến môi trường cần lưu ý trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất dự án đầu tư thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường. Nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét đồng thời với hồ sơ đề nghị quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
1. Đánh giá tác động môi trường do chủ dự án đầu tư tự thực hiện hoặc thông qua đơn vị tư vấn có đủ điều kiện thực hiện. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
2. Kết quả đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết Điều này.
1. Đối tượng được tham vấn bao gồm:
a) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư;
b) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư.
2. Trách nhiệm thực hiện tham vấn được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư phải thực hiện tham vấn đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này, được khuyến khích tham vấn ý kiến chuyên gia trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường;
b) Cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả lời chủ dự án đầu tư bằng văn bản về nội dung được tham vấn trong thời hạn quy định; trường hợp hết thời hạn quy định mà không có văn bản trả lời thì được coi là thống nhất với nội dung tham vấn.
3. Nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Vị trí thực hiện dự án đầu tư;
b) Tác động môi trường của dự án đầu tư;
c) Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
d) Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
đ) Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.
4. Việc tham vấn được thực hiện thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử và một hoặc các hình thức sau đây:
a) Tổ chức họp lấy ý kiến;
b) Lấy ý kiến bằng văn bản.
5. Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
6. Dự án đầu tư thuộc danh mục bí mật nhà nước không phải thực hiện tham vấn.
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư xây dựng thuộc đối tượng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng, chủ dự án đầu tư được trình đồng thời hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường với hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; thời điểm trình do chủ dự án đầu tư quyết định nhưng phải bảo đảm trước khi có kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi.
3. Việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan thẩm định ban hành quyết định thành lập hội đồng thẩm định gồm ít nhất là 07 thành viên; gửi quyết định thành lập hội đồng kèm theo tài liệu quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đến từng thành viên hội đồng;
b) Hội đồng thẩm định phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là chuyên gia. Chuyên gia là thành viên hội đồng phải có chuyên môn về môi trường hoặc lĩnh vực khác có liên quan đến dự án đầu tư và có kinh nghiệm công tác ít nhất là 07 năm nếu có bằng cử nhân hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 03 năm nếu có bằng thạc sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương, ít nhất là 02 năm nếu có bằng tiến sĩ hoặc văn bằng trình độ tương đương;
c) Chuyên gia tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư không được tham gia hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đó;
d) Trường hợp dự án đầu tư có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi thì hội đồng thẩm định phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó; cơ quan thẩm định phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi phê duyệt kết quả thẩm định.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, có ý kiến bằng văn bản về việc phê duyệt kết quả thẩm định trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường;
đ) Thành viên hội đồng thẩm định có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ đề nghị thẩm định, viết bản nhận xét về nội dung thẩm định quy định tại khoản 7 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về ý kiến nhận xét, đánh giá của mình;
e) Cơ quan thẩm định xem xét, đánh giá và tổng hợp ý kiến của các thành viên hội đồng thẩm định, ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có) để làm căn cứ quyết định việc phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định tổ chức khảo sát thực tế, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức và chuyên gia để thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
5. Trong thời gian thẩm định, trường hợp có yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư để thực hiện.
6. Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Không quá 30 ngày đối với dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này;
c) Trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư về kết quả thẩm định. Thời gian chủ dự án đầu tư chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của cơ quan thẩm định và thời gian xem xét, ra quyết định phê duyệt quy định tại khoản 9 Điều này không tính vào thời hạn thẩm định;
d) Thời hạn thẩm định quy định tại điểm a và điểm b khoản này có thể được kéo dài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nội dung thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Sự phù hợp với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Sự phù hợp của phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
c) Sự phù hợp về việc nhận dạng, xác định hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Sự phù hợp của kết quả đánh giá hiện trạng môi trường, đa dạng sinh học; nhận dạng đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư;
đ) Sự phù hợp của kết quả nhận dạng, dự báo các tác động chính, chất thải phát sinh từ dự án đầu tư đến môi trường; dự báo sự cố môi trường;
e) Sự phù hợp, tính khả thi của các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư;
g) Sự phù hợp của chương trình quản lý và giám sát môi trường; tính đầy đủ, khả thi đối với các cam kết bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư.
8. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư vượt quá khả năng thẩm định trong nước, cần thuê tư vấn nước ngoài thẩm định. Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của tư vấn nước ngoài là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Luật này phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
9. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu (nếu có) của cơ quan thẩm định, người đứng đầu cơ quan thẩm định có trách nhiệm ra quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; trường hợp không phê duyệt thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ dự án đầu tư và nêu rõ lý do.
10. Việc gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tiếp nhận, giải quyết và thông báo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện thông qua một trong các hình thức gửi trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư.
11. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định; công khai danh sách hội đồng thẩm định; biểu mẫu văn bản, tài liệu của hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; thời hạn lấy ý kiến quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư sau đây, trừ dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển, quyết định giao khu vực biển của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn, trừ đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có dự án phải thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của mình.
1. Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong các căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:
a) Cấp, điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản đối với dự án đầu tư khai thác khoáng sản;
b) Phê duyệt kế hoạch thăm dò, kế hoạch phát triển mỏ đối với dự án đầu tư thăm dò, khai thác dầu khí;
c) Phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
d) Kết luận thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng;
đ) Cấp giấy phép môi trường;
e) Cấp giấy phép nhận chìm ở biển; quyết định giao khu vực biển;
g) Quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này.
2. Trừ dự án đầu tư liên quan đến bí mật nhà nước, cơ quan thẩm định gửi quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cho chủ dự án đầu tư và cơ quan có liên quan theo quy định sau đây:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án đầu tư và cơ quan khác theo quy định của pháp luật có liên quan. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với dự án đầu tư thực hiện trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện dự án đầu tư và Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với dự án đầu tư thực hiện trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
3. Trường hợp có thay đổi chủ dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông báo cho cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
1. Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
4. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
c) Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).
5. Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định và quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Công khai trên cổng thông tin điện tử quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu về đánh giá tác động môi trường vào cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.
2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc trường hợp dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
1. Nội dung giấy phép môi trường gồm thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; nội dung cấp phép môi trường; yêu cầu về bảo vệ môi trường; thời hạn của giấy phép môi trường; nội dung khác (nếu có).
2. Nội dung cấp phép môi trường bao gồm:
a) Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
b) Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
c) Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
d) Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
đ) Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
a) Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu; trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi;
b) Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
c) Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
d) Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
đ) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
e) Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (nếu có).
4. Thời hạn của giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) 07 năm đối với dự án đầu tư nhóm I;
b) 07 năm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
c) 10 năm đối với đối tượng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Thời hạn của giấy phép môi trường có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (sau đây gọi chung là chủ dự án đầu tư, cơ sở).
5. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành mẫu giấy phép môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này:
a) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép môi trường đối với các đối tượng sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
a) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại Điều 39 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm III quy định tại Điều 39 của Luật này nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp huyện trở lên;
c) Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ, cơ quan ngang Bộ phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép môi trường đối với đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
1. Căn cứ cấp giấy phép môi trường bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định (nếu có);
c) Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
d) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
đ) Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Tại thời điểm cấp giấy phép môi trường, trường hợp Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ vào các điểm a, b, d và đ khoản này.
2. Thời điểm cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Dự án đầu tư thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 36 của Luật này. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng không thuộc đối tượng được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về xây dựng thì phải có giấy phép môi trường trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng;
c) Đối với dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, chủ dự án đầu tư được lựa chọn tiếp tục vận hành thử nghiệm để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải hoặc lập hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường trước khi hết thời hạn vận hành thử nghiệm. Chủ dự án đầu tư không phải vận hành thử nghiệm lại công trình xử lý chất thải nhưng kết quả hoàn thành việc vận hành thử nghiệm phải được báo cáo, đánh giá theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần). Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
3. Trường hợp dự án đầu tư hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp được thực hiện theo nhiều giai đoạn, có nhiều công trình, hạng mục công trình thì giấy phép môi trường có thể cấp cho từng giai đoạn, công trình, hạng mục công trình có phát sinh chất thải. Giấy phép môi trường được cấp sau sẽ tích hợp nội dung giấy phép môi trường được cấp trước vẫn còn hiệu lực.
4. Giấy phép môi trường là căn cứ để thực hiện hoạt động sau đây:
a) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các hoạt động bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
b) Thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
5. Trường hợp có thay đổi tên dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở thì chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm tiếp tục thực hiện giấy phép môi trường và thông báo cho cơ quan cấp giấy phép môi trường biết để được cấp đổi giấy phép.
6. Kể từ ngày giấy phép môi trường có hiệu lực, quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường thành phần hết hiệu lực.
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường;
b) Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường;
c) Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
2. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường được quy định như sau:
a) Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 41 của Luật này. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
b) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ; công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trừ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; tham vấn ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; kiểm tra thực tế thông tin dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp; tổ chức việc thẩm định, cấp giấy phép môi trường.
Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo kết quả được thực hiện trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở;
c) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó trước khi cấp giấy phép môi trường;
d) Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, cơ quan cấp giấy phép môi trường phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp đó trước khi cấp giấy phép môi trường.
3. Việc cấp giấy phép môi trường được thực hiện trên cơ sở thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thành lập hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra theo quy định của Chính phủ.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi, trong thành phần hội đồng thẩm định báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, đoàn kiểm tra phải có đại diện cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó.
Cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi có trách nhiệm cử thành viên tham gia hội đồng thẩm định, đoàn kiểm tra, có ý kiến bằng văn bản về việc cấp giấy phép môi trường trong thời hạn lấy ý kiến; trường hợp hết thời hạn lấy ý kiến mà không có văn bản trả lời thì được coi là đồng thuận với việc cấp giấy phép môi trường.
4. Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
5. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường có tiến hành công việc bức xạ thì ngoài việc thực hiện theo quy định của Luật này còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử.
1. Giấy phép môi trường được cấp đổi trong trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 42 của Luật này nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép.
2. Giấy phép môi trường được xem xét điều chỉnh trong thời hạn của giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Thay đổi nội dung cấp phép quy định tại khoản 2 Điều 40 của Luật này theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở hoặc theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
b) Dự án đầu tư, cơ sở có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất sau khi kết thúc quá trình vận hành thử nghiệm để phù hợp với năng lực hoạt động thực tế.
3. Giấy phép môi trường được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hết hạn;
b) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, trừ trường hợp dự án đầu tư thay đổi thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
4. Tước quyền sử dụng giấy phép môi trường khi chủ dự án đầu tư, cơ sở thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến mức phải tước quyền sử dụng giấy phép môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
5. Giấy phép môi trường bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép cấp không đúng thẩm quyền;
b) Giấy phép có nội dung trái quy định của pháp luật.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của cơ quan nhà nước ở trung ương.
3. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật.
1. Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư bao gồm:
a) Công trình xử lý chất thải là công trình, thiết bị xử lý nước thải, bụi, khí thải, chất thải rắn và chất thải nguy hại;
b) Công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn là công trình, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn thông thường, chất thải rắn y tế, chất thải rắn nguy hại để đáp ứng yêu cầu phân loại, thu gom, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, vận chuyển chất thải rắn đến địa điểm xử lý hoặc tái sử dụng, tái chế;
c) Công trình bảo vệ môi trường khác.
2. Chủ dự án đầu tư có công trình xử lý chất thải quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, sau khi được cấp giấy phép môi trường, phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm toàn bộ dự án đầu tư hoặc cho từng phân kỳ đầu tư của dự án (nếu có) hoặc cho hạng mục công trình xử lý chất thải độc lập của dự án để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Trong quá trình vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, chủ dự án đầu tư phải tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường theo giấy phép môi trường và quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
4. Đối với dự án đầu tư có thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại hoặc có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, trước khi kết thúc vận hành thử nghiệm 45 ngày, chủ dự án đầu tư phải gửi báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của dự án. Cơ quan cấp giấy phép môi trường có trách nhiệm kiểm tra và quyết định việc điều chỉnh loại, khối lượng chất thải nguy hại được phép xử lý hoặc khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu và xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật.
1. Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có quyền sau đây:
a) Được thực hiện các nội dung cấp phép môi trường quy định trong giấy phép môi trường;
b) Đề nghị cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường;
c) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong giấy phép môi trường. Trường hợp có thay đổi so với nội dung giấy phép đã được cấp, phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép xem xét, giải quyết;
b) Nộp phí thẩm định cấp, cấp lại, điều chỉnh giấy phép môi trường;
c) Thực hiện đúng quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư theo quy định tại Điều 46 của Luật này;
d) Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường;
đ) Công khai giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
e) Cung cấp các thông tin có liên quan theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm tra, thanh tra;
g) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định, cấp giấy phép môi trường; cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường theo đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở; chịu trách nhiệm về nội dung của giấy phép môi trường; quản lý, lưu giữ hồ sơ, dữ liệu về giấy phép môi trường; đình chỉ một phần hoạt động gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, thu hồi giấy phép môi trường.
2. Công khai trên cổng thông tin điện tử giấy phép môi trường, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung quy định trong giấy phép môi trường; hướng dẫn chủ dự án đầu tư vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và khắc phục ô nhiễm, sự cố môi trường (nếu có) trong quá trình vận hành thử nghiệm.
5. Cơ quan cấp giấy phép môi trường vận hành, cập nhật, tích hợp dữ liệu về giấy phép môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường. Việc báo cáo, chia sẻ thông tin, số liệu, dữ liệu về giấy phép môi trường được thực hiện liên thông, trực tuyến trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
1. Đối tượng phải đăng ký môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này được miễn đăng ký môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh;
b) Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương;
c) Đối tượng khác.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc nhận bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đăng ký môi trường của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
Đối với dự án đầu tư, cơ sở trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp xã trở lên, chủ dự án đầu tư, cơ sở được quyền chọn Ủy ban nhân dân cấp xã để đăng ký môi trường.
4. Nội dung đăng ký môi trường bao gồm:
a) Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở;
b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; công nghệ, công suất, sản phẩm; nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dụng (nếu có);
c) Loại và khối lượng chất thải phát sinh;
d) Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải theo quy định;
đ) Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường.
5. Trong quá trình hoạt động, nếu dự án đầu tư, cơ sở có thay đổi về nội dung đã đăng ký, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm đăng ký môi trường lại trước khi thực hiện các thay đổi đó.
Trường hợp việc thay đổi quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường hoặc phải có giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm thực hiện quy định về đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường theo quy định của Luật này.
6. Thời điểm đăng ký môi trường được quy định như sau:
a) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi vận hành chính thức;
b) Dự án đầu tư quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường phải đăng ký môi trường trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng hoặc trước khi xả chất thải ra môi trường đối với trường hợp không phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải đăng ký môi trường trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận đăng ký môi trường;
b) Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn và giải quyết kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung đã được tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường;
d) Cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.
8. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
9. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đăng ký môi trường và hướng dẫn việc tiếp nhận đăng ký môi trường.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 96/2015/ND-CP |
Hanoi, October 19, 2015 |
GUIDELINES FOR SOME ARTICLES OF THE LAW ON ENTERPRISES
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Enterprises dated November 26, 2014;
At the request of the Minister of Planning and Investment;
The Government promulgates a Decree to provide guidelines for some Articles of the Law on Enterprises.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree provides guidelines for Article 10, Article 44, Article 189, and Article 208 of the Law on Enterprises.
2. This Decree applies to enterprises, agencies, organizations, and individuals (hereinafter referred to as entities) prescribed in Article 2 of the Law on Enterprises.
3. Regulations on corporate seals in this Decree apply to joint-stock companies, limited liability companies, partnerships, and private enterprises that apply for enterprise registration in accordance with the Law on Enterprises and the Law on Investment. Organizations/units established under the following laws shall apply effective regulations on management and use of seals instead of regulations of this Decree:
a) The Law on Notarization;
b) The Law on Lawyers;
c) The Law on Legal expertise;
d) The Law on Insurance Business;
dd) The Law on Securities;
e) The Law on Cooperatives.
Article 2. Policies on development of social enterprises
1. The States encourages organizations and individuals to establish social enterprises that aim to resolve social issues, environmental issues, and operate for public interest.
2. Social enterprises shall be given investment incentives as prescribed by law.
3. Social enterprises shall perform all corresponding rights and obligations of their business types as well as other rights and obligations prescribed by the Law on Enterprises and this Decree.
Article 3. Receiving aid and sponsorship
1. Social enterprises shall receive foreign non-governmental aid to resolve social and environmental issues as prescribed by regulations of law on receiving foreign non-governmental aid.
2. Apart from the aid mentioned in Clause 1 of this Article, social enterprises may receive sponsorship in the form of property, money, or technical assistance from domestic and foreign entities that have registered to operate in Vietnam to resolve social and environmental issues.
3. Procedures for receiving aid mentioned in Clause 2 of this Article:
a) The receipt of sponsorship must be made into an agreement. The agreement must contain information about the sponsor, type of property, value of property or amount of money, time of sponsorship, requirements for the enterprise that receives the sponsorship, full names and signatures of the parties’ representatives.
b) Within 05 working days from the day on which the agreement is signed, the enterprise must send a notification to the Department of Planning and Investment or sponsorship management agency of the People’s Committee of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province) where the enterprise’s headquarters is situated together with a copy of the agreement.
4. In case the agreement content is changed, the social enterprise must notify the Department of Planning and Investment or sponsorship management agency of the People’s Committee of the province where the enterprise’s headquarters is situated of the changes under the procedures prescribed in Point b Clause 3 of this Article.
Article 4. Registration of social enterprises
1. Documents and procedures for registration of social enterprises depend on their type of business prescribed by the Law on Enterprises.
2. Social enterprises shall be named in accordance with Article 38, Article 39, Article 40, and Article 42 of the Law on Enterprises. The phrase “xã hội” (“social") may be added to the enterprise’s proper name.
Article 5. Publishing of social enterprises’ commitment to pursue social/environmental targets
1. Each social enterprise must notify its commitment to pursue social/environmental targets (hereinafter referred to as commitment) to the business registration authority in order to be published on National Business Registration Portal when establishing enterprise or during its operation.
2. If the commitment content is revised, the social enterprise must send a notification of the changes to the business registration authority within 05 working days from the day on which the decision on revision is signed in order to be published on National Business Registration Portal. The notification must be enclosed with the revised commitment.
3. The business registration authority must update information on the enterprise’s profile and publish it on National Busine.ss Registration Portal within 03 working days from the day on which the notification is received according to Clause 1 and Clause 2 of this Article.
4. The commitment shall be made using the set form and contain the following information:
a) The social/environmental issues and measures taken by the enterprise to resolve such issues.
b) Time limit for doing activities aimed to resolve social/environmental issues.
c) Ratio (%) of profit retained every year for reinvestment in resolving social/environmental issues.
d) Rules and methods for using aid and sponsorships; rules and methods for handling redundant aid and sponsorship in case the enterprise is dissolved or converted into a normal enterprise.
dd) Full name(s) and signature(s) of the owner (if the enterprise is a private enterprise), general partners (if the enterprise is a partnership); members, shareholders being individuals, or their legal representatives or authorized representatives (if the enterprise is a limited liability company or joint-stock company).
5. The decision of the Board of members or the General Meeting of Shareholders on revision of the commitment shall be put to the vote according to the Point b Clause 3 Article 60 and Clause 1 Article 144 of the Law on Enterprises if the social enterprise is a limited liability company or joint-stock company.
Article 6. Termination of commitment to pursue social/environmental targets
1. A social enterprise shall terminate its commitment in the following cases:
a) The commitment period expires.
b) The social/environmental issues in the commitment have changed or no longer exist.
c) The commitment is not adhered to or not adhered to completely.
d) Other cases decided by the enterprise or a competent authority.
2. In case the commitment of the social enterprise is terminated, the unused property or money of the aid and sponsorships must be returned to the aid providers or sponsors, or transfer to other social enterprises or other organizations with the same social targets. A social enterprise may only terminate it commitment if it is still able to settle all of its debts and other liabilities after the unused aid/sponsorships is handled.
3. The decision of the Board of members or the General Meeting of Shareholders on termination of the commitment shall be put to the vote according to the Point b Clause 3 Article 60 and Clause 1 Article 144 of the Law on Enterprises if the social enterprise is a limited liability company or joint-stock company.
4. The social enterprise must send a notification to the business registration authority of the termination of the commitment within 05 working days from the day on which the decision on termination is made in order to be published on National Business Registration Portal. The notification must be enclosed with:
a) The decision and copy of the minutes of meeting of the enterprise or a decision of a competent authority which specifies the reasons for termination.
b) Agreements with relevant entities on handling unused property or money of the aid/sponsorship received by the enterprise (if any).
5. The business registration authority must update information on the enterprise’s profile and publish it on National Business Registration Portal within 03 working days from the day on which the notification is received.
Article 7. Conversion of social protection establishments, social funds, and charitable funds into social enterprises
1. Every social protection establishment, social fund, and charitable fund may use its entire property, rights and obligations to register as a social enterprise after a written decision to convert into a social enterprise is made by the authority that issued the license to establish the protection establishment, social fund, or charitable fund.
2. After registration, the social enterprise naturally inherits all the lawful rights and interests, debts including tax debts, employment contract, and other obligations of the protection establishment, social fund, or charitable fund. The protection establishment, social fund, or charitable fund is shut down from the day on which the social enterprise is granted the certificate of enterprise registration.
Article 8. Full division, partial division, amalgamation, merger, dissolution of social enterprises
1. cases of full division, partial division, amalgamation, merger, dissolution of social enterprises:
a) A social enterprise is fully or partially divided.
b) Several enterprises or social enterprises are amalgamated into a single social enterprise.
c) An enterprise or social enterprise is merged into (acquired by) another social enterprise.
2. Documents and procedures for full division, partial division, amalgamation, or merger of social enterprises shall comply with corresponding regulations of the Law on Enterprises.
3. In case a social enterprise is dissolved, the unused property or money of the aid and sponsorships must be returned to the aid providers or sponsors, or transfer to other social enterprises or other organizations with the same social targets.
Documents and procedures for dissolution of social enterprises shall comply with corresponding regulations on enterprise dissolution of the Law on Enterprises. In case the dissolved social enterprise still has unused aid/sponsorship, the dissolution documents must include an agreements with relevant entities on handling the unused aid/sponsorship received by the enterprise.
Article 9. Conversion of social protection establishments, social funds, and charitable funds into social enterprises
1. Owners of private enterprises, members and shareholders of social enterprises may transfer their stakes/shares to other entities if they make a commitment to keep pursuing the social/environmental targets.
2. Shareholders who have signed the commitment to pursue social/environmental targets may only transfer their shares according to Clause 3 Article 119 of the Law on Enterprises within the commitment period.
3. Every social enterprise must maintain social/environmental targets and ratio of profit retention for reinvestment and other contents of the commitment throughout their operation. If a social enterprise fails to adhere to its commitment and ratio of profit retention for reinvestment, it will lose all incentives and must return all of the aid and sponsorships provided for social enterprises. The owner, partners, shareholders, and Executive Board members of the social enterprise who have signed the commitment are jointly responsible for returning the incentives, aid, sponsorship, and pay damages if the social enterprise violates this Clause.
Article 10. Transparency of social enterprises’ activities
1. b) The social enterprise that receives incentives, aid, or sponsorships must send annual reports on assessment of social impacts of its activities to the Department of Planning and Investment or sponsorship management agency of the People’s Committee of the province where the enterprise’s headquarters is situated within 90 days from the end of the fiscal year.
2. The report on assessment of social impacts shall be made according to the set form and contain:
a) The enterprise’s name an ID number.
b) The incentives, aid, or sponsorships received.
c) The activities done in the year; resolved social/environmental issues.
d) Benefits and social impacts created by the enterprise, beneficiaries; figures proving the benefits and impacts created (if any).
3. Every organization and individual is entitled to request the Department of Planning and Investment or sponsorship management agency of the People’s Committee of the province where the enterprise’s headquarters is situated to provide information about, copies of the reports on assessment of social impacts and agreement on aid or sponsorship. The Department of Planning and Investment or sponsorship management agency of the People’s Committee of the province is responsible for providing sufficient information on request.
Article 11. Monitoring social enterprises
1. The People’s Committee of each province shall monitor social enterprises whose headquarters are situated within the province. The Department of Planning or Investment or sponsorship management agency of the People’s Committee of the province shall assist the People’s Committee of the province in monitoring social enterprises. Social enterprises shall be monitored in the following manners:
a) request social enterprises submit reports on their adherence to their commitment where necessary.
b) Inspect or request competent authorities to inspect social enterprises according to their commitments.
2. Procedures for monitoring social enterprises prescribed in Clause 1 of this Article:
a) The request for report on the social enterprise’s adherence to its commitment must be made in writing, specifies the reasons, requirements, deadline.
b) The authorities may directly inspect the social enterprise after at least 15 days from the day on which the notice of inspection is sent to the enterprise.
c) Within 05 working days from the end of the inspection, the inspecting authority must send a written report on the inspection result to the social enterprise, the People’s Committee of the province, and relevant agencies thereof.
Article 12. Quantity, designs, content of corporate seal
1. The owner (if the enterprise is a private enterprise), the Board of Partners (if the enterprise is a partnership); the Board of members or President (if the enterprise is a limited liability company), the Board of Directors (if the enterprise is a joint-stock company) shall decide the quantity, design, content of the seal, the management and use of the seal unless otherwise prescribed by the company’s charter. The decision on the enterprise’s seal must contain:
a) The seal including design, dimensions, content, and ink color.
b) Quantity of seals.
c) Regulations on management and use of the seal.
2. The seal shall have a particular shape (a circle, polygon, or another shape). Each enterprise shall have a seal model with uniform content, design, and dimensions.
3. Information about enterprise ID number and the enterprise’s name on the seal shall comply with Article 30 and Clause 1 Article 38 of the Law on Enterprises. Apart from the aforesaid information, the enterprise may add other languages and images to the seal content, except for the cases mentioned in Article 14 of this Decree.
Article 13. Quantity, designs, content of seal of branches and representative offices
1. The owner (if the enterprise is a private enterprise), the Board of Partners (if the enterprise is a partnership); the Board of members or President (if the enterprise is a limited liability company), the Board of Directors (if the enterprise is a joint-stock company) shall decide the quantity, design, content of the seal, the management and use of the seal of the enterprise’s branches/representative offices unless otherwise prescribed by the company’s charter.
2. The seal of the enterprise’s branch/representative office must have the name of the branch/representative office according to Clause 1 and Clause 2 Article 41 of the Law on Enterprises. Apart from the aforesaid information, the enterprise may add other languages and images to the seal content, except for the cases mentioned in Article 14 of this Decree.
Article 14. Images and languages prohibited to be used in the seal
1. Enterprises must not use the following images, words, and symbols in their seals:
a) National flag, emblem, and Communist Party’s flag of Socialist Republic of Vietnam.
b) Image, symbols, names of the State, state authorities, the People’s armed forces, political organizations, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, and socio-professional organizations.
c) Words, symbols, and pictures that contravene Vietnam’s history, culture, ethical values, and fines traditions.
2. Enterprises are responsible for complying with Clause 1 of this Article, regulations of law on intellectual property, and relevant regulations of law when using images, words, symbols for their seals. Disputes between an enterprise and other entities over the use of words, symbols, and images in the enterprise’s seal shall be settled through court or arbitration proceedings. Enterprises must stop using the seals that have words, symbols, or images that violate regulations of this Article and pay damages under the decision of the court or arbitrators.
3. Business registration authorities are not responsible for the enterprises’ seals when following procedures for notification of seal models.
Article 15. Management and use of seals
1. Enterprises established before July 01, 2015 may keep using their seals without notifying the seal models to business registration authorities. Any enterprise that makes additional seals or changes the ink color of the seal shall follow the procedures for notifying the seal model according to regulations on enterprise registration.
2. In case an enterprise established before July 01, 2015 makes a new seal, the old seal and the certificate of seal registration must be returned to the police authority that issued the certificate. The police authority shall issue a note of receipt when receiving the enterprise’s seal.
3. In case an enterprise established before July 01, 2015 loses its seal or certificate of seal registration, it may make a new seal in accordance with this Decree and must concurrently notify the loss of the seal or certificate to the police authority that issued the certificate.
4. Every enterprise has the responsibility to notify the seal model to the local business registration authority in order to be published on National Business Registration Portal in the following cases:
a) Making the first seal after enterprise registration;
b) Changing the quantity, content, design, or ink color of the seal;
c) Annulment of a seal.
5. Procedures and documents for seal model notification shall comply with regulations on enterprise registration.
Article 16. Restriction on cross-ownership of companies
1. Contribution of capital to enterprise establishment prescribed in Clause 3 Article 189 of the Law on Enterprises include capital contribution and purchase of shares to establish new enterprises, purchase of stakes/shares of existing enterprises.
2. Cross-ownership means two enterprises owning each other’s stakes/shares.
3. Cooperation in contribution of capital to enterprise establishment prescribed in Clause 3 Article 189 of the Law on Enterprises means the case in which total shares/stakes owned by a company equals or exceeds 51% of charter capital or total ordinary shares of relevant companies.
4. The company's President, the Board of members, the Board of Directors of relevant companies shall comply with Article 189 of the Law on Enterprises when deciding to contribute capital to or buy shares/stakes of other companies. In this case, the company's President, members of the Board of members/partners, members of the Board of Directors of relevant companies are jointly responsible for paying damages if regulations of this Article are violated.
5. The business registration authority shall reject registration of change of the company’s members/partners/shareholders if the capital contribution, purchase of shares for enterprise establishment, or transfer of shares/stakes violate Clause 2 or Clause 4 Article 189 of the Law on Enterprises.
6. Companies whose shares/stakes are not held by the State that have contributed capital or purchased shares before July 01, 2015 are entitled to purchase, sell, increase, decrease their stakes/shares without increasing the existing ratio of cross-ownership.
Article 17. Rules for state management of enterprises
1. Regulatory authorities shall provide guidance, assistance, and enable enterprises to comply with regulations of law.
2. Officials must not require enterprise founders to submit additional documents, establish additional procedures or conditions, or harass applicants when receiving and processing applications.
3. Regulatory authorities must enhance cooperation and exchange of information about enterprises’ operation; enable relevant entities to access information about enterprises’ operation except for confidential information prescribed by law.
4. Every regulatory authority, regardless of their level, and owner’s representative agency are responsible for monitoring the operation of enterprises under their management. Regulatory authorities’ and owner’s representative agencies’ monitoring and inspection must not cause negative impacts or obstruct enterprises’ normal operation.
Article 18. Sharing information about enterprises’ operation
1. Agencies of Ministries, ministerial agencies, the People’s Committees of provinces, and the People’s Committees of districts shall send the following information to business registration authorities of provinces:
a) Types of business licenses, certificates of eligibility for business operation, practicing licenses, certificates or approval for business conditions issued to enterprises, enterprises’ branches/representative office, and enterprises’ managers.
b) Decisions on penalties for violations committed by enterprises, enterprises’ branches/representative office, and enterprises’ managers.
c) Decisions on suspension and restoration of business.
d) Information about enterprises’ tax offenses.
2. Within 03 working days from the day on which information mentioned in Clause 1 of this Article is received, the business registration authority shall update it on the enterprise’s profile.
Article 19. Development of risk management systems for monitoring enterprises
1. The People’s Committee of each province shall develop a database about enterprises' operation, plans and methods for exchanging information with relevant authorities, and publishing information; development a risk management for monitoring the operation of enterprises under their management.
2. The risk management system for monitoring enterprises consists of:
a) A department in charge of the whole risk management system.
b) A list of risks to be monitored.
c) The risk levels to be controlled.
d) Methods for warning and dealing with the risks discovered.
dd) Method for collecting, exchanging information, and assessing risks.
3. The Department of Planning and Investment or another agency decided by the People’s Committee of the province shall submit monthly reports on enterprises’ operation and adherence to regulations of law, and send them to agencies affiliated to the People’s Committee of the province and the People’s Committees of the districts therein.
This Decree replaces the Government's Decree No. 102/2010/ND-CP dated October 01st 2010, specifying the implementation of a number of articles of the Law on Enterprises and comes into force from December 08, 2015.
1. Ministers, Heads of ministerial agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of the People’s Committees of provinces, and entities regulated by this Decree are responsible for the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Planning and Investment shall provide guidance and set forms serving administrative procedures as prescribed by this Decree.
3. The People’s Committees of provinces are responsible for formulating and promulgating a mechanism for cooperation among affiliated agencies and the People’s Committees of inferior levels in information exchange and development of risk management systems in monitoring enterprises./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt
Điều 13. Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 14. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí
Điều 21. Nội dung bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên
Điều 23. Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 25. Đối tượng phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
Điều 28. Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
Điều 43. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường
Điều 44. Cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép môi trường
Điều 51. Bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung
Điều 52. Bảo vệ môi trường đối với cụm công nghiệp
Điều 53. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 54. Trách nhiệm tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 55. Trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu
Điều 56. Bảo vệ môi trường làng nghề
Điều 59. Bảo vệ môi trường nơi công cộng
Điều 61. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Điều 63. Bảo vệ môi trường trong mai táng, hỏa táng
Điều 65. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải
Điều 70. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh hàng hóa
Điều 71. Bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
Điều 105. Áp dụng kỹ thuật hiện có tốt nhất
Điều 110. Điều kiện hoạt động quan trắc môi trường
Điều 112. Quan trắc bụi, khí thải công nghiệp
Điều 114. Thông tin về môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 116. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường
Điều 121. Quy định chung về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Điều 131. Trách nhiệm yêu cầu bồi thường thiệt hại và xác định thiệt hại về môi trường
Điều 132. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Điều 135. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
Điều 138. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên
Điều 140. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường
Điều 141. Ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường
Điều 143. Phát triển ngành công nghiệp môi trường
Điều 144. Phát triển dịch vụ môi trường
Điều 145. Sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 151. Quỹ bảo vệ môi trường
Điều 160. Kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường, kiểm toán trong lĩnh vực môi trường
Điều 167. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ
Điều 171. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Điều 8. Hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt
Điều 10. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
Điều 19. Trách nhiệm bảo vệ môi trường đất
Điều 24. Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh
Điều 27. Nội dung đánh giá môi trường chiến lược
Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 34. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Điều 40. Nội dung giấy phép môi trường
Điều 115. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường
Điều 118. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Điều 119. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
Điều 120. Báo cáo hiện trạng môi trường
Điều 126. Phục hồi môi trường sau sự cố môi trường
Điều 148. Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
Điều 72. Yêu cầu về quản lý chất thải
Điều 76. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Điều 78. Xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 79. Chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Điều 80. Xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
Điều 81. Phân loại, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
Điều 83. Khai báo, phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải nguy hại