Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 số 14/2012/QH13
Số hiệu: | 14/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 06/08/2012 | Số công báo: | Từ số 479 đến số 480 |
Lĩnh vực: | Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 14/2012/QH13 |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2012 |
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.
Luật này quy định quyền được thông tin về pháp luật và trách nhiệm tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân; nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và các điều kiện bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Công dân có quyền được thông tin về pháp luật và có trách nhiệm chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật.
2. Nhà nước bảo đảm, tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền được thông tin về pháp luật.
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó Nhà nước giữ vai trò nòng cốt.
2. Nhà nước bảo đảm nguồn lực cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được lồng ghép trong chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo; là một nội dung trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, Chính phủ quy định cụ thể chính sách hỗ trợ đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực.
2. Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm.
3. Đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân.
5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội.
1. Nội dung quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
đ) Thống kê, tổng kết về phổ biến, giáo dục pháp luật;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong phổ biến, giáo dục pháp luật;
g) Hợp tác quốc tế về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm:
a) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình, kế hoạch dài hạn, trung hạn về phổ biến, giáo dục pháp luật; chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
1. Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được thành lập ở trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, là cơ quan tư vấn cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và huy động nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ là Bộ Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Sở Tư pháp, của Ủy ban nhân dân cấp huyện là Phòng Tư pháp.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Truyền đạt sai lệch, phê phán nội dung pháp luật được phổ biến; không cung cấp thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu có nội dung sai sự thật, trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Lợi dụng phổ biến, giáo dục pháp luật để xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền chính sách thù địch, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Cản trở việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật của công dân, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Lợi dụng việc thực hiện quyền được thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật để gây cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gây mất trật tự, an toàn xã hội.
1. Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
2. Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
3. Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
1. Họp báo, thông cáo báo chí.
2. Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
3. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư.
4. Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật.
5. Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở.
6. Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
7. Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
8. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lại hiệu quả.
1. Văn phòng Chủ tịch nước chủ trì phối hợp với Văn phòng Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức họp báo và ra thông cáo báo chí về luật, pháp lệnh, nghị quyết chứa đựng quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội sau khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố.
2. Hằng tháng, Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ và cơ quan chủ trì soạn thảo ra thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3. Nội dung của thông cáo báo chí nêu rõ sự cần thiết, mục đích ban hành và nội dung chủ yếu của văn bản quy phạm pháp luật.
1. Các thông tin pháp luật sau đây phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức;
b) Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan ban hành hoặc do cơ quan, tổ chức phối hợp ban hành;
c) Các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức;
d) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được công bố để lấy ý kiến theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, khuyến khích các cơ quan, tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử các thông tin khác về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật, hỏi - đáp pháp luật cần thiết cho người dân.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, báo của các cơ quan bảo vệ pháp luật, báo và đài phát thanh, đài truyền hình cấp tỉnh xây dựng chương trình, chuyên trang, chuyên mục về pháp luật; đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật để phổ biến các quy định của pháp luật, tình hình thi hành pháp luật và các thông tin khác về pháp luật.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang xem xét, giải quyết vụ việc của công dân có trách nhiệm giải thích, cung cấp các quy định của pháp luật có liên quan trực tiếp đến vụ việc đang giải quyết hoặc hướng dẫn tìm kiếm, tra cứu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật khi công dân đó có yêu cầu.
2. Nhà nước có chính sách khuyến khích tổ chức tư vấn pháp luật, các tổ chức dịch vụ pháp lý khác, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật miễn phí cho nhân dân.
1. Tòa án nhân dân các cấp thông qua công tác xét xử tại trụ sở, lựa chọn các vụ án thích hợp có tính giáo dục cao để tổ chức xét xử lưu động nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tham dự phiên tòa và nhân dân.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua việc xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tổ chức đối thoại với người dân để kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân căn cứ vào đặc điểm của từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về dân tộc, tôn giáo, trách nhiệm tham gia bảo vệ, giữ gìn an ninh, quốc phòng, biên giới, chủ quyền quốc gia, biển, đảo, tài nguyên, khoáng sản và các lĩnh vực pháp luật khác gắn liền với đời sống, sản xuất của người dân.
2. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động; tư vấn pháp luật, cung cấp miễn phí thông tin, tài liệu pháp luật bằng tiếng dân tộc cho đồng bào dân tộc thiểu số; lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật trong các hoạt động văn hóa truyền thống.
3. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương; tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và ngư dân; chủ trì phối hợp với Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Kiểm lâm, Cảnh sát biển tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân ở khu vực biên giới, ven biển và hải đảo.
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong các doanh nghiệp tập trung vào quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động, pháp luật về việc làm, an toàn vệ sinh lao động, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật công đoàn và các quy định khác của pháp luật về lao động.
2. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp được chú trọng thực hiện thông qua việc phổ biến trực tiếp, niêm yết các quy định pháp luật tại nơi làm việc, tủ sách pháp luật, giỏ sách pháp luật, tờ gấp, lồng ghép trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bố trí thời gian, bảo đảm các điều kiện cần thiết để phổ biến, giáo dục pháp luật; phối hợp với tổ chức công đoàn tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp.
4. Tổ chức công đoàn có trách nhiệm chủ trì vận động người lao động tìm hiểu, học tập pháp luật.
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình tập trung vào các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình.
2. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho nạn nhân bạo lực gia đình được chú trọng thực hiện thông qua hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật miễn phí, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp tại nơi tạm lánh, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận ở cơ sở có trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng là nạn nhân bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình; huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.
4. Gia đình có trách nhiệm giáo dục thành viên thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới.
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật tập trung vào các quy định pháp luật về quyền của người khuyết tật; chế độ, chính sách của Nhà nước, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong việc tạo điều kiện, hỗ trợ người khuyết tật và các quy định khác của pháp luật liên quan đến người khuyết tật.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật được chú trọng thực hiện bằng hình thức, phương thức, phương tiện, tài liệu phù hợp với từng loại đối tượng người khuyết tật.
3. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
4. Cơ quan lao động - thương binh và xã hội giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chủ trì, phối hợp với tổ chức người khuyết tật các cấp, các cơ quan, tổ chức khác thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho người khuyết tật.
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, tùy theo từng đối tượng mà tập trung vào các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính; pháp luật về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc được chú trọng thực hiện thông qua chương trình học pháp luật, giáo dục công dân và lồng ghép trong chương trình học văn hoá, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng; phổ biến thông tin thời sự, chính sách; sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm đồng đẳng và các hình thức phù hợp khác.
3. Giám thị trại giam, hiệu trưởng trường giáo dưỡng, giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc và giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho phạm nhân, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo tập trung vào các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật về hình sự, thi hành án hình sự, xử lý vi phạm hành chính.
2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo được chú trọng thực hiện thông qua hình thức phổ biến pháp luật trực tiếp; sinh hoạt câu lạc bộ và các hình thức phù hợp khác.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan, cộng đồng dân cư và gia đình người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.
1. Nội dung giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân được xây dựng phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, phù hợp với mục tiêu giáo dục, ngành nghề đào tạo, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phổ thông, cơ bản, thiết thực và có hệ thống.
2. Nội dung giáo dục pháp luật đối với từng cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân được quy định như sau:
a) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục mầm non và tiểu học được lồng ghép thông qua nội dung giáo dục đạo đức, hình thành thói quen phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội, ý thức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, tạo tiền đề hình thành ý thức pháp luật;
b) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục trung học cơ sở, trung học phổ thông trang bị kiến thức ban đầu về quyền, nghĩa vụ của công dân, rèn luyện thói quen, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;
c) Nội dung giáo dục pháp luật trong chương trình giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học trang bị kiến thức cơ bản về nhà nước và pháp luật, kiến thức pháp luật liên quan đến ngành, nghề đào tạo.
1. Giáo dục chính khóa thông qua việc lồng ghép trong các hoạt động giáo dục ở cấp mầm non; môn học đạo đức ở cấp tiểu học; môn học giáo dục công dân ở cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông; môn học pháp luật, pháp luật đại cương, pháp luật chuyên ngành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học; các môn học trong cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Giáo dục ngoại khóa và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai thực hiện;
b) Xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng; biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành; bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của nhân dân;
c) Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, trang thông tin điện tử của cơ quan, các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn;
d) Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của bộ, ngành;
đ) Chỉ đạo các trường, cơ sở dạy nghề thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cấp học và trình độ đào tạo; quy định thời gian, lộ trình hoàn thành việc chuẩn hóa giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật.
3. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở dạy nghề.
1. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của ngành.
2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý; phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành cho nhân dân bằng hình thức phù hợp.
3. Kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động chuyên môn.
1. Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền chương trình, kế hoạch, đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật;
d) Tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hỗ trợ cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý, chú trọng thực hiện thông qua phổ biến pháp luật trực tiếp, đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử, báo, bản tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nếu có); kết hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn.
2. Bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc định kỳ mời báo cáo viên tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.
3. Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
1. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình; vận động nhân dân chấp hành pháp luật.
2. Phối hợp với cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân.
3. Xây dựng, tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật của tổ chức mình.
4. Vận động tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia và hỗ trợ hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.
5. Tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân; tổ chức phổ biến giáo dục, pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động chuyên môn; tạo điều kiện cho thành viên của tổ chức, công chức, viên chức, giảng viên, học viên, sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Cơ sở đào tạo luật, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức danh tư pháp có trách nhiệm tham gia bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
1. Căn cứ vào nội dung, hình thức giáo dục pháp luật ở từng cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật, bố trí giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật theo quy định của pháp luật.
2. Phối hợp với gia đình và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.
Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm gương mẫu chấp hành pháp luật; ông, bà, cha, mẹ có trách nhiệm giáo dục và tạo điều kiện cho con, cháu tìm hiểu, học tập pháp luật, rèn luyện ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân thông qua hoạt động tiếp xúc cử tri; giám sát việc thực hiện pháp luật.
1. Tích cực tìm hiểu, học tập pháp luật; tham gia các khóa học, lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về pháp luật; gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật.
2. Chủ động, tích cực kết hợp thực hiện việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động chuyên môn, thực thi nhiệm vụ.
3. Hỗ trợ, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực công tác.
1. Báo cáo viên pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận để kiêm nhiệm thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
2. Báo cáo viên pháp luật phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng, có uy tín trong công tác;
b) Có khả năng truyền đạt;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học luật và thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật ít nhất là 02 năm; trường hợp không có bằng tốt nghiệp đại học luật, nhưng có bằng tốt nghiệp đại học khác thì phải có thời gian công tác liên quan đến pháp luật ít nhất là 03 năm.
3. Thẩm quyền quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp tỉnh;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật của cơ quan nhà nước, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận cấp huyện.
4. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định công nhận báo cáo viên pháp luật có quyền miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp báo cáo viên pháp luật tổ chức rà soát, đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật.
5. Trình tự, thủ tục công nhận, miễn nhiệm báo cáo viên pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
1. Báo cáo viên pháp luật có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp văn bản quy phạm pháp luật, thông tin, tài liệu pháp luật phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật;
c) Được hưởng thù lao và chế độ theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo viên pháp luật có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo sự phân công; truyền đạt chính xác nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Không được tiết lộ bí mật nhà nước và thực hiện các hành vi bị cấm khác;
c) Hằng năm, báo cáo về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do mình thực hiện với cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
1. Người có uy tín, kiến thức, am hiểu về pháp luật được xem xét để công nhận là tuyên truyền viên pháp luật ở xã, phường, thị trấn hoặc được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận tuyên truyền viên pháp luật.
3. Tuyên truyền viên pháp luật và những người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật được cung cấp văn bản pháp luật; được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; hưởng thù lao, chế độ theo quy định của pháp luật.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm bố trí đủ cán bộ, công chức, viên chức, báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý; bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Chính phủ.
1. Kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức thụ hưởng ngân sách do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách.
2. Hằng năm, căn cứ vào nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của năm sau, cơ quan, tổ chức xây dựng dự toán kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng hợp chung vào dự toán ngân sách nhà nước của cấp mình trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 14/2012/QH13 |
Hanoi, June 20, 2012 |
LAW
ON LAW POPULARIZATION AND EDUCATION
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under the Resolution No.51/2001/QH10;
The National Assembly promulgates the Law on law popularization and education.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Law stipulates the rights being informed about law and the duty to study, learn law of citizens; content and form of law popularization and education; duty of competent agencies, organizations and individuals; and conditions ensuring for law popularization and education.
Article 2. The rights being informed about law and the duty to study, learn law of citizens
1. The citizens have the right being informed about law and have the duty to take the initiative in studying, learning law
2. The State shall ensure and facilitate for the citizens performing the rights being informed about law.
Article 3. Policy of the State on law popularization and education
1. Law popularization and education is duty of entire the policy system, in which the State takes the leading role.
2. The State shall ensure necessary resources for task about law popularization and education.
3. Implementing socialization in law popularization and education; commending and rewarding agencies, organizations and individuals actively contributing to law popularization and education.
4. Legal education in educational facilities of national educational system are integrated in educational program of educational levels and training qualifications; being a content in educational program of lower secondary education, upper secondary education, Professional education and higher education.
Article 4. Socialization of law popularization and education
The State encourages and has policy to assist, facilitate for agencies, organizations, enterprises, individuals participating in law popularization and education; mobilizes social resources contributing to law popularization and education.
The State encourages and has policy to assist, facilitate for agencies, organizations, enterprises, individuals participating in law popularization and education; mobilizes social resources contributing to law popularization and education.
Article 5. Principles of law popularization and education
1. Accuracy, sufficiency, clearness, intelligibleness, practical.
2. Being timely, regularly, having focus of interest or main point
3. Making variety forms of law popularization and education, being suitable with demand, age group, qualification of subjects being popularized, educated on law and and being suitable with the good traditional, customs and habits of national.
4. Linking execution of law, execution of duties about social-economical development, assurance of defense and security of national and localities and life each day of people.
5. Closely coordination between agencies, organizations, families and society.
Article 6. State management on law popularization and education
1. The content of state management on law popularization and education includes:
a) Formulating, promulgating legal documents, programs, plans on law popularization and education;
b) Directing, guiding and organizing implementation of law popularization and education;
c) Fostering knowledge of law, professional skills in law popularization and education;
d) Setting up and managing the national database of law;
dd) Making statistics, summarization relating to law popularization and education;
e) Inspection, examination, settlement over complaints, denunciation and handling violation in law popularization and education;
g) International cooperation on law popularization and education.
2. The state management agencies on law popularization and education include:
a) The Government shall carry out the unified management of law popularization and education;
b) The Ministry of Justice shall be responsible before the Government for implementation of state management on law popularization and education; assume the prime responsibility for formulation, and submitting to the Prime Minister for promulgation of programs, long-term and medium-term plans on law popularization and education; assume the prime responsibility for seting up the national database of law;
c) Ministries, ministerial-level agencies within their duties and powers shall responsible for coordination with the Ministry of Justice to implement state management on law popularization and education;
d) The People’s Committees at levels shall have responsibility for implementation of the state management on law popularization and education in localities.
Article 7. The coordinate council of law popularization and education
1. The coordinate councils of law popularization and education are established in centre, central-affiliated cities and provinces, district, towns and provincial cities. They are consulting agencies of the Goverment, provincial People’s Committees, district People’s Committees in law popularization and education and mobilizing resources for law popularization and education.
2. Standing agency of the coordinate council of law popularization and education under the Government is the Ministry of Justice; under provincial People’s Committee is the Department of Justice, under district People’s Committee is division of Justice.
3. The Prime Minister shall detail on component and duties, powers of the coordinate council of law popularization and education.
Article 8. Legal day of the Socialist Republic of Vietnam
On November 09 annually is the Legal day of the Socialist Republic of Vietnam. The Legal day is operated aiming to Honor Constitution, laws, to educate law-abiding consciousness for everyone in the society.
The Government details this Article.
Article 9. The prohibited acts
1. Wrongly communication of or criticizing with respect to the popularized content of laws; not supplying information, documents as prescribed by law; supplying information, documents with the content that is incorrect with truth, contrary to law, social ethics, national good tradition.
2. Abusing law popularization and education to distort the guidelines, lines of the Party, law of the State; propagating the hostile policy, sowing division with the great national unity; infringing lawful rights and interests of agencies, organizations and individuals.
3. Hindering implementation of rights being informed, studying, learning law of citizens, operation of law popularization and education of agencies, organizations and individuals.
4. Abusing implementation of rights being informed, studying, learning law to hinder normal operation of law popularization and education of agencies, organizations and individuals, causing social disorder and unsafety.
CONTENT, FORM OF LAW POPULARIZATION AND EDUCATION
SECTION 1. CONTENT, FORM OF LAW POPULARIZATION AND EDUCATION GENERALLY FOR CITIZENS
Article 10. Content of law popularization and education
1. Provisions of constitution, and legal law, which the main content is provisions of laws on civil, crime, administration, marriage and family, gender equality, land, construction, environment protection, labor, education, medicine, National defense and security, transport, basic rights and obligations of citizens, powers and duties of state agencies, cadres, officers, newly promulgated legal documents.
2. The International treaties which the Socialist Republic of Vietnam is members, international agreements.
3. The consciousness on legal respect and legal compliance, consciousness on law protection, interest of legal compliance, pattern of good persons, good works in legal implementation.
Article 11. Form of law popularization and education
1. The press meeting, press releases.
2. Popularizing law directly; consulting, guiding of legal studying; supplying information, documents on law.
3. Via means of mass media, loudspeakers, internet, panels, posters, agitation drawings; published in the Official Gazettes; publishing legal information on the website; posting in head office, on notice board of agencies, Organizations, residential areas.
4. Organizing the law-studying competitions.
5. Through adjudicating work, handling administrative violations, receiving citizens, settlement complaints, denunciation of citizens and other activities of agencies in the state machine; through operation of legal assistance, mediation at grassroots.
6. Integrating in activities of culture, literature, activities of policy organizations ands unions, clubs, law bookcases and other cultural institutions at grassroots.
7. Through programs on legal educations in educational facilities of national education system.
8. Other forms of law popularization and education being suitable with each specific object that competent agencies, organizations and individuals may apply to ensure law popularization and education bring effectiveness.
Article 12. The press meeting, press releases on legal documents
1. The office of the President shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Office of National Assembly, agency presiding over drafting, to organize a press meeting and issue press release relating to laws, ordinances, resolutions containing normative laws of National Assembly, The Standing committee of National Assembly after The State President have sign the order for announcement.
2. Monthly, the Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Officer of Government and agency presiding over drafting to issue press release relating to legal documents promulgated by the Government, the Prime Minister.
3. The content of press release state clearly the necessary, purposes of promulgation and major content of the legal documents.
Article 13. Publishing law information on the website
1. The following law information must be published on the website of Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy, State Audit, Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front and central agencies of socio-political organizations, People’s Councils, People’s Committees at provincial level.
a) Legal documents relating to operation field of agencies, organizations;
b) Legal documents promulgated by agencies or coordinate-promulgated by agencies and organizations;
c) The administrative procedures relating directly to people, enterprises within their duties;
d) Drafts of legal document being published to get comments as prescribed by law.
2. In addition to information specified in clause 1 of this Article, agencies, organizations are encouraged to publish on their website other information regarding to activities of formulating and executing law, legal question and answer which is necessary for people.
Article 14.The law popularization and education on means of mass media
Vietnam Television, Voice of Vietnam, Vietnam News Agency, People Newspaper, newspaper of law-protecting agencies, newspaper and provincial radio and television stations set up programs, specialized papers, specialized items on law; diversify forms of law popularization and education to popularize provisions of laws, situation of law executing and other information about law.
Article 15. Consulting, guiding of legal studying; supplying information, documents on law
1. Agencies, organizations, individuals considering, settling cases of a citizen have responsibility for interpretation, supply on provisions of law that relating directly to the settling cases or guidance for searching on the national legal database as requested by such citizen.
2. The State has incentive policy for organizations consulting law, other organizations of legal service, training institutions and studying institutions specialized in law to implement consultancy, guidance legal studying, free supply of information, legal materials for people.
Article 16. Law popularization and education through adjudicating work, handling administrative violations, receiving citizens, settlement complaints, denunciation
1. People’s Court at levels through adjudicating activities at their head office, select suitable lawsuits having hight educational nature to organize itinerant adjudicating aiming to popularize, educate law for persons taking part in the court sessions and the people.
2. The competent agencies through handling administrative violations, receiving citizens, settlement complaints, denunciation, organizing dialogue with the people to combine with Law popularization and education.
SECTION 2. CONTENT, FORM OF LAW POPULARIZATION AND EDUCATION FOR SOME SPECIFIC SUBJECTS
Article 17. Law popularization and education for the persons in ethnic minority areas, mountainous and remote areas, border, coastal and island areas, areas with particularly difficult social-economic conditions and fishers.
1. Law popularization and education for the persons in ethnic minority areas, mountainous and remote areas, border, coastal and island areas, areas with particularly difficult social-economic conditions and fishers based on characteristics of each subjects to focus in provisions of law on national, religion, duty to take part in protection and preserving security, defence, borders, national sovereignty, sea, island, nature resources, minerals and other legal fields attaching to life, manufacture of such persons.
2. Law popularization and education for the persons in ethnic minority areas, mountainous and remote areas, border, coastal and island areas, areas with particularly difficult social-economic conditions and fishers is attached importance to perform through mediation at grassroots, itinerant legal aid, free consultancy and supply legal information, materials in ethnic languages for minorities; integrate law popularization and education in tradition cultural activities.
3. The State has policy to train, forter, assist persons working of law popularization and education, village elders, chiefs of hamlets, persons possessing reputation in the community of ethnic minorities to participate in law popularization and education in locailities, falcilitate for organizations, individuals to implement voluntary activities of law popularization and education woth respect to persons in ethnic minority areas, mountainous and remote areas, border, coastal and island areas, areas with particularly difficult social-economic conditions and fishers .
4. People’s Committees all levels organize law popularization and education for the persons in ethnic minority areas, mountainous and remote areas, border, coastal and island areas, areas with particularly difficult social-economic conditions and fishers; preside over, and coordinate with the Border guard, Public Security, Customs, Ranger, the marine police to organize law popularization and education for the persons in border areas, coastal and island.
Article 18. Law popularization and education for laborers in enterprises
1. Law popularization and education for laborers in enterprises shall focus in rights and obligations of laborers, employers, laws on employments, labour hygiene and safety, salary policy, social insurance, medical insurance, unemployment insurance, laws on Trade Union and other provisions of labor laws.
2. Law popularization and education for laborers in enterprises is attached importance to implement through direct popularization, posting legal provisions in the working place, law bookcases, law handbag, leaflets, integrating in activities of culture, literature.
3. The employers take responsibility for arranging time, ensuring necessary conditions for law popularization and education; coordinate with Trade union organizations to organize law popularization and education for employees in enterprises.
4. The Trade union organizations shall assume the prime responsibility for mobilizing employees to study, learn laws.
Article 19. Law popularization and education for victims of domestic violence
1. Law popularization and education for victims of domestic violence shall focus in provisions of laws on marriage and family, gender equality, domestic violence prevention, duty of the State and society in aid, protection victims of domestic violence.
2. Law popularization and education for victims of domestic violence is attached importance to implement through mediation at grassroots, itinerant legal aid, free legal consultancy, direct law popularization and education at the shelters, social aiding establishments, establishment aiding for victims of domestic violence.
3. People’s Committee of communes, wards and townships; the Vietnamese Fatherland Front and organizational members of the Fronts at grassroots are responsible for law popularization and education to subjects being victims of domestic violence, persons with acts of domestic violence; mobilizing organizations, individuals to aid funds for law popularization and education to these subjects.
4. The families are responsible for educating their members to implement provisions of law on domestic violence prevention, marriage and family, gender equality.
Article 20. Law popularization and education for disabled persons
1. The law popularization and education for disabled persons shall focus in provisions of laws on rights disabled persons; regime, policy of the State, duty of the State and society in facilitating, aiding them and other provisions of laws relating to disabled persons.
2. The law popularization and education for disabled persons is attached importance to implement by forms, methods, means, and documents being suitable with each type of disabled persons.
3. The State has policy to train, foster, assist persons working of law popularization and education for disabled persons; encourage organizations, individuals to aid funds for implementation of law popularization and education to disabled persons
4. The agencies of Labor - Invalid and Social help the People’s Committee at the same level to preside over, coordinate with organizations of disabled persons at levels, other agencies, organizations to implement law popularization and education to disabled persons.
Article 21. Law popularization and education for persons serving an imprisonment penalty, persons subject to the measure of consignment to reformatories, compulsory medical treatment establishments or education camps
1. The law popularization and education for persons serving an imprisonment penalty, persons subject to the measure of consignment to reformatories, compulsory medical treatment establishments or education camps shall, depend on each subjects, focus in provisions of law on rights and obligations of citizens, criminal laws, laws on execution of criminal judgments, handling administrative violations; laws on prevention of and fighting against drug and social vices.
2. The law popularization and education for persons serving an imprisonment penalty, persons subject to the measure of consignment to reformatories, compulsory medical treatment establishments or education camps is attached importance to implement through the program on cultural education, vocational training, reintegration into the community; popularizing information on curent event, policy; activities of club, groups of persons at the same level, same circumstance and other suitable forms.
3. The superintendents of the prison, principals of reformatories, directors of compulsory education camps and directors of compulsory medical treatment establishments are responsible for law popularization and education to inmates, persons subject to the measure of consignment to reformatories, compulsory medical treatment establishments or education camps.
Article 22. The law popularization and education for persons subject to the measure of education in a commune, ward or township, persons serving a suspended sentence.
1. The law popularization and education for persons subject to the measure of education in a commune, ward or township, persons serving a suspended sentence shall focus in provisions of law on rights and obligations of citizens, criminal laws, laws on execution of criminal judgments, handling administrative violations.
2. The law popularization and education for persons subject to the measure of education in a commune, ward or township, persons serving a suspended sentence is attached importance to implement through direct law popularization; activities of clubs and other suitable forms.
3. People’s Committees at commune level shall be responsible for coordination with concerned agencies, organizations, the community or residents and families of persons serving a suspended sentence to implement law popularization and education to these subjects.
SECTION 3. THE LEGAL EDUCATION IN EDUCATIONAL FACILITIES OF NATIONAL EDUCATION SYSTEM
Article 23. The content of legal education in educational facilities of national education system
1. The content of legal education in educational facilities of national education system is formulated to be suitable with each learning level and training level, educational objective, trained disciplines, to ensure the uniformity, synchronisation, commonish, basic, practical and systematic.
2. The content of legal education for each learning level and training level of national education system is stipulates as follows:
a) The content of legal education in preschool education and primary education program is integrated through the content of moral education, forming habits suitable to ethical standards of the society, consciousness of discipline, solidarity spirit, and self-conscious spirit in order to contribute to form legal consciousness.
b) The content of legal education in program on lower secondary education, upper secondary education includes equipping of fundamental knowledge on rights and obligations of citizens, exercising habits, consciousness of respecting and obeying law;
c) The content of legal education in program on Professional education, Undergraduate education includes equiping basic knowledge on State and Law, legal knowledge relating to trained disciplines.
Article 24. The form of legal education in educational facilities of national education system
1. The legal education as official study subject through integration in educational activities at the Early childhood education level; the ethical subject at the primary education, the subject on citizen education at the lower secondary education level, upper secondary education level; the subject on law , the general law, specialized- branch law at professional educational institutions, undergraduate educational institutions; subjects in other educational institutions of national education system.
2. The legal education as extracurricular education and educational activities beyond class hours.
THE RESPONSIBILITY FOR LAW POPULARIZATION AND EDUCATION OF AGENCIES, ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS
SECTION 1. THE RESPONSIBILITY FOR LAW POPULARIZATION AND EDUCATION OF AGENCIES, ORGANIZATIONS
Article 25. The responsibility of Ministries, Ministerial- level agencies, Govermental agencies
1. Within their duties and powers, Ministries, Ministerial- level agencies, Govermental agencies shall have the following responsibilities:
a) Promulgating, under their authority, programs, projects, plans on law popularization and education and directing, guiding agencies, units under their management to implement;
b) Defining the content and form of law popularization and education suitable to each subject group; compiling documents and popularizing specialized legal knowledge; assurance of right being informed on law of the People;
c) Organizing law popularization and education for cadres, civil servants, public employees and cadres, soldiers serving in the People’s Army Force within their management, being attached importance to implement through direct law popularization, supplying legal documents, websites of agencies, courses, classes on training, retraining, and coaching;
d) Developing, coaching, and fostering the contingent of law rapporteurs of ministries, branches;
dd) Directing schools, vocational training institutions under their management to organize legal education in educational institutions , vocational training institutions ; arranging, standardization of, fostering for the contingent of lecturers teaching citizen education subject, teachers, lecturers teaching law.
2. The Ministry of Education and Training shall issue programs on legal education at all studying levels and training levels; stipulate duration, roadmap to finish standardization of lecturers teaching citizen education subject, teachers, and lecturers teaching law.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs issues programs on legal education in vocational training institutions.
Article 26. Responsibitlity of People’s Court, the People’s Procuracy and the State Audit
1. Developing, coaching, and fostering the contingent of law rapporteurs of branches.
2. Organizing law popularization and education for cadres, civil servants, public employees under their management; popularizing specialized legal knowledge for the People by suitable form.
3. Combining law popularization and education for the People through professional operation
Article 27. The responsibility of authorities at levels in localities
1. People’s Councils at levels have responsibitity as follows:
a) Deciding measures aiming to increase effectiveness of law popularization and education; apportioning the local budget estimates for work of law popularization and education;
c) Suppervising the implementation of law on law popularization and education.
2. People’s Committees at levels have responsibitity as follows:
a) Promulgating, under their authotities, programs, plans, projects on law popularization and education;
b) Directing, guiding and organizing implementation and exemination of law popularization and education work;
c) Deveploping, coaching, fostering, managing the contingent of legal rapporteurs, communicators; implementing standrization of the contingent of lecturers teaching citizen education subject, teachers, lecturers teaching law as prescribed by law;
d) Facilitate to organizations, individuals, enterprises aiding for activities of the law popularization and education.
Article 28. The responsibilities of agencies, organizations, units direct managing cadres, civil servants, public employees
1. Implementing the law popularization and education for cadres, civil servants, public employees and employees within their management, being attached importance to through direct law popularization, publish law information on website, newspaper, notice board of agencies, organizations, units (if any); combining with implementation of law popularization and education through professional activities.
2. Ensuring necessary conditions for law popularization and education to cadres, civil servants, public employees and employees; developing, coaching, fostering the contingent of law rapporteurs of their agencies, organizations, units or periodically, they shall invite rapporteurs to take part in law popularization and education in their agencies, organizations, units.
3. Coordinating to concerned state agencies, organizations to popularize and educate law for the people.
Article 29. The responsibility of the Commiteee of Vietnamese Fatherland Front and members of the Front
1. Organising law popularization and education for members, union members of their organizations; mobilizing the People to observe law.
2. Coordinating to concerned state agencies, organizations to popularize and educate law for the people.
3. Developing, coaching, and fostering the contingent of law rapporteurs, communicators of their organizations.
4. Mobilizing organizations, individuals, enterprises joining in and aiding for activities of the law popularization and education.
5. Participating in suppervision of the implementation of policy, law on law popularization and education.
Article 30. The responsibility of organizations practicing on law, socio-professional organizations of law, institutions of law-training, fostering judicial titles
1. Organizations practicing on law, socio-professional organizations of law, institutions of law-training, fostering judicial titles are responsible for participating in law popularization and education to the People; organizing law popularization and education through activities of legal consultancy, legal aid; combining with the law popularization and education through professional activities; facilitate for members of organizations, civil servants, public employees, lecturers, learners, students to participate in volunteer activities in law popularization and education.
2. Institutions of law-training, Institutions of law-training and fostering judicial titles are responsible for participating in retraining, increasing capability of persons doing work of law popularization and education.
Article 31. The responsibility of educational facilities of national education system
1. Basing on content, form of legal education at each studying level and training level, educational facilities of national education system shall have responsibility for implementation of legal education, arranging teachers teaching citizen education subject, teachers, and lectures teaching law as prescribed by law.
2. Coordinating with the family and society to implement goal on legal education in educational facilities of national education system.
Article 32. Responsibility of the family
Members in a family are responsible for being exemplary in obeying law; grandfather, grandmother, parents are responsible for education and facilitating children, grandson, granddaughter in studying, learning law, training consciousness of respecting and observing law.
SECTION 2. THE RESPONSIBILITY FOR LAW POPULARIZATION AND EDUCATION OF INDIVIDUALS
Article 33. The responsibility of representative of National Assembly, representative of People’s Councils at levels
Within scope of duties, powers, representatives of National Assembly, representatives of People’s Councils at levels implement law popularization and education for the People through contacting with electors; supervising the implementation of law.
Article 34. The responsibilities of cadres, civil servants, public employees and cadres, soldiers in People’s Armed Force
1. Positively studying, learning law; participating in courses, classes on training, retraining, and coaching law; being exemplary in complying with law.
2. On initiative, positively combining law popularization and education through professional activities, execution of task.
3. Assisting and helping agencies, organizations, individuals in work of law popularization and education relating to field on working
Article 35. The rapporteurs on law
1. The rapporteurs on law are cadres, civil servants, public employees and soldiers in People’s Armed Force being recognized by decision of competent agencies to concurrently implement work relating to implementation of law popularization and education.
2. The rapporteurs on law must have sufficient standards as follows:
a) Possessing good ethical qualities, viewpoint and thought firmly, reputation in work;
b) Having ability of communication;
c) Possessing the certificate of graduating law university and having working time in legal field at least 02 years; in case without certificate of graduating law university but having certificate of graduating a university, must have working time relating to law at least 03 years.
3. The competence of deciding on recognization of rapporteurs on law is stipulated as follows:
a) The Minister of Justice decides on recognition of rapporteurs on law of Ministries, ministerial-level agencies, agencies under Government, Committee of the Vietnamese Fatherland Front and central agencies of organizations being members of the Front
b) Presidents of provincial People’s Committee decide on recognition of rapporteurs on law of state agencies, Committees of the Vietnamese Fatherland Front and central agencies of organizations being members of the Front at the provincial level;
c) Presidents of commune People’s Committee decide on recognition of rapporteurs on law of state agencies, Committees of the Vietnamese Fatherland Front and central agencies of organizations being members of the Front at the commune level;
4. The competence agencies of deciding on recognition of rapporteurs on law are entitled to relieve of duty such rapporteurs. The agencies, organizations directly managing rapporteurs on law operate to review, suggest the competent agencies to issue decision on relieving of duty their rapporteurs.
5. The Minister of Justice stipulates order of, procedures for recognition, relieving of duty of rapporteurs.
Article 36. Rights and obligations of rapporteurs on law
1. Rapporteurs on law have the following rights:
a) Being supplied legal documents, information, material on law servicing for implementation of task on law popularization and education;
b) Being coached fostered knowledge of law, professional skills in law popularization and education;
c) Being enjoyed remuneration and regime as prescribed by law.
2. Rapporteurs on law have the following obligations:
a) Implementing task of law popularization and education under assignment; communicating correctly content of law popularization and education;
b) Not revealing state secret and implement other prohibited acts;
c) Annually, reporting on acitiities of law popularization and education implemented by themselves to agencies, organizations directly managementing them.
Article 37. Communicators on law and persons being invited to participate in Law popularization and education at grassroots
1. Persons having reputation, knowdlege, being well-informed about law are considered to recognize being communicators on law in communes, wards and townships or being invited to participate in law popularization and education at grassroots.
2. The Presidents of the People’s Committee at commune level decide on recognition of communicators on law.
3. The communicators on law and persons being invited to participate in Law popularization and education shall be supplied legal documents; be coached, fostered legal knowledge, professional skill on law popularization and education; being enjoyed remunerations, regimes as prescribed by law.
CONDITIONS ENSURING FOR WORK OF LAW POPULARIZATION AND EDUCATION
Article 38. Ensuring on organization, cadres, material facilities and means for work of law popularization and education
The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Commitee at levels, the Presidents of Committee of the Vietnamese Fatherland Front and heads of organizations being members of the Front shall be responsible for arranging sufficiently cadres, civil servants, public employees, rapporteurs, communicators on law to perform work of law popularization and education suitable with demand on law popularization and education within their fields, localities; ensuring neccessary material facilities, means for work of law popularization and education under provisions of the Government.
Article 39. Assurance of funds for law popularization and education
1. The funds for law popularization and education of agencies, organizations enjoying budget shall ensured by the State budget and mobilized from other legal resource. The central budget assists funds for law popularization and education to localities that can not self-balance their budget.
2. Annually, basing on task on law popularization and education of next year, agencies, organizations shall formulate budget estimates of law popularization and education and making general synthetic into the State budget estimates of their level to submit to competent authorities for decision as prescribed by law on the State budget.
3. The State encourages, facilitates for domestic and foreign organizations, individuals to donate, aid for funds of law popularization and education as prescribed by law.
IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Law takes effect from January 01, 2013
Article 41. Provision in details and guides for impementation
The Government, competent agencies shall stipulate in details and guide the articles, clauses assigned as this Law.
This Law was passed on June 20, 2012, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session.-
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực