Chương 4 Nghị định 87/2003/NĐ-CP: Điều kiện, hình thức và phạm vi hành nghề, thủ tục cấp giấy phép, quyền và nghĩa vụ của luật sư nước ngoài
Số hiệu: | 87/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 22/07/2003 | Ngày hiệu lực: | 01/09/2003 |
Ngày công báo: | 02/08/2003 | Số công báo: | Số 111 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Dịch vụ pháp lý | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
21/03/2007 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này:
1. Có chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
2. Có thiện chí đối với Nhà nước Việt Nam;
3. Được một tổ chức luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được một Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam hoặc tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam dưới các hình thức sau đây:
1. Làm việc với tư cách thành viên hoặc làm thuê cho Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
2. Làm thuê cho Văn phòng luật sư Việt Nam, Công ty luật hợp danh Việt Nam.
Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam trong phạm vi sau đây:
1. Tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế.
2. Không được tư vấn về pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như đối với một luật sư Việt Nam tương tự.
3. Không được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người đại diện cho khách hàng trước Toà án Việt Nam.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài gồm các giấy tờ sau đây:
1. Đơn xin phép hành nghề tại Việt Nam;
2. Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức luật sư nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, Văn phòng luật sư Việt Nam, Công ty luật hợp danh Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
3. Bản sao chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư nước ngoài, bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp, phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
1. Luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này đều phải có hồ sơ xin cấp Giấy phép hành nghề tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp xem xét hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép cho luật sư nước ngoài; trong trường hợp từ chối cấp Giấy phép phải thông báo lý do bằng văn bản.
2. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam có thời hạn 5 năm và có thể được gia hạn. Mỗi lần gia hạn không quá 5 năm.
3. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam cấp cho luật sư nước ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
1. Luật sư nước ngoài được lựa chọn hình thức hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
2. Luật sư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài thu nhập từ hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật.
3. Luật sư nước ngoài có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
4. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam có nghĩa vụ tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 2 của Pháp lệnh luật sư, những điều cấm đối với luật sư quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh luật sư, Quy tắc mẫu về đạo đức nghề nghiệp luật sư do Bộ Tư pháp ban hành.
5. Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có mặt thường xuyên tại Việt Nam.
PROFESSION-PRACTICING CONDITIONS, FORMS AND SCOPE, PROCEDURES FOR GRANTING LICENSES, RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FOREIGN LAWYERS
Article 41.- Profession-practice conditions
Foreign lawyers who fully meet the following conditions shall be granted licenses for professional practice in Vietnam according to the provisions of this Decree:
1. Having lawyer's profession-practicing certificates granted by the foreign competent agencies or organizations which are still valid;
2. Having goodwill toward the Vietnamese State;
3. Being designated by a foreign lawyers' organization to practice their profession in Vietnam or being recruited by a Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organization or a Vietnamese lawyer practice organization to work at such organization.
Article 42.- Profession-practicing forms
Foreign lawyers shall practice their profession in Vietnam in the following forms:
1. Working as members or employees of Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organizations.
2. Working as employees of Vietnamese lawyers offices or Vietnamese law partnerships.
Article 43.- Scope of professional practice by foreign lawyers
Foreign lawyers shall practice their profession in Vietnam within the following scope:
1. To provide consultancy on foreign laws and international laws.
2. Not to provide consultancy on Vietnamese laws, except for cases where they have Vietnamese law university degrees and fully satisfy the requirements as for Vietnamese lawyers.
3. Not to participate in legal proceedings as defense counsels or representatives of clients before the Vietnamese courts.
Article 44.- Foreign lawyers' dossiers of application for profession-practicing licenses
A foreign lawyer's dossier of application for a profession-practicing license comprises the following papers:
1. An application for a license for professional practice in Vietnam;
2. Paper(s) certifying that he/she is a lawyer of a foreign lawyers organization designated to practice profession in Vietnam or paper certifying the recruitment by a Vietnam-based foreign lawyer's profession-practicing organization, Vietnamese lawyers office or Vietnamese law partnership where such foreign lawyer is expected to work;
3. Copy of the lawyer's profession-practicing certificate of the foreign lawyer, a summary of professional backgrounds, written judicial record or other papers of substitute value.
Article 45.- Procedures for granting licenses for professional practice in Vietnam to foreign lawyers
1. Foreign lawyers who wish to practice their profession in Vietnam in any form according to the provisions in Article 42 of this Decree shall have to send their dossiers of application for licenses for professional practice in Vietnam to the Justice Ministry. Within 30 days after receiving complete and valid dossiers and fee, the Justice Ministry shall examine such dossiers and grant or refuse to grant licenses to foreign lawyers. In case of refusal to grant licenses, the reasons therefor must be notified in writing.
2. A license for professional practice in Vietnam shall be valid for 5 years and may be extended. Each extension must not exceed 5 years.
3. Licenses for professional practice in Vietnam granted to foreign lawyers shall replace work permits according to the Vietnamese law provisions on granting of work permits to foreigners working in Vietnam.
Article 46.- Rights and obligations of foreign lawyers
1. Foreign lawyers are entitled to choose form of professional practice in Vietnam according to the provisions in Article 42 of this Decree.
2. Foreign lawyers are entitled to transfer abroad incomes earned from their profession-practicing activities according to the provisions of law.
3. Foreign lawyers are obliged to pay personal income tax according to the provisions of law.
4. Foreign lawyers practicing their profession in Vietnam shall have to comply with the lawyer profession-practicing principles prescribed in Article 2 of the Ordinance on Lawyers, the prohibitions for lawyers prescribed in Article 16 of the Ordinance on Lawyers, and the model rules on professional ethics of lawyers promulgated by the Justice Ministry.
5. Foreign lawyers practicing their profession in Vietnam must be permanently present in Vietnam.