Chương IV Nghị định 83/2017/NĐ-CP: Nhiệm vụ, quyền hạn và bố trí lực lượng cứu nạn, cứu hộ
Số hiệu: | 83/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 18/07/2017 | Ngày hiệu lực: | 04/10/2017 |
Ngày công báo: | 30/07/2017 | Số công báo: | Từ số 527 đến số 528 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04/10/2017.
Theo đó, người được huy động làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ thì trong thời gian được huy động sẽ được hưởng các chế độ sau:
- Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trợ cấp ngày công lao động, bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ chi phí đi lại; hỗ trợ tiền ăn theo quy định tại điểm a, b Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP .
- Người hưởng lương từ ngân sách nhà nước được trả nguyên lương và các khoản phụ cấp, phụ cấp đi đường và tiền tàu xe, phụ cấp khi làm việc trong môi trường độc hại, phụ cấp khu vực theo chế độ hiện hành.
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân cũng được hưởng chế độ theo điểm a, b Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP .
Quyết định 44/2012/QĐ-TTg hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định 83/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành.
3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
4. Lực lượng dân phòng,
1. Ở cấp trung ương:
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia;
đ) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
e) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy và Công an các cấp;
g) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
h) Thực hiện hợp tác quốc tế về cứu nạn, cứu hộ;
i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
k) Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ.
2. Ở cấp tỉnh:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy nhiêu huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia (gọi chung là cấp huyện);
đ) Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;
e) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;
g) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp huyện; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
k) Sơ kết, tổng kết, tổ chức nghiên cứu, phổ biến và ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác cứu nạn, cứu hộ;
l) Thực hiện hỗ trợ quốc tế về cứu nạn, cứu hộ khi có yêu cầu.
3. Ở cấp huyện:
a) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện quản lý nhà nước về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền;
b) Tham mưu, đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
c) Chỉ đạo lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc quyền thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ;
d) Chỉ đạo, chỉ huy công tác cứu nạn, cứu hộ đối với trường hợp cần huy động người, phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy cấp xã;
đ) Là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin về các sự cố, tai nạn cần cứu nạn, cứu hộ; thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và ngoài địa bàn khi được huy động;
e) Hướng dẫn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ; xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn;
g) Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện, tổ chức lực lượng, thực hiện chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn về pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về phòng ngừa sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi quản lý và Công an cấp xã; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ;
h) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
i) Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ;
k) Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.
1. Tại Bộ Công an:
- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Phòng Công tác cứu nạn, cứu hộ;
- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm ứng phó về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Trung tâm huấn luyện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Tại Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh
a) Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Công an cấp tỉnh:
- Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ;
- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
b) Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh:
- Đội, Tổ Cảnh sát cứu nạn, cứu hộ;
- Phòng Cứu nạn, cứu hộ;
- Lực lượng cứu nạn, cứu hộ của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh.
Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ theo Nghị định này.
1. Giúp người đứng đầu cơ sở thực hiện quản lý về cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra thuộc phạm vi quản lý và khi được huy động.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
5. Bồi dưỡng, huấn luyện, đề xuất chế độ chính sách về cứu nạn, cứu hộ; lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ.
6. Thực hiện công tác thống kê về sự cố, tai nạn và cứu nạn, cứu hộ.
7. Sơ kết, tổng kết về công tác cứu nạn, cứu hộ.
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cứu nạn, cứu hộ, lập và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ theo thẩm quyền.
2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp về phòng ngừa và tổ chức cứu nạn, cứu hộ.
3. Thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn và khi được huy động.
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức và các biện pháp, kỹ năng cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi quản lý.
TASKS, POWERS AND ASSIGNMENT OF RESCUE FORCES
Article 23. Fire departments performing rescue operations
1. The Fire and Rescue Police force.
2. The professional firefighters.
3. The internal response team.
4. The patrol force.
Article 24. Tasks and powers on rescue of the Fire and Rescue Police force
1. At central level:
a) Assist the Minister of Public Security in carrying out state management of rescue within their competence;
b) Advise and propose policies and laws on prevention of emergencies, emergency situations and the rescue operation;
c) Direct the fire department in implementing measures and methods on prevention and organization of rescue;
d) Direct and monitor the rescue operations in cases that need to mobilize human forces, vehicles and equipment from fire departments of central-affiliated cities and provinces;
dd) Guide the propagation and provision of laws, knowledge, measures and skills on rescue; form the “all people participating in rescue operations” movement; establish and organize rescue drills;
e) Organize training, re-training, organization of forces and implementation of regulations and standards of rescue for the Fire and Rescue Police force; provide guidance on laws and professional skills on rescue to fire departments and polices at all levels;
g) Test, inspect, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on rescue according to the provisions of law;
h) Carry out international cooperation on rescue;
i) Carry out statistical works on emergencies, emergency situations and rescue operations;
k) Make preliminary and final reports, organize assignments of study, propagation and application of science and technology in rescue operations.
2. At provincial level:
a) Assist the Chairperson of the People’s Committee at the same level in carrying out state management of rescue within their competence;
b) Advise and propose policies and laws on prevention of emergencies, emergency situations and the rescue operation;
c) Monitor the fire department under their management on implementing measures and methods on prevention and organization of rescue;
d) Direct and monitor the rescue operations in cases that need to mobilize human forces, vehicles and equipment from fire departments of districts, district-level town, central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as “districts”);
dd) Act as the focal point in receiving and processing information about emergencies and emergency situations that need rescue; carry out rescue operations for emergencies and emergency situations in the administrative division and outside if mobilized;
e) Guide the propagation and provision of laws, knowledge, measures and skills on rescue; form the “all people participating in rescue operations” movement at the administrative division;
g) Organize training, re-training, organization of forces and implementation of regulations and standards on rescue for the Fire and Rescue Police force under their management; provide guidance on laws and professional skills on emergency and emergency situation prevention and rescue to fire departments under their management and polices at district-level; establish and organize rescue drills;
h) Test, inspect, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on rescue according to the provisions of law;
i) Carry out statistical works on emergencies, emergency situations and rescue operations;
k) Make preliminary and final reports, organize assignments of study, propagation and application of science and technology in rescue operations;
l) Carry out international support on rescue upon request.
3. At district-level:
a) Assist the Chairperson of the People’s Committee at the same level in carrying out state management of rescue within their competence;
b) Advise and propose policies and laws on prevention of emergencies, emergency situations and the rescue operation;
c) Monitor the fire department under their management on implementing measures and methods on prevention and organization of rescue;
d) Direct and monitor the rescue operations in cases that need to mobilize human forces, vehicles and equipment from fire departments of commune-level;
dd) Act as the focal point in receiving and processing information about emergencies and emergency situations that need rescue or relief; carry out rescue operations for emergencies and emergency situations in the administrative division and outside if mobilized;
e) Guide the propagation and provision of laws, knowledge, measures and skills on rescue; form the “all people participating in rescue operations” movement at the administrative division;
g) Organize training, re-training, organization of forces and implementation of regulations and standards on rescue for the Fire and Rescue Police force under their management; provide guidance on laws and professional skills on emergency and emergency situation prevention, rescue to fire departments under their management and polices at commune-level; establish and organize rescue drills;
h) Test, inspect, settle complaints and denunciations and handle violations of the law on rescue according to the provisions of law;
i) Carry out statistical works on emergencies, emergency situations and rescue operations;
k) Make preliminary and final reports on rescue operations.
Article 25. Assignment of rescue forces of the Fire and Rescue Police
1. At the Ministry of Public Security:
- The rescue forces of the Fire and Rescue Police Department;
- The rescue forces of the Rescue Division;
- The rescue forces of the Fire and Rescue Response Center;
- The rescue forces of the Fire and Rescue training center.
2. At the Fire Department and Police Department of provincial level
a) The rescue forces of the Police of provincial level:
- Team and group of rescue police;
- The rescue forces of the Fire and Rescue Police Division;
The rescue forces of the Fire and Rescue Police of provincial level:
- Team and group of rescue police;
- Rescue Division;
- The rescue forces of the Fire and Rescue Police of provincial level
Article 26. The standing force for rescue operation
The Fire and Rescue Police force shall be the standing force for rescue operation in accordance with this Decree.
Article 27. Tasks and powers on rescue of the internal response teams and professional firefighters
1. Assist the head of the establishment in carrying out management of rescue within their competence.
2. Implement measures and methods on prevention and organization of rescue.
3. Perform rescue operations on emergencies and emergency situations within their management and upon mobilization.
4. Propagate and provide education, knowledge, methods and skills of rescue within their management.
5. Provide training, re-training, propose regulations and standards on rescue; establish and organize rescue drills.
6. Carry out statistical works on emergencies, emergency situations and rescue operations.
7. Make preliminary and final reports on rescue operations.
Article 28. Tasks and powers on rescue of the patrol force
1. Assist the Chairperson of the People’s Committee at the commune-level in carrying out rescue operations, establish and organize rescue drills within their competence.
2. Implement measures and methods on prevention and organization of rescue.
3. Perform rescue operations on emergencies and emergency situations in administrative divisions and upon mobilization.
4. Propagate and provide education, knowledge, methods and skills of rescue within management.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực