Chương 6 Nghị định 87/2003/NĐ-CP: Khen thưởng, xử lý vi phạm và khiếu nại, tố cáo
Số hiệu: | 87/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/07/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2003 |
Ngày công báo: | 02/08/2003 | Số công báo: | Số 111 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
21/03/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cá nhân, tổ chức có thành tích trong lĩnh vực hành nghề của tổ chức luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại Việt Nam thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào mà không được Bộ Tư pháp cấp Giấy phép theo quy định của Nghị định này thì bị buộc chấm dứt hành nghề, bị phạt tiền với mức tối đa là 20.000.000 đồng và bị tịch thu các khoản lợi từ việc hành nghề.
Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam vi phạm các quy định của Nghị định này, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo các hình thức sau đây:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của mình hành nghề tại Việt Nam;
b) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng về tổ chức và hoạt động theo quy định;
c) Không thực hiện việc đăng ký, đăng báo, thông báo theo quy định tại các Điều 21, Điều 22 của Nghị định này;
d) Tẩy xoá, sửa chữa Giấy phép thành lập;
đ) Cho thuê hoặc cho mượn Giấy phép thành lập;
e) Không có trụ sở, không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu trái với quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở từ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương này sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác khi chưa được chấp thuận;
b) Thay đổi tên gọi khi chưa được chấp thuận;
c) Thay đổi Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Công ty luật nước ngoài, Giám đốc Công ty luật hợp danh nước ngoài và Việt Nam; lĩnh vực hành nghề khi chưa được chấp thuận;
d) Gây khó khăn, cản trở khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra;
đ) Tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động mà không tuân theo các thủ tục về tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
3. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hành nghề khi đã bị đình chỉ hoạt động có thời hạn;
b) Hành nghề ngoài lĩnh vực đã được ghi trong Giấy phép.
4. Trong trường hợp Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này mà có tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền với mức phạt cao nhất trong khung và còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn.
5. Trong trường hợp Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này mà có tình tiết tăng nặng, thì bị phạt tiền 20.000.000 đồng và còn có thể bị thu hồi Giấy phép thành lập.
1. Luật sư nước ngoài thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
a) Hành nghề không theo đúng phạm vi hành nghề quy định tại Điều 43 của Nghị định này;
b) Cho người khác sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của mình;
c) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trong trường hợp luật sư nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này mà có tình tiết tăng nặng, thì bị phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và còn có thể bị đình chỉ hành nghề có thời hạn hoặc bị thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi đặt trụ sở của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam có quyền:
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này;
3. Đề nghị Bộ Tư pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hồi Giấy phép thành lập Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài theo thẩm quyền.
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là vi phạm quy định của Nghị định này, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Việc giải quyết khiếu nại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
2. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính, thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này.
Việc giải quyết tố cáo tuân theo quy định của pháp luật về tố cáo.
COMMENDATION, HANDLING OF VIOLATIONS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Individuals and organizations that record achievements in the domain of professional practices by foreign lawyers organizations and foreign lawyers in Vietnam shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.
Article 51.- Handling of violations committed by organizations and individuals illegally practicing the lawyer's profession
Foreign organizations and individuals that practice the lawyer's profession in Vietnam in any form without being granted licenses by the Justice Ministry according to the provisions of this Decree shall be compelled to stop their professional practice, fined at the maximum level of VND 20,000,000 and have their profits from professional practice confiscated.
Article 52.- Handling of violations committed by Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations
Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations which violate the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned for administrative violations in the following forms:
1. Caution or a fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:
a/ Failing to buy professional liability insurance for their lawyers practicing their profession in Vietnam;
b/ Failing to report or falsely reporting on their organization and operation as prescribed;
c/ Failing to register, publish on newspapers or notify the matters prescribed in Articles 21 and 22 of this Decree;
d/ Erasing, crossing out or modifying their establishment licenses;
e/ Leasing or lending their establishment licenses;
f/ Having no offices and/or signboards, or using signboards in contravention of law.
2. A fine of between over VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:
a/ Relocating their offices from one province or centrally-run city to another when not yet so approved;
b/ Changing their names when not yet so approved;
c/ Changing the branch heads, directors of foreign law firms, directors of foreign-Vietnam law partnerships or profession-practicing domains when not yet so approved;
d/ Causing difficulties or obstacles to the inspection and examination by the competent State agencies;
e/ Temporarily suspending or terminating their operation without complying with the procedures for temporary suspension or termination of operation according to the provisions of this Decree;
3. A fine of between over VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:
a/ Practicing their profession after being suspended from operation for a definite time;
b/ Practicing their profession outside the domains inscribed in their licenses.
4. In cases where Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations commit acts of violation prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article which involve aggravating circumstances, they shall be fined at the highest level of the fine bracket, and may be suspended from operation for a definite time.
5. In cases where Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations commit acts of violation prescribed in Clause 3 of this Article which involve aggravating circumstances, they shall be subject to a fine of VND 20,000,000 and may also have their establishment licenses withdrawn.
Article 53.- Handling of violations committed by foreign lawyers
1. Foreign lawyers who commit one of the following acts of violation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be sanctioned for administrative violations in form of caution or fine of between VND 1,000,000 and 10,000,000:
a/ Practicing their profession outside the scope of professional practice prescribed in Article 43 of this Decree;
b/ Letting other persons use their licenses for professional practice in Vietnam;
c/ Violating other provisions of this Decree.
2. In cases where foreign lawyers commit acts of violation prescribed in Clause 1 of this Article which involve aggravating circumstances, they shall be subject to a fine of between over VND 10,000,000 and 20,000,000 and may be also suspended from professional practice for a definite time or have their licenses for professional practice in Vietnam withdrawn.
Article 54.- Violation-handling competence of the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities
The presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities where the offices of Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations are located have the right:
1. To impose caution;
2. To impose fines of up to VND 20,000,000 for acts of violation committed by organizations and individuals prescribed in this Decree;
3. To propose the Justice Ministry to suspend operation for a definite time or withdraw establishment licenses of Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations or licenses for professional practice in Vietnam of foreign lawyers according to their competence.
Article 55.- Complaints and denunciations
1. Individuals and organizations may lodge complaints about administrative decisions or administrative acts of the State administrative agencies or competent persons therein when they have grounds to believe that such decisions or acts violate the provisions of this Decree or infringe upon their legitimate rights and/or interests.
The settlement of complaints shall comply with the provisions of the legislation on complaints.
2. If disagreeing with decisions on settling complaints according to administrative procedures, the complainants may initiate administrative lawsuits at court according to the provisions of law.
3. Individuals may denounce with competent State agencies acts of violating the provisions of this Decree.
The settlement of denunciations shall comply with the provisions of the legislation on denunciations.