Chương III Nghị định 93/2019/NĐ-CP: Tổ chức và hoạt động của quỹ
Số hiệu: | 93/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2020 |
Ngày công báo: | 05/12/2019 | Số công báo: | Từ số 927 đến số 928 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Theo đó, thành viên sáng lập quỹ từ thiện phải là công dân, tổ chức Việt Nam và đáp ứng các điều kiện, sau đây:
- Đối với cá nhân thành lập quỹ từ thiện có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.
- Đối với tổ chức:
+ Phải thành lập hợp pháp;
+ Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
+ Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu có thẩm quyền về việc thành lập quỹ;
+ Quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia với tư cách sáng lập viên quỹ từ thiện.
Nếu là tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện làm sáng lập viên phải là công dân Việt Nam (hiện tại Điều 9 Nghị định 30/2012/NĐ-CP không có đề cập đến yêu cầu này).
- Thành viên sáng lập có tài sản hợp pháp đóng góp vào quỹ từ thiện, theo quy định của pháp luật.
- Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Nghị định 93/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/01/2020 và thay thế Nghị định 30/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.
2. Đối với quỹ thành lập trên cơ sở tài sản hiến, tặng hoặc di chúc, thành viên là tổ chức hoặc cá nhân đại diện cho tài sản đó chiếm không quá 1/3 tổng số thành viên trong Hội đồng quản lý quỹ.
3. Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hàng năm của quỹ;
b) Quyết định các giải pháp phát triển quỹ; thông qua hợp đồng vay, mua, bán tài sản có giá trị lớn của quỹ, giá trị này được quy định cụ thể trong điều lệ quỹ;
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quyết định thành lập Ban Kiểm soát quỹ; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc quỹ hoặc ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc quỹ trong trường hợp Giám đốc quỹ là người do quỹ thuê; quyết định người phụ trách công tác kế toán và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ;
d) Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ, Giám đốc, người phụ trách kế toán quỹ và người quản lý khác quy định tại điều lệ quỹ và theo quy định của pháp luật;
đ) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng tài sản, tài chính quỹ;
e) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý quỹ theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ;
g) Quyết định thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ theo quy định của pháp luật; thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện quỹ theo quy định tại Điều 32 Nghị định này;
h) Sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ;
i) Quyết định giải thể hoặc đề xuất những thay đổi về giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
4. Hội đồng quản lý quỹ làm việc theo chế độ tập thể và biểu quyết theo nguyên tắc đa số quá bán.
1. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam được Hội đồng quản lý quỹ bầu và là người đại diện theo pháp luật của quỹ. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể kiêm Giám đốc quỹ.
2. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản lý quỹ;
b) Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
c) Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý quỹ hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý quỹ;
d) Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Thay mặt Hội đồng quản lý quỹ ký các quyết định của Hội đồng quản lý quỹ;
e) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Nghị định này và điều lệ quỹ.
3. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ kiêm Giám đốc quỹ thì phải ghi rõ trong các giấy tờ giao dịch của quỹ.
5. Trường hợp vắng mặt thì Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ thực hiện các quyền và nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ theo nguyên tắc quy định tại điều lệ quỹ.
6. Giúp việc cho Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ có các Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ; nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch do điều lệ quỹ quy định.
7. Cá nhân, người đại diện tổ chức nước ngoài góp tài sản để thành lập quỹ hoặc có nhiều đóng góp cho quỹ, được các sáng lập viên thành lập quỹ đề cử, có thể được Hội đồng quản lý quỹ bầu làm Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản lý quỹ hoặc tôn vinh làm Chủ tịch danh dự của quỹ.
1. Giám đốc quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc quỹ.
2. Giám đốc quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.
3. Giám đốc quỹ có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Điều hành và quản lý các hoạt động của quỹ, chấp hành các định mức chi tiêu của quỹ theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản lý, điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật;
b) Ban hành các văn bản thuộc trách nhiệm điều hành của Giám đốc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình;
c) Báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động của quỹ với Hội đồng quản lý quỹ và cơ quan có thẩm quyền;
d) Chịu trách nhiệm quản lý tài sản của quỹ theo điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật về quản lý tài chính, tài sản;
đ) Đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm Phó Giám đốc và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc;
e) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của điều lệ quỹ và quyết định của Hội đồng quản lý quỹ.
1. Người phụ trách kế toán quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc quỹ và thực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Người được giao phụ trách kế toán của quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của quỹ theo quy định của pháp luật.
3. Không bổ nhiệm người phụ trách kế toán thuộc trường hợp những người không được làm kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
4. Người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể quỹ hoặc chuyển công tác khác.
1. Ban Kiểm soát quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ quyết định thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ. Đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh hoặc quỹ có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập phải có ít nhất 03 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên. Đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện, cấp xã thì Hội đồng quản lý quỹ thực hiện chức năng kiểm soát quỹ.
2. Ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau:
a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ theo điều lệ và các quy định của pháp luật;
b) Giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến quỹ;
c) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của quỹ.
1. Quỹ phải tổ chức công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của Luật kế toán, Luật thống kê và các văn bản hướng dẫn thực hiện, cụ thể:
a) Chấp hành các quy định về chứng từ kế toán; hạch toán kế toán và các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến quỹ;
b) Mở sổ kế toán ghi chép và lưu trữ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có liên quan đến quỹ (phản ánh, theo dõi chi tiết số thu, chi tiền, hiện vật do các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ và tổ chức, cá nhân được nhận tiền, hiện vật ủng hộ, tài trợ);
c) Lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và quyết toán năm cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ và cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ.
2. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán về việc thu, chi, quản lý và sử dụng quỹ của cơ quan tài chính cùng cấp với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ hoặc cơ quan tài chính của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ và cơ quan kiểm toán có thẩm quyền. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
1. Quỹ có phạm vi hoạt động toàn quốc hoặc liên tỉnh được thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với đặt trụ sở chính của quỹ và gửi 01 bộ hồ sơ thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
2. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của quỹ; hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ quỹ. Quỹ chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của quỹ chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi quỹ đặt chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Hồ sơ thông báo thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của quỹ, gồm:
a) Văn bản thông báo thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của quỹ, trong đó ghi rõ: Tên quỹ và địa chỉ trụ sở chính của quỹ; mục đích, lĩnh vực hoạt động chính, phạm vi hoạt động của quỹ; tên, địa chỉ trụ sở, nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện; họ, tên, nơi thường trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, hộ chiếu của người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện. Người đại diện theo pháp luật của quỹ ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu của quỹ;
b) Bản sao quyết định của Hội đồng quản lý quỹ về việc thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có chứng thực;
c) Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh hoặc văn phòng đại diện có chứng thực;
d) Bản sao giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ có chứng thực, bản sao điều lệ của quỹ đã được công nhận có chứng thực (hồ sơ gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ không gửi các tài liệu này).
1. Quỹ có thể thành lập pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật chuyên ngành, hoạt động trong những lĩnh vực phù hợp với điều lệ quỹ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công nhận mà pháp luật chuyên ngành đã quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, trình tự, hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động (giấy phép hoạt động, giấy phép kinh doanh hoặc hình thức khác) thì quỹ quyết định thành lập pháp nhân theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Nguồn vốn thành lập pháp nhân trực thuộc quỹ không bao gồm nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
ORGANIZATION AND OPERATION OF FUNDS
Article 26. Fund Management Councils
1. The Fund Management Council is the fund’s management body which, in the name of the fund, decides and exercises the fund’s rights and performs the fund’s obligations. Members of the Fund Management Council must have full capacity for civil acts and no previous criminal convictions. A Fund Management Council is comprised of at least 03 members nominated by founding members and the number of members who are Vietnamese citizens must be at least 51% of total members of the Fund Management Council. In case no nominations is proposed by founding members, the Fund Management Council of the previous term shall elect members to the Fund Management Council of the subsequent term, who shall be certified by the competent authority prescribed in Article 18 hereof. The maximum term of office of the Fund Management Council is 05 years. The Fund Management Council is composed of a chairman, deputy chairmen and members.
2. If a fund is established on the basis of donated or inherited assets, the number of members representing such assets shall not exceed one-third of total members of the Fund Management Council.
3. The Fund Management Council shall have the following tasks and powers:
a) Make decisions on the fund’s development strategy and annual operation plans;
b) Decide the fund’s development solutions; consider giving approval for contracts on borrowing or selling/buying valuable assets of the fund. Assets to be considered as valuable assets are defined in the fund’s charter;
c) Elect, remove from office and dismiss its chairman, deputy chairmen and members who will be certified by a competent authority; decide the establishment of the Control Board; appoint, remove from office or dismiss the fund director or sign and terminate the contract signed with the fund director in case of hiring a director; decide the accounting manager and other managers specified in the fund’s charter;
d) Decide salaries, bonuses and other benefits of its chairman, deputy chairmen and members and the fund director, accounting manager and other managers according to the fund’s charter and relevant laws;
dd) Consider giving approval for annual financial statements and plans on use of the fund’s assets and finances;
e) Decide the fund’s organizational structure according to law regulations and the fund’s charter;
g) Make decisions on establishment of legal entities affiliated to the fund according to law regulations; decide the establishment of the fund’s branches and representative offices according to Article 32 hereof;
h) Revise the fund’s charter;
i) Decide the dissolution of the fund or propose modifications to the establishment license and acknowledgement of the fund’s charter to competent authorities;
k) Perform other tasks and powers according to this Decree and the fund’s charter.
4. The Fund Management Council works on a collegial basis and votes on the under the majority rule.
Article 27. Chairman, deputy chairmen and members of a Fund Management Council
1. Chairman of the Fund Management Council must be a Vietnamese citizen elected by the Fund Management Council, who also acts as the fund’s legal representative. The Fund Management Council’s chairman may concurrently act as the fund director.
2. The Fund Management Council’s chairman shall have the following tasks and powers:
a) Prepare or organize the preparation of operation programs and plans of the Fund Management Council;
b) Prepare or organize the preparation of agendas, contents and documents for the Management Council’s meetings or for consulting members of the Fund Management Council;
c) Convene and preside over the Management Council’s meetings or hold consultations with members of the Fund Management Council;
d) Supervise or organize the supervision of the implementation of the Fund Management Council’s decisions;
dd) Sign the Management Council’s decisions on the Management Council’s behalf;
e) Perform other tasks and powers according to this Decree and the fund’s charter.
3. The maximum term of office of the Fund Management Council’s chairman is 05 years. The Fund Management Council’s chairman may be re-elected without limitation on the number of terms.
4. In case the Fund Management Council’s chairman concurrently acts as the fund director, such case must be clearly stated in the fund’s transaction documents.
5. In case of absence, the Fund Management Council’s chairman shall authorize in writing a deputy chairman of the Fund Management Council to exercise his/her rights and perform his/her tasks on the principles specified in the fund’s charter.
6. The Fund Management Council’s chairman is assisted by deputy chairmen whose tasks and powers are specified in the fund’s charter.
7. A foreigner or the representative of a foreign organization that has contributed assets to the fund or made great contributions to the fund may be elected by founding members as deputy chairman or member of the Fund Management Council or awarded the title of honorary chairman of the fund.
1. The Fund Management Council may appoint a council’s member or hire another person to act as the fund director.
2. The fund director administers the fund’s routine work, is subject to the supervision by the Fund Management Council and takes responsibility before the Fund Management Council and the law for the performance of his/her assigned powers and tasks. The maximum term of office of the fund director is 05 years and he/she may be re-elected.
3. The fund director shall have the following tasks and powers:
a) Administer and manage the fund’s operations and observe the spending limits of the fund in accordance with the Fund Management Council’s resolutions, the fund’s charter and relevant laws;
b) Issue documents falling under his/her administration responsibility and take responsibility for his/her decisions;
c) Make periodical reports on the fund’s operations to the Fund Management Council and competent authorities;
d) Manage the fund’s assets according to the fund’s charter and law regulations on financial and asset management;
dd) Propose the Fund Management Council’s chairman to appoint the fund’s deputy director(s) and leaders of affiliated units;
e) Discharge other tasks and powers according to the fund’s charter and the Fund Management Council’s decisions.
Article 29. Accounting managers
1. The accounting manager of a fund shall be appointed by the Fund Management Council, with or without the proposal of the fund director, in accordance with the law on account regarding criteria and conditions for appointment, dismissal and replacement of managers of accounting units.
2. The fund’s accounting manager shall assist the fund director in organizing and implementing the fund’s accounting and statistical work according to law regulations.
3. It is prohibited to appoint as the fund’s accounting manager a person who is prohibited from performing accounting works as regulated in the law on accounting.
4. The fund’s accounting manager shall complete settlements before the fund is consolidated, merged, fully or partially divided or dissolved or before he/she takes another job.
Article 30. Fund Control Boards
1. The Fund Control Board shall be established by the chairman of the Fund Management Council according to the Fund Management Council’s resolution. For a fund operating nationwide, in more than one province or within a province or a fund established with assets contributed by foreign citizens or organizations with Vietnamese citizens and organizations, the Control Board must have at least 03 members, including the head, deputy head and member(s). For a fund operating within a district or commune, the Fund Management Council shall also perform the fund control function.
2. The Fund Control Board operates independently and has the following tasks:
a) Inspect and supervise the fund’s operations in accordance with its charter and law regulations;
b) Settle complaints, claims and denunciations sent to the fund;
c) Submit reports to the Fund Management Council on the inspection and supervision results and financial status of the fund.
Article 31. Performance of accounting, audit and statistical works
1. A fund must organize accounting and statistical works in accordance with the law on accounting, the law on statistics and their guiding documents. To be specific:
a) Complying with regulations on accounting documents, cost-accounting and relevant economic and financial operations;
b) Opening accounting books to reflect and record relevant economic and financial operations (reflecting and monitoring contributions and donations in cash and in kind received from organizations and individuals, and organizations and individuals receiving donations in cash or in kind);
c) Making and fully and punctually submitting financial statements and annual statements to the competent authority that licensed its establishment and the finance authority of the same level with or under the competent authority that licensed its establishment.
2. The fund shall bear the inspection, examination and audit of its revenues and expenditures as well as its management and use by the finance authority of the same level with or under the competent authority that licensed its establishment and competent audit authority. It shall provide necessary information to authorities performing state management tasks when so requested according to law regulations.
Article 32. Branches and representative offices of funds
1. A fund operating nationwide or in more than one province is allowed to set up branches or representative offices in provinces or central-affiliated cities other than the province or city where it is headquartered. In such case, the fund shall send notification to the competent authority that licensed its establishment specified in Clause 1 Article 18 hereof and the People’s Committee of province or city where its branch or representative office will be located.
2. Branches and representative offices are affiliated units of the fund and shall operate according to law regulations and the fund’s charter. The fund shall take responsibility for all operations of its branches and representative offices.
3. The fund’s branch or representative office shall be subject to the state management by the People’s Committee of province or city where it is located.
4. The notification of establishment of the fund’s branch or representative office includes:
a) A written notification of the establishment of the fund’s branch or representative office, clearly stating the following information: the fund’s name and head office; the fund’s objectives, main operation fields and scope; name, address and contents and scope of operation of the branch or representative office; full name, permanent residence and number of the ID card or citizen identity card or passport of the head of the branch or representative office. This document must bear the signature and full name of the fund’s legal representative and the fund's seal;
b) A certified copy of the Fund Management Council’s decision on the establishment of the fund’s branch or representative office;
c) A certified copy of the decision on appointment of the head of the branch or representative office;
d) A certified copy of the fund’s establishment license and acknowledgement of the fund's charter and a certified copy of the acknowledged charter of the fund (the notification submitted to the competent authority that has issued the establishment license and acknowledgement of the fund’s charter must not include these copies).
Article 33. Legal entities affiliated to a fund
1. If a fund is allowed to establish its affiliated legal entities, that have operation fields conformable with the fund's charter acknowledged by a competent authority, according to a specialized law which prescribes specific conditions, procedures, application and authorities competent to grant operation license (operation license, business license or other equivalent document), the fund shall make decision on establishment of its legal entity according to regulations of such specialized law.
2. Funding for establishing a legal entity affiliated to the fund does not include donations and aids granted by domestic and overseas individuals and organizations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực