Chương 4 Nghị định 88/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật sở hữu trí tuệ: Chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ
Số hiệu: | 88/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/08/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2010 |
Ngày công báo: | 25/08/2010 | Số công báo: | Từ số 503 đến số 504 |
Lĩnh vực: | Sở hữu trí tuệ | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2023 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nội dung hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
b) Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
c) Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
d) Thời hạn hợp đồng;
đ) Giá chuyển giao quyền sử dụng;
e) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
g) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
2. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ bao gồm:
a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
b) Căn cứ chuyển nhượng;
c) Nội dung chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng;
d) Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán;
đ) Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
1. Sau khi hoàn tất hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật, bên chuyển nhượng phải nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng và phải nộp lệ phí theo quy định.
2. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng bao gồm:
a) 02 bản Tờ khai đăng ký theo mẫu;
b) 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ), hợp đồng làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc dấu giáp lai;
c) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ bằng bảo hộ giống cây trồng;
d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;
đ) Chứng từ nộp phí, lệ phí;
e) Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này.
3. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định hồ sơ đăng ký trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đơn để xác định tính hợp lệ của đơn.
4. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, không có sai sót, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng; ghi nhận việc chuyển nhượng quyền chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;
5. Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, có sai sót, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót. Sau thời hạn trên, nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thì chấm dứt việc thẩm định hồ sơ đăng ký.
1. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ.
2. Việc quản lý và sử dụng tiền thu được từ chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng ngân sách nhà nước sau khi nộp thuế theo quy định được thực hiện như sau:
a) Chủ bằng bảo hộ quy định cụ thể, công khai mức thù lao trả cho tác giả giống cây trồng trong quy chế nội bộ; trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, thì áp dụng như điểm b khoản 1 Điều 24 của Nghị định này; số tiền còn lại được sử dụng 50% cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng của đơn vị hoặc bộ phận trực tiếp tạo ra giống cây trồng được bảo hộ;
b) Trường hợp giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì việc quản lý và sử dụng số tiền thu được tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ thuộc các loài cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với những giống cây trồng được bảo hộ sử dụng với mục đích làm thuốc.
1. Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm: khắc phục các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, ô nhiễm môi trường trên diện rộng.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo công khai nhu cầu về giống, tên giống cây trồng, mục đích, lượng giống cần sử dụng, phạm vi, thời gian đáp ứng mục đích chuyển giao và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký.
Nguyên tắc xác định giá đền bù đối với việc chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng dựa trên quy định như sau:
1. Bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao tự thỏa thuận;
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận được, giá đền bù được xác định như sau:
a) Giá trị của hợp đồng chuyển giao cùng giống đó cho một đối tượng khác tại thời điểm gần nhất, tương ứng với thời gian và số lượng giống bị bắt buộc chuyển giao quyền;
b) Giá trị lợi nhuận của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng thu được từ việc sử dụng giống cây trồng đó tương ứng với khối lượng và thời gian giống phải chuyển giao.
c) Trường hợp không có căn cứ quy định tại điểm a, b khoản này, giá đền bù được xem xét dựa trên chi phí thực tế tạo ra giống cây trồng đó.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trưng cầu tổ chức định giá đền bù hoặc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập Hội đồng thẩm định giá đền bù cụ thể cho các trường hợp thuộc khoản 2 Điều này.
1. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng giống cây trồng có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ. Tổ chức, cá nhân không đạt được thỏa thuận sử dụng giống cây trồng hoặc bị cản trở cạnh tranh có quyền nộp hồ sơ đăng ký nhận chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng theo quyết định bắt buộc trong trường hợp quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Hồ sơ chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng bao gồm:
a) 02 bản Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng làm theo mẫu, trong đó phải nêu rõ phạm vi và thời hạn nhận chuyển giao bắt buộc;
b) Giấy chứng nhận đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
c) Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện việc đền bù cho bên chuyển giao theo quy định.
d) Tài liệu chứng minh yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp quy định tại b, c khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
đ) Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua đại diện;
e) Chứng từ nộp lệ phí.
3. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ:
a) Cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiếp nhận hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng và thông báo quyết định cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thi hành.
4. Trình tự, thủ tục chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ:
a) Cơ quan bảo hộ giống cây trồng tiếp nhận hồ sơ nêu tại khoản 2 Điều này;
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng về yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng;
c) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ra thông báo, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng phải trả lời bằng văn bản;
d) Trường hợp người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng không đồng ý với yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng, trong vòng 15 (mười lăm) ngày Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản;
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng nếu yêu cầu chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng phù hợp với quy định và thông báo quyết định cho bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao để thi hành.
e) Trường hợp yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ thì ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 197 của Luật Sở hữu trí tuệ, người nắm độc quyền sử dụng giống cây trồng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 29 của Nghị định này sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ và phải nộp phí, lệ phí theo quy định.
2. Quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng:
a) Được sửa đổi khi điều kiện dẫn đến việc ra quyết định chuyển giao bắt buộc đã thay đổi;
b) Bị đình chỉ khi điều kiện dẫn đến việc ra quyết định chuyển giao bắt buộc không còn tồn tại;
c) Bị hủy bỏ khi có căn cứ chứng minh quyết định chuyển giao bắt buộc là trái quy định pháp luật.
3. Hồ sơ yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng gồm các tài liệu sau đây:
a) Văn bản yêu cầu sửa đổi về giá chuyển giao, lượng giống, phạm vi và thời gian chuyển giao; đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ;
b) Tài liệu chứng minh việc sửa đổi, hủy bỏ, đình chỉ hiệu lực quyết định chuyển giao bắt buộc là có căn cứ theo khoản 2 Điều này và không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc;
c) Giấy ủy quyền trong trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện;
d) Chứng từ nộp lệ phí.
4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chuyển giao bắt buộc quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ:
a) Tiếp nhận hồ sơ nêu tại khoản 3 Điều này;
b) Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, tổ chức thẩm định và ban hành quyết định sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;
c) Trường hợp yêu cầu sửa đổi, đình chỉ hiệu lực, hủy bỏ hiệu lực của quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 195 của Luật Sở hữu trí tuệ thì ra thông báo từ chối, có nêu rõ lý do từ chối.
d) Thông báo quyết định cho bên chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao để thi hành.
LICENSING AND ASSIGNMENT OF RIGHTS TO PROTECTED PLANT VARIETIES
Article 25. Contents of contracts on the licensing or assignment of rights to protected plant varieties
1. A contract on the licensing of a protected plant variety has the following details:
a/ Full names and addresses of the licensor and licensee;
b/ Licensing grounds;
c/ The licensing scope, covering limitations on use rights and territorial limitations;
d/ The licensing duration;
e/ The licensing price;
f/ Rights and obligations of the licensor and licensee;
g/ Liabilities for breaches of the contract.
2. A contract on the assignment of rights to a protected plant variety has the following details:
a/ Full names and addresses of the assigner and the assignee:
b/ Grounds for the assignment;
c/ Contents of the assignment of rights to the plant variety;
d/ The assignment price and mode of payment:
e/ Rights and obligations of the assignor and assignee;
f/ Liabilities for breaches of the contract.
Article 26. Assignment of rights to protected plant varieties
1. After finalizing a contract on the assignment of rights to a plant variety in accordance with law. the assignor shall submit a dossier of registration for the assignment contract to the plant variety protection agency and pay a fee according to regulations.
2. A dossier of registration for a contract on the assignment of rights to a plant variety comprises:
a/ Two registration declaration forms, made according to a set form;
b/ Two original or lawful copies of the contract. Contracts must be made in Vietnamese or translated into Vietnamese, bearing the signatures of involved parties on each page or a seal on every two adjoining pages;
c/ The original or a lawful copy of the protection certificate;
d/ The written consent of co-owners, for plant varieties under joint ownership:
e/ Charge and fee payment documents;
f/ For plant varieties created with state budget funds, documents evidencing the compliance with Clause 1. Article 27 of this Decree are required.
3. The plant variety protection agency shall examine the registration dossier within thirty (30) days after the receiving the application in order to determine its validity.
4. In case the registration dossier is valid and flawless, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide to re-grant a plant variety protection certificate, recognizing the assignee as a new owner, record the assignment of the ownership rights to the plant variety protection certificate in the national register of protected plant varieties and publish such assignment in the specialized plant variety magazine;
5. In case the registration dossier is invalid or flawed, the plant variety protection agency shall notify in writing these flaws to the dossier submitter and set a time limit of thirty (30) days from the date of signing this notice for the dossier submitter to correct these flaws. Past this time limit, if the dossier submitter fails to correct these flaws, the examination of the registration dossier shall terminate.
Article 27. Licensing or assignment of rights to plant varieties created and bred or discovered and developed with state budget funds
1. The assignment of rights to a plant variety created or discovered and developed with state budget funds complies with the Law on Technology Transfer and guiding documents.
2. The management and use of after-tax proceeds from the licensing or assignment of rights to plant varieties created and bred or discovered and developed with state budget funds comply with following regulations:
a/ Protection certificate holders shall specify and publicize the level of remuneration paid to breeders of plant varieties in internal regulations; in case no internal regulation has been promulgated. Point b. Clause 1. Article 24 of this Decree shall be applied; a half of the remainder will be invested in scientific research and technological development while the other half will be deposited in welfare and reward funds of the unit or section directly creating protection plant varieties;
b/ For plant varieties created or discovered and developed with different capital sources, including state budget funds, the management and use of the proceeds corresponding to the state capital portion comply with Point a. Clause 2 of this Article.
Article 28. Competence to decide on the compulsory licensing of rights to use plant varieties
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide on the compulsory licensing of protected plant varieties of agricultural, forest and aquatic species.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in. deciding on the compulsory licensing of protected plant varieties used for medicinal purposes.
Article 29. Cases of compulsory licensing of protected plant varieties to meet urgent social needs
1. Compulsory licensing of protected plant varieties to meet urgent social needs prescribed at Point a. Clause 1, Article 195 of the Law on Intellectual Property applies to cases of dealing with emergency circumstances such as natural disaster, epidemic, war and widespread environmental pollution.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publicly announce the needs for plant varieties, denominations of plant varieties, use purposes and quantity of varieties needed, licensing scope and duration and time limit for submission of registration dossiers.
Article 30. Principles of determining compensation levels for compulsory licensing of protected plant varieties
The compensation level for a compulsory licensing shall be determined on the following principles:
1. The agreement between the licensor and licensee;
2. In case no agreement is reached, the compensation level shall be determined based on:
a/ The value of the latest contract for licensing of the same variety to another subject, corresponding to the licensing duration and the quantity of the compulsorily licensed variety:
b/ The profit generated by the plant variety protection certificate holder from the use of that plant variety, corresponding to the quantity of the licensed variety and the licensing duration:
c/ In case neither of the grounds specified at Points a and b of this Clause is available, the compensation level shall be determined based on actual expenses for creating that plant variety.
3. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall request an organization or assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and branches in. setting up councils to evaluate compensation levels for cases defined in Clause 2 of this Article on a case-by-case basis.
Article 31. Procedures for compulsory licensing of protected plant varieties under decisions
1. Organizations and individuals that wish to use plant varieties shall file their dossiers of registration for compulsory licensing of plant varieties under decisions as specified at Point a. Clause 1. Article 195 of the Law on Intellectual Property. Organizations and individuals that fail to reach agreement on the licensing of plant varieties or meet with obstacles in competition may file dossiers of registration for compulsory licensing of plant varieties under Points b and c. Clause 1. Article 195 of the Law on Intellectual Property.
2. A dossier for licensing of a plant variety comprises:
a/ Two written requests for compulsory licensing of a plant variety, made according to a set form, clearly stating the scope and duration of the compulsory licensing;
b/ The certificate of registration for plant variety production and trading;
c/ Requests evidencing the licensee's financial capability to pay compensation to the licensor according to regulations;
d/ Documents evidencing the request for compulsory licensing of the plant variety is supported by sound grounds as prescribed by law. for cases defined at Points b and c. Clause 1, Article 195 of the Law on Intellectual Property;
e/ A power of attorney, for cases of filing dossiers through a representative;
f/ Fee payment document.
3. The order of and procedures for compulsory licensing of a protected plant variety under Point a. Clause 1. Article 195 of the Law on Intellectual Property:
a/ The plant variety protection agency shall receive a dossier specified in Clause 2 of this Article;
b/ Within fifteen (15) days after receiving the dossier, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue a decision on compulsory licensing of the plant variety and notify its decision to the licensor and licensee for compliance.
4. The order of and procedures for compulsory licensing of a protected plant variety under Point b or c. Clause 1, Article 195 of the Law on Intellectual Property:
a/ The plant variety protection agency shall receive a dossier specified in Clause 2 of this Article;
b/ Within fifteen (15) days after receiving the dossier, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall notify the holder of the exclusive rights to use the plant variety of the request for compulsory licensing of that plant variety;
c/ Within 30 (thirty) days after the date of issuance of the notice, the holder of the exclusive rights to use the plant variety shall make a written reply;
d/ In case the holder of monopolistic rights to use the plant variety rejects the compulsory licensing request, within 15 (fifteen) days, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue a written reply to the requestor;
e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue a decision on compulsory licensing of the plant variety if the request for compulsory licensing is conformable with regulations and shall notify its decision to the licensor and licensee for compliance;
f/ If the request for compulsory licensing of a plant variety is not supported by sound grounds as specified at Point b and c. Clause 1. Article 195 of the Law on Intellectual Property, it shall issue a written reply clearly stating the reason for refusal.
Article 32. Modification, invalidation and cancellation of decisions on compulsory licensing of protected plant varieties
1. According to Clause 2. Article 197 of the Law on Intellectual Property, holders of the exclusive rights to use plant varieties may request competent agencies defined in Article 29 of this Decree to modify, invalidate or cancel decisions on compulsory licensing of protected plant varieties and shall pay charges and fees according to regulations.
2. A decision on compulsory licensing of a plant variety may be:
a/ Modified upon changes in the conditions which lead to its issuance;
b/ Invalidated when the conditions which lead to its issuance no longer exist;
c/ Cancelled when there are grounds to prove that it has been issued in contravention of law.
3. A dossier of request for modification, invalidation or cancellation of a decision on compulsory licensing of a protected plant variety comprises the following documents:
a/ A written request for modification of the licensing price, the quantity of plant varieties to be licensed, licensing scope and time; or request for invalidation or cancellation of a decision on compulsory licensing of a protected plant variety:
b/ Documents evidencing that the modification, invalidation or cancellation of the compulsory licensing decision is based on grounds specified in Clause 2 of this Article without causing any harm to the licensee;
c/ A power of attorney, for requests filed via a representatives;
d/ Fee payment document.
4. Responsibilities of state agencies competent to decide on compulsory licensing of protected plant varieties:
a/ To receive dossiers specified in Clause 3 of this Article;
b/ Within fifteen (15) days after receiving a valid dossier, to examine and issue a decision to modify, invalidate or cancel the decision on compulsory licensing of a plant variety:
c/ In case the request for modification, invalidation or cancellation of a decision on compulsory licensing of a plant variety is not supported with sound grounds as specified in Article 195 of the Law on Intellectual Property, to issue a written reply clearly the reason for the refusal;
d/ To notify its decision to the licensor and licensee for compliance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 8. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Điều 13. Thẩm định tên giống cây trồng
Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 23. Mở rộng quyền của chủ bằng bảo hộ
Điều 36. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Điều 37. Ghi nhận, xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Điều 38. Cấp, thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng
Điều 8. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
Điều 9. Thủ tục nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
Điều 11. Thẩm định hình thức đơn
Điều 12. Thẩm định nội dung đơn
Điều 19. Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật
Điều 20. Cấp bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 21. Đình chỉ, phục hồi hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 24. Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng
Điều 31. Thủ tục chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được bảo hộ theo quyết định bắt buộc