Chương 3 Nghị định 88/2008/NĐ-CP: Quy trình can thiệp y tế để xác định lại giới tính
Số hiệu: | 88/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/08/2008 | Ngày hiệu lực: | 24/08/2008 |
Ngày công báo: | 09/08/2008 | Số công báo: | Từ số 445 đến số 446 |
Lĩnh vực: | Y tế, Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác định lại giới tính theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế. Trường hợp xác định lại giới tính cho người chưa đủ 16 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó phải có đơn đề nghị; trường hợp xác định lại giới tính cho người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì trong đơn đề nghị phải có chữ ký của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó;
b) Bản sao hợp lệ giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân hoặc sổ hộ khẩu hoặc hộ chiếu.
2. Thủ tục đề nghị xác định lại giới tính:
a) Người đề nghị xác định lại giới tính gửi hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính;
b) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho người đề nghị xác định lại giới tính trong thời gian 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn. Nếu không chấp nhận thì phải trả lời và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:
1. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nhân lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Được Bộ Y tế thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định và cho phép bằng văn bản đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của y tế ngành, y tế tư nhân thuộc địa bàn quản lý.
1. Trên cơ sở hồ sơ đề nghị xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức việc khám lâm sàng, cận lâm sàng để xác định lại giới tính:
a) Khám lâm sàng:
- Ngoại hình;
- Bộ phận sinh dục ngoài và trong
- Các trắc nghiệm về tâm lý giới tính.
b) Khám cận lâm sàng:
Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các cán bộ chuyên môn có thể chỉ định các phương pháp khám cận lâm sàng sau:
- Siêu âm, nội soi, chụp X quang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ;
- Xét nghiệm nội tiết tố;
- Xét nghiệm nhiễm sắc thể giới tính;
- Sinh thiết xác định tuyến sinh dục là tinh hoàn hay buồng trứng.
2. Sau khi có kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải tổ chức hội chẩn với sự tham gia của các cán bộ chuyên môn để có chỉ định phù hợp trong việc điều trị xác định lại giới tính.
3. Điều trị xác định lại giới tính:
a) Trên cơ sở đề nghị của người xác định lại giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ lựa chọn giới tính để có phương pháp điều trị thích hợp, bảo đảm nguyên tắc khi ở giới tính đó, người được xác định lại giới tính có thể hòa nhập cuộc sống về tâm, sinh lý và xã hội một cách tốt nhất;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định tuổi của người đề nghị xác định lại giới tính để phẫu thuật, bảo đảm ở lứa tuổi sớm nhất;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định phẫu thuật và điều trị nội tiết sau phẫu thuật.
Chapter 3
PROCESS OF MEDICAL INTERVENTION FOR SEX REASSIGNMENT
Article 7. Medical dossiers and procedures of request for sex reassignment
1. A dossier of request for sex reassignment comprises:
a/ An application for sex reassignment, made according to a form set by the Minister of Health. In case of sex reassignment for a person aged under 16 years, that persons parent or guardian shall make a written request; for a person aged between full 16 years and under 18 years, his/her application must be also signed by his/her parent or guardian:
b/ A valid copy of the birth certificate, identity card, household status registration book or passport.
2. Procedures for requesting sex reassignment:
a/ The person requesting sex reassignment shall send a dossier of request for sex reassignment to the medical examination and treatment establishment licensed to conduct medical interventions for sex reassignment;
b/ After receiving the dossier, the medical examination and treatment establishment shall consider and reply to the requesting person within 15 working days after receiving the written request. If refusing the request, it shall issue a written reply stating the reason.
Article 8. Conditions on medical examination and treatment establishments licensed to conduct medical interventions for sex reassignment
A medical examination and treatment establishment may perform medical interventions for sex reassignment when meeting the following conditions:
1. Having adequate physical foundations and medical equipment and personnel according to regulations of the Minister of Health;
2. Having been appraised and permitted in writing by the Ministry of Health, for medical examination and treatment establishments attached to the Ministry of Health, or by the Health Service of a province or centrally run city, for medical examination and treatment establishments attached to provincial-level Health Services and those run by other branches and private owners in the localities.
Article 9. Clinical and subclinical examination and therapy for sex reassignment
1. On the basis of dossiers of request for sex reassignment, medical examination and treatment establishments shall organize clinical or subclinical examination for sex reassignment:
a/ Clinical examination:
- External appearance;
- External and internal genital organs;
- Psychosexual tests.
b/ Subclinical examination:
On a case-by-case basis, specialists may prescribe the following subclinical examination methods:
- Ultrasound, endoscope, radiography, tomography and magnetic resonance imaging:
- Hormone test;
- Sex chromosome test;
- Biopsy to determine whether the gonads are testicular or ovarian.
2. After clinical and subclinical examination results are available, medical examination and treatment establishments shall hold consultations with the participation of specialists for making appropriate prescriptions for the sex reassignment therapy.
3. Sex reassignment therapy:
a/ On the basis of a persons request for sex reassignment, the medical examination and treatment establishment shall select a sex for appropriate therapy methods to ensure that in that sex. the sex-reassigned person may best integrate with the society psychologically, physiologically and socially;
b/ The medical examination and treatment establishment shall decide on the age for performing surgery of the person requesting sex assignment, ensuring the earliest age:
c/ The medical examination and treatment establishment shall prescribe surgery and post-surgery hormone treatment.
Article 10. Medical certification after medical intervention for sex reassignment
1. Medical examination and treatment establishments which have conducted medical interventions for sex reassignment shall issue medical certificates after reassigning the sex for persons who have received medical interventions.
2. The Minister of Health shall issue the form of medical certificate for sex- reassigned persons.