Chương 7 Nghị định 86/2013/NĐ-CP: Xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 86/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2013 |
Ngày công báo: | 11/08/2013 | Số công báo: | Từ số 471 đến số 472 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
12/02/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Vi phạm kinh doanh casino: Phạt đến 200 triệu
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có thể bị phạt với mức tối đa 200 triệu đồng nếu vi phạm các quy định tại Nghị định 86/2013/NĐ-CP, cụ thể:
Phạt tiền từ 180 đến 200 triệu đồng nếu doanh nghiệp có các hành vi sau:
- Tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
- Tổ chức kinh doanh vượt số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định.
- Cho phép đối tượng ra, vào điểm kinh doanh không đúng quy định của pháp luật.
- Bố trí người quản lý, điều hành không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, chỉ những doanh nghiệp có cơ sở lưu trú du lịch đã được xếp hạng từ 5 sao hoặc hạng cao cấp trở lên do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xếp hạng mới được phép kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/10/2013 và thay thế Quyết định 32/2003/QĐ-TTg.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Các hành vi vi phạm hành chính về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng chưa cấu thành tội phạm và theo quy định tại Chương này thì bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có các hành vi vi phạm hành chính trong những lĩnh vực khác theo quy định tại các văn bản pháp luật khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật có liên quan.
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền: Mức phạt tiền tối đa đối với vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính. Hình thức xử phạt quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt bổ sung.
3. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính; có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Điểm c, d và đ Khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
4. Đối với mỗi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng, đồng tiền quy ước;
c) Buộc cải chính thông tin, số liệu đã báo cáo sai sự thật, không đầy đủ hoặc gây nhầm lẫn;
d) Buộc nộp lại số tiền vi phạm hành chính hoặc phải thu hồi các khoản tiền đã chi, đã thu trái quy định của pháp luật;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định cụ thể từ Điều 37 đến Điều 48 của Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi tự ý sửa chữa, tẩy xóa các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định tại khoản này.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gian lận hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định tại khoản này.
Tịch thu tài liệu đã bị sửa chữa, tẩy xóa, gian dối hoặc giả mạo trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện trong quá trình xem xét hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc bổ sung tài liệu trong hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật trong trường hợp hành vi vi phạm bị phát hiện trong quá trình xem xét hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm hành vi quy định tại khoản này.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hai mươi bốn (24) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại toàn bộ khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bố trí Điểm kinh doanh không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng không đúng địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục việc bố trí Điểm kinh doanh đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và đúng địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh không đúng chủng loại máy, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi tổ chức kinh doanh vượt số lượng máy trò chơi điện tử có thưởng theo quy định.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm lần đầu;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hai mươi bốn (24) tháng đối với hành vi tái phạm.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải tiêu hủy hoặc tái xuất các máy trò chơi điện tử có thưởng vượt quá số lượng, không đúng chủng loại máy, loại hình trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Buộc nộp lại toàn bộ các khoản thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
1. Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với hành vi không công bố Thể lệ trò chơi.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không thực hiện việc gửi Thể lệ trò chơi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không xây dựng Thể lệ trò chơi.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện việc xây dựng, gửi và công bố Thể lệ trò chơi theo đúng quy định của pháp luật.
1. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không mở sổ theo dõi hoặc cấp thẻ để kiểm soát các đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng với doanh nghiệp có hành vi cho phép đối tượng ra, vào Điểm kinh doanh không đúng quy định của pháp luật.
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền, sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ sáu (06) tháng đến mười hai (12) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này nếu vi phạm lần đầu;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hai mươi bốn (24) tháng nếu tái phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc theo dõi, quản lý đối tượng được phép chơi và ra, vào Điểm kinh doanh.
1. Phạt cảnh cáo đối với cá nhân có hành vi không tuân thủ đầy đủ Thể lệ trò chơi, nội quy của Điểm kinh doanh do doanh nghiệp đã công bố.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại Điểm kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gian lận trong quá trình tham gia các trò chơi điện tử có thưởng tại Điểm kinh doanh. Mức phạt gấp hai (02) lần được áp dụng đối với tổ chức, đơn vị vi phạm các hành vi quy định tại Khoản này.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh ba (03) tháng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về nghĩa vụ của người chơi.
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi sử dụng đồng tiền quy ước không đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không đăng ký đồng tiền quy ước với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi sử dụng đồng tiền quy ước của doanh nghiệp khác hoặc không đúng với đồng tiền quy ước đã đăng ký với các cơ quan quản lý nhà nước.
a) Tịch thu toàn bộ các đồng tiền quy ước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc quản lý đồng tiền quy ước.
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không mở sổ quản lý máy trò chơi điện tử có thưởng.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi mua thiết bị dự phòng, quản lý thiết bị dự phòng không đúng quy định pháp luật.
3. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi mua máy trò chơi điện tử có thưởng không đáp ứng đủ điều kiện kỹ thuật theo quy định của pháp luật, từ các nhà sản xuất, cung cấp máy trò chơi điện tử có thưởng không nằm trong danh sách do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố.
a) Tịch thu toàn bộ máy, thiết bị trò chơi điện tử có thưởng vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ ba (03) tháng đến sáu (06) tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc mã số quản lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nội bộ trong Điểm kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không thành lập Bộ phận kiểm soát nội bộ theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi bố trí người quản lý, điều hành không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về kiểm soát nội bộ, người quản lý, điều hành.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi cố tình kéo dài thời gian trả thưởng cho người chơi mà không có lý do chính đáng.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi xác nhận tiền trúng thưởng không đúng đối tượng trúng thưởng hoặc không đúng với giá trị trúng thưởng thực tế.
3. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc trả thưởng cho người chơi theo đúng yêu cầu của người chơi và quy định của Thể lệ trò chơi;
b) Buộc thu hồi giấy xác nhận tiền trúng thưởng sai quy định.
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại tại Nghị định này.
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ một (01) tháng đến hai (02) tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi toàn bộ các khoản chi khuyến mại không đúng quy định của pháp luật;
b) Buộc thực hiện đúng quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính
1. Thanh tra viên Tài chính các cấp đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài chính và các chức danh tương đương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có thời hạn theo quy định tại Nghị định này;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 4 Điều 36 của Nghị định này.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định tại Nghị định này.
6. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xử phạt, thời hiệu xử phạt, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn.
2. Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 35. General provisions on sanctioning of administrative violations
1. Violators shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability in accordance with law.
2. Administrative violations in the business of prize-winning electronic games that do not constitute any crimes and are specified in this Chapter must be administratively sanctioned.
3. Organizations and individuals engaged in the business of prize-winning electronic games that commit administrative violations in other fields as prescribed by other legal documents shall be administratively sanctioned under relevant legal documents.
Article 36. Sanctions against administrative violations and remedial measures
1. Sanctions against administrative violations in the business of prize-winning electronic games include:
a/ Caution;
b/ Fine: The maximum fine to be imposed for an administrative violation in the business of prize-winning electronic games is VND 100,000,000 for individuals, or VND 200,000,000 for organizations;
c/ Deprivation of the right to use certificates of eligibility for the business of prize-winning electronic games for a definite time;
d/ Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations;
dd/ Expulsion.
2. The sanctions at Points a and b, Clause 1 of this Article are only prescribed and applied as principal sanctions. The sanctions at Points c, d and dd, Clause 1 of this Article are prescribed and applied as additional sanctions.
3. For each administrative violation, a violator is subject to only one principal sanction and may be subject to one or several additional sanctions specified at Points c, d and dd, Clause 1 of this Article. An additional sanction may only be imposed together with a principal sanction.
4. For each administrative violation, in addition to sanctions, a violator may be subject to one or several of the following remedial measures:
a/ Forcible restoration of the original state;
b/ Forcible re-export or destruction of prize-winning electronic game machines and equipment and tokens;
c/ Forcible correction of reported untruthful, incomplete or misleading information and data;
d/ Forcible refund of earnings from administrative violation or forcible recovery of illegally spent or collected money amounts;
dd/ Other remedial measures specified in Articles 37 thru 48 of this Decree.
Article 37. Violations of regulations on dossiers for grant of certificates of eligibility for business of prize-winning electronic games
1. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 is imposed on persons who tamper with or erase without permission documents in their dossiers of application for grant, re-grant, modification or extension of business eligibility certificates. A fine doubling this fine level is imposed on organizations and units committing the violation mentioned in this Clause.
2. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 is imposed on persons who forge or counterfeit documents in their dossiers of application for grant, re-grant, modification or extension of business eligibility certificates. A fine doubling this fine level is imposed on organizations and units committing the violation mentioned in this Clause.
3. Additional sanction:
Confiscation of modified, erased, forged or counterfeited documents in case violations are detected in the course of examination of dossiers for grant of business eligibility certificates.
4. Remedial measure:
Forcible addition of documents in dossiers in accordance with law in case violations are detected in the course of examination of dossiers for grant of business eligibility certificates.
Article 38. Violations of regulations on management and use of business eligibility certificates
1. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that tamper with or erase their business eligibility certificates.
2. A fine of between VND 130,000,000 and 150,000,000 is imposed on enterprises that lease out, lend or transfer their business eligibility certificates.
3. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on persons who conduct the business of prize-winning electronic games without business eligibility certificates. A fine doubling this fine level is imposed on organizations and units that commit violations specified in this Clause.
4. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between three (3) and six (6) months, for administrative violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for twenty four (24) months, for administrative violations specified in Clause 2 of this Article.
5. Remedial measure:
Forcible refund of all earnings from administrative violations.
Article 39. Violations of regulations on business facilities and areas where business facilities are located in tourist accommodation establishments
1. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that locate their business facilities which do not fully satisfy the conditions prescribed by law.
2. A fine of between VND 180,000,000 and 200,000,000 is imposed on enterprises that organize the business of prize-winning electronic games not in locations indicated in their business eligibility certificates.
3. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use the right to use business eligibility certificates for between one (1) month and two (2) months, for administrative violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between three (3) and six (6) months, for administrative violations specified in Clause 2 of this Article.
4. Remedial measure:
Forcible restoration of original locations of business facilities which fully satisfy the conditions prescribed by law and are indicated in business eligibility certificates.
Article 40. Violations of regulations on number, types and categories of prize-winning electronic games
1. A fine of between VND 130,000,000 and 150,000,000 is imposed on enterprises that organize the business with types of prize-winning electronic game machines and categories of prize-winning electronic games not permitted by law.
2. A fine of between VND 180,000,000 and 200,000,000 is imposed on enterprises that organize the business with prize-winning electronic game machines exceeding the prescribed limit quantity.
3. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use the right to use business eligibility certificates for between three (3) and six (6) months, for first-time violations;
b/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for twenty four (24) months, for recidivism.
4. Remedial measures:
a/ Forcible destruction or forcible re-export of prize-winning electronic game machines in excessive quantity or of types of or for categories of prize-winning electronic games not permitted by law;
b/ Forcible refund of all earnings from administrative violations.
Article 41. Violations of regulations on elaboration, sending and announcement of game rules
1. Caution is imposed for failure to announce game rules.
2. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 is imposed on enterprises that fail to send game rules to competent state management agencies defined in this Decree.
3. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that fail to elaborate game rules.
4. Additional sanction:
Deprivation of the right to use the right to use business eligibility certificates for between one (1) month and two (2) months, for administrative violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
5. Remedial measure:
Forcible elaboration, sending and announcement of game rules in accordance with law.
Article 42. Violations of regulations on monitoring and management of persons eligible for playing prize-winning electronic games and persons permitted to enter and leave business facilities
1. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that fail to keep books for monitoring or grant cards for controlling persons entering and leaving their business facilities.
2. A fine of between VND 180,000,000 and 200,000,000 is imposed on enterprises that permit persons to enter and leave their business facilities in contravention of law.
3. Additional sanctions:
a/ Deprivation of the right to use the right to use business eligibility certificates for between one (1) month and two (2) months, for administrative violations specified in Clause 1 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between six (6) and twelve (12) months, for administrative violations specified in Clause 2 of this Article which are committed for the first time;
c/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for twenty four (24) months, for recidivism of violations specified in Clause 2 of this Article.
4. Remedial measure:
Forcible compliance with regulations on monitoring and management of persons eligible for playing prize-winning electronic games and persons permitted to enter and leave business facilities.
Article 43. Violations of regulations on obligations of players
1. A caution is imposed on persons who fail to properly observe game rules and internal rules of business facilities already announced by enterprises.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed on persons that cause insecurity, social disorder and unsafety at business facilities.
3. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on persons that cheat while playing prize-winning electronic games at business facilities. A fine doubling this fine level is imposed on organizations and individuals that commit the violations specified in this Clause.
4. Additional sanction:
Deprivation of the right to use business eligibility certificates for three (3) months, for enterprises that commit the violation specified in Clause 3 of this Article.
5. Remedial measure:
Forcible compliance with regulations on obligations of players.
Article 44. Violations of regulations on management of tokens
1. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 is imposed on enterprises that use tokens which do no fully satisfy the technical conditions.
2. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 is imposed on enterprises that fail to register their tokens with state management agencies under regulations.
3. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that use tokens of other enterprises or other than those registered with state management agencies.
4. Additional sanctions:
a/ Confiscation of all tokens, for violations specified in Clauses 1 and 3 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between one (1) month and two (2) months, for administrative violations specified in Clause 2 of this Article.
5. Remedial measure:
Forcible compliance with regulations on management of tokens.
Article 45. Violations of regulations on management of prize-winning electronic game machines and equipment
1. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 is imposed on enterprises that fail to keep books for management of prize-winning electronic game machines.
2. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 is imposed on enterprises that purchase and manage spare equipment in contravention of law.
3. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that purchase prize-winning electronic game machines, which do not fully satisfy the technical conditions prescribed by law, from manufacturers or suppliers not on the list announced by competent state management agencies.
4. Additional sanctions:
a/ Confiscation of all violating prize-winning electronic game machines and equipment, for violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article;
b/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between one (1) month and two (2) months, for administrative violations specified in Clause 2 of this Article;
c/ Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between three (3) and six (6) months, for administrative violations specified in Clause 3 of this Article.
5. Remedial measure:
Forcible compliance with regulations on keeping management books, for violations specified in Clause 1 of this Article.
Article 46. Violations of regulations on internal control, managers and executive officers
1. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 is imposed on enterprises that fail to elaborate and issue regulations on internal management at business facilities.
2. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that fail to set up their internal control sections in accordance with law;
3. A fine of between VND 180,000,000 and 200,000,000 is imposed on enterprises that appoint managers and executive officers who fail to fully satisfy standards and conditions prescribed by law.
4. Remedial measure:
Forcible compliance with regulations on internal control, managers and executive officers.
Article 47. Violations of regulations on prize payout and certification of winnings
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 is imposed on enterprises that intentionally delay the payout of prizes to players without plausible reasons.
2. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that certify winnings for ineligible persons or of a value different from the actual winning value.
3. Remedial measures:
a/ Forcible payout of prizes to players at their and according to game rules;
b/ Forcible revocation of written certifications of winnings which are improperly made.
Article 48. Violations of regulations on discounts, sales promotion and financial management regime
1. A fine of between VND 60,000,000 and 70,000,000 is imposed on enterprises that violate the financial management regime promulgated by a competent state management agency.
2. A fine of between VND 90,000,000 and 100,000,000 is imposed on enterprises that violate this Decree’s provisions on discounts and sales promotion.
3. Additional sanction:
Deprivation of the right to use business eligibility certificates for between one (1) month and two (2) months, for administrative violations specified in Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
a/ Forcible recovery of all sales promotion expenses illegally spent;
b/ Forcible compliance with regulations on violations of the financial management regime.
Article 49. Competence to sanction administrative violations
1. Financial inspectors at all levels on duty may:
a/ Impose caution;
b/ Apply the remedial measures specified at Points a and b, Clause 4, Article 36 of this Decree.
2. Chief inspectors of provincial-level Finance Departments and equivalent post holders who are assigned to perform the specialized inspection function may:
a/ Impose caution;
b/ Impose fine of up to VND 50,000,000;
c/ Confiscate material evidences and means used for commission of administrative violations which are of a value not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;
d/ Apply the remedial measures specified in Clause 4, Article 36 of this Decree.
3. Heads of specialized inspection teams of the Ministry of Finance may:
a/ Impose caution;
b/ Impose fine of up to VND 140,000,000;
c/ Confiscate material evidences and means used for commission of administrative violations which are of a value not exceeding the fine level specified at Point b of this Clause;
d/ Apply the remedial measures specified in Clause 4, Article 36 of this Decree.
4. The Chief Inspector of the Ministry of Finance may:
a/ Impose caution;
b/ Impose fine of up to VND 200,000,000;
c/ Deprive of the right to use business eligibility certificates for a definite time under this Decree;
d/ Confiscate material evidences and means used for commission of administrative violations;
dd/ Apply the remedial measures specified in Clause 4, Article 36 of this Decree.
5. Chairpersons of People’s Committees at all levels may, within the ambit of their powers as provided in the law on handling of administrative violations, sanction administrative violations in the business of prize-winning electronic games under this Decree.
6. In addition to the persons with sanctioning competence specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, persons competent to sanction administrative violations from other agencies defined in the law on handling of administrative violations may, within the ambit of their assigned functions and tasks, sanction administrative violations prescribed in this Decree which they detect in the fields or localities under their management.
Article 50. Sanctioning procedures and other matters
1. Sanctioning principles and statute of limitations, time limits upon the expiration of which a person is regarded as having never been administratively sanctioned, sanctioning procedures, execution and enforcement of sanctioning decisions comply with the Law on Handling of Administrative Violations and guiding documents.
2. The lodging and settlement of complaints and denunciations about decisions on sanctioning administrative violations in the business of prize-winning electronic games comply with the law on complaints and denunciations.