Chương II Nghị định 83/2017/NĐ-CP: Phòng ngừa sự cố, tai nạn và công tác chuẩn bị cứu nạn, cứu hộ
Số hiệu: | 83/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 04/10/2017 |
Ngày công báo: | 30/07/2017 | Số công báo: | Từ số 527 đến số 528 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/10/2017.
Theo đó, người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ thì trong thời gian được huy động sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trợ cấp ngày công lao động, bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ chi phí đi lại; hỗ trợ tiền ăn theo quy định tại điểm a, b Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP .
- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, phụ cấp khi làm việc trong môi trường độc hại, phụ cấp khu vực theo chế độ hiện hành.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cũng được hưởng chế độ theo điểm a, b Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP .
Quyết định 44/2012/QĐ-TTg hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 83/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan thông tin, truyền thông có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng đối tượng quản lý.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và thẩm định nội dung, thời lượng phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về cứu nạn, cứu hộ, phù hợp với từng lứa tuổi của học sinh, sinh viên để lồng ghép vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác theo quy định tại Luật phổ biến, giáo dục pháp luật cho phù hợp với từng cấp học, ngành học.
4. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, người lao động trong cơ sở; lực lượng dân phòng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ, vận động nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn.
1. Các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn bao gồm:
a) Đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị, phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn khi xây dựng, sử dụng, sửa chữa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, giao thông, phòng cháy và chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Ở khu vực dễ xảy ra đuối nước, dễ ngã xuống vực, hố sâu, điểm dễ trượt ngã nguy hiểm khác phải có biển cảnh báo nguy hiểm, biển cấm hoặc có các giải pháp để bảo đảm an toàn.
c) Ở khu vực phát sinh, tồn dư khói, khí độc phải có biển cảnh báo, biển cấm.
d) Khi hoạt động ở khu vực, địa điểm dễ sạt lở thì phải có biển cảnh báo, biển cấm hoặc các giải pháp để bảo đảm an toàn.
đ) Nơi chứa hóa chất độc hại phải bố trí, sắp xếp và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng chống cháy, nổ, rò rỉ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật.
e) Xe ô tô hoạt động kinh doanh vận tải phải có các thiết bị, dụng cụ bảo hộ, cứu nạn, cứu hộ ban đầu, khi tham gia giao thông phải thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
g) Các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy phải trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật.
h) Đối với các công trình, phương tiện, thiết bị khác, cần tự trang bị phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ, bố trí lối thoát hiểm, các biện pháp an toàn phù hợp với điều kiện hoạt động của các công trình, phương tiện, thiết bị đó.
2. Người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm khi xảy ra sự cố, tai nạn và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
b) Đề ra tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất và một số tình huống sự cố, tai nạn đặc trưng khác có thể xảy ra; khả năng xảy ra các nguy hiểm tiếp theo của sự cố, tai nạn theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật cứu nạn, cứu hộ và các công việc phục vụ cứu nạn, cứu hộ phù hợp với từng giai đoạn của tình huống sự cố, tai nạn xảy ra.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ
Kế hoạch thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Chuẩn bị về lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ;
b) Chuẩn bị về phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp với tình hình đặc điểm của cơ quan, tổ chức, cơ sở và địa phương;
c) Phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp để tổ chức ứng phó với các tình huống sự cố, tai nạn có thể xảy ra;
d) Kinh phí bảo đảm cho hoạt động cứu nạn, cứu hộ;
đ) Kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện.
3. Trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở);
b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm xây dựng phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định này (phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ).
4. Phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ được bổ sung, chỉnh sửa kịp thời khi có thay đổi về tính chất, đặc điểm sự cố, tai nạn có thể xảy ra và các điều kiện liên quan đến hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
5 . Phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này được lưu hồ sơ và sao gửi cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được quản lý tại cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
6. Chế độ và trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ
a) Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất hai năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;
b) Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được tổ chức thực tập, diễn tập ít nhất mỗi năm một lần và đột xuất khi có yêu cầu;
c) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý;
d) Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
7. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng, thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ.
8. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ sở có trách nhiệm phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ cơ sở;
b) Đối với phương án cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ:
- Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt;
- Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
- Giám đốc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện, thiết bị của các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được ủy quyền phê duyệt;
- Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tổ chức lực lượng, phương tiện, thiết bị thường trực sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành bố trí lực lượng, phương tiện, thiết bị thường trực cứu nạn, cứu hộ 24/24 giờ.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng chuẩn bị lực lượng, phương tiện, thiết bị sẵn sàng tham gia cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phải được đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, kỹ năng tham mưu, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu người bị nạn; kỹ năng sử dụng các phương tiện, thiết bị, dụng cụ cứu nạn, cứu hộ và các kỹ năng cần thiết khác.
Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng dân phòng được bồi dưỡng, huấn luyện về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
Cá nhân, hộ gia đình cư trú trên địa bàn xã, phường, thị trấn được hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ.
2. Trách nhiệm tổ chức và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Việc đào tạo công tác cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Trường Đại học Phòng cháy và chữa cháy và các cơ sở giáo dục, đào tạo có đủ điều kiện đảm nhiệm;
b) Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Bộ Công an bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ trong toàn lực lượng Công an nhân dân, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở và lực lượng khác khi được đề nghị;
c) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh, Công an cấp tỉnh bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền quản lý, lực lượng dân phòng, phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng khác khi được đề nghị;
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn kỹ năng thoát hiểm, kiến thức cần thiết về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng dân phòng và cho cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn;
đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành, phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
3. Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định;
b) Thời gian bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho các lực lượng phòng cháy và chữa cháy khác:
- Thời gian huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ lần đầu từ 32 giờ đến 48 giờ;
- Thời gian bồi dưỡng bổ sung hàng năm về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ tối thiểu là 16 giờ;
- Thời gian huấn luyện lại để được cấp chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ sau khi giấy này hết thời hạn sử dụng tối thiểu là 32 giờ.
4. Kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện về nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan, tổ chức, cơ sở tổ chức lớp bồi dưỡng, huấn luyện chịu trách nhiệm chi trả theo quy định của pháp luật.
5. Hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị;
- Danh sách trích ngang lý lịch; giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên của người đăng ký dự lớp huấn luyện.
b) Cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và xin cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ, hồ sơ gồm:
- Đề nghị huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ;
- Sơ yếu lý lịch;
- Giấy khám sức khỏe có xác nhận của cơ sở y tế cấp huyện trở lên.
6. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ
a) Người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì được cấp chứng nhận;
b) Trường hợp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.
Thời hạn cấp, đổi, cấp lại chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu hoặc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xin đổi, cấp lại.
7. Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền cấp và có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp. Hết thời hạn này, phải được huấn luyện lại để được cấp Giấy chứng nhận mới, trừ trường hợp đã được bồi dưỡng bổ sung hàng năm theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
8. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể chương trình, nội dung bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất tự kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ.
2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo Nghị định này có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cháy, nổ, sự cố, tai nạn khác và các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ; trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, sơ hở, thiếu sót thì phải xử lý theo quy định của pháp luật và yêu cầu có biện pháp, kế hoạch, thời hạn và cam kết khắc phục.
4. Cơ quan, tổ chức, cơ sở được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều này.
PREVENTION OF EMERGENCIES, EMERGENCY SITUATIONS AND PREPARATION OF RESCUE
Article 7. Propagate, disseminate and educate on knowledge about rescue
1. Information and communication agencies shall propagate and provide law and knowledge on rescue to all people.
2. Heads of agencies, organizations, establishments and households shall propagate, educate and provide law and knowledge on rescue suitable to each management subject.
3. The Ministry of Education and Training shall take charge and cooperate with the Ministry of Public Security in establishing and evaluating content, duration of dissemination of basic knowledge and skills on rescue in accordance with each age group of students to integrate into the curriculum, extracurricular activities in schools and other educational institutions according to the Law on law popularization and education suitable to each educational level and discipline.
4. The Fire and Rescue Police Agency shall propagate and provide knowledge on rescue operations, form the “all people participating in rescue operations” movement; the internal response team and professional firefighters shall organize propagation and provide knowledge on rescue for officials, public employees, employees and laborers of the establishments; the patrol force shall organize propagation and provide knowledge on rescue, mobilize people to participate in local rescue operations.
Article 8. Emergency prevention applied to houses, construction works, sites, vehicles and equipment
1. Methods of emergency prevention include:
a) Houses, construction works, vehicles and equipment shall be applied methods of emergency prevention when being established, used or repaired in accordance with standards and regulations on construction, traffic, fire prevention and fighting and other relevant law provisions.
b) Locations at risk of drowning, slips, trips and falls shall be installed warning signs, forbidden signs or methods of safety assurance.
c) Locations that have hazardous air pollutants or their residue shall be installed warning signs or forbidden signs.
d) Operations in areas or sites at risk of land slide shall have warning signs, forbidden signs or methods of safety assurance.
dd) Places containing toxic chemicals shall be arranged and executed methods of safety assurance, prevention of fire, explosion and leakage in accordance with professional standards and regulations.
e) Auto used for transport business shall be equipped tools and equipments for initial rescue, shall comply with the regulations on traffic rules and safety in accordance with law provisions when joining in traffic.
g) Establishments at risk of fire, explosion and motor vehicles with special fire safety requirements shall be equipped vehicles and equipment for fire-fighting and rescue, arrange emergency exits and methods of safety in accordance with law provisions.
h) Other construction works, vehicles and equipment shall be equipped vehicles, equipment and tools for rescue, arrange exits and methods of safety in accordance with the requirements for operation of such construction works, vehicles and equipment.
2. Heads of the establishments, owners of vehicles and People’s Committees of commune, ward or district-level town shall, within the ambit of their tasks and powers, implement the methods specified in Clause 1 this Article.
Article 9. Recue drills by fire departments
1. The rescue plans must ensure the following basic requirements and contents:
a) Specify the nature and characteristics of danger when emergencies, emergency situations occur and requirements related to rescue operations;
b) Construct the worst-case scenario and some typical scenarios of emergency situations, emergencies and their development rates;
c) Formulate a plan for mobilizing forces, vehicles, cooperation, technical measures, rescue tactics and rescue tasks suitable for each stage of the emergency situation or emergency.
2. Formulation of rescue plans
Rescue plan shall include the following basic contents:
a) Prepare human forces for rescue operations;
b) Prepare vehicles and equipment for rescue in accordance with the characteristics of agencies, organizations, establishments and localities;
c) Assign tasks and cooperating mechanism to cope with emergencies and emergency situations likely to occur;
d) Funding for rescue operations;
dd) Inspect and urge the organization of implementation.
3. Responsibilities for formulating rescue plans
a) Chairperson of People’s Committees of communes, heads of establishments shall organize and monitor the formulation of rescue plans under their management in cases specified in Clause 1 Article 13 hereof (initial rescue plans);
b) The Fire and Rescue Police Agency shall organize and monitor the formulation of rescue plans in cases specified in Clause 2 Article 13 hereof (rescue plans of the Fire and Rescue Police Agency).
4. The plans for rescue shall be supplemented and amended in a timely manner when there are changes in the characteristics and nature of the emergency situations, emergencies likely to occur and the requirements related to rescue operations.
5 . The plans for rescue formulated in accordance with Point a Clause 3 this Article shall be stored and made a copy to send to the Fire and Rescue Police Agency; the plans for rescue formulated in accordance with Point b Clause 3 this Article shall be managed at the Fire and Rescue Police Agency.
6. The order and responsibilities for organizing the rescue drills
a) The rescue plan formulated in accordance with Point a Clause 3 this Article shall be practiced at least once every two years and irregular rescue drills shall be conducted on request;
b) The rescue plan formulated in accordance with Point b Clause 3 this Article shall be practiced at least once per year and irregular rescue drills shall be conducted on request;
c) Heads of agencies, organizations, establishments, Chairpersons of the People’s Committees of communes shall organize the rescue drills under their management;
d) The Head of the Fire and Rescue Police Agency shall organize the rescue drills under his/her management.
7. The Fire and Rescue Police Agency shall provide instructions, inspect and urge the formulation and performance of rescue drills.
8. Authority to approve the plan for rescue
a) Heads of establishments and Chairpersons of the People’s Committees of communes shall approve the internal plan for rescue;
b) Regarding the plan for rescue of the Fire and Rescue Police agency:
- Head of Division of Fire safety and Rescue Police affiliated to the Public Security of provinces shall approve the plans for rescue using human forces, vehicles and equipment of the Fire and Rescue Police within their competence; in the event of mobilization of human forces, vehicles and equipment from other police forces, the rescue plans shall be granted approval by directors of the Public Security of provinces; in the event of mobilization of human forces, vehicles and equipment from organizations and agencies in the administrative division, the rescue plans shall be granted approval by Chairpersons of the People’s Committees of the same level;
- Heads of Divisions of Fire safety and Rescue Police affiliated to the Public Security of provinces shall approve the plans for rescue using human forces, vehicles and equipment of the Fire and Rescue Polices within their competence; in the event of mobilization of human forces, vehicles and equipment from other police forces, from organizations and agencies in administrative divisions under district-level management, the rescue plans shall be granted approval by Chairpersons of the People’s Committees of district-level;
- Directors of Divisions of Fire safety and Rescue Police of provinces shall approve the plans for rescue using human forces, vehicles and equipment of affiliated units of Fire safety and Rescue Polices; in the event of mobilization of human forces, vehicles and equipment from other police forces, from organizations and agencies in administrative divisions under provincial-level management, the rescue plans shall be granted approval by Chairpersons of the People’s Committees at the provinces or authorized persons;
- Directors of the Fire and Rescue Police Departments shall approve the plans for rescue using human forces, vehicles and equipment from fire departments, public security forces of central-affiliated cities and provinces.
Article 10. Preparation of human forces, vehicles and equipment for rescue operations
1. The Fire and Rescue Police agencies shall organize human forces, vehicles and equipment to be available for rescue around the clock.
2. The professional firefighters shall arrange human forces, vehicles and equipment to be available for rescue around the clock.
3. The internal response team and the patrol force shall prepare human forces, vehicles and equipment ready to participate in rescue operations when required.
Article 11. Education, training, retraining and instruction of knowledge about rescue
1. The Fire safety and Rescue Police force shall be provided training courses in law and professional skills on rescue, consulting skills, organization of rescue operations, consultancy on initial medical measures and first aid for victims; the use of vehicles, equipment and tools for rescue, other necessary skills.
The internal response team, professional firefighters and the patrol force shall be provided training courses in law and necessary professional skills on rescue operations.
Individuals and households living in the Commune, Ward or district-level town shall be instructed survival skills and necessary knowledge about rescue.
2. Responsibilities for organization and implementation of education, training, retraining and instruction of professional operation of rescue
a) The training of rescue operations for the fire departments shall be provided by the University of Fire Fighting & Prevention and eligible educational institutions;
b) The Fire and Rescue Police Department and the Ministry of Public Security shall provide training courses in professional operation of rescue to the Fire safety and Rescue Police force, rescue force in the entire People’s Public Security Force, the internal response team, professional firefighters and other forces upon request;
c) The Fire and Rescue Police Agencies at the provinces and the police forces at the provinces shall provide training courses in professional operation of rescue to the Fire safety and Rescue Police force under their management, the patrol force, the internal response team and other forces upon request;
d) People’s Committees of commune, ward or district-level town (hereinafter referred o as commune) shall instruct survival skills and necessary knowledge about rescue to the patrol force and the individuals and households living in the administrative division;
dd) Heads of agencies, organizations and establishments shall provide training courses in professional operation of rescue to the internal response teams and professional firefighters.
3. Duration of training and retraining of professional operation of rescue
a) The duration of training and retraining courses in professional operation of rescue applied to the Fire and Rescue Police force shall be regulated by the Minister of Public Security;
b) Duration of training and retraining of professional operation of rescue applied to other fire departments:
- Duration of first training course in rescue is 32 – 48 hours;
- Duration of annual retraining courses in rescue is at least 16 hours;
- Duration of retraining for reissuance of the expired certificate of professional operation of rescue is at least 32 hours.
4. Expenses for the organization of the training courses shall be incurred by agencies, organizations and establishments organizing such courses in accordance with law provisions.
5. Application for the issuance of the certificate of professional operation of rescue
a) For agencies, organizations and establishments, the documents include:
- Written request;
- Resumes and health certificates approved by medical agencies at district-level or higher of participants in the training course.
b) For individuals who need to take part in the training and apply for the issuance of the certificate of professional operation of rescue, the documents include:
- Written request for the training of professional operation of rescue;
- Resumes;
- Health certificates approved my medical agencies at district-level or higher.
6. Procedures for issuance, replacement and re-issuance of the certificate of professional operation of rescue
a) The subjects completed the training courses in rescue with satisfactory results shall be issued the certificate;
b) In case the certificate of professional operation of rescue is damaged, it may be changed, if lost, it may be re-granted.
The time for issuance, replacement and re-issuance of the certificate of professional operation of rescue is 05 working days from the date on which the result is confirmed as satisfactory or a written request for re-issuance or replacement is received.
7. Certificate of professional operation of rescue issued by competent Fire and Rescue Police agencies are valid nationwide for a period of 05 years from the date of issuance. After this period, re-training is compulsory for re-issuance of certificate, except for subjects had taken annual re-training courses in accordance with Point b Clause 3 this Article.
8. Minister of Public Security shall specify the program and content of the training and retraining of professional operation of rescue.
Article 12. Inspection of requirements for ensuring the safety of rescue
1. Chairpersons of People’s Committees of communes, heads of agencies, organizations and establishments shall, within the ambit of their tasks and powers, conduct periodic or irregularly inspection on their conditions for ensuring safety on fire, explosion, emergencies, other emergency situations and their conditions, methods, measures and plans for rescue.
2. The Fire and Rescue Police Agencies shall, within the ambit of their tasks and powers and according to this Decree, conduct periodic or irregular inspection on the conditions for ensuring safety on fire, explosion, emergencies, other emergency situations and the conditions, methods, measures and plans for rescue of the subjects under management.
3. The inspection specified in Clause 1 and 2 this Article shall be made into a record and stored; if any violation is found, it shall be handled according to law provisions with measures, plans, deadline and commitment to eliminate the violation.
4. Inspected agencies, organizations and establishments shall fulfill the requirements of the inspecting authority in accordance with Clause 3 this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 11. Đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, hướng dẫn kiến thức về cứu nạn, cứu hộ
Điều 12. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn về cứu nạn, cứu hộ
Điều 25. Bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Điều 43. Biểu mẫu về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy