Chương 5 Nghị định 94/2001/NĐ-CP: Đoàn luật sư
Số hiệu: | 94/2001/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 12/12/2001 | Ngày hiệu lực: | 17/12/2001 |
Ngày công báo: | 15/01/2002 | Số công báo: | Số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
21/03/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Căn cứ quy định của Pháp lệnh Luật sư, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Đoàn luật sư ban hành Điều lệ để điều chỉnh quan hệ nội bộ của Đoàn.
2. Điều lệ Đoàn luật sư gồm những nội dung chính sau đây:
a) Tôn chỉ mục đích của Đoàn luật sư;
b) Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư; thủ tục xin ra khỏi Đoàn luật sư;
c) Quy định về tập sự hành nghề luật sư;
d) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Đoàn luật sư;
đ) Nguyên tắc tổ chức, hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội nghị toàn thể Đoàn luật sư;
e) Tổ chức, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư;
g) Tổ chức, nguyên tắc hoạt động và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;
h) Các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với luật sư, luật sư tập sự;
i) Phí thành viên;
k) Tài chính của Đoàn;
l) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ của Đoàn;
m) Quan hệ với tổ chức hành nghề luật sư;
n) Quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác.
3. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Điều lệ Đoàn luật sư được thông qua, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi Điều lệ cho Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Điều lệ Đoàn luật sư, Bộ Tư pháp phê duyệt Điều lệ. Điều lệ Đoàn luật sư có hiệu lực kể từ ngày được Bộ Tư pháp phê duyệt. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Điều lệ Đoàn luật sư có hiệu lực, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gửi 1 bản Điều lệ cho Sở Tư pháp.
1. Thành viên của Đoàn luật sư là các luật sư. Luật sư tập sự chưa phải là thành viên chính thức của Đoàn luật sư, có các quyền, nghĩa vụ như thành viên Đoàn luật sư, trừ quyền bầu và được bầu vào Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và quyền biểu quyết về các công việc của Đoàn luật sư.
2. Thành viên Đoàn luật sư có các quyền sau đây:
a) Bầu và được bầu vào Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật;
b) Tham gia thảo luận, biểu quyết về các công việc của Đoàn luật sư, kiến nghị với Hội nghị toàn thể, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Đoàn;
c) Được Đoàn luật sư bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn;
d) Các quyền khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.
3. Thành viên Đoàn luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư về việc thành lập tổ chức hành nghề hoặc nơi làm việc theo hợp đồng và hoạt động nghề nghiệp của mình;
b) Tham gia đầy đủ các khoá học cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do Đoàn luật sư hoặc Bộ Tư pháp tổ chức;
c) Nộp phí thành viên;
d) Các nghĩa vụ khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.
4. Thành viên Đoàn luật sư được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư cấp Thẻ luật sư theo mẫu thống nhất do Bộ Tư pháp phát hành.
1. Hội nghị toàn thể luật sư là cơ quan cao nhất của Đoàn luật sư, họp thường kỳ mỗi năm ít nhất một lần và có thể họp bất thường theo đề nghị của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư hoặc của ít nhất là một nửa số luật sư của Đoàn.
Hội nghị toàn thể luật sư được coi là hợp lệ, nếu có ít nhất hai phần ba số thành viên của Đoàn luật sư tham gia.
Trong trường hợp Đoàn luật sư có từ 100 thành viên trở lên thì có thể tổ chức Hội nghị đại biểu luật sư theo quy định của Điều lệ Đoàn luật sư. Hội nghị đại biểu có nhiệm vụ, quyền hạn của Hội nghị toàn thể luật sư.
2. Hội nghị toàn thể luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Bầu và bãi miễn Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Chủ nhiệm Đoàn luật sư; Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;
b) Thông qua Điều lệ và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư;
c) Thông qua mức phí thành viên, các khoản đóng góp khác của luật sư và chế độ thu chi tài chính;
d) Nhiệm vụ, quyền hạn khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.
Nghị quyết của Hội nghị toàn thể luật sư được thông qua khi được quá nửa số thành viên của Đoàn tán thành.
1. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư là cơ quan chấp hành của Hội nghị toàn thể luật sư, do Hội nghị toàn thể luật sư bầu ra, có nhiệm kỳ là 3 năm.
Danh sách Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư được gửi cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp.
Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và có thể có một số ủy viên. Số lượng Phó Chủ nhiệm và ủy viên Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư do Hội nghị toàn thể luật sư quyết định căn cứ vào Điều lệ của Đoàn luật sư.
Quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư được thông qua khi được quá nửa số thành viên của Ban Chủ nhiệm tán thành.
2. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chấp nhận hoặc từ chối việc xin gia nhập Đoàn luật sư; chấp nhận việc xin ra khỏi Đoàn luật sư;
b) Giám sát và đánh giá kết quả tập sự của luật sư tập sự và đề nghị Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
c) Giám sát việc tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của luật sư;
d) Đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư trong trường hợp luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư;
đ) Giám sát hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; yêu cầu Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật và khi cần thiết đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý;
e) Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa luật sư, luật sư tập sự với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh; giữa Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh với nhau; giữa khách hàng với Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh;
g) Tổ chức tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và thực hiện các biện pháp khác nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho luật sư;
h) Tổ chức lấy ý kiến và tập hợp ý kiến đóng góp, kiến nghị của luật sư trong việc xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước;
i) Tổ chức để luật sư tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật;
k) Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về luật sư;
l) Báo cáo Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư và danh sách luật sư của Đoàn theo định kỳ 6 tháng và hàng năm;
m) Nhiệm vụ, quyền hạn khác do Điều lệ của Đoàn luật sư quy định.
3. Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi cho Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp những quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn.
1. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật gồm các thành viên của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và một số luật sư của Đoàn do Hội nghị toàn thể luật sư bầu ra theo nhiệm kỳ của Ban Chủ nhiệm. Số lượng thành viên của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật do Hội nghị toàn thể luật sư quyết định căn cứ Điều lệ của Đoàn luật sư. Chủ nhiệm Đoàn luật sư đồng thời là Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật.
2. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật quyết định các hình thức khen thưởng của Đoàn luật sư đối với luật sư, luật sư tập sự và báo cáo Hội nghị toàn thể luật sư quyết định về việc đề nghị các hình thức khen thưởng của Nhà nước đối với luật sư, Đoàn luật sư, Văn phòng luật sư, Công ty luật hợp danh.
3. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật xem xét và quyết định áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau đây đối với luật sư, luật sư tập sự:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Xóa tên khỏi danh sách luật sư, luật sư tập sự của Đoàn luật sư.
4. Hội đồng khen thưởng, kỷ luật làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số.
Article 28.- Charter of the Bar Association
1. Basing themselves on the provisions of the Ordinance on Lawyers, this Decree and other law provisions on socio-professional organizations, the Bar Associations shall issue their own charters to regulate their internal relations.
2. The charter of a Bar Association shall include the following major contents:
a) The Bar Association’s guiding principles and aims;
b) The procedures for joining the Bar Association; the procedures to apply for exit from the Bar Association;
c) The regulation on lawyer’s profession probation;
d) The rights and obligation of members of the Bar Association;
e) The organization and operation principles as well as the tasks and powers of the plenary meeting of the Bar Association;
f) The organization, operation principles as well as tasks and powers of the Executive Board of the Bar Association;
g) The organization, operation principles as well as tasks and powers of the Commendation and Discipline Council;
h) Forms of commendation and discipline applicable to lawyers, probationary lawyers;
i) The membership fee;
j) The Association’s finance;
k) Settlement of complaints and denunciations within the Association;
l) Relations with lawyer’s profession- practicing organizations;
m) Relations with other agencies and organizations.
3. Within 7 days as from the date the Bar Association’s Charter is adopted, the Executive Board of the Bar Association shall forward the Charter to the Ministry of Justice. Within 30 days after receiving the Bar Association’s Charter, the Ministry of Justice shall approve it. The Bar Association’s Charter shall take effect as from the date it is approved by the Ministry of Justice. Within 10 days as from the date the Bar Association’s Charter takes effect, the Executive Board of the Bar Association shall send a copy of the Charter to the provincial/municipal Justice Service.
Article 29.- The Bar Association’s membership
1. The Bar Association’s members shall be lawyers. The probationary lawyers are not yet the full-fledged members of the Bar Association but have the rights and obligations like members of the Bar Association, except the rights to elect people and to be elected to the Executive Board, to the Commendation and Discipline Council and the right to vote on affairs of the Bar Association.
2. The Bar Association’s members have the following rights:
a) To elect people and to be elected to the Executive Board, the Commendation and Discipline Council;
b) To discuss and vote on affairs of the Bar Association, to propose to the plenary meeting and/or the Executive Board of the Bar Association matters related to the organization and operation of the Association;
c) To be professionally fostered by the Bar Association;
d) Other rights prescribed by the Charter of the Bar Association.
3. The Bar Association’s members have the following obligations:
a) To report to the Executive Board of the Bar Association on the setting up of profession- practicing organizations or their places of contractual work and professional activities;
b) To participate in all courses on legal updates and professional fostering, organized by the Bar Association or the Ministry of Justice;
c) To pay membership fee;
d) Other obligations prescribed by the Bar Association’s Charter.
4. Members of the Bar Association shall be granted by its Executive Board the lawyer’s cards made according to set form issued by the Ministry of Justice.
Article 30.- The Lawyers’ Plenary Meeting
1. The Lawyers’ Plenary Meeting is the supreme body of a Bar Association, which is convened regularly at least once a year or can be convened extraordinarily at the request of the Executive Board or at least of half of the number of the lawyers of the Association.
The Lawyers’ Plenary Meeting shall be considered valid if it is participated by at least two-thirds of the members of the Bar Association.
In cases where a Bar Association has 100 or more members, it may organize the congress of lawyers delegates as provided for by the Bar Association’s Charter. The delegates congress has the tasks and powers of the Lawyers Plenary Meeting.
2. The Lawyers Plenary Meeting has the following tasks and powers:
a) To elect and dismiss the Executive Board, the manager as well as the Commendation and Discipline Council of the Bar Association;
b) To adopt the Charter and the Rule on lawyers professional ethics;
c) To adopt the membership fee levels, other contributions of the lawyers as well as the financial revenue and expenditure regime;
d) Other tasks and powers prescribed by the Bar Association’s Charter.
A resolution of the Lawyers Plenary Meeting is passed when it is voted for by more than half of the number of the Association’s members.
Article 31.- The Bar Association’s Executive Board
1. The Bar Association’s Executive Board is the executive body of the lawyers plenary meeting, which is elected by the lawyers plenary meeting for a three-year term.
The list of members of the Bar Association’s Executive Board shall be forwarded to the Ministry of Justice and the provincial/municipal Justice Service.
The Bar Association’s Executive Board is composed of the manager, the deputy-manager(s) and possibly a number of members. The numbers of deputy-managers and members of the Bar Association shall be decided by the Lawyers Plenary Meeting based on the Bar Association’s Charter.
A decision of the Executive Board of a Bar Association shall be passed when it is voted for by more than half of the members of the Executive Board.
2. The Bar Association’s Executive Board has the following tasks and powers:
a) To decide the approval or refusal of the application for membership of the Bar Association; to approve the application for exit from the Bar Association;
b) To supervise and evaluate the results of probation of the probationary lawyers and propose the Ministry of Justice to grant them the lawyer’s profession-practicing certificates;
c) To supervise the observance of the Rule on the lawyers professional ethics;
d) To propose the Ministry of Justice to withdraw the lawyer’s profession-practicing certificates in cases where the lawyers are handled with the disciplinary form of crossing their names from the lawyers lists;
e) To supervise the operation of lawyer’s offices or law partnership companies; to request lawyer’s offices or law partnership companies to put an end to their acts of law offenses and, when necessary, to propose the competent State bodies to handle them;
f) To reconcile disputes related to the lawyer’s profession practice between lawyers, probationary lawyers and lawyer’s offices and/or law partnership companies; among lawyer’s offices or law partnership companies; between clients and lawyer’s offices or law partnership companies;
g) To organize work reviews, experience exchanges and/or professional fostering and apply other measures, aiming to raise the professional levels of lawyers;
h) To organize gathering of opinions and sum up comments and proposals of lawyers on the elaboration of State policies and laws;
i) To organize the lawyers participation in law popularization and education;
j) To conduct international cooperation on lawyers;
k) To report to the Ministry of Justice, the provincial/municipal justice Service on the Bar Association’s organization and operation as well as the list of the Association’s members biannually and annually;
l) Other tasks and powers prescribed by the Bar Association’s Charter.
3. The Bar Association’s Executive Board has the responsibility to send to the Ministry of Justice, the concerned provincial/municipal Justice Service the regulations, decisions and resolutions of the Association.
Article 32.- Commendation and Discipline Council
1. The Commendation and Discipline Council is composed of the members of the Executive Board and a number of lawyers of the Association elected by the Lawyers Plenary Meeting according to the Executive Board’s term of office. The number of members of the Commendation and Discipline Council shall be decided by the Lawyers Plenary Meeting based on the Bar Association’s Charter. The Bar Association’s manager shall act concurrently as the president of the Commendation and Discipline Council.
2. The Commendation and Discipline Council decides on forms of the Bar Association’s commendation for lawyers and probationary lawyers and reports to the Lawyers Plenary Meeting for decision on the proposals on forms of the State commendation for lawyers, the Bar Association, lawyer’s offices and/or law partnership companies.
3. The Commendation and Discipline Council shall consider and decide on the application of a number of the following disciplinary forms to lawyers, probationary lawyers:
a) Reprimand;
b) Warning;
c) Crossing names from the Bar Association’s lists of lawyers, probationary lawyers.
4. The Commendation and Discipline Council shall work on the principle of collectivity and make decisions by majority.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực