Chương V Nghị định 93/2019/NĐ-CP: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên; đình chỉ có thời hạn và giải thể quỹ
Số hiệu: | 93/2019/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 25/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 15/01/2020 |
Ngày công báo: | 05/12/2019 | Số công báo: | Từ số 927 đến số 928 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.
Theo đó, thành viên sáng lập quỹ từ thiện phải là công dân, tổ chức Việt Nam và đáp ứng các điều kiện, sau đây:
- Đối với cá nhân thành lập quỹ từ thiện có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích.
- Đối với tổ chức:
+ Phải thành lập hợp pháp;
+ Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
+ Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc người đứng đầu có thẩm quyền về việc thành lập quỹ;
+ Quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia với tư cách sáng lập viên quỹ từ thiện.
Nếu là tổ chức Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài thì người đại diện làm sáng lập viên phải là công dân Việt Nam (hiện tại Điều 9 Nghị định 30/2012/NĐ-CP không có đề cập đến yêu cầu này).
- Thành viên sáng lập có tài sản hợp pháp đóng góp vào quỹ từ thiện, theo quy định của pháp luật.
- Sáng lập viên thành lập quỹ nếu thuộc diện quản lý của cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Nghị định 93/2019/NĐ-CP có hiệu lực ngày 15/01/2020 và thay thế Nghị định 30/2012.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ:
a) Quỹ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép hợp nhất, sáp nhập và chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.
3. Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
d) Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
4. Đổi tên quỹ:
a) Việc đổi tên quỹ phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
b) Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ xin đổi tên quỹ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi tên quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ; dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
1. Quỹ bị đình chỉ có thời hạn hoạt động 06 tháng khi vi phạm một trong những quy định sau:
a) Hoạt động sai mục đích, không đúng điều lệ của quỹ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng không tự giải quyết được; trong quá trình tổ chức, hoạt động có vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự;
b) Vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản, tài chính;
c) Sử dụng sai các khoản tài trợ có mục đích của các tổ chức, cá nhân tài trợ cho quỹ;
d) Tổ chức vận động tài trợ không đúng với mục đích được quy định trong điều lệ;
đ) Không hoạt động liên tục trong thời hạn 06 tháng;
e) Không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động và báo cáo tài chính hàng năm và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này có văn bản đôn đốc nhưng quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đôn đốc quỹ vẫn không khắc phục;
g) Không báo cáo việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính, thành viên Hội đồng quản lý, Giám đốc quỹ;
h) Vi phạm một trong các trường hợp không thực hiện nghĩa vụ tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, l khoản 2 Điều 8 và khoản 1 Điều 49 của Nghị định này.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận sai phạm tại quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định đình chỉ có thời hạn hoạt động của quỹ. Ngoài việc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, quỹ có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại và những người có trách nhiệm quản lý quỹ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn đình chỉ có thời hạn nếu quỹ khắc phục được sai phạm, quỹ lập 01 hồ sơ đề nghị được hoạt động trở lại gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định; hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị được hoạt động trở lại của quỹ;
b) Báo cáo của Hội đồng quản lý quỹ và các tài liệu chứng minh quỹ đã khắc phục sai phạm.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 3 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép quỹ hoạt động trở lại, trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Hết thời hạn tạm đình chỉ mà quỹ không khắc phục được vi phạm, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động kéo dài thêm 01 tháng, quá thời hạn kéo dài thêm mà quỹ vẫn không khắc phục được sai phạm, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này quyết định giải thể quỹ.
6. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ quyết định xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm.
1. Quỹ có thể tự giải thể hoặc bị giải thể.
2. Quỹ tự giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Chấm dứt hoạt động theo quy định của điều lệ quỹ;
b) Mục tiêu hoạt động của quỹ đã hoàn thành;
c) Không còn khả năng về tài sản, tài chính để hoạt động.
3. Trình tự, thủ tục và hồ sơ tự giải thể quỹ: Hội đồng quản lý quỹ ra nghị quyết về việc quỹ tự giải thể và gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị tự giải thể đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị giải thể;
b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về tự giải thể, trong đó nêu rõ lý do giải thể quỹ;
c) Bản kiểm kê tài sản, tài chính của quỹ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ, Trưởng Ban Kiểm tra, Giám đốc và phụ trách kế toán;
d) Dự kiến phương thức xử lý tài sản, tài chính, lao động và thời hạn thanh toán các khoản nợ;
đ) Thông báo thời hạn thanh toán nợ (nếu có) cho các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật và thông báo liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập;
e) Các tài liệu chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ tài sản, tài chính của quỹ.
4. Quỹ bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không báo cáo về tổ chức, hoạt động và tài chính theo quy định hoặc không công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán quỹ và kết luận của kiểm toán (nếu có) trong 02 năm liên tục; có mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng, không tự giải quyết được, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của cơ quan nhà nước;
b) Giả mạo về thông tin kế toán, số tài khoản đăng ký; không đạt mức giải ngân quy định tại Nghị định này;
c) Không tự giải thể theo những quy định tại khoản 2 Điều này;
d) Vi phạm một trong các quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
đ) Quá thời gian đình chỉ có thời hạn quỹ không khắc phục được vi phạm theo quy định tại khoản 5 Điều 40 Nghị định này.
5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập quỹ trong trường hợp quỹ tự giải thể hoặc bị giải thể:
a) Trường hợp quỹ tự giải thể: Sau 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn ghi trong thông báo thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính của quỹ khi quỹ tự giải thể mà không có đơn khiếu nại, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, ra quyết định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
b) Trường hợp quỹ bị giải thể: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết luận quỹ sai phạm; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra thông báo về việc giải thể và thời hạn thanh toán nợ, thanh lý tài sản, tài chính của quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập, báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giấy phép thành lập. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn thanh toán nợ và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo mà không có đơn, thư khiếu nại; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này ra quyết định giải thể và thu hồi giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
c) Trường hợp quỹ bị giải thể mà không đồng ý với quyết định giải thể, thì quỹ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại, quỹ không được hoạt động.
6. Quỹ chấm dứt hoạt động kể từ ngày quyết định giải thể quỹ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực.
1. Trường hợp quỹ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được tiến hành kiểm kê và có biên bản kiểm kê trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; tuyệt đối không được phân chia tài sản của quỹ. Tiền và tài sản của quỹ mới được sáp nhập, hợp nhất, chia, tách phải bằng tổng số tiền và tài sản của quỹ trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản. Tổng số tiền và tài sản của các quỹ mới được chia, tách phải bằng với số tiền và tài sản của quỹ trước khi chia, tách theo biên bản kiểm kê tiền và tài sản.
2. Trường hợp quỹ bị đình chỉ hoạt động có thời hạn thì toàn bộ tiền và tài sản của quỹ phải được kiểm kê và giữ nguyên hiện trạng tài sản. Trong thời gian bị đình chỉ có thời hạn hoạt động, quỹ chỉ được chi các khoản có tính chất thường xuyên cho bộ máy hoạt động đến khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp quỹ bị giải thể, không được phân chia tài sản của quỹ. Việc bán, thanh lý tài sản của quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Toàn bộ số tiền hiện có của quỹ và tiền thu được do bán, thanh lý tài sản của quỹ khi quỹ giải thể được thanh toán theo thứ tự sau:
a) Chi phí giải thể quỹ;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Nợ thuế và các khoản phải trả khác.
5. Đối với tài sản, tài chính tự có của quỹ và tài sản, tài chính của tổ chức trong và ngoài nước tài trợ còn lại của quỹ do cơ quan thuộc cấp nào cho phép thành lập thì được nộp vào ngân sách cấp đó. Đối với tài sản do ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước (nếu có) quỹ thực hiện chuyển giao cho Nhà nước để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công.
1. Hội đồng quản lý quỹ có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể; đổi tên quỹ.
2. Việc xử lý tài sản, tài chính trong việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể quỹ được thực hiện theo điều lệ quỹ và quy định của pháp luật.
Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
CONSOLIDATION, MERGER, FULL OR PARTIAL DIVISION, RENAMING; SUSPENSION AND DISSOLUTION OF FUNDS
Article 39. Consolidation, merger, full or partial division and renaming of funds
1. The consolidation, merger, full or partial division of funds shall comply with relevant laws.
2. Procedures for consolidation, merger, full or partial division of funds:
a) The fund(s) involved in the consolidation, merger, full or partial division shall send an application as prescribed in Clause 3 of this Article to the competent authority prescribed in Article 18 hereof;
b) Within 30 business days from the receipt of a sufficient and valid application, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall consider and permit the consolidation, merger, full or partial division of the fund(s); if an application is refused, it shall issue a written response clearly stating reasons for such refusal;
c) The consolidating funds, merged fund or fully divided fund shall terminate their/its existence and operation after obtaining a decision permitting the consolidation, merger or full division from the competent authority prescribed in Article 18 hereof. The rights and obligations of the consolidating funds, merged fund or fully divided fund shall be transferred to the newly founded fund or merging fund. In case of partial division of a fund, the partially divided fund and a newly founded fund shall exercise the rights and perform the obligations in conformity with their respective operation objectives and take joint responsibility for the obligations of the original fund.
3. An application for consolidation, merger, full or partial division comprises:
a) An application form for consolidation, merger, full or partial division of the fund(s), clearly stating the reason and new name of the fund(s);
b) The draft charter of the fund(s);
c) Resolution(s) of the Fund Management Council(s) on the consolidation, merger, full or partial division of the fund(s); written consents of founding members of the fund(s) or their lawful representatives (if any);
d) Planned personnel of the Fund Management Council(s);
dd) Plans for handling of assets, finances and laborers upon the consolidation, merger, full or partial division of the fund(s).
4. Renaming of a fund:
a) The renaming of a fund must be decided in a resolution of the Fund Management Council and agreed in writing by the fund’s founding members or their lawful representatives (if any);
b) The fund shall send to the competent authority prescribed in Article 18 hereof an application for renaming of the fund, comprising: an application form for renaming of the fund; the Fund Management Council’s resolution on renaming of the fund; the draft of revised charter; written consents of the fund’s founding members or their lawful representatives (if any);
c) Within 15 business days from the receipt of a sufficient and valid application, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall consider and re-issue a license with the fund’s new name and acknowledge the revised fund’s charter. If an application is refused, it shall issue a written response clearly stating reasons for such refusal.
Article 40. Suspension of operation of funds
1. A fund shall be suspended from operation for 06 months if committing one of the following violations:
a) Operating for improper objectives or against its charter recognized by a competent authority; failing to handle serious internal conflicts; involving in complicated problems about public order and security in the course of its organization and operation;
b) Violating state regulations on management of assets and finances;
c) Using targeted donations of organizations and individuals for improper purposes;
d) Mobilizing donations for purposes other than those specified in its charter;
dd) Failing to operate for 06 consecutive months;
e) Failing to make sufficient reports on its organization and operation or annual financial statements and to remedy its violation within 30 business days after receiving a written reprimand from a competent authority prescribed in Article 18 hereof;
g) Failing to report on the relocation of its head office or change of members of the Fund Management Board or the fund director;
h) Failing to fulfill one of its obligations specified in Points , b, c, d, dd, e, g, l Clause 2 Article 8 and Clause 1 Article 49 hereof.
2. Within 15 business days after obtaining conclusions on the fund’s violations according to Clause 1 of this Article, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall issue a decision to suspend the fund’s operation. Apart from being suspended from operation, the fund shall, depending on the nature and severity of its violations, be liable to administrative penalties. If causing damage, the fund shall pay compensation therefor and its managers shall be handled according to law regulations.
3. If the fund remedies its violations during the suspension period, it may make and send an application for resumption of operation to the competent authority prescribed in Article 18 hereof for consideration and decision. An application comprises:
a) An application form for resumption of operation;
b) The Fund Management Council’s report on and documents proving the remedy of violations.
4. Within 15 business days from the receipt of a sufficient and valid application as prescribed in Clause 3 of this Article, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall permit the fund to resume its operation. If an application is refused, it shall issue a written response clearly stating reasons for such refusal.
5. At the end of the suspension period, if the fund cannot remedy its violations, this period shall be prolonged for 01 month. Over this time limit, if the fund still fails to remedy its violations, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall issue a decision to dissolve the fund.
6. The authority competent to license the establishment of the fund shall decide the imposition of administrative penalties and transfer documents on the case to a competent authority for handling.
Article 41. Dissolution of funds
1. A fund may dissolve at its own will or be dissolved.
2. A fund dissolves at its own will in the following cases:
a) It terminates its operation according to its charter;
b) Its operation objectives have been fulfilled;
c) It has no assets or finances for operation.
3. The order, procedures and application for voluntary dissolution of a fund: The Fund Management Council shall issue a resolution on dissolution of the fund and send an application to the competent authority prescribed in Article 18 hereof for approval for its voluntary dissolution. Such application comprises:
a) An application form for voluntary dissolution;
b) The Fund Management Council’s resolution on dissolution, clearly stating the reason;
c) An inventory of the fund’s assets and finances, bearing the signatures of the chairman of the Fund Management Council, head of the Control Board, fund director and accounting manager;
d) Planned methods of handling assets, finances and staff and time limit for debt payment;
dd) A notice of the time limit for payment of debts (if any) to related organizations or individuals according to law regulations on 03 consecutive issues of a central print or online newspaper, for funds licensed by the Minister of Home Affairs, or of a local print or online newspaper, for funds licensed by Chairpersons of provincial-level People’s Committees;
e) Documents proving the fulfillment of the fund’s asset and financial liabilities.
4. A fund is compulsorily dissolved in the following cases:
a) It fails to report on its organization, operation and finances as regulated or fails to publicize its financial statements, finalization reports and auditor’s opinions (if any) in 02 consecutive years; it fails to amicably handle serious internal conflicts significantly affecting operation of regulatory authorities;
b) It falsifies its accounting information or registered account number or fails to obtain the disbursement rate specified in this Decree;
c) It fails to apply for voluntary dissolution according to Clause 2 of this Article;
d) It commits one of the acts specified in Article 9 hereof;
dd) Over the operation suspension period, it fails to remedy its violations according to Clause 5 Article 40 hereof.
5. Responsibilities of the competent authority having licensed the establishment of the fund which will be voluntarily or compulsorily dissolved:
a) In case the fund applies for voluntary dissolution: After 15 business days from the expiration of the time limit stated in the notice of payment of debts and liquidation of assets and finances of the fund upon its dissolution, if receiving no complaints, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall consider and issue a decision to dissolve the fund and revoke its establishment license and written acknowledgement of the fund’s charter;
b) In case the fund is compulsorily dissolved: Within 15 business days after obtaining the written conclusions on the fund’s violations, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall publish an announcement on the dissolution and time limit for payment of debts and liquidation of assets and finances of the fund on 03 consecutive issues of a central print or online newspaper, for funds licensed by the Minister of Home Affairs, or of a local print or online newspaper, for funds licensed by Chairpersons of provincial-level People’s Committees. After 15 business days from the deadline for payment of debts and liquidation of assets and finances indicated in the announcement, if receiving no complaints, the competent authority prescribed in Article 18 hereof shall consider and issue a decision to dissolve the fund and revoke its establishment license and written acknowledgement of the fund’s charter;
c) If the to-be-dissolved fund does not agree with the dissolution decision, it may lodge a complaint according to law regulations. The fund may not operate pending the settlement of its complaint.
6. The fund shall terminate its operation from the effective date of the dissolution decision issued by a competent authority.
Article 42. Handling of assets upon consolidation, merger, full or partial division, suspension or dissolution of funds
1. When the consolidation, merger, full or partial division of fund(s) is permitted by a competent authority, the whole money and assets of the fund(s) must be fully and punctually inventoried before the consolidation, merger, full or partial division; and assets of such fund(s) must not be divided. Money and assets of the consolidating or merging fund must equal the total money and assets of the involved funds before the consolidation or merger according to the inventory of money and assets. Total money and assets of funds newly established after the full or partial division of a fund must be equal to money and asset of the original fund according to the inventory of money and assets.
2. In case a fund is suspended from operation, all its money and assets shall be inventoried and its assets shall be kept intact. During the operation suspension period, pending the issuance of a decision by a competent authority, the fund may pay regular expenses for its apparatus.
3. When a fund is dissolved, its assets may not be divided. The sale and liquidation of its assets comply with relevant laws.
4. The whole existing money amount of the fund and the proceeds from the sale or liquidation of its assets shall be used in the following order of priority:
a) Dissolution expenses;
b) Salaries, severance pays, social insurance and health insurance contributions and other benefits of its staff according to the collective labor agreement and signed labor contracts;
c) Tax debts and other payables.
5. The remaining money and assets self-earned by the fund or donated by domestic and overseas individuals and organizations shall be transferred to the budget of the competent authority that has licensed its establishment. Assets derived from or acquired with funding from state budget (if any) shall be transferred to state authorities for handling in accordance with the Law on management and use of public property.
Article 43. Responsibilities of Fund Management Councils for consolidation, merger, full or partial division, dissolution or renaming of funds
1. Fund Management Councils shall organize the implementation of decisions on consolidation, merger, full or partial division, dissolution or renaming of funds.
2. The handling of assets and finances upon consolidation, merger, full or partial division or dissolution of funds shall comply with the funds’ charters and law regulations.
Article 44. Complaints and denunciations
Complaints and denunciations shall be settled in accordance with the Law on complaints and denunciations.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực